Kỹ năng sống

Cha giàu cha nghèo


Một trong những nguyên nhân khiến người giàu ngày càng giàu, người nghèo ngày càng nghèo, còn giới trung lưu thì thường mắc nợ chính là vì chủ đề tiền bạc thường được dạy ở nhà chứ không phải ở trường.

Già quá sớm, khôn quá muộn


Là một nhà tâm thần học đã ba mươi năm lắng nghe những bí mật và rắc rối sâu kín nhất của nhiều người, tác giả đã viết một cuốn sách thấu hiểu, sắc sảo và đầy tính thuyết phục về những điều mà tất cả chúng ta đều có thể chia xẻ - đó chính là những điều mà mỗi người chúng ta đều gắng bám giữ khi chúng ta cố sống hết mình trong phần đời đã qua.

Lắng nghe điều bình thường


Đây là một trong những quyển sách thuộc tủ sách đặc biệt dành cho bạn đọc tuổi 14 – 17 và những ai quan tâm, yêu thương lứa tuổi này.
Hy vọng quyển sách sẽ là món quà, là bạn của bạn đọc tuổi mới lớn, cùng chia sẻ buồn vui, cùng chung sức tự tin, cùng vượt qua những tình huống khó khăn trong cuộc sống…

Tôi tự học


Các bạn vui lòng bình luận bằng tiếng Việt có dấu và không dùng ngôn ngữ @.
Mọi bình luận vi phạm sẽ bị xóa khỏi hệ thống.

Tôi tự học


Tôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Á Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một nhà vua gọi các bậc trí gia trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các nhà bác học ấy sưu tầm tất cả các sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho nhà vua. Nhà vua đang bận vui chơi trong một yến tiệc nên không có ngày giờ đọc. Người nói: "Nhiều quá! làm sao đọc hết được? Suốt đời ta cũng không đọc hết. Các ngươi hãy tuyển lại trong đống sách ấy những quyển nào hay nhất và cần thiết nhất thôi".

Thư gởi người đàn bà không quen biết


Có cô mà không có cô. Khi một ông bạn nhờ tôi viết mỗi tuần một bức thư cho cô thì tôi thích thú tưởng tượng ra cô. Tôi tạo ra cô: hoàn toàn về óc phán đoán cũng như về nét mặt. Tôi chắc chắn cô sẽ từ cõi mộng tưởng của tôi xuất hiện thành một người thực, rồi đọc thư tôi, đáp tôi, nói với tôi tất cả những lời mà một nhà văn muốn nghe.

Thuật nói chuyện


Các bài văn và các tác phẩm bàn về nghệ thuật xử thế có thể thấy rất nhiều trong sử sách, hết sức phong phú đa dạng, nên chúng tôi thấy không cần thiết phải phức tạp hoá vấn đề, song có một chuyện vẫn thúc đẩy chúng tôi, khiến chúng tôi đành phải viết cuốn sách này.
Nơi đầu sông là nơi sóng to gió lớn. Trong thế gian này, chẳng có con đường nào là dễ đi cả. Trên thế giới này, có người nhờ miệng lưỡi mà kiếm được miếng ăn, song cũng có người vì miệng lưỡi mà chịu thiệt thòi.

Lớp học cuối cùng


Trong những ngày tháng cuối cùng trên giường bệnh, thay vì bất lực nhìn tử thần cứ dần dà gậm nhấm từng mẩu thân thể của mình, thầy Morrie đã trăn trở tự vấn: Ta cứ héo hắt biến mất khỏi thế gian này hay cố gắng biến quãng đời còn lại thành thời gian đẹp nhất của cuộc sống? để rồi đi đến một quyết định quan trọng, rằng Thầy sẽ biến mình thành quyển sách giáo khoa sống để mọi người khác đọc, rằng Thầy muốn bước qua cây cầu cuối cùng nối giữa sự sống và cái chết. Đi qua và thuật lại cho hậu thế.

Nếu Ta Cười Nổi


- Lấy ra từ đời sống, câu chuyện văn hóa trước hết là những câu chuyện. Nhiều khi nhỏ xíu, như chuyện về thói quen để sách báo lộn xộn trong phòng đọc thư viện của mấy sinh viên thiếu ý thức; chuyện thằng bé được thưởng cặp mà cô giáo lấy lại đưa cho bạn khác. Lớn hơn một chút, là chuyện về những chữ ký loằng ngoằng “để lại dấu ấn riêng” của khách du lịch trẻ tuổi, làm mòn, làm xấu bẩn di tích; là chuyện con cái thời nay chẳng còn thuộc nổi lịch sử, văn học nước nhà…

99 Khoảnh Khắc Đời Người


I- Số phận của tôi gắn chặt với mỗi một khoảnh khắc của sinh mệnh của tôi
Ngoài khoảnh khắc thời gian ra, tôi còn lại cái gì nữa? Tôi thật sự có khoảnh khắc thời gian chăng?
Điều tôi rõ ràng nhất là tôi đã từng làm một số điều gì đó. Chỉ cần trí nhớ chưa hoàn toàn mất hẳn, tôi luôn có thể nhớ lại được một số việc tôi đã từng làm. Nhưng thời gian không gian vẫn trôi đi mãi như dòng nước, một số việc trong hồi ức đều theo sinh mệnh của quá khứ mãi mãi qua đi, không thể tính là cái tôi có hiện tại.

Các trang