Săn đuổi - Chương 23 - Phần 1

CHƯƠNG 23

Cách Frankfurt tám mươi cấy số về phía
Nam, tài xế của Morton rẽ khỏi xa lộ, lái băng vào vùng nông trại Hussen trải
dài trước mắt. Mười lăm phút sau, chiếc Mercedes dừng lại trước một hàng rào
bằng lưới thép cao nghệu. Tại nhiều chỗ cách khoảng đều nhau, có những tấm bảng
hình tam giác gắn vào hàng rào sắt. Lời thông báo viết bằng nhiều thứ tiếng
chính gồm cả tiếng Ả Rập, nội dung như sau: "Xin đừng sờ tay. Có điện cao
thế". Bên dưới các tấm bảng là những dấu hiệu chỉ sự nguy hiểm thường thấy:
một cái sọ trắng hếu và hai ống xương đan chéo nhau.

Ba cảnh sát viên trang bị súng tự động
từ trong trạm gác xấy bằng gạch chắc chắn bước ra. Một người bước tới trước, trong
khi hai người kia đứng gần đấy. Anh ta xem thẻ vào cổng do người tài xế đưa ra,
rồi mở cửa sau khám xét Morton rất kỹ. Người cảnh sát khám xong, gật đầu ra dấu
với hai đồng sự. Họ hạ súng xuống, rồi một người bước vào trạm gác. Một lát sau,
hai cánh cửa mở rộng ra.

Chiếc xe tiến vào từ từ. Hai bên đường, mặt đất đều dăng
dầy dấy kẽm gai. Dấy kẽm gai chạy đến tận một bức tường cao hơn và khó leo hơn
cả bức tường Bá Linh nữa.

Chạy một đoạn, lại một bức tường chắn ngang, có hai cánh
cửa sắt nặng nề. Lại ba người cảnh sát khác hiện ra, lại kiểm soát, rồi hai
cánh cửa mở cho chiếc xe chạy vào. Qua khỏi cửa là một vùng đất rộng giống như
vùng Morton đã đi qua khi nãy.

Một nhóm đàn ông, ăn mặc đồng phục màu xám, đang cày cấy
trên cánh đồng. Những người lính gác bồng súng canh chừng họ.

Kế đó Morton trông thấy những sân ten nít, sân bóng
chuyền và một sân bóng đá. Sau khi nghỉ ngơi thì chơi banh. Cho họ hoạt động
như thế với hy vọng moi được những điều bí mật trong họ, những điều khiến người
ta phải hỏi tại sao. Tại sao họ ít khi tỏ ra có thiện cảm như thế và tại sao
lại đi giết người một cách bình thản như thế? Tại sao lại bạo hành có ý đồ và
thản nhiên như thế? Tại sao lại hành động như đóng kịch trên sân khấu thế? Tại
sao, tại sao và... tại sao?

Người Đức đã xấy dựng chỗ này để nhằm tìm ra câu giải đáp
ấy. Đấy là phòng thí nghiệm-đồng-thời-là-nhà-tù về tội phạm học đầu tiên của
châu Âu.

Morton nhìn vào tờ giấy tóm tắt trong tập hồ sơ để trên
đầu gối ông. Hiện tại có chín mươi bảy con người cả đàn ông lẫn đàn bà nguy
hiểm nhất đã bị quản thúc trong một khuôn viên gồm năm trăm mẫu đất. Ba trăm
cai ngục được chọn lựa kỹ càng để canh gác họ. Những bác sĩ làm việc nghiêm
chỉnh. Có năm mươi người cả thảy, mỗi người đều là chuyện gia về tâm thần học,
tâm lý học, xã hội học. Tờ giấy đã giải thích rằng công việc của họ là nghiên
cứu phương thức bạo hành nằm đằng sau những hành động khủng bố của chúng. Công
việc nghiên cứu là làm sao để cho người ta thấy khó mà cướp máy bay, khó mà bắt
cóc một kỹ nghệ gia, khó mà gài chất nổ trong tòa đại sứ hay là bắt con nít
trên xe làm con tin. Rất là Đức.

Chiếc xe đậu lại trước một tòa nhà màu hung. Một bảng
hiệu gắn vào tường bên cạnh bộ cửa đôi ghi hàng chữ: "Khu quản lý".
Hai bên, vươn lên những tháp canh tù trông thật uy nghi.

- Tôi đợi ông ở đấy.

Đấy là câu nói đầu tiên của người tài xế nữ từ khi rời
Frankfurt đến nay.

- Cám ơn cô.

Morton bước ra khỏi xe, xếp tập hồ sơ lại, ông bước lên
tầng cấp ở khu quản lý. Tòa nhà có lối kiến trúc theo kiểu nhà tù, đâu đâu cũng
có vẻ dữ dằn. Khi ông đến cửa, một người đàn ông thấp, dáng bè bè, ra mở cửa.
Anh ta trông chẳng khác nhà tù mấy. Anh mặc bộ đồ bằng vải tuýt, có gắn bảng
tên trên túi áo.

- Ông là Morton phải không?

- Phải!

Bỗng anh ta cười, nhưng Morton vẫn bình tĩnh. Anh ta lại
nhìn chằm chằm vào ông, rồi nói bằng tiếng Đức:

- Sehrgut.

Morton nhìn vào bảng tên của anh ta, ông hỏi: - Ông có
nói tiếng Anh được không, thưa ông Vogel?

- Dĩ nhiên là được chứ. Tôi là bác sĩ Vogel, phó giám
đốc.

- Tốt quá, thưa bác sĩ. Vậy ta nói tiếng Anh nhé?

- Được, nếu ông thích thế.

- Tôi thích thế.

- Ông cho tôi xem giấy phép. - Vogel nghiêm túc
hỏi.

Morton đưa tập
hồ sơ cho anh ta. Vogel lật ra xem.

- Trước hết là
ông phải gặp ngài Giám đốc cái đã.

- Tiếng Anh
của ông ấy ra sao?

- Tuyệt lắm, thưa
ngài Morton. Ông ấy đã học tại đại học George Washington hai năm.

Họ lặng lẽ đi
qua những cánh cửa đóng kín, đằng sau cửa vang lên tiếng đánh máy. Qua khỏi đó,
đến một dãy phòng cửa mở rộng. Trong mỗi phòng đều sơn màu trắng thật đều, trong
phòng có một bàn làm việc và nhiều ghế tựa. Phòng nào cũng hôi mùi thuốc sát
trùng.

- Đấy là những
phòng khám bệnh à? - Morton hỏi.

- Vâng, vâng...
- Vogel đáp.

Họ dừng lại
trước một cánh cửa có chữ: "Giám đốc". Vogel gõ nhanh lên cửa rồi mở
ra.

Ông giám đốc
ngồi sau một chiếc bàn rộng bao quanh có nhiều kệ dày sách báo. Cảnh tượng này
nhắc Morton nhớ đến phòng làm việc của Bitburg.

- Xin cám ơn
bác sĩ Vogel.

Ông giám đốc
đứng dậy vừa gật đầu chào ông phó. Ông quay qua phía Morton, nhưng đợi cho đến
khi Vogel đã ra khỏi phòng mới lên tiếng nói. - Tôi đã biết tiếng ông rồi, thưa
ông Morton.

Ông rời khỏi
bàn. Hai người bắt tay nhau.

- Rất sung
sướng được gặp ngài, thưa ngài giám đốc.

- Tôi là bác
sĩ Schmeissner, tôi cũng rất sung sướng được gặp ông. Washington đã giúp tôi
biết cách sống hòa đồng nhau.

Ông ta cười,
mặt mày rạng rỡ. Cặp lông mày ông ta rậm, vừng trán cao và mái tóc thưa đen.
Ông ta bước đi khập khiễng, chắc là vì thương tích trong chiến tranh. Ông ta
trông cũng gần đến bảy mươi tuổi.

- Xin mời ông.
- Bác sĩ Schmeissner chỉ về phía những chiếc ghế bành kê quanh một bàn cà phê.
Trên bàn đã có sẵn bình cà phê, tách, lọ đường để trên cái khay.

Hai người ngồi
đối diện nhau.

- Ông dùng cà
phê?

- Xin cám ơn.
Cho tôi cà phê đen, không có đường.

- Có dân Ả Rập
ở đấy. Chúng tôi phải nhập cà phê của họ từ Damascus hay từ Teheran vào
đấy.

Bác sĩ
Schmeissner rót cà phê ra tách.

- Cho họ uống
cà phê của họ, phải chăng để giúp họ ý thức được tại sao họ lại làm như thế
phải không? - Morton hỏi.

Bác sĩ
Schmeissner liếc nhìn ông, cố đánh giá câu hỏi.

- Bất cứ việc
gì cũng giúp họ được hết. Cảnh sát ở đấy tránh không được tạo ra những tiền lệ.
Chúng tôi lo chăm sóc thực phẩm cho họ, lo những tiện nghi về thể thao cho họ.
Nghĩa là tất cả những gì để giúp chúng ta tìm hiểu được nội tâm của họ. - Ông
ta đưa cho Morton một tách cà phê. - Ví dụ chúng tôi tìm xem những dị đồng và
dị biệt trong phương pháp chữa trị bệnh tâm thần cho họ. Khi họ nói đến
"Chủ nghĩa anh hùng cách mạng", họ muốn nói đến cái gì đấy? Những nhà
xã hội học đã cố tìm ra mức độ di truyền đã dẫn họ đến chủ thuyết khủng bố ngay
từ ban đầu. Chắc ông biết trên chín mươi phần trăm tù nhân ở đấy đều phát xuất
từ những gia đình tan vỡ chứ? Là một bác sĩ tâm thần tôi rất lưu tâm đến việc
này.

Morton để
chiếc tách xuống bàn:

- Không phải
tất cả những tên xuất thân từ những gia đinh tan vỡ mới ném lựu đạn đâu. Bọn
theo Raza đều thích bạo hành, chúng ao ước được đứng trong hàng ngũ của hắn vì
hắn hứa hẹn sẽ tạo nên một xã hội mới, lý tưởng. Một xã hội như ở đấy sẽ không
bao giờ có cả.

Bỗng trong
phòng trở nên im lặng nặng nề. Khi bác sĩ Schmeissner cất tiếng nói, giọng ông
vẫn bình thuờng.

- Theo tôi thì
tất cả đều tùy vào hoàn cảnh. Trên cương vị của ông thì giết bọn khủng bố là
điều tiên quyết. Còn trên cương vị của tôi, thì trên hết là phải tìm hiểu
chúng.

Morton nhìn
viên giám đốc. Khi ông lên tiếng, giọng ông rất dịu dàng:

- Thưa bác sĩ,
tôi kính trọng cương vị của ngài. Có lẽ một ngày nào đó tôi sẽ hiểu hết tầm
quan trọng của việc này. Nhưng bấy giờ thì tôi chưa chắc được. - Ông uống hết
tách cà phê rồi lấy tập hồ sơ lên. - Bấy giờ tôi muốn gặp cô ta. Ngài có máy
cát xét cho tôi mượn đấy chứ?

- Có.

Bác sĩ
Schmeissner đứng lên, khập khiễng đi đến bàn làm việc, lấy ra một máy cát xét
bỏ túi đưa cho Morton. Ông bỏ máy vào túi, trong túi ông đã có sẵn hai cuộn
băng thu lời của hai phụ nữ làm việc cho Raza.

Bác sĩ
Schmeissner dẫn ông ra khỏi văn phòng, đi lui lại theo hành lang rồi bước qua
một chiếc cầu rào giậu kín đáo. Khi đi, ông ta vẫn nói thao thao, nét mặt tràn
trề tin tưởng.

- Chúng ta
phải xem mình là những kẻ giả kim. Chúng ta đang tìm kiếm "linh hồn"
của những người này. Nhờ thế mới hiểu được những động cơ tâm lý đã dẫn dắt họ
hành động.

Một lính gác
mở cánh cửa sắt ở cuối chiếc cầu. Họ đi vào nhà tù.

Morton quay
qua bác sĩ Schmeissner. - Tôi đã đọc nhiều tài liệu viết về đời tư của cô ta
rồi. Nhưng chắc ngài còn có điều gì cần cho tôi biết thêm chứ?

Ông giám đốc
cười, đáp:

- Điều quan
trọng là có chuyển biến nơi cô ta. Điều đáng chú ý nhất là cô ta đã sống
"hòa đồng" theo như các bác sĩ nghiên cứu về hành vi cho biết. Bản
chất khủng bố trong người cô ta đã biến thành tính tự vệ trong cuộc sống mới.
Cô ta đã sống bình thường với bạn bè trong tù.

Họ đi vào một
hành lang ngắn. Đi được nửa đường, có một lính gác đứng canh ngoài một cánh
cửa. Có một lỗ để nhìn vào ở trên cửa sắt. Bác sĩ Schmeissner áp một con mắt
nhìn qua lỗ nhìn. Rồi ông ta bước sang một bên và ra dấu cho Morton nhìn
vào.

Cô ta đứng nơi
cửa sổ, quay lưng lại phía ông. Cô ta cao hơn là ông tưởng, cô ta mặc một chiếc
áo blu dông đan màu đỏ, bên ngoài chiếc áo dài màu xanh. Mái tóc đen tuyền lấp
lánh trong ánh nắng đang chiếu qua cửa sổ. Trong phòng có nhiều chiếc ghế bành
bọc da kê sát vào tường, ở giữa có một chiếc bàn, trên bàn có một bình hoa
tươi.

Morton đứng
nhìn cô ta một hồi lâu rồi quay qua ông bác sĩ: - Tôi vào trong một mình được
rồi.

Ông giám đốc
gật đầu.

- Được. Tôi về
lại văn phòng đấy.

Bác sĩ
Schmeissner khập khiễng bước đi, người lính mở cửa ra. Morton bước vào trong
phòng.

- Xin chào
Shema.

Cô em gái của
Nadine quay lại nhìn ông.

Trong phòng
phát sóng của pháo đài ngầm, Raza mải mê ngồi trước máy phát thanh.

Trởi còn sáng
sớm ngoài sa mạc Li Bi, không khí trong hầm vẫn còn lạnh. Nhưng không phải vì
thế mà Nadine run lẩy bẩy. Chính nét mặt của Raza đã làm cho chị run. Chưa bao
giờ chị thấy hắn khủng khiếp như thế.

Nadine nhìn
bàn tay hắn một lần nữa lại đặt lên bàn phím của máy phát thanh, rồi dừng lại.
Rồi một lát sau, bàn tay lại đưa lên, nhưng lần này hắn sờ vào cái máy liên lạc
của con heo Do Thái hắn lấy được ở Athens.

Suốt thời gian
trên chuyến bay về Li Bi và đáp xe từ phi trường Tripoli về, hắn đã xem cái máy
nho nhỏ này như một quả bom. Bấy giờ cái máy đang nằm bên cạnh cái tủ phát
thanh, chỗ mà hắn đã để từ một giờ nay rồi.

Hắn đã hân
hoan lắm mà, hắn đã đọc cho chị nghe nội dung các bức fax của Faruk Kadumi và
Rachid Harmoos xác nhận vi rút bệnh than B.C đã đến nơi đến chốn an toàn rồi.
Raza đã tuyên bố không có gì ngăn chặn hắn được nữa. Nadine còn nhớ là hắn rất
vui vẻ. Hắn mời chị vào phòng máy để xem hắn mở cái máy liên lạc, tìm hiểu bí
mật của cái máy, để rồi hắn có thể dùng máy này chống lại bọn Do Thái.

Vào phòng máy,
một ngọn đèn trên thùng máy nhấp nháy. Hắn chửi thề, chạy đến bấm số gọi cho máy
phát tin đặt ở Afghanistan. Một tiếng kêu chói tai phát ra. Khi hắn tìm ra
nguyên nhân tiếng kêu đó, hắn hét lên thật dữ, giọng hét của hắn như giọng một
con thú bị đau đớn tột cùng.

Khi chị chạy
đến để an ủi hắn, hắn đẩy chị sang một bên.

Raza bấm số
gọi thêm hai lần nữa. Lần nào giọng kêu ré cũng vang lên khắp cả phòng truyền
tin.

Bấy giờ đã một
giờ qua rồi, giọng nói của hắn vẫn còn vang lên bên tai chị:

- "Máy
chuyển tiếp đã bị chặn lại rồi. Chỉ có bọn Do Thái và bọn CIA mới biết cách
chặn lại mà thôi".

Cố giữ cho bàn
tay khỏi run, hắn đã bật nút cái máy liên lạc lên. Tin nhắn cho Gabriel gọi đến
Ha Zoafim đã được thay bằng một tin thật quá đỗi bất ngờ, đến nỗi Raza đã nhích
người lui tránh xa cái máy như thể nó là hiện thân của quỷ sứ.

Nadine chạy
đến, tắt cái máy liên lạc của tên Do Thái đi.

Từ lúc ấy cho
đến giờ Raza không nói năng gì hết. Hắn ngồi như bức tượng tạc ra từ đá ngoài
sa mạc. Nadine nhìn hai bàn tay hắn. Hai bàn tay lại nhích lần đến chiếc máy
liên lạc tí hon. Môi hắn mấp máy, nhưng không thốt nên lời.

- Đừng! - Chị
khóc. - Mưu mẹo đấy. Máy sẽ báo cho bọn Do Thái biết chỗ của anh đang ở
đấy!

Hắn quay nhìn
chị. - Tôi biết rồi. - Hắn nói nho nhỏ.

Cặp mắt hắn
nheo lại ti hí, làm cho mặt hắn không còn chút sinh khí nào. Chưa bao giờ chị
thấy hắn như thế. Dường như ma quỷ đang nhập vào người hắn. Bàn tay Raza lại
lần đến cái máy liên lạc. Cái máy lạnh ngắt. Mấy ngón tay hắn lần đến nút
mở.

- Đừng, anh! -
Nadine khẩn khoản nói.

Hắn bấm nút.
Cả phòng máy vang lên giọng nói như hồi nãy:"Khalih Raza! Chúng tao sẽ tìm
chỗ mày ở. Mày sẽ bị tiêu diệt".

- Tắt đi anh!
- Nadine thét lên. - Tắt đi anh!

Chị khóc nức
nở trong khi Raza lấy cái máy MRT của Costas liệng vào góc phòng. Im lặng một
chốc, rồi lời cảnh báo lại vang lên. Raza nhảy phốc đến, lượm cái máy nhận tin
lên rồi tắt đi.

Hắn nhìn chằm
chằm cái máy, cố lấy lại bình tĩnh.

- Đừng khóc
nữa. - Hắn gay gắt ra lệnh. - Không có gì phải sợ hết. Bọn Do Thái chắc đã tìm
ra thi thể của thằng gián điệp rồi cho nên chúng biết anh đã giữ cái máy liên
lạc này. Chắc cái máy liên lạc với vệ tinh của chúng ở trên bầu trời Negev.
Nhưng nếu chúng tưởng chơi cái trò nhắn tin trẻ con như thế này để hòng làm anh
sợ, thì chúng lầm to!

Nadine lau
nước mắt. - Có lẽ đấy là máy phát, phải không?

Raza xoay cái
máy trong tay, cẩn thận không đụng đến núm bật.

- Không có núm
phát. Nếu máy không có núm phát, thì nó không thể báo cho vệ tinh vị trí máy ở
đâu được. Cho nên không có gì phải sợ hết.

- Hủy nó đi, anh.
- Nadine van nài.

Raza nhìn chị:

- Đừng có ngốc,
đấy là một vũ khí. Khi đã tìm ra...

Chuông điện
thoại trên tủ máy reo vang làm cho Nadine giật mình. Chị nhấc máy lên nghe một
chốc, rồi lặng lẽ đưa điện thoại cho Raza. Hắn để cái máy liên lạc bên cạnh tủ
máy.

Lần này, giọng
của Vị lãnh đạo Hồi giáo Muzwaz không chào mừng kiểu cách nữa. Giọng của ông ta
khô khan, chắc nịch:

- Chúng tôi
quá thất vọng vì sự việc đã xảy ra. Chúng ta đã mất mát rất nhiều ở Athens. Mà
không phải chỉ có thế.

Raza thở thật
sâu nhiều lần, cố giữ giọng thật bình tĩnh.

- Thưa Đức Ông,
tên gián điệp Do Thái đã bị giết. Tôi lại còn biết nhiều chuyện qua hắn, những
chuyện rất có giá trị, Và mọi việc tiến hành đúng kế hoạch.

- Thế tại sao
người của anh ở Luân Đôn không giết tên giao hàng như chúng ta đã thỏa thuận
phải làm như thế...

- Ngài lầm rồi!
Tôi đã nhận được tin xác nhận rồi! - Raza cắt ngang lời của Đức Ông.

Giọng nói trở
nên gay gắt:

- Chúng tôi đã
nói chuyện với người em tin cẩn ở Luân Đôn.

- Thế là anh ta lầm! Tôi đã nhận lời xác nhận cách đấy
một giờ mà.

Giọng của lão già trở nên lạnh lùng: - Đừng ngắt lời tôi.
Anh hãy lắng nghe và tỏ ra biết kính trọng.

Raza ra dấu cho Nadine đi chỗ khác. Hắn không muốn người
nào nghe được cách người ta nói với hắn như thế. Hắn sẽ không quên, hay là
không tha thứ nỗi nhục nhã này. Khi thời cơ đến, cái lão lãnh đạo Hồi giáo này
sẽ biết tay. Cái giọng nói lạnh lùng xa xa lại cất lên bên tai hắn.

- Cách đấy một giờ, người em trai chúng tôi ở Luân Đôn đã
gọi đến chúng tôi. Anh ấy vừa nhận được một cú điện thoại của tên giao hàng
phân trần lý do chỉ có hai chai đến mà thôi. Chúng tôi đã ra lệnh cho người em
canh chừng tên giao hàng, vì những người thu hàng đã đến lấy hàng ở căn phòng
ấy. Vì họ làm việc cho em út của chúng tôi, chúng tôi tiên đoán là sẽ không có
gì sai trái ở đấy. - Vị lãnh đạo Hồi giáo ngưng một chút để ho rồi nói tiếp. -
Anh có hoàn toàn bảo đảm cái người mà anh tín nhiệm cử đến Luân Đôn để làm việc,
có thể nào hắn không làm tròn nhiệm vụ của hắn không?