Mạc Ngôn

Mạc Ngôn tên thật là Quản Mạc Nghiệp, sinh năm 1955 tại Cao Mật tỉnh Sơn Đông. Là tác giả tạo nên cơn sốt văn học Trung Quốc tại Việt Nam thông qua một loạt các tiểu thuyết được chuyển ngữ và xuất bản từ thập kỷ trước như Cao lương đỏBáu vật của đờiĐàn hương hìnhCây tỏi nổi giận… Mạc Ngôn đã để lại dấn ấn sâu đậm trong lòng độc giả bởi tài năng văn chương không thể phủ nhận.

Giải thưởng Nobel Văn học năm 2012 một lần nữa khẳng định địa vị quan trọng của Mạc Ngôn trong nền văn học thế kỷ 20 của Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung.

Ảnh tác giả: 

Tửu quốc


Đinh Câu, trinh sát viên ngoại hạng của Viện Kiểm sát tỉnh đáp nhờ chiếc xe tải nhãn hiệu Giải phóng đi mỏ than La Sơn ở ngoại vi thành phố, điều tra một vụ đặc biệt. Dọc đường do suy nghĩ căng thẳng, đầu anh nở ra, chật căng chiếc mũ lưỡi trai số 58 vốn lúc thường đội rất rộng. Khó chịu quá, anh lột mũ xuống, thấy viền mũ đẫm mồ hôi, hơi nóng bốc lên quyện với một mùi lạ xộc lên mũi khiến anh lợm giọng. Anh vội vàng đưa tay chẹn lấy yết hầu.

Tuyển tập truyện ngắn của Mạc Ngôn


Tác giả Mạc Ngôn tên gọi Quản Mô Nghiệp, sinh năm 1957, người Cao Mật - Sơn Đông - Trung Quốc, bắt đầu sáng tác từ năm 1981. Ông từng được thế giới biết tới qua tác phẩm Cao lương đỏ, hoàn thành cuốn truyện vào năm 1995 khi ông tròn 40 tuổi. Truyện được xuất bản tháng 9/1995 và ngay trong năm ấy được trao giải cao nhất của Hội Nhà văn Trung Quốc.

Báu vật của đời


Nhà văn Mạc Ngôn từng được thế giới biết đến qua tác phẩm Cao lương đỏ. Bộ phim cùng tên do đạo diễn nổi tiếng Trương Nghệ Mưu chuyển thể từ tác phẩm này đã đoạt giải “Cành cọ vàng” tại Liên hoan phim Canne năm 1994.(/br) Truyện dài Báu vật của đời (nguyên tác tiếng Hoa: Phong nhũ phì đồn) được xuất bản vào tháng 9 năm 1995 và ngay trong năm ấy được trao giải thưởng cao nhất về truyện. Tác phẩm này nhanh chóng trở thành một “hiện tượng”.

Ma chiến hữu


“Ma Chiến Hữu” có tựa đề tiếng Trung là “Chiến Hữu Trùng Phùng,” dịch giả Trần Trung Hỷ, do Văn Học xuất bản và công ty văn hóa Phương Nam phát hành, với nội dung liên quan đến cuộc chiến biên giới Việt – Trung 1979.

Những tranh luận của một số blogger Việt Nam trên Internet cho thấy, đã và đang có những tiếp cận cũng như quan điểm khác nhau của độc giả Việt Nam đối với một tác phẩm do tác giả Trung Quốc viết về một cuốc chiến cách đây 30 năm giữa 2 quốc gia.

Châu chấu đỏ


“Đột nhiên, trước mặt ông Tứ, một lớp váng trắng từ từ được nâng lên. Ông Tứ nheo mắt nhìn, lớp váng trắng tiếp tục dâng cao lên, không phải một mà là nhiều, rất nhiều. Và chung quanh ông, những đụn có hình một bãi phân bò màu đỏ sậm từ từ nhô cao, những mảng váng màu trắng lúc này như những chiếc mũ úp lên trên bãi phân ấy…

Ngày hôm sau, trong làng ngoài làng đều bị bao phủ bởi một màu đỏ sậm, chẳng còn lấy một mảng màu xanh. Châu chấu tràn ngập đất trời, trở thành chúa tể của nhân gian.”

Cây tỏi nổi giận


Cây tỏi nổi giận, vốn tên sách là Bài ca củ tỏi Thiên Đuờng, nhưng căn cứ vào cốt truyện, Trần Đình Hiến đổi thành Cây tỏi nổi giận, vì người nông dân hiền lành như hạt lúa củ khoai, như cây gừng cây tỏi, vì bệnh quan liêu mà nổi giận, như trong chuyện đã kể.

Nét đọc đáo trong truyện của Mạc Ngôn là ông học tập những nhà văn thành đạt bằng cách đọc các tác phẩm của họ, coi như một lần đối thoại, thậm chí một lần tỏ tình với nhà văn, Trung Quốc cũng như phương Tây.

Đàn hương hình


Đàn hương hình (檀香刑, nghĩa là "hình phạt bằng cọc gỗ đàn hương") là một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Mạc Ngôn. Ông viết tác phẩm này vào mùa thu năm 1996 và hoàn thành năm 2001.

Trâu thiến


Trâu Thiến: Một thiên truyện về những điều bình dị như hoa lá cỏ cây, như sương đêm, như mưa nhỏ... hàng ngày ở nông thôn. Trong sự chất phác ẩn tàng những điều kỳ diệu, trong những tiếng cười lấp lánh những thanh đao...

Bạch Miên Hoa


Bạch Miên Hoa là thiên sử thi về cây bông và những thân phận con người gắn bó với cây bông, vẫn trên vùng đất Cao Mật, miền quê đã tạo cảm hứng ra đời những tác phẩm lớn nhất của Mạc Ngôn.