Tương lai của một Ảo tưởng


4
Tác giả: 
Dịch giả: 
Danh mục sách: 

Tôn giáo mà Freud nói đến “tương ứng với hình thức cuối cùng trong sự tiến hóa của tôn giáo, là đạo Kitô thực hành trong nền văn minh da trắng hiện nay”. Khác với Jung, sau ông, là người đã dựa nhiều ý tưởng trên các tôn giáo phương Đông (chủ yếu là Ấn Độ giáo và Phật giáo). Về mặt lôgic, Freud nhấn mạnh trên một yếu tính đặc thù của Kitô giáo, đó là mối “quan hệ cha con”. Ông khẳng định rằng “Gót là một người cha cao vời, hoài mong về người cha là gốc của nhu cầu về tôn giáo.”

Freud phân biệt ảo tưởng (illusion) và sai lầm: một ảo tưởng, là sản phẩm của ao ước, không nhất thiết phải là sai lầm. Hơn nữa, ông nói thêm “Tôn giáo do đó có thể là chứng loạn thần kinh phổ quát của nhân loại, giống như ám ảnh nhiễu loạn thần kinh của trẻ con, khởi phát từ mặc cảm Oedipus, trong tương quan cha con.” Ông thậm chí còn cho rằng “những người sùng đạo được bảo vệ ở một mức độ cao trước các nguy cơ của một số bệnh thần kinh; sự chấp nhận của họ về bệnh thần kinh phổ quát đã tránh cho họ công việc phải xây dựng một bệnh loạn thần kinh cá nhân cho riêng họ.” Hiểu là những tín đồ các tôn giáo đã mắc một thứ bệnh thần kinh phổ quát rồi, nên miễn nhiễm.

Tác giả: Sigmund Freud

Die Zukunft Einer Illusion

Sigismund Schlomo Freud

(6 May 1856 – 23 September 1939)

Lê Dọn Bàn tạm dịch

(Mar, 2011)

Nguồn: Chuyện Đâu Đâu

http://chuyendaudau.blogspot.com/

http://chuyendaudau.wordpress.com

Thông tin Ebook

Đào Tiêu Vũ (daotieuvu.blogspot.com)

Chân thành cảm ơn Đào Tiêu Vũ đã cho phép Gác Sách đăng lại cuốn sách này!

Thực hiện bởi

nhóm Biên tập viên Gác Sách:

Ariko Yuta – Kaitoukiddo1412 – tuongmy

(Tìm - Chỉnh sửa – Đăng)