Những bài học từ người mẹ - Chương 21
Tôi không sợ mưa bão vì tôi biết lèo lái con tàu.
Lousia May Alcott
Mẹ tôi đã 70 tuổi và sống một mình trong ngôi nhà khá rộng vùng tây bắc Washington DC. Bố đã chết cách đây 5 năm. Sống một mình không có gì khó khăn, bà có tính tự lập và luôn hạnh phúc. Mẹ thường xuyên liên lạc và ghé thăm tôi cùng người em trai tên Neil, cả hai đều là cử nhân đang sống ở New York.
Có lần tôi gặp mẹ tại trạm xe buýt Port Authority đang nhờ người ta cầm hộ túi đồ lớn. Bà lên đây để dự một bữa tiệc. Chiếc túi chứa một chai rượu Scotlen Ballantine, mẹ mang đến góp vào bữa tiệc. Ở Washington loại rượu này không bị đánh thuế nên nó rẻ hơn nhiều khi mua ở New York. Bà không uống rượu, nhưng vì tính hiếu khách nên bà đem cho họ uống.
Mẹ rất thích tụ tập bè bạn. Bà sinh ra trong một gia đình có 12 người con. Lần nào có bạn bè đến chơi bà cũng rất hạnh phúc.
Mẹ có tình cảm với vùng đất Ailen. Bà ngoại của mẹ di cư đến Mỹ ngay trước khi người em trai bị bỏ tù. Đó là một án phạt danh dự cho tội phản quốc, bán súng cho nhóm nổi loạn người Ailen trong thời kỳ Anh Quốc chiếm đóng. Thực ra nước Ailen xem anh ấy là một anh hùng và là tấm gương cho lòng yêu nước.
Tôi có lần gọi điện cho mẹ: “Con đã gặp vị linh mục người Ailen, cha Larry Higgin đang ở New York. Ông vừa đi thăm gia đình ở Ailen về. Ông trên đường đến xứ đạo ở Florida, dự định ghé qua Washington để thăm mấy người bạn”. Tôi nói với ông ta: “Hãy ở nhà mẹ tôi, Neil và tôi sẽ chở ông đến.” Với mẹ tôi, lời đề nghị đó quá bất ngờ.
Có lẽ tám hay mười người cùng ngồi trong phòng khách tối hôm đó, chúng tôi cùng ăn uống, kể chuyện vui. Cha Larry kể về đất nước và mẹ hỏi han ông rất nhiều.
Mẹ tuyên bố sau khi dừng một lúc: “Tôi luôn muốn về Ailen”. Cha Larry bảo: “Sao chị không về?” Mẹ tắc lưỡi nói gì đó về chiếc cầu mới xây… Cha Larry nói tiếp: “Sao chị không đi máy bay?”
Khi mẹ tôi 10 tuổi, anh em nhà Wright là những người đầu tiên được bay trên bầu trời. Mẹ cùng các anh chị em bà lớn lên khi các phát minh về vận tải biến đổi mạnh mẽ. Họ coi việc bay trên trời giống như bay vào không gian hiện nay. Lindbergh bay. Amelia bay. Barnstormers và những người muốn tìm hiểu cái chết cũng bay. Những người bình thường thì không bay. Sân bay là nơi người ta thường đến vào Chủ nhật sau buổi lễ Sabat để xem máy bay cất và hạ cánh. Nhưng việc bay đối với mẹ thì thế nào? Nó chưa bao giờ mảy may xuất hiện trong ý nghĩ gia đình bà, và cũng là của một bộ phận lớn người dân khi đó.
Khi cha Larry nói sao bà không bay, mẹ cười nói: “Cha ơi, tôi không thể bay.” Ông nói: “Nhưng bà rất muốn đi.” Mẹ lại nói: “Nhưng tôi sợ bay.”
Tôi hùa thêm vô: “Con đã từng đến Ailen gặp mấy người anh họ. Con đang làm việc cho hãng hàng không thế giới Pan America, con cũng không có vợ. Con có thể giảm cho mẹ 90% giá vé, 10% còn lại con trả luôn. Mẹ bay miễn phí.”
Cha Larry nói tiếp: “Máy bay bây giờ không giống thời xưa. Chúng mạnh kinh khủng, chỉ mất 13 giờ bay vù vù trên trời. Còn có cả máy bay phản lực, chỉ mất khoảng 5 giờ, bay rất êm và thoải mái.”
Mẹ cười và nói đó không phải vấn đề thời gian, tiền bạc hay có thoải mái hay không: “Tôi chỉ sợ chết trên một chiếc máy bay.”
Sau một lúc ngừng có vẻ phản đối, cha Larry ngẩng lên nói tiếp: “Kathleen, bà vừa nói đã 70 tuổi, bà còn bao lâu để sống chứ? Bà muốn một cái chết như thế nào, chết trên đường về vùng đất thánh Ailen không tốt sao?”
Cả phòng cười ồ, buổi nói chuyện vui vẻ cho đến tối.
Sáng hôm sau khi xuống lầu, mẹ đang ngồi trong bếp với ly cà phê. Khi cà phê nguội, tôi nhớ lại buổi nói chuyện vui vẻ hôm qua nhưng dường như mẹ bị xao lãng. Mẹ quay lại nhìn tôi nói: “Mẹ còn sống bao lâu nữa chứ?”
Ba tháng sau, mẹ, Neil và tôi bay trên chiếc máy bay của hãng hàng không Pan Am đến Ailen. Chiếc DC-8 chất đầy hành khách cất cánh lúc 9h tối. Bà sợ nhưng rất quyết tâm. Khi chúng tôi gần đi hết đường băng, bà nhắm chặt mắt, nắm chặt tay tôi và Neil. Một lúc sau, mẹ lắp bắp nói nhưng vẫn nhắm mắt: “Nhắc mẹ khi chúng ta đã cất cánh xong.” “Đã được 5 phút rồi mẹ ơi.”
Mẹ mở mắt nhìn quanh: “Rồi sao”. Chúng tôi không va chạm gì hết và rất an toàn. Mẹ nhìn tôi và Neil, răng nghiến chặt. Bà là người bay!
Lần này không phải là chuyến bay bình thường. Khi lên cao, Neil và tôi nâng chỗ để tay làm giường cho mẹ, bà ngủ ngay sau đó. Vài giờ sau, hầu hết hành khách đã ngủ. Người quản lý biết tôi cũng là một nhân viên của Pan Am nói thiết bị định vị bị hỏng, máy bay sẽ phải âm thầm bay về sân bay Kennedy.
Neil và tôi nhìn nhau. Nếu có gì xảy ra bà sẽ không bao giờ bay nữa.
Hãng Pan Am đưa chúng tôi đến khách sạn sân bay Kennedy. Chúng tôi để cuộc gọi báo thức để bắt chuyến bay 10h sáng đến London. Chuyến này sẽ chuyển hướng đến Shannon để trả khách từ chuyến bay hủy bỏ tối qua.
Mẹ đã tỉnh dậy trước khi điện thoại báo thức. “Mẹ đang ở quán cà phê, hai con ở đâu?” Chúng tôi vội chạy đến, bà nói: “Tuyệt không? Họ gặp rắc rối, thay vì mạo hiểm họ quay trở lại. Nhanh lên, chúng ta không muốn trễ chuyến bay phải không.”
Chuyến bay thỏa mãn mọi giấc mơ của bà, gặp lại những anh em họ lâu nay chỉ nghe nói đến và họ nói chuyện rất ăn ý. Mẹ đi thăm các quán rượu nhạc, xem hồ Killerney, thăm nghĩa địa ở xóm đạo hạt Mayo, nơi tổ tiên bà sinh sống.
Mẹ lại lần nữa bay về Ailen, nhưng lần này bay một mình. Bà bay đến Paris và đến Puerto Rico. Mẹ bay đến lui giữa Washington và New York, bay đến Tampa dự lễ kỷ niệm lần 25 thụ phong linh mục của cha Larry.
Anh em bà không thể nào cam đảm hơn bà. Họ chỉ đi tiễn mẹ mỗi lần bay. Thử tưởng tượng xem! Kathleen đang bay! Không thể tin nổi! Bà đã trở thành người nổi tiếng trong gia đình.
Lại một lần thử nghiệm nữa. Lúc đó mẹ khoảng 75 tuổi, tôi đã học lái máy bay, phi công lái máy bay tư một động cơ. Mẹ và tôi đã bay đến Daytona và ở đó với vài người bạn. Từ nơi đó, tôi muốn chở bà đi thăm bờ biển Miami nơi bố mẹ kết hôn và chứng kiến cơn bão khủng khiếp năm 1926. Mẹ muốn nhưng…
Điều này hoàn toàn khác. Một máy bay giống như cái phòng khách, có các cửa sổ nhỏ nhìn ra ngoài, không nhìn thấy phi công. Ngồi trên chiếc máy bay nhỏ giống như ngồi trong một căn phòng kính cách mặt đất 2000 m, chúng tôi có thể nhìn ra ngoài không gian vô tận. Đặc biệt khi phi công là người bạn biết quá rõ từ khi anh ta còn mặc tã… nhưng mẹ tôi vẫn dám bay.
Mẹ bay với tôi không phải vì bà thích mà vì tôi là con bà.
Tôi có bức ảnh chụp mẹ khi bước vào chiếc Cessna 172, bà có vẻ mệt mỏi nhưng can đảm. Tôi cho bà xem trước kế hoạch bay, chỉ cho xem những nơi sẽ bay qua, và thời gian bay dự kiến. Tôi trao cho bà cái đồng hồ nói: “Mẹ đánh dấu thời gian khi chúng ta đến từng nơi.”
Đó là lần đầu tiên mẹ nhắm mắt khi cất cánh kể từ chuyến bay đầu tiên trên chiếc DC-8. Bà cầm tấm đệm có đồng hồ đo vận tốc máy bay. Tôi nhoài người nói: “Mẹ có thấy Daytona Raceway bên dưới không?” Nhưng mẹ không mở mắt.
Tôi lại hỏi: “Mẹ có ghi lại thời gian cất cánh không?” Mẹ chợt mở mắt nói không. Tôi nói cho bà biết thời gian cất cánh và điểm đến đầu tiên của chúng tôi là khi nào. Bà ghi lại thời gian, cộng thêm thời gian bay và nói cho tôi biết. Tôi cứ bay còn mẹ ngồi xem đồng hồ. Mười phút sau mẹ nói: “Chắc chúng ta bay qua sân bay New Smyrna Beach”. Do đây là không phận có sự kiểm soát chặt chẽ, mẹ nhìn xuống tìm sân bay.
Tôi nói: “Nó đó, cách đây chừng vài dặm.” Bà trả lời: “Con sắp bay qua nó. Con có biết mình làm gì không George?”
Mới lúc trước mẹ còn nhắm mắt sợ hãi, bây giờ lại bảo tôi phải làm gì. Từ đó mẹ và tôi thường xuyên bay. Lần nào bà cũng rất thích.
Bà còn sống được bao lâu? Hóa ra là 20 năm nữa, mẹ mất năm 91 tuổi. Đức cha Laurence Higgins, trước kia là cha Larry, đã bay từ Tampa đến Washington DC để làm lễ tang cho bà.
Mẹ để lại cho tôi cái gì? Năm ngoái lúc 65 tuổi, tôi đã kết hôn lần đầu tiên. Bây giờ tôi đã nghỉ hưu, nhưng chưa mua cái xích đu.
Tôi đang nghĩ mình nên tập aerobic, và bắt đầu một công việc mới.
Sau cùng, tôi còn sống được bao lâu?
George E.Burns
Lousia May Alcott
Mẹ tôi đã 70 tuổi và sống một mình trong ngôi nhà khá rộng vùng tây bắc Washington DC. Bố đã chết cách đây 5 năm. Sống một mình không có gì khó khăn, bà có tính tự lập và luôn hạnh phúc. Mẹ thường xuyên liên lạc và ghé thăm tôi cùng người em trai tên Neil, cả hai đều là cử nhân đang sống ở New York.
Có lần tôi gặp mẹ tại trạm xe buýt Port Authority đang nhờ người ta cầm hộ túi đồ lớn. Bà lên đây để dự một bữa tiệc. Chiếc túi chứa một chai rượu Scotlen Ballantine, mẹ mang đến góp vào bữa tiệc. Ở Washington loại rượu này không bị đánh thuế nên nó rẻ hơn nhiều khi mua ở New York. Bà không uống rượu, nhưng vì tính hiếu khách nên bà đem cho họ uống.
Mẹ rất thích tụ tập bè bạn. Bà sinh ra trong một gia đình có 12 người con. Lần nào có bạn bè đến chơi bà cũng rất hạnh phúc.
Mẹ có tình cảm với vùng đất Ailen. Bà ngoại của mẹ di cư đến Mỹ ngay trước khi người em trai bị bỏ tù. Đó là một án phạt danh dự cho tội phản quốc, bán súng cho nhóm nổi loạn người Ailen trong thời kỳ Anh Quốc chiếm đóng. Thực ra nước Ailen xem anh ấy là một anh hùng và là tấm gương cho lòng yêu nước.
Tôi có lần gọi điện cho mẹ: “Con đã gặp vị linh mục người Ailen, cha Larry Higgin đang ở New York. Ông vừa đi thăm gia đình ở Ailen về. Ông trên đường đến xứ đạo ở Florida, dự định ghé qua Washington để thăm mấy người bạn”. Tôi nói với ông ta: “Hãy ở nhà mẹ tôi, Neil và tôi sẽ chở ông đến.” Với mẹ tôi, lời đề nghị đó quá bất ngờ.
Có lẽ tám hay mười người cùng ngồi trong phòng khách tối hôm đó, chúng tôi cùng ăn uống, kể chuyện vui. Cha Larry kể về đất nước và mẹ hỏi han ông rất nhiều.
Mẹ tuyên bố sau khi dừng một lúc: “Tôi luôn muốn về Ailen”. Cha Larry bảo: “Sao chị không về?” Mẹ tắc lưỡi nói gì đó về chiếc cầu mới xây… Cha Larry nói tiếp: “Sao chị không đi máy bay?”
Khi mẹ tôi 10 tuổi, anh em nhà Wright là những người đầu tiên được bay trên bầu trời. Mẹ cùng các anh chị em bà lớn lên khi các phát minh về vận tải biến đổi mạnh mẽ. Họ coi việc bay trên trời giống như bay vào không gian hiện nay. Lindbergh bay. Amelia bay. Barnstormers và những người muốn tìm hiểu cái chết cũng bay. Những người bình thường thì không bay. Sân bay là nơi người ta thường đến vào Chủ nhật sau buổi lễ Sabat để xem máy bay cất và hạ cánh. Nhưng việc bay đối với mẹ thì thế nào? Nó chưa bao giờ mảy may xuất hiện trong ý nghĩ gia đình bà, và cũng là của một bộ phận lớn người dân khi đó.
Khi cha Larry nói sao bà không bay, mẹ cười nói: “Cha ơi, tôi không thể bay.” Ông nói: “Nhưng bà rất muốn đi.” Mẹ lại nói: “Nhưng tôi sợ bay.”
Tôi hùa thêm vô: “Con đã từng đến Ailen gặp mấy người anh họ. Con đang làm việc cho hãng hàng không thế giới Pan America, con cũng không có vợ. Con có thể giảm cho mẹ 90% giá vé, 10% còn lại con trả luôn. Mẹ bay miễn phí.”
Cha Larry nói tiếp: “Máy bay bây giờ không giống thời xưa. Chúng mạnh kinh khủng, chỉ mất 13 giờ bay vù vù trên trời. Còn có cả máy bay phản lực, chỉ mất khoảng 5 giờ, bay rất êm và thoải mái.”
Mẹ cười và nói đó không phải vấn đề thời gian, tiền bạc hay có thoải mái hay không: “Tôi chỉ sợ chết trên một chiếc máy bay.”
Sau một lúc ngừng có vẻ phản đối, cha Larry ngẩng lên nói tiếp: “Kathleen, bà vừa nói đã 70 tuổi, bà còn bao lâu để sống chứ? Bà muốn một cái chết như thế nào, chết trên đường về vùng đất thánh Ailen không tốt sao?”
Cả phòng cười ồ, buổi nói chuyện vui vẻ cho đến tối.
Sáng hôm sau khi xuống lầu, mẹ đang ngồi trong bếp với ly cà phê. Khi cà phê nguội, tôi nhớ lại buổi nói chuyện vui vẻ hôm qua nhưng dường như mẹ bị xao lãng. Mẹ quay lại nhìn tôi nói: “Mẹ còn sống bao lâu nữa chứ?”
Ba tháng sau, mẹ, Neil và tôi bay trên chiếc máy bay của hãng hàng không Pan Am đến Ailen. Chiếc DC-8 chất đầy hành khách cất cánh lúc 9h tối. Bà sợ nhưng rất quyết tâm. Khi chúng tôi gần đi hết đường băng, bà nhắm chặt mắt, nắm chặt tay tôi và Neil. Một lúc sau, mẹ lắp bắp nói nhưng vẫn nhắm mắt: “Nhắc mẹ khi chúng ta đã cất cánh xong.” “Đã được 5 phút rồi mẹ ơi.”
Mẹ mở mắt nhìn quanh: “Rồi sao”. Chúng tôi không va chạm gì hết và rất an toàn. Mẹ nhìn tôi và Neil, răng nghiến chặt. Bà là người bay!
Lần này không phải là chuyến bay bình thường. Khi lên cao, Neil và tôi nâng chỗ để tay làm giường cho mẹ, bà ngủ ngay sau đó. Vài giờ sau, hầu hết hành khách đã ngủ. Người quản lý biết tôi cũng là một nhân viên của Pan Am nói thiết bị định vị bị hỏng, máy bay sẽ phải âm thầm bay về sân bay Kennedy.
Neil và tôi nhìn nhau. Nếu có gì xảy ra bà sẽ không bao giờ bay nữa.
Hãng Pan Am đưa chúng tôi đến khách sạn sân bay Kennedy. Chúng tôi để cuộc gọi báo thức để bắt chuyến bay 10h sáng đến London. Chuyến này sẽ chuyển hướng đến Shannon để trả khách từ chuyến bay hủy bỏ tối qua.
Mẹ đã tỉnh dậy trước khi điện thoại báo thức. “Mẹ đang ở quán cà phê, hai con ở đâu?” Chúng tôi vội chạy đến, bà nói: “Tuyệt không? Họ gặp rắc rối, thay vì mạo hiểm họ quay trở lại. Nhanh lên, chúng ta không muốn trễ chuyến bay phải không.”
Chuyến bay thỏa mãn mọi giấc mơ của bà, gặp lại những anh em họ lâu nay chỉ nghe nói đến và họ nói chuyện rất ăn ý. Mẹ đi thăm các quán rượu nhạc, xem hồ Killerney, thăm nghĩa địa ở xóm đạo hạt Mayo, nơi tổ tiên bà sinh sống.
Mẹ lại lần nữa bay về Ailen, nhưng lần này bay một mình. Bà bay đến Paris và đến Puerto Rico. Mẹ bay đến lui giữa Washington và New York, bay đến Tampa dự lễ kỷ niệm lần 25 thụ phong linh mục của cha Larry.
Anh em bà không thể nào cam đảm hơn bà. Họ chỉ đi tiễn mẹ mỗi lần bay. Thử tưởng tượng xem! Kathleen đang bay! Không thể tin nổi! Bà đã trở thành người nổi tiếng trong gia đình.
Lại một lần thử nghiệm nữa. Lúc đó mẹ khoảng 75 tuổi, tôi đã học lái máy bay, phi công lái máy bay tư một động cơ. Mẹ và tôi đã bay đến Daytona và ở đó với vài người bạn. Từ nơi đó, tôi muốn chở bà đi thăm bờ biển Miami nơi bố mẹ kết hôn và chứng kiến cơn bão khủng khiếp năm 1926. Mẹ muốn nhưng…
Điều này hoàn toàn khác. Một máy bay giống như cái phòng khách, có các cửa sổ nhỏ nhìn ra ngoài, không nhìn thấy phi công. Ngồi trên chiếc máy bay nhỏ giống như ngồi trong một căn phòng kính cách mặt đất 2000 m, chúng tôi có thể nhìn ra ngoài không gian vô tận. Đặc biệt khi phi công là người bạn biết quá rõ từ khi anh ta còn mặc tã… nhưng mẹ tôi vẫn dám bay.
Mẹ bay với tôi không phải vì bà thích mà vì tôi là con bà.
Tôi có bức ảnh chụp mẹ khi bước vào chiếc Cessna 172, bà có vẻ mệt mỏi nhưng can đảm. Tôi cho bà xem trước kế hoạch bay, chỉ cho xem những nơi sẽ bay qua, và thời gian bay dự kiến. Tôi trao cho bà cái đồng hồ nói: “Mẹ đánh dấu thời gian khi chúng ta đến từng nơi.”
Đó là lần đầu tiên mẹ nhắm mắt khi cất cánh kể từ chuyến bay đầu tiên trên chiếc DC-8. Bà cầm tấm đệm có đồng hồ đo vận tốc máy bay. Tôi nhoài người nói: “Mẹ có thấy Daytona Raceway bên dưới không?” Nhưng mẹ không mở mắt.
Tôi lại hỏi: “Mẹ có ghi lại thời gian cất cánh không?” Mẹ chợt mở mắt nói không. Tôi nói cho bà biết thời gian cất cánh và điểm đến đầu tiên của chúng tôi là khi nào. Bà ghi lại thời gian, cộng thêm thời gian bay và nói cho tôi biết. Tôi cứ bay còn mẹ ngồi xem đồng hồ. Mười phút sau mẹ nói: “Chắc chúng ta bay qua sân bay New Smyrna Beach”. Do đây là không phận có sự kiểm soát chặt chẽ, mẹ nhìn xuống tìm sân bay.
Tôi nói: “Nó đó, cách đây chừng vài dặm.” Bà trả lời: “Con sắp bay qua nó. Con có biết mình làm gì không George?”
Mới lúc trước mẹ còn nhắm mắt sợ hãi, bây giờ lại bảo tôi phải làm gì. Từ đó mẹ và tôi thường xuyên bay. Lần nào bà cũng rất thích.
Bà còn sống được bao lâu? Hóa ra là 20 năm nữa, mẹ mất năm 91 tuổi. Đức cha Laurence Higgins, trước kia là cha Larry, đã bay từ Tampa đến Washington DC để làm lễ tang cho bà.
Mẹ để lại cho tôi cái gì? Năm ngoái lúc 65 tuổi, tôi đã kết hôn lần đầu tiên. Bây giờ tôi đã nghỉ hưu, nhưng chưa mua cái xích đu.
Tôi đang nghĩ mình nên tập aerobic, và bắt đầu một công việc mới.
Sau cùng, tôi còn sống được bao lâu?
George E.Burns