Erich Maria Remarque

Erich Maria Remarque được cho là nhà văn viết về chiến tranh hay nhất trong nền văn học thế giới, từ kinh nghiệm chiến trường (dù không nhiều), sự quan sát đến ngòi bút hiện thực để rồi phải lưu vong vì bị quê hương chối bỏ. Vì sao phải rời bỏ? Vì sự mong manh đời người…!Erich Maria Remarque là nhà văn viết về chiến tranh, là nhà văn viết về tình yêu cuộc sống, và chính xác hơn thì Erich Maria Remarque là người phát ngôn cho “một thế hệ bị chiến tranh tàn phá dù họ đã thoát khỏi hòn tên mũi đạn.” Gia tài văn học của Erich Maria Remarque không nhiều nhưng hầu hết có giá trị, thậm chí là trường tồn, chẳng hạn “Phía Tây không có gì lạ” (Lê Huy dịch) là một tác phẩm mà bất cứ một thế hệ nào cũng nên đọc qua, đọc để hiểu bản chất khốc liệt của chiến tranh, để thấy hệ quả, những mặt trái… và để mà tránh. Một tác phẩm khác của ông mà tôi rất thích là “Bản du ca cuối cùng của loài người không còn đất sống”. Tác phẩm nói về thân phận của những kẻ lưu vong, di dân; về tình bạn, tình yêu giữa những con người xa lạ, chắp cánh cho họ vượt lên, vượt qua số phận để tìm thấy tự do, tương lai.Chiến tranh đã đẩy những Steiner, Kern, Ruth Holland… ra đường, biến họ trở thành những kẻ di dân bất đắc dĩ, phải rời khỏi nước Đức để làm kẻ tha hương. Steiner là một người theo phái dân chủ, Kern là một thanh niên sinh ra trong gia đình có bố là người Do Thái và Ruth Holland - một cô gái Do Thái sau trở thành người yêu của Kern.Liệu có phải ai cũng ghét chiến tranh? Không. Có người thích nó, nhất là những người không phải ra chiến trường. Erich Maria Remarque đã từng phát biểu đại ý như vậy. Có những kẻ lợi dụng chiến tranh để vượt lên bằng sự bẩn thỉu, vượt lên bằng cách giẫm đạp những kẻ đối địch, thậm chí là bạn bè với những trò gian trá. Và, nạn nhân trở thành kẻ mất tự do vì bị quê hương chối bỏ.Cứ như thế, tự do của kẻ yếu sẽ là danh vọng của kẻ mạnh. Nhưng, “Càng mượn cái danh nghĩa của tự do bên ngoài, người ta càng dễ nghiền nát cái tự do bên trong của con người” - Rabindranath Tagore. Và ở đây, những Kern, Steiner, Ruth Holland… là những con người “tự do” mà khối kẻ phải ghen tị dù họ phải sống chui nhủi, trốn tránh, sợ hãi khi nghe những tiếng động lạ ngoài cửa... Họ đi qua các nước Áo, Tiệp Khắc, Thụy Sĩ… có người đi khắp châu Âu như đi chợ vì người ta muốn thế và buộc họ đi; rồi họ dừng chân ở nước Pháp hoa lệ, mỗi chặng đường là những bài học hay cho những người chịu học. Những kẻ di dân và cuộc trở về!Họ, những kẻ xa lạ dìu dắt nhau đi hết đoạn đường này đến chông gai nọ, nương tựa vào nhau để sống, để tồn tại. Tình bạn nảy sinh từ gian khó. Những con người này họ sống trong âu lo và đôi khi là hoài niệm nhưng sự lạc quan không bao giờ mất đi. Sự lạc quan luôn ở đó làm điểm tựa trong suốt cuộc hành trình lưu vong. Steiner - một kẻ khinh đời luôn biết cách để tồn tại trong mọi cảnh huống gian nguy, cuộc sống tôi luyện cho Steiner những gian manh chỉ để chống chọi lại sự thối nát của đạo đức, sự tàn khốc của chiến tranh, và không gì khác nữa. Kern - một anh chàng tuổi đời chưa tới hai mươi hai dạn dày sương gió, trưởng thành hơn sau mỗi lần bị trục xuất. Phải thế thôi, anh sẽ là điểm tựa của ai đó cũng như Steiner là điểm tựa của chính anh. Và cuối cùng, Kern trở thành điểm tựa cho Ruth Holland bé nhỏ, tình yêu của đời mình.Steiner bỏ lại vợ ở nước Đức để sống kiếp lưu vong, anh không có sự lựa chọn. Dù ở nơi xa xôi nào đó, bên một ai đó Steiner vẫn luôn có một tình yêu để nhớ về, tình yêu ấy khiến anh mạnh mẽ hơn và sống ý chí hơn. Còn Kern, anh đã có Ruth Holland để đi trọn con đường tuổi trẻ gian truân, Kern phần nào may mắn hơn Steiner và nhiều người bạn khác. Steiner và chuyến hành trình trở về nước Đức - cuộc trở về vĩ đại khiến chúng ta ngậm ngùi, hụt hẫng. Nhưng cảm xúc đó sẽ không ngự trị lâu vì có một thứ khác ập đến mạnh mẽ hơn, là cái đẹp của tình yêu vẫn còn đó để xóa mờ đi sự tha hóa vong thân, xóa nhòa đi tất cả kiếp sống vô thường.Vùng đất mới hiện ra, những kẻ lưu vong phải bước tiếp, phải dấn thân dù chẳng biết đó là nơi nào. Vì cơ bản, quê hương là nơi nào với họ giờ đã là một dấu chấm hỏi. Vì “khi tất cả những cái khác đã mất, tương lai vẫn còn.” - Christian Nevell Bovee. 
Đài tưởng niệm đen của bầy diều hâu gãy cánh
Văn học phương Tây Erich Maria Remarque
10/10
Nắng xâm nhập vào văn phòng thuơng cuộc "Henri Kroll và con", chuyên sản xuất đủ loại mộ bia và niệm tháp. Công việc đầu tiên buổi sáng của tôi là gỡ một tờ lịch, 28...

18465 views - Full
Chiến hữu
Văn học phương Tây Erich Maria Remarque
10/10
Bầu trời vàng ửng màu đồng, chưa bị che lấp bởi khói từ các cột ống khói lô nhô. Đàng sau dãy mái ngói của xí nghiệp, ánh sáng đặc biệt lộng lẫy. Mặt trời hẳn vừa mới mọc. Tôi...

30773 views - Full
Bản Du Ca Cuối Cùng Của Loài Người Không Còn Đất Sống
Văn học phương Tây Erich Maria Remarque
10/10
Cuốn sách mô tả cuộc trốn chạy của những người tị nạn châu Âu trong thời Đức quốc xã (Nazism/National Socialism).Đó là những người bị vứt bỏ ra khỏi nơi họ sống không phải vì họ...

30077 views - Full