40 gương thành công - Chương 05

5. John D. Rockefeller 

John D. Rockefeller đã làm được ba việc hơi khác thường trong đời ông. 

Việc thứ nhất là đã gây được một gia tài có lẽ lớn nhất trong lịch sử. Khi ông bước vào đời, ông phải đi đ ào khoai tây dưới ánh nắng gay gắt để kiếm được mỗi giờ bố xu. Hồi mà khắp Hoa Kỳ không có tới sáu nhà triệu phú thì John Rokefeller đã gây nổi một gia tài khoảng một hai tỷ Mỹ kim. 

Việc thứ nhì là John D. Rockefeller giúp cho mọi cơ quan một số tiền lớn nhất trong lịch sử nhân loại. Ông đã giúp sáu triệu Mỹ kim, tính ra từ khi đức Chúa Ki Tô ra đời đến nay, cứ mỗi phút ông phân phát sáu cắc rưỡi, hoặc từ khi Moise dắt dân Israel qua Hồng Hải đến nay luôn ba ngàn năm, cứ mỗi ngày ông phân phát sáu trăm Mỹ kim. 

Vậy mà thiếu nữ ông mê lần đầu tiên lại chê ông. Tại sao? Tại bà mẹ cô ta bảo không khi nào chịu gả con cho một anh chàng không có tương lai. 

Việc thứ ba cũng hơi đặc biệt nữa là ông sống chín mươi bảy tuổi. Ông là một trong những người bị tất cả Châu Mỹ ghét nhất. Ông nhận được hàng ngàn bức thư đe dọa ông. Suốt ngày đêm phải có lính hộ vệ ông, khí giới đầy đủ. Công việc chỉnh lý và điều khiển vô số xí nghiệp của ông làm thần kinh và cơ thể ông căng thẳng ghê gớm mà ông chịu nổi. 

Harriman, nhà chuyên môn xây đường xe lửa, làm việc mệt quá, chết hồi sáu mươi mốt tuổi. 

Woolworth, người sáng lập những tiệm bán hàng giá độc nhất ở khắp nước, chết hồi sáu mươi tám tuổi. 

John D. Rockefeller gây được một gia tài gấp mấy lần gia tài của Harriman, Woolworth, Duke hợp lại. Mà xin bạn nhớ rằng một triệu người chỉ có ba người thọ được chín mươi bảy tuổi. Và trăm triệu người không chắc có được một người sống tới tuổi đó mà không phải dùng răng giả: John Rockefeller tới chín mươi bảy tuổi vẫn còn đủ răng! 

Bí quyết sống lâu của ông ở đâu? Chắc chắn là do di truyền, nhưng cũng nhờ bản tính ông điềm tỉnh nữa. Không bao giờ người ta thấy ông nóng nảy, cũng không bao giờ ông vội vàng. 

Khi ông làm Giám Đốc công ty Standard Oil, ông kê một chiếc đi-văng trong phòng giấy ở Broadway, và muốn gì thì gì, mỗi bữa trưa ông cũng đánh một giấc nửa giờ. Ông giữ thói quen mỗi ngày ngủ năm giấc ngắn cho tới khi mất. 

Hồi năm hai mươi lăm tuổi ông mới đau lần đầu. Thật là một tin mừng và rất quan trọng đối với y học vì khi khỏi bệnh, ông tặng cả triệu Mỹ kim vào công việc nghiên cứu y học. Nhờ vậy mà ngày nay Viện Rockefeller mỗi tháng tiêu được khoảng một triệu Mỹ kim vào chiến dịch diệt bệnh ở khắp thế giới. 

Năm 1923 tôi đương ở Trung Hoa thì bệnh thời khi hoành hành ghê gớm ở đó, và ở giữa cảnh nghèo nàn và nggu dốt của người Trung Hoa, tôi có thể lại Bắc Binh tiêm thuốc ngừa bệnh ở Viện Rockefeller. Trước ngày đó tôi không thấy được công ông giúp hạng người đau khổ ở châu Á và những nơi hẻo lánh nhất thế giới. Viện Rockefeller đã rán diệt loài sán. Hiện nay Viện đương tấn công bệnh rét rừng và các y sĩ của viện đã tìm thấy thuốc trừ một bệnh sốt rét ghê gớm, bệnh hoàng ngược. 

Nhưng con người giàu nhất thế giới đó xây dựng sự nghiệp khổng lồ cách nào? 

Ngay từ hồi nhỏ ông đã có tư cách tỏ rằng sau này sẽ thành công. Ông là con một y sĩ lang thang, thường đi nơi này nơi khác, để mẹ con ông ở nhà, trong một trại ruộng tại Moravia, gần hồ Owasco, giữa một xứ của dân da đỏ. Một hôm John thấy một con gà mái rừng đi tìm chỗ yên tĩnh để làm ổ. Mẹ ông bảo ông đi kiếm ổ gà đó rồi bắt con gà đem về trại nuôi. Ông mất hai ngày mà không có kết quả. Nhưng, đúng như lời một người viết tiểu sử ông chép lại chuyện đó, ông có cái "Thiên tài kiên tâm","Một sức kiên tâm tàn nhẫn, không gì lay chuyển được". Ông không chịu thua, tiếp tục rình con gà, theo dõi nó hoài và hai ngày sau, ông bắt được cả mẹ lẫn con về trại. Lần nuôi gà đó là công việc làm ăn đầu tiên của ông. Ông bán được tiền, bỏ vào một chiếc chén rạn. Để kỷ niệm bước đầu đó, sau này, trong cái trại nổi tiếng rộng bốn ngàn mẫu của ông ở Pocantico Hills, luôn luôn ông nuôi một bầy gà mái tây cho tới khi ông chết. 

Đi học ông cũng siêng năng nhưng không có nhiều kết quả. Ông chỉ thích môn toán. Sau này ông bảo: 

-Tôi chỉ là một người thích những con số. Ông tập tìm hiểu nghĩa của các số đi. Nó sẽ cho ông biết nhiều sự thực cay đắng mà thấy rõ được tương lai. 

Ông được mười một tuổi khi thân mẫu ông ở nhà một mình, phải chống cự với cảnh cơ hàn để nuôi năm người con. Ông phải làm mướn cho một chủ trại láng giềng và ki cóp tiền công cho tới khi trong cái chén rạn của ông có được năm mươi lăm Mỹ kim. Lúc đó ông đem trọn số tiền cho chủ vay, lời bảy phân, và ông thấy rằng số vốn đó mỗi năm đem lại cho ông một số tiền bằng tiền công mười ngày làm việc mệt đừ. 

Ông nói: 

-Thế là tôi giải quyết được vấn đề. Tôi quyết định ngay là sẽ bắt tiền bạc làm nô lệ cho tôi, chứ không chịu làm nô lệ cho tiền bạc nữa. 

Vài năm sau, John D. Rockefeller vào làm thư ký trong một tiệm bán buôn đồ tạp hoá ở Cleveland. Ông làm phụ về kế toán rồi lên làm sếp kế toán. Chủ không chịu tăng lương, ông xin thôi, cùng với hai bạn thân, ra mở tiệm. Trong công việc làm ăn này, ông chỉ trông nom sổ sách. Công việc phát triển, nhưng chàng thanh niên Rockefelle tiếp tục sống quá giản dị: Chàng để dành vốn. Kế đó, ở Clevelanl người ta ùa nhau đi kiếm dầu lửa ông cũng theo gót người ta đi kiếm dầu. Trái hẳn với điều nhiều người tưởng, không phải dầu lửa làm cho Rockefeller giàu có: Rockefeller là cái máy làm ra tiền, bất kỳ ở đâu cũng làm giàu được, dù là bán tạp hoá hay bán dầu lửa. Nhưng dầu lửa mở cho ông những thị trường rộng hơn. Chỉ trong vài năm, anh chàng bán tạp hóa tư bản đó (lúc ấy vốn của ông đã quan trọng), bỏ việc kế toán của tiệm để đảm nhiệm công việc kế toán trong nhà máy lọc dầu. Xí nghiệp phát triển, số lời tăng lên, nhưng luôn luôn ông đập lời vào vốn. Ký hiệu của Rockefeller là cục tuyết, càng lăn trên tuyết thì càng lớn lên. Lần đầu ông nuốt hết những hãng lọc dầu cạnh tranh với ông. Khi ông về Nữu Ước, ông đã tỷ phú mà ráng làm không cho ai biết mình. Những tỷ phú khác thì yến tiệc lưu liên, sắm du thuyền, lập chuồng nuôi ngựa đua, cất lâu đ ài ở Ecosse, còn ông thì sống như một tiểu tư sản lương thiện trong một gia đình nhũn nhặn, kiểu mẫu. Thói quen của ông sau này có thay đổi, mức sống của ông có tăng lên, như số chi tiêu bao giờ cũng ở dưới số tăng của tiền lời. Về già ông dựng một trại quá sức tưởng tượng, tức trại Pocantico Hills: mấy ngàn mẫu rừng, bãi cỏ, vườn tược, trong đó có đường cái, dòng nước và bảy mươi lăm biệt thự cho con cháu! Nhưng nếu John D. Rockefeller lập trại đó hai chục năm trước, thì ông đã không còn là John D. Rockefeller, nhà giữ kỷ lục khắp thế giới về việc gây vốn nữa. Và khi ông lập trại thì phí tổn không thấm vào đâu với số lời của ông: hiện nay mỗi tháng ông lời trên sáu triệu Mỹ kim, không có cách tiêu pha điên cuồng nào mà hết được số tiền ấy. Bây giờ thì cái xa xỉ lớn nhất của ông là không thuộc về đời tư của ông nữa, mà thuộc về những công việc từ thiện, việc xây dựng những viện khảo cứu khoa học, việc trợ cấp để bảo tồn điện Versailles, nhà thờ Reims và biết bao bảo vật khác của văn minh. Và mặc dầu tiêu pha nhiều như vậy, gia tài của John D. Rockefeller cũng vẫn tiếp tục tăng theo cái mức trên dưới một trăm Mỹ kim mỗi phút!

k�at�e �f height:normal'>Mặc dầu vậy ông cũng cố đóng một chiếc máy bay, không có bản đồ vẽ trước, mà cũng chẳng được ai giúp đỡ, chỉ bảo. Ông hăng hái lắm, lại một thư viện công cộng, đọc sách về kỹ thuật xây cầu vì ông nghĩ rằng biết cách xây cầu thì sẽ tìm được cách đóng một chiếc phi cơ nhẹ chở được một người và một động cơ. 

 

Năm 1908 ông chế tạo xong chiếc phi cơ thứ nhất trong một nhà thờ bỏ hoang ở Santa Ana, xứ Californie mà ông phải mướn mỗi tháng mười hai Mỹ kim. Thân phụ ông mắc cỡ vì có đứa con điên điên khùng khùng bán xe hơi kiếm được rất nhiều tiền thì không chịu lại bỏ phí thì giờ chế tạo những máy để bay. Thanh niên trong tỉnh thấy ông bỏ ăn, bỏ ngủ, không biết là ngày lễ, ngày nghỉ là gì, cặm cụi hết tháng hết năm, cũng chế giễu ông nữa. Một bà già nọ lại thuyết thân mẫu ông để cụ bảo ông bỏ cái ý của ma quỷ đó đi. 

- Nếu thượng đế muốn cho loài người bay được thì đã cho chúng ta cặp cánh rồi, phải không cụ? 

Chỉ mỗi có một người khuyến khích ông là thân mẫu ông. Cụ nhớ lại giấc mộng của cụ. Cụ tin chắc con cụ sẽ bay được. Mỗi đ êm cụ cặm cụi với con trong ngôi nhà thờ hoang, cầm chiếc đ èn dầu chiếu sáng cho con làm. Kẻ tò mò ngó qua cửa sổ xem thằng khùng đó làm cái trò gì. Ông bực mình sơn các cửa kính không cho ai nhìn qua được nữa. Rồi ông khóa cửa lại. Nhưng họ vẫn tới để cười, chế ông. Ông lại phải mướn người coi cửa để ngăn họ đừng tới gần. 

Luôn mười ba tháng như vậy, hai mẹ con ông làm việc đ êm này qua đ êm khác, cả trong đ êm lễ Giáng Sinh, cả trong đ êm Nguyên Đán. Nhưng xin bạn đừng phàn nàn cho họ. Công việc đó không phải là một công việc thường: nó là một sự đam mê. Không phải là một chuyện đóng một phi cơ mà là chuyện chinh phục thế giới của gió bão, cho một giấc mộng thành sự thật. Chắc chắn hồi ấy ông sống vui thích hơn một ông vua hoặc một nhà triệu phú rất nhều. Có lần ông bảo tôi rằng mười ba tháng đó là quãng đời đẹp nhất của ông. 

Ông lắp một động cơ hai mã lực vào phi cơ của ông. Muốn cho nhẹ, ông thay cái vỏ gang bằng một cái vỏ đồng. Ông phải đẽo sáu chiếc chong chóng mới được một cái vừa ý. 

Sau cùng phi cơ đóng xong. Phải phá một vài mảng tường của nhà thờ rồi ngày cuối tháng bảy năm 1909, vào nửa đ êm, Glenn Martin và hai người phụ tá, đẩy máy bay ra ngoài, cho ngựa kéo nó lên đường cái hơn năm cây số nữa, tới một cánh đồng để sáng sớm hôm sau bay thử. Sở dĩ phải kéo ban đ êm như vậy là để cho ngựa không thấy hình thù kỳ dị của nó mà hoảng hốt. 

Tinh sương ngày mùng một tháng tám năm 1909, Glenn Martin leo lên phi cơ, mở máy, động cơ nổ vang trời. Ông lên số, máy ông rung chuyển mạnh, đâm xiên đâm xẹo, rồi thì, ôi phép mầu! Nó cất cánh được. Em nhỏ Glenn Martin xưa làm diều trong nhà bếp ở Kansas nay đã bay được. Phút đó là phút quan trọng nhất đời ông. 

Sau ông đóng những chiếc China Clipper, tức những phi cơ đầu tiên đã vượt Thái Bình Dương và đóng rất nhiều phi cơ chiến đấu. 

Đời ông là một tấm gương sáng cho ta thấy năng lực phi thường của một ý chí chuyên chú vào một mục đích độc nhất. Mới rồi ông nói với tôi: 

- Nếu ông lựa một con đường và không khi nào quên mục đích của ông thì dù con đường khó khăn, lởm chởm đến đâu, rốt cuộc thế nào ông cũng tới được một nơi nào đó.