Ngôi nhà bí ẩn - Chương 07

VII

FAGÉRAULT-
NGƯỜI CỨU NGUY

Phía sau tấm vải màn, Jean d’ Enneris và Béchoux không cử động. Quá lắm là
những ngón tay cứng rắn của d’ Enneris hành hạ ông đội trưởng. Trong một lúc
tạm lắng, anh nói vào tai ông bạn:

- Anh nghĩ sao về chuyện này? Việc ấy rõ ra rồi chứ?

Ông đội trưởng thì thầm:

- Việc ấy càng rõ ra thì mọi việc rối tung lên. Chúng ta biết rõ điều bí
mật của gia đình Mélamare nhưng chẳng biết gì hơn về vụ bắt cóc hai người, về
những viên kim cương.

- Đúng lắm. Van
Houben không gặp may. Nhưng hãy kiên nhẫn. Anh chàng Fagérault đang múa may.

Thực vậy, Antoine
Fagérault rời chỗ Gilberte ngoảnh lại hai người phụ nữ trẻ. Anh ta phải kết
luận việc này đồng thời đưa ra kế hoạch của mình. Anh hỏi:

- Cô Arlette
MazoIle, cô tin vào những điều bà Gilberte de Mélamare nói chứ, đúng không?

- Vâng.

- Cô cũng thế à,
thưa cô? - Anh ta hỏi Régine.

- Vâng.

- Và các cô sẵn
sàng hành động theo niềm tin của mình?

- Vâng.

Anh ta lại nói:

- Nếu vậy chúng ta
phải làm thật khôn khéo và với ý đồ duy nhất là thành công, nghĩa là giải phóng
được bá tước de Mélamare. Điều đó các cô có thể làm được.

- Bằng cách nào? -
Arlette lên tiếng.

- Rất đơn giản:
Giảm nhẹ việc trình bày, kết tội ít cương quyết hơn xen lẫn sự nghi ngờ vào
những lời khẳng định mơ hồ.

- Nhưng - Régine
phản bác - tôi chắc chắn bị dẫn đến phòng khách này và không thể chối bỏ được.

- Không. Nhưng cô có
chắc bị ông và bà de Mélamare dẫn đến không?

- Tôi nhận ra chiếc
nhẫn của bà ấy.

- Làm sao cô có thể
xác định điều đó được? Về căn bản tòa án chỉ dựa vào những suy đoán và những
việc thẩm cứu không hề nhấn mạnh việc kết tội ngay từ đầu. Chúng tôi biết quan
tòa đang phân vân. Chỉ cần cô nói có vẻ ngập ngừng: “Chiếc nhẫn ấy rất giống
chiếc tôi đã thấy. Tuy vậy có lẽ những viên ngọc trai bố trí không theo cách
đó.” Thế là tình thế thay đổi tất cả.

- Nhưng - Arlette
nói - muốn thế bà bá tước phải tham dự cuộc đối chất.

- Bà ấy sẽ có mặt -
Antoine Fagérault bảo.

Gilberte sợ hãi
đứng dậy.

- Tôi sẽ ở đây?...
Tôi cần phải có mặt ư?

- Cần phải làm thế
- Anh ta quyết đoán kêu lên - Không còn thoái thác hoặc trốn tránh nữa. Bà có
bổn phận đối mặt với lời buộc tội, tự bảo vệ từng gang tấc, lay chuyển sự tê
liệt vì sợ hãi, cam chịu vô lý và lôi kéo anh bà cũng phải đấu tranh. Đêm nay
bà ngủ ở nhà, lấy lại chỗ của bà như thể Jean d’
Enneris không làm bà rời bỏ nó và khi tiến hành đối chất bà đến tham dự. Chiến
thắng sẽ đạt được nhưng phải muốn chiến thắng.

- Nhưng người ta sẽ
bắt giữ tôi... - Bà nói.

- Không!

Tiếng ấy buông ra
rất mạnh và nét mặt Antoine Fagérault thể hiện lòng tin đến nỗi Gilberte de
Mélamare cúi đầu ra vẻ phục tùng.

- Chúng tôi sẽ
giúp, thưa bà - Arlette nói - Nhưng ý muốn của chúng tôi có đủ không? Vì chúng
tôi lần lượt bị dẫn đến đây, chúng tôi nhận ra phòng khách này, và người ta tìm
thấy chiếc áo bó thân trong tủ này; tòa án có chấp nhận bà de Mélamare và ông
anh không phải là thủ phạm hay ít nhất cũng đồng lõa không? Ở trong nhà này,
không ra khỏi nhà trong những giờ ấy, họ phải trông thấy, chứng kiến hai cảnh
ấy.

- Họ không thấy gì,
không biết gì - Antoine Fagérault nói. - Phải nhận rõ cách bố trí của ngôi nhà.
Ở tầng ba bên trái và nhìn ra khu vườn là những căn phòng của bá tước và bà em;
họ ăn tối, ở suốt đêm ở đấy... Bên phải, nhìn ra vườn là phòng những người đầy
tớ... Phía dưới, ở giữa không có người, trong sân và gần đấy cũng không. Vậy là
một nơi hoạt động tự do hoàn toàn. Đấy là chỗ xảy ra hai cảnh ấy, chúng đã dẫn
hai cô đến đó và là chỗ cô đã bỏ trốn, Arlette.

Cô phản bác:

- Không thực như
thế được.

- Không thực, đúng
vậy, như là có thể. Điều làm khả năng ấy chấp nhận được là điều bí ẩn xảy ra
lần thứ ba trong những điều kiện như nhau và rất có thể Jules de Mélamare,
Alphonse de Mélamare và Andrien
de Mélamare bị tổn hại vì ngôi nhà Mélamare đã bố trí theo cách ấy.

Arlette khẽ nhún
vai:

- Thế theo giả
thuyết của ông, ba lần âm mưu đó được lặp lại với những kẻ gian mới và mỗi lần
chúng đều nhận thấy cách bố trí đó?

- Kẻ gian mới,
đúng, nhưng những kẻ gian biết rõ công việc. Có điều bí mật của gia đình
Mélamare, một bí mật về sợ hãi và
suy sụp truyền qua nhiều đời. Đối mặt lại có một bí mật về thèm khát, cướp bóc,
tấn công không gặp nguy hiểm gì kéo dài ở một dòng họ đối kháng.

- Nhưng tại sao
những tên ấy đến đây? Chúng có thể trấn lột Régine Aubry trong xe ô tô, không
thiếu khôn ngoan đưa cô ấy vào nhà này để tước đi chiếc yếm đính kim cương.

- Thiếu khôn ngoan
thì không nhưng là một cách phòng vệ, để những người khác bị kết tội mà chúng
không bị trừng phạt.

- Nhưng tôi, tôi
không bị trấn lột và người ta không trấn lột được tôi vì tôi chẳng có gì.

- Người đàn ông ấy
theo đuổi cô có lẽ vì tình yêu.

- Vì điều ấy mà anh
ta cũng đưa tôi tới đây?

- Đúng, để làm
những người khác bị nghi ngờ.

- Môt lý do như thế
có đủ chăng?

- Không, niềm hận
thù, có thể là sự kình địch giữa
hai dòng họ mà vì nhũng lý do không rõ, dòng họ
này đã quen áp chế dòng họ kia.

- Ông và bà de
Mélamare sẽ biết điều đó.

- Không. Chính vì
thế họ thấy mình hèn kém và điều đó gây nên sự thất bại của họ. Các đối thủ
sống bên nhau trong một thế kỉ. Những người này không biết những người kia và
những người kia biết, mưu mô và hành động. Hậu quả là gia đình Mélamare bị
diệt, phải cho rằng có một loại ác thần hành hạ họ trong lúc chỉ có những người
nối tiếp nhau theo phong tục, theo tập quán, âm mưu lợi dụng tình thế, thực
hiện công việc ở đây và cố ý để lại những bằng chứng... như chiếc áo bạc. Như
vậy anh em Mélamare bị kết tội. Và những nạn nhân như cô, Arlette Mazolle và
như Régine Aubry nhận ra nơi họ bị đưa tới.

Arlette có vẻ không
thỏa mãn. Sự giải thích tuy đưa ra khôn khéo và giải đáp phù hợp với tình hình
Gilberte trình bày nhưng có cái gì đó “khiên cưỡng”, đụng đến những lập luận
trái ngược nhau và không sáng tỏ bao điều cần thiết và người ta không thể chấp
nhận dễ dàng. Dù sao đấy cũng là một sự giải thích và về nhiều mặt, cho cảm
giác không xa sự thật lắm.

- Được - Cô nói -
Nhưng ông hình dung...

Anh ta chữa lại:

- Tôi khẳng định.

- Ông khẳng định
tòa án chỉ có thể chấp nhận hoặc bác bỏ nếu người ta trình bày với họ. Ai sẽ
nói? Ai có đủ lòng tin và thành thực để buộc họ lắng nghe và sau đó tin được?

- Tôi - Anh ta táo
tợn nói - Chỉ có tôi có thể làm việc đó. Ngày mai tôi sẽ đến cùng với bà de
Mélamare, nhân danh là bạn cũ. Tôi sẽ nói sau một chuyến đi nhiều năm, tôi trở
về Paris trong lúc bà gặp cơn thử thách, tôi đã thề chứng minh bà và ông anh vô
tội, đã phát hiện ra nơi ẩn náu của bà, thuyết phục bà về nhà.

Khi những quan tòa đã
lung lay về lời khai kém dứt khoát của
cô và những ngờ vực của Régine Aubry, tôi sẽ trình bày tâm sự của Gilberte, để
lộ bí mật của gia đình Mélamare và nêu ra những kết luận cần thiết. Kết quả sẽ
chắc chắn. Nhưng như cô thấy, Arlette, bước đầu tiên là cô và Régine Aubry phải
làm. Nếu các cô không thực sự quyết đoán, nếu chỉ thấy mâu thuẫn và thiếu sót
trong sự giải thích của tôi, các cô hãy nhìn Gilberte de Mélamare và tự nhủ một
người đàn bà như vậy có thể là một kẻ trộm cắp chăng.

Arlette không ngần
ngại gì. Cô tuyên bố:

- Ngày mai tôi sẽ
khai theo hướng ông chỉ cho tôi.

- Tôi cũng thế -
Régine nói.

- Nhưng thưa ông -
Arlette nói thêm - tôi rất sợ kết quả không như ông mong muốn... không như
chúng ta mong muốn.

Anh ta kết luận,
dứt khoát:

- Tôi đảm bảo tất
cả.
Andrien de Mélamare có lẽ chiều mai chưa ra tù được. Nhưng sự việc xoay lại
một cách mà pháp luật không dám bắt giữ bà de Mélamare và ông anh có khá nhiều
hi vọng để giữ gìn mạng sống cho đến giờ được thả.

Gilberte lại đưa tay cho anh ta:

- Tôi cảm ơn ông, Antoine. Trước kia tôi đã hiểu lầm ông, xin đừng giận
tôi.

- Tôi không bao giờ giận bà, Gilberte, và tôi rất sung sướng được phục vụ
bà. Tôi làm điều đó là vì quá khứ. Tôi làm cũng vì lẽ công bằng và vì...

Anh ta hạ giọng, thái độ nghiêm trang:

- Có những việc làm người thực hiện vui thích hơn dưới con mắt một số người
nào đấy. Hình như những việc làm ấy, tuy rất tự nhiên, có một bước đi tới chiến
công và giúp ta tranh thủ sự tín nhiệm và tình thương yêu của những người thấy
ta hành động.

Những lời dài dòng ấy nói lên rất đơn giản, không khiên cưỡng, nhằm vào
Arlette. Nhưng vị trí những nhân vật trong phòng lúc đó không cho phép d’
Enneris thấy dược gương mặt họ và anh tưởng lời tuyên bố ấy nói với Gilberte de
Mélamare. Chỉ trong một giây anh nghi ngờ sự thật.

Antoine Fagérault không nói nhiều nữa. Gọi những người đầy tớ già, anh ta
tỉ mỉ dặn về vai trò của họ trong ngày mai và những câu trả lời họ phải đưa ra.
Sự nghi ngờ của d’ Enncris lan biến.

Hai người lắng nghe một lúc nữa. Hình như câu chuyện đã kết thúc, Régine đề
nghị để đưa Arlelte trở về.

- Chúng ta đi thôi - d’ Enneris thì thầm - Những người ấy không nói gì với
nhau nữa.

Anh bỏ đi, bực tức vì Antoine
Fagérault và Arlette. Ra ngoài, sự khó chịu ấy đổ lên đầu Van Houben đang nhô
ra đòi kim cương, bị xô mạnh ngã văng ra.

Béchoux cũng không may lắm khi muốn có một nhận xét:

- Nhìn chung con người ấy không đáng ghét lắm.

- Đồ ngu! - d’ Enneris rít qua kẽ răng.

- Sao lại ngu? Anh không nhận thấy ở anh ta một sự thành thật nào đó sao?
Giả thuyết của anh ta...

- Tôi ngu!

- Đúng, tôi biết. Có việc chúng ta gặp hắn ở quán Trianon, việc đưa mắt
trao đổi với người hán hàng và người này bỏ trốn. Nhưng anh không nghĩ tất cả
có thể phù hợp?

D’ Enneris không tranh luận. Ra khỏi khu vườn anh bỏ hai người cùng đi chạy
lại một chiếc taxi. Mười phút sau anh nằm dài trên trường kỉ nhà mình. Đấy là
cách anh lấy lại tự chủ, sợ làm điều gì không đúng trong những giờ rất căng
thẳng thần kinh. Anh cáu kỉnh tự nhủ:

- Hắn nắm tất cả mọi người và nếu không có sự cố ở quán Trianon có lẽ hắn
cũng gộp mình vào đấy... Và rồi, câu chuyên của hắn, quá ngốc nghếch!... Tòa án
có thể nghe theo, nhưng mình thì không! Mình không tin vào điều đó. Nhưng hắn
muốn gì? Tại sao hắn tận tụy với gia đình Mélamare?... Và làm sao hắn cả gan lộ
diện và xông lên trước như không có gì mạo hiểm? Người ta điều tra về hắn, lục
tìm cuộc đời hắn mà hắn vẫn bước tới?

D’ Enneris cũng điên lên vì Antoine Fagérault khôn khéo tiếp cận Arlette,
có một ảnh hưởng khó hiểu đối với cô, cản trở anh, tỏ ra rất mạnh đến nỗi cô
gái hành động vượt khuôn khổ của mình, thậm chí ngược lại với anh. Đấy là một
điều d’ Enneris đau khổ vì nhục nhã.

Chiều hôm sau, Béchoux đến, tỏ ra rất xúc động.

- Việc xong rồi.

- Thế nào?

- Mọi việc diễn ra như trình tư đã định. Đối chất. Thẩm vấn. Với thái độ
ngập ngừng và phủ nhận, Arlette và Régine làm ông dự thẩm bối rối. Lúc ấy bá
tước và bà em vào; chương trình vẫn tiếp tục.

- Với Fagérault là đạo diễn.

- Đúng, đạo diễn không bắt bẻ được, thật hùng hồn! Thật khéo léo!

- Bỏ qua đi. Tôi biết rõ người ấy, một tay khoác lác loại một.

- Tôi đoan chắc với anh...

- Kết luận: Một người được miễn tố? Bá tước sẽ được thả?

- Ngày mai hoặc ngày kia.

- Tai họa bất ngờ cho anh, Béchoux khốn khổ đã có trách nhiệm bắt giữ. Nhân
tiện, Arlette thế nào? Vẫn chịu ảnh hưởng của Fagérault chứ?

- Tôi nghe cô ấy báo với bà bá tước sẽ đi nghỉ ít lâu tại nhà một người bạn
ở nông thôn.

- Tốt lắm - Jean nói khi nghe tin dễ chịu ấy - Tạm biệt, Béchoux. Cố gắng
cung cấp cho tôi thông tin về Antoine Fagérault và bà Trianon. Bây giờ để cho
tôi ngủ.

Giấc ngủ của d’ Enneris là suốt một tuần lễ hút thuốc lá, chỉ bị gián đoạn
vì Van Houben đòi những viên kim cương và Régine ngồi gần ông này cấm ông quấy
rối những suy tư của anh, vì Béchoux điện thoại đọc cho anh tấm thẻ này:

“Fagérault - Hai mươi chín tuổi theo như hộ chiếu. Sinh tại Buenos Aires,
bố mẹ người Pháp, đã chết. Đến Paris đã ba tháng ở khách sạn Mondial đường
Chateaudun. Không nghề nghiệp. Một số quan hệ với giới mua bán xe ô-tô. Không
có thông tin gì về đời tư và quá khứ.”

D’ Enneris không ra khỏi nhà một tuần nữa. Anh suy nghĩ. Thỉnh thoảng anh
nhanh nhẹn xoa tay hoặc bước đi vẻ lo lắng. Cuối cùng một hôm có cú điện thoại
gọi tới.

Béchoux gọi anh với giọng ngắc ngứ:

- Anh đến ngay, đừng để mất thì giờ. Gặp nhau ở quán cà phê Rochambeau,
phía trên đường La Fayette. Khẩn.

Cuộc chiến bắt đầu và d’ Enneris vui vẻ đến đấy, có những ý tưởng rõ hơn và tình hình có vẻ bớt
rối rắm.

Vào quán cà phê Rochambeau, anh ngồi gần Béchoux đang ở phía trong, tựa vào
cửa kính trông chừng đường phố.

Béchoux khi đạt được kết quả, tỏ ra quan trọng và dài dòng hoa mỹ, mở đầu:

- Song song với những tìm tòi của tôi...

- Đừng nhiều lời to tát anh bạn. Đi vào sự việc.

- Vậy, quán hàng của Trianon vẫn đóng cửa. Hợp đồng thuê nhà của quán ấy
đứng tên một cô gái là Laurence Martin.

- Laurence Martin là người bán hàng ấy?

- Không. Tôi đã gặp công chứng viên. Laurence Martin không quá năm mươi
tuổi.

- Vậy bà ta cho thuê lại hoặc giao cho một người thay mặt.

- Đúng thế, bà ta giao cho người bán hàng... theo tôi, là chị của Laurence
Martin...

- Bà này ở chỗ nào?

- Không biết được. Hợp đồng thuê nhà đã mười hai năm và địa chỉ ghi trên đó
không đúng.

- Bà ta trả tiền bằng cách nào?

- Qua trung gian là một ông già đi khập khiễng. Tôi đang bế tắc thì sáng
nay có những trường hợp giúp tôi.

- May cho anh đấy.
Thế nào?...

- Sáng nay ở sở tôi
được biết có một bà nào đó vận động ông Lecourceux, cố vấn hội đồng, thay đổi
kết luận trong một báo cáo ông sắp tường trình. Ông Lecourceux vừa có một vụ bê
bối, muốn lấy lại thanh danh, đã báo cáo với cảnh sát. Chốc nữa bà ta sẽ đưa
tiền cho ông ấy trong văn phòng của ông, nơi hàng ngày mở cửa cho các cử tri.
Hai nhân viên đã ẩn mình trong phòng bên cạnh để bắt quả tang việc hối lộ.

- Người đàn bà có nói
tên mình?

- Không, nhưng tình
cờ, xưa kia ông Lecourceux có quan hệ với bà ta mà bà không nhớ.

- Và đấy là Laurence Martin?

- Đúng Laurence Martin.

D’ Enneris phấn khởi.

- Tốt quá. Sợi dây đồng lõa nối Fagérault với Trianon, bây giờ đi đến
Laurence Martin. Những gì vạch trần sự lừa lọc của Fagérault làm tôi vui thích.
Còn văn phòng cố vấn hội đồng ở đâu?

- Ở nhà đối diện, trên gác lửng. Chỉ có
hai cửa sổ. Phía sau là một phòng đợi như tiền sảnh của văn phòng.

- Đấy là tất cả những gì anh nói với tôi?

- Không. Nhưng thời
gian gấp. Đã hai giờ kém năm.

- Cứ nói đi. Không
liên quan đến Arlette chứ?

- Có đấy. Hôm qua
tôi thấy Arlette của anh - Béchoux nói giọng giễu cợt.

- Sao? Anh bảo tôi
cô ấy đã rời Paris kia mà!

- Cô ấy không rời Paris.

- Anh đã gặp cô ấy? Chắc chắn chứ?

Béchoux không trả lời. Ông đột ngột chồm dậy, dán mắt vào cửa kính.

- Chú ý! Bà Martin...

Phía bên kia đường một người đàn bà xuống taxi, trả tiền cho người lái.
Người cao lớn, ăn bận thô kệch, khuôn mặt có vẻ cứng rắn và tàn tạ. Khoảng năm
mươi tuổi. Bà biến vào hành lang cửa mở rộng.

- Rõ ràng là bà ta rồi - Béchoux nói, định bước ra.

D’ Enneris nắm lấy cổ tay ông.

- Tại sao anh đùa cợt tôi về Arlette?
Tôi không thả anh ra trước khi anh trả lời tôi.

- Anh điên à? Tôi có đùa cợt đâu! Thế này: Arlette chờ một người nào đó
trên con đường gần nhà mình.

- Người nào?

- Fagérault.

- Anh nói dối!

- Tôi nhìn thấy. Họ đi cùng với nhau.

Béchoux vùng ra được, đi qua đường. Nhưng ông không vào trong nhà. Ông ngập ngừng, nói:

- Không. Chúng ta ở
lại đây. Trường hợp Martin tránh được cái bẫy trên kia, phải đi theo bà ta. Ý
kiến anh thế nào?

- Tôi chẳng cần -
d’ Enneris mỗi lúc càng phấn khích, nhấn mạnh - Vấn đề là Arlette. Anh có lên
chỗ mẹ cô ấy?

- Arlette không đi
khỏi Paris. Hàng ngày cô đi và chỉ về để ăn tối.

- Nói dối! Anh nói
thế để làm rối tôi... Tôi biết rõ Arlette... Cô không thể...

Bảy, tám phút trôi qua. D’ Enneris nín lặng, bước trên hè phố, giẫm mạnh
chân và xen lẫn những người đi dạo.

Béchoux trông chừng, nhìn cửa ra vào. Bỗng ông trông thấy người đàn bà bước
tới. Bà ta quan sát họ rồi đi về một hướng khác, bước thật nhanh và bối rối rõ
rệt.

Béchoux bước theo chân bà. Nhưng khi đến trước cầu thang tàu điện ngầm, bà
xuống ngay bên dưới trong lúc một đoàn tàu vào ga. Béchoux bị bỏ lại. Ông bỏ cuộc.

- Chẳng được việc gì - Ông trở lại chỗ d’ Enneris nói.

- Mẹ kiếp! - Anh cười gằn, khá hài lòng về hẫng hụt của Béchoux - Anh làm
ngược lại điều cần làm.

- Điều cần làm như thế nào?

- Ngay từ đầu vào chỗ ông Lecoureux, bắt giữ bà Martin. Anh chịu trách
nhiệm về việc xảy ra trên ấy.

- Xảy ra việc gì vậy?

- Chúng ta lên xem. Nhưng đúng! Anh có một cách hành động lạ thật!

Béchoux leo lên gác lửng của cố vấn hội đồng, thấy ồn ào lộn xộn. Hai nhân
viên trông chừng gọi và vung vẫy như những người điên. Bà gác cửa chạy lên vừa
kêu. Những người thuê nhà cùng đến.

Giữa văn phòng, nằm dài trên một chiếc trường kỉ, ông Lecoureux đang hấp
hối, trán thủng và mặt đầy máu. Ông chết mà không nói được gì.

Hai nhân viên cảnh sát kể lại với Béchoux. Họ nghe bà có tên Martin lặp lại
lời đề nghị có liên quan đến một báo cáo và đếm tiền, họ sắp vào văn phòng thì
ông Lecourceux quá vội vàng, kêu lên. Đoán chừng nguy hiểm, người đàn bà chốt
ngay cửa lại vì họ đụng phải cánh cửa đóng. Họ bèn muốn chặn đường ra nên đi
qua tiền sảnh. Chiếc cửa thứ hai cũng không đẩy vào được tuy bên ngoài không
khóa. Họ cố sức đẩy. Lúc ấy một tiếng súng vang lên.

- Tuy thế người đàn bà tên Martin đã ở bên ngoài - Béchoux phản bác.

- Vì thế không phải bà ta giết - Một nhân viên nói.

- Vậy thì ai?

- Có lẽ là một ông già tồi tàn chúng tôi đã thấy ngồi trên ghế dài ở tiền
sảnh. Ông ta xin gặp và ông Lecoureux chỉ có thể tiếp ông ta sau khi tiếp người
đàn bà.

- Chắc chắn là một đồng bọn rồi - Béchoux nói - Nhưng ông ta làm thế nào
đóng cửa thứ hai được?

- Bằng một cục sắt có mấu luồn dưới cánh cửa. Không thể đẩy ra được.

- Ông ta ra sao rồi? Có ai gặp không?

- Có, tôi - Bà gác cửa nói - Nghe tiếng nổ tôi nhảy trong phòng ra. Một ông
già đang đi xuống, bình tĩnh nói với tôi: “Người ta đang đánh nhau trên ấy. Bà
lên đi.” Chắc là ông ta đã bắn. Nhưng làm sao nghi ngờ ông ta được? Một người
yếu đuối... đứng không vững... và đi khập khiễng.

- Đi khập khiễng? - Béchoux kêu lên - Bà chắc chứ?

- Chắc chắn, nhất định thế. Khập khiễng nặng nữa.

Béchoux ca cẩm:

- Kẻ đồng lõa với Laurence Martin. Thấy bà ta gặp nguy hiểm, hắn thủ tiêu
ông Lecourceux.

D’ Enneris lắng nghe vừa liếc mắt quan sát những tập hồ sơ chất đống trên
bàn. Anh hỏi:

- Anh có viết báo cáo gì mà Laurence Martin muốn có?

- Không. Ông Lecourceux chưa nói rõ. Nhưng là một báo cáo cố vấn hội đồng
được giao điều chỉnh một hướng nào đó.

D’ Enneris đọc các đề mục: Báo cáo về những lò mổ... Báo cáo về các khu
công cộng trong vùng... Báo cáo về việc kéo dài con đường Vieiile-du-Marais...
Báo cáo...

- Anh nghĩ về gì vậy? - Béchoux hỏi - Một vụ tồi tệ, đúng không?

- Vụ nào?

- Án mạng này...

- Tôi đã bảo tôi bất cần toàn bộ câu chuyện của anh! Anh muốn tôi làm gì về
tay đã quen việc đút lót bị giết và việc anh hành động không ra gì?

- Tuy thế - Béchoux nhận xét - nếu Laurence Martin là thủ phạm, Fagérault
mà anh cho là đồng lõa của bà ta...

D’ Enneris cắn chặt môi và thái độ giận dữ:

- Fagérault cũng là một tên sát nhân... Một tên kẻ cướp. Có ngày hắn sẽ rơi
vào móng vuốt của tôi, cũng đúng như tên thật của tôi...

Anh ngừng hẳn lại, đội mũ và đi ngay.

Một chiếc ô tô đưa anh đến đường Verdrel, trước nhà Arlette. Đã ba giờ kém
mười phút.

- A! Chào ông d’ Enneris - Bà Mazolle kêu lên - Đã lâu không gặp ông!
Arlette sẽ rất phiền lòng.

- Cô ấy không ở nhà?

- Không. Ngày nào nó cũng đi dạo vào giờ này. Cũng lạ là ông không gặp nó.