Mật mã tâm linh - Chương 2 - Phần 9

Bạn có biết “vùng câm” trong não của bạn không?

90% hoạt động bình thường của con người thường đến từ thói quen và quán tính. Động lực để thay đổi nó thường tiềm ẩn trong tiềm thức của chúng ta. Không nên vội vàng, sự thanh tịnh của tâm lý phải từ từ hoàn thành.

Khả năng của tiềm thức càng cần có thời gian để hòa hợp, thống nhất. Bọn chúng vốn là một quần hợp thống nhất, khi bạn đang ở vào trạng thái không thể khống chế được thì chúng sẽ xuất hiện, chiếm cứ hết tầng vỏ não của bạn, sinh sống không ngừng nghỉ. Có một bộ phận tập thể vô thức, chúng tồn tại một cách bí mật trong gen của bạn, giống như tướng mạo của bạn vậy, chúng cùng sinh ra với bạn. Ngoài việc chấp nhận nó bạn không có cách lựa chọn nào khác.

Vô thức là một vương quốc đen tối, thế nhưng hơn 90% thời gian lại làm chủ chúng ta. Lẽ nào bạn không muốn bước vào vương quốc ấy, để xem biên cương và mưu đồ của nó sao? Cho dù không có ánh sáng nhưng cũng có ngọn đuốc. Thực tế là không có gì cả, có ánh sáng của đom đóm, thế nhưng trong đêm tối ấy người và ngựa đều không khác gì mù dò dẫm đi cả.

Để trừng trị vô thức của bạn, thì bạn cần luyện binh thành những dũng sĩ dũng mãnh xông pha chiến trường, đó là trách nhiệm của bạn. Nếu không thì bạn sẽ mãi mãi là nô bộc của nó, luôn phải nghe theo mệnh lệnh của nó, lúc đó bạn thảm thế nào rồi đấy.

Trong tận cùng nội tâm bạn, bạn hãy tìm kiếm và xác định sở thích và yêu cầu chân chính của nó, chỉ đạo hành vi của bạn và phải ý thức được để đạt được sự điều chỉnh và hoàn chỉnh cao nhất, khả năng của bạn sẽ được tỏa sáng.

Tôi vô cùng khâm phục lý luận về tiềm thức của Freud. Theo lý luận này thì trong cơ thể của chúng ta còn tồn tại một vương triều bóng tối, nó chính là tiềm thức của chúng ta. Nó ngồi trong bóng tối, nơi đó có những loại động vật to lớn và không gian thì mịt mù. Những năm khi tôi làm bác sĩ tôi có được nghe thầy giáo giải thích về cấu tạo tầng vỏ não. Khu vực nào là quản lý xúc giác, khu vực nào quản lý ngôn ngữ, đều vô cùng rõ ràng. Có điều, xem xét một cách kỹ càng thì vẫn còn điều thắc mắc. Sau khi tính toán tất cả các khu vực và ghép lại với nhau thì không thể che phủ hết tầng vỏ não, vẫn còn một khu vực vô cùng rộng rãi không biết để làm gì. Tôi hỏi thầy giáo, vùng đất thừa còn lại để làm gì? Thầy giáo hướng dẫn nói vùng đó được gọi là “vùng câm”. Chính là trong các nghiên cứu phổ thông chúng ta không tìm được chức năng quản lý trực thuộc của nó. Nếu như trong não của bạn có một khối u, giả sử nó mọc ở trung khu ngôn ngữ, chúng ta thường gọi nó là “vùng Broca”. Cho dù bác sĩ ngoại khoa có thành công trong việc lấy được khối u của bạn ra ngoài, thì từ đó trở đi bạn không thể nói chuyện được nữa, bạn hoàn toàn mất đi chức năng ngôn ngữ. Nếu như khối u mọc ở khu câm, sau khi cắt bỏ thì có thể thấy người đó không hề có sự khác biệt gì lớn… Đây chính là nguồn gốc tên gọi của vùng câm.

Thật sự có phải là như thế không? Tôi hơi hoài nghi. Não là một vùng đất tấc đất tấc vàng. Không. Dùng tấc đất tấc vàng sao có thể thể hiện hết sự quý giá của não cơ chứ? Phải gọi là “tấc đất tấc kim cương” mới tương xứng. Không biết ai lại cố tình nói những lời hoang đường này chứ?

Các bác sĩ lâm sàng vui mừng khi khối u mọc ở vùng câm của bệnh nhân chứ không phải ở chỗ khác mà quên mất trách nhiệm giải thích câu hỏi vùng câm dùng để làm gì.

Cho đến hôm nay tôi vẫn chưa tìm được sự diễn đạt chính xác về mối quan hệ giữa khu câm và tiềm thức. Tư liệu thường nói: “90% khu vực trong đại não của chúng ta chưa được tìm ra”. Đồng thời lại có một cách nói khác, chính là: “ý thức của chúng ta chỉ chiếm khoảng 10%, 90% còn lại đều thuộc về tiềm thức, chúng tồn tại cùng với ý thức của chúng ta”.

Giữa hai số liệu 90% này liệu có điều gì không rõ ràng vướng bận lấy nó không?

Cho phép tôi làm một phép suy đoán. Trong não không có vùng câm, tất cả các khu vực đều phát ra tiếng nói của riêng mình, chỉ có có chỗ chúng ta nghe được, có chỗ chúng ta không nghe được. Trong vùng câm có tiềm thức của chúng ta. Tuy bạn không nghe được âm thanh của nó thế nhưng nó không hề im lặng. Nó dùng cách của nó để ảnh hưởng đến hành vi, tình cảm của chúng ta, chỉ có chúng ta còn mờ mịt trong đó mà thôi.

Cũng chính là nói, nếu như bạn điều chỉnh tốt tiềm thức của bạn, bạn chỉnh đốn và lãnh đạo nó, bạn và bản ngã của bạn cùng hòa hợp ở mức cao nhất thì bạn sẽ bước đi trên con đường vô cùng hoàn mỹ, bạn sẽ dần dần nắm bắt được năng lực khác thường của mình. Uy lực lớn lao của năng lực sẽ khiến chúng ta vô cùng ngạc nhiên. Từ trước đây đã có một câu thành ngữ: “Lấy một chọi mười”, nhìn chung cũng hơi khoa trương. Cho dù thực sự có điều đó đi nữa thì e rằng so sánh một hảo hán mãnh hổ và một người yếu không sợ gió, thì xét về mặt thể lực của bọn họ thì có thể có sự khác biệt. Bây giờ khi kết quả về tiềm thức được công bố xong thì món nợ trên coi như thôi. ý thức chỉ chiếm 10%, thì thành tích chỉ trong giây lát. Nếu đem 90% năng lượng trong ý thức phát huy hết thì đương nhiên với chín lần dũng khí và trí tuệ như vậy thì bạn có thể “lấy một chọi mười” rồi. Chúng ta cùng cố gắng vì một ngày đó đi nhé.

Điểm thần bí của trị liệu tâm lý chính là ở chỗ ảnh hưởng của mô hình tâm lý tiềm thức, bao gồm sự dần biến hoặc đột biến của giá trị quan và nguyên tắc hành sự. Sự tổ hợp lại của tiềm thức mới có thể hoàn toàn có hiệu quả và giữ được lâu dài.

Có bí ẩn không?

Vạch rõ nhân cách của bạn

Tôi rất thích cách phân chia nhân cách của một vị nữ bác sĩ tâm lý người Mỹ.

Nói đến nhân cách của con người, không nhìn thấy được cũng không cầm nắm được, thế nhưng nó lại có liên quan mật thiết đến mỗi con người. Con gái nếu như thích một ai đó thông thường sẽ nói người đó có nhân cách, nếu như nói người đó là người đê tiện, hèn nhát thì chính là nói người đó không có nhân cách. Chúng ta nếu như muốn nói người đó không hề có nhân cách thì cũng chẳng khác gì nói hắn ta không bằng đống phân chó… Từ đó có thể thấy “nhân cách” là một thứ vô cùng quan trọng.

Về sự phân loại nhân cách của con người thì bắt đầu đã có từ thời Hy Lạp cổ đại. Còn về cách phân biệt nhân cách đều khiến người ta hoa mắt chóng mặt, cho đến hiện nay nghe nói đã có gần một trăm loại thể hệ. Thực ra nhân cách là chỉ loại hình tâm lý mà mỗi người có, nó khống chế tình cảm, hành vi và quyết định của mỗi người, có quy luật tuần hoàn nhất định, có hệ thống hoàn chỉnh. Do đó, sự khống chế của nó có thể phục hồi được và cũng có thể dự đoán được. Đối với một người bình thường mà nói nhân cách chỉ có một, giống như nhóm máu của chúng ta mỗi người đều cần phải có, mỗi người một nhóm. Nếu như bạn có nhiều nhân cách thì chẳng phải là chuyện gì tốt đẹp cả, vì nó đã trở thành bệnh. Bạn có hai nhân cách thì được gọi là “hai nhân cách”, nếu như có nhiều nhân cách cùng tồn tại thì gọi là “đa nhân cách”. Y học gọi loại sau cùng là “chướng ngại nhận biết thân phận”, thuộc loại bệnh về khoa tinh thần.

Được rồi, chúng ta không nói đến người bệnh nữa, chúng ta nói về người bình thường vậy. Về phương pháp phân chia nhân cách người bình thường có rất nhiều loại, loại nào cũng có lý cả. Nhân cách con người có chỗ còn phức tạp hơn cả nhóm máu, không có cách nào dùng y học để dự đoán được. Ví dụ bạn muốn biết bản thân mình thuộc nhóm máu nào, đến bệnh viện, lấy một giọt máu mấy phút sau là bạn có thể biết kết quả chính xác. Bạn đến bất cứ bệnh viện nào, kiểm tra xong thì đều có kết quả như thế, không hề thay đổi. Thế nhưng nhân cách thì không giống thế, đến nay vẫn chưa hề có phương pháp chính xác, có thể nhanh chóng, đơn giản để tìm ra nhân cách của con người.

Tôi có một phương pháp phân chia nhân cách này vô cùng đơn giản, dễ học dễ nhớ. Tôi đã thử dùng nó với những người xung quanh, rất có tác dụng. ở đây tôi giới thiệu với mọi người để tham khảo.

Nhân cách chia làm bốn loại:

Loại thứ nhất: Loại đạo đức siêu việt

Loại người này coi việc theo đuổi sự cao thượng của đạo đức là mục tiêu phấn đấu cả đời. Bọn họ có thể vì lý tưởng và hạnh phúc của quần chúng có thể mạo hiểm hy sinh bản thân mình. Trong bất cứ tình huống khó khăn, gian khổ nào họ đều có nghị lực và dũng cảm phi thường.

Tôi còn nhớ khi tôi đọc câu chuyệnTrái tim Đan Kôcủa Gorki, Đan Kô trẻ tuổi đã dẫn mọi người đang đói rét vượt qua rừng rậm, khi mọi người mệt mỏi kêu than, Đan Kô sợ con người không vượt qua được rừng rậm, cho nên Đan Kô đã dũng cảm xé toang lồng ngực của mình lấy trái tim của mình biến thành một ngọn đuốc ấm áp, mở đường sống cho mọi người. Khi mọi người bước ra khỏi rừng rậm thấy ánh sáng mặt trời thì Đan Kô đã chết. Những người được Đan Kô cứu sống lại dẫm đạp, dày xéo lên trái tim tan nát của Đan Kô, khiến nó bắn tung tóe ra những ngôi sao lửa màu xanh… Đan Kô trong câu chuyện này chính là người có nhân cách như thế.

Loại thứ hai: Loại lãnh đạo, khống chế.

Loại người này rất dễ nhận biết. Bạn ngẩng đầu lên mà xem, lãnh đạo xung quanh đều do kiểu người này tạo thành cả. Hơn nữa tôi nghĩ nếu trong xương cốt bạn có kiểu dạng này thì dù không để cho bạn làm lãnh đạo cũng không được. Nếu như kiểu người này không làm được lãnh đạo thì bọn họ sẽ nhìn đông ngó tây, trong bụng đều là những lời oán giận vì có tài mà không gặp thời. Kiểu người này nếu như đạo đức hoàn toàn trong sạch, thanh liêm, có ý chí kiên cường, đảm đương mọi trách nhiệm thì tôi hoàn toàn đồng ý để bọn họ đứng trên cương vị lãnh đạo, không chỉ có thể đảm đương được mọi thứ, có thể chịu được những thứ mà người bình thường không chịu được, không hề trốn tránh khó khăn, trách nhiệm.

Loại thứ ba: Loại biểu diễn

Loại này tương đối dễ hiểu, cũng dễ tìm ví dụ. Ví dụ những người thuộc giới nghệ sĩ, về cơ bản đều thuộc loại hình này. Nếu như họ không thuộc loại này, mà làm diễn viên thì đó là một sai sót nhầm lẫn, bản thân cảm thấy khó chịu nhưng không nói ra, hoặc là thành một diễn viên không tốt. Trước đây khi tôi chưa biết thiên hạ có loại người này, tôi luôn cảm thấy khó hiểu với những người xung quanh đặc biệt là “người phát điên”. Tôi cảm thấy bọn họ thích thể hiện, thích thu hút sự chú ý của người khác, thích gây chuyện thị phi, thích thể hiện bản thân… Khi biết đặc điểm của loại người này tôi cũng khoan dung hơn nhiều rồi.Điều này giống như có cây mọc cao, thẳng, có cây nhiều cành nhiều lá, có cây là cây cao, có cây là cây thấp. Con người đi từ cổ đến nay, lúc đó đã có người lĩnh xướng, có người biểu diễn, hát ca, đời sau của bọn họ vẫn tiếp tục đến nay, họ theo đuổi ánh mắt của người người đam mê văn nghệ, cũng coi như là đang thi đấu ở một cuộc thi tiếp sức từ xưa đến nay.

Do sự nhạy bén của thời kỳ hiện đại ngày nay tôi cảm thấy một vận động viên giỏi cũng cần có tài năng biểu diễn. Có thể trước đây điểm này chưa thể hiện rõ bởi vì muốn bạn vùi đầu vào khổ luyện để đạt được tài năng xuất chúng, tố chất tâm lý tốt, khả năng cầm chắc chiến thắng cao hơn. Bây giờ thì không thành được nữa rồi, có hàng bao nhiêu người nhìn vào bạn, vận động viên đã trở thành diễn viên ở một mức độ nào đó, Bolt - quán quân điền kinh nội dung chạy một trăm mét thế vận hội đã biến sân thi đấu thành sân khấu. Những tuyển thủ thể dục sau này nếu như không có gen biểu biễn mà muốn trở thành một vận động viên hạng 1 thì e rằng họ phải vất vả rất nhiều.

Loại thứ 4: Loại thoải mái

Loại này coi cảm nhận của con người quan trọng hơn bất kỳ mọi thứ trên đời. Bọn họ chờ đợi sự an nhàn, ổn định, họ thường từ bỏ thứ mà mọi người thường coi là quan cao lộc dày, chỉ cần bản thân mình thanh tịnh, an nhàn. Đương nhiên, vào lúc cần thiết bọn họ cũng có thể mạo hiểm và phải trả giá, thế nhưng thông thường cần lý do rất lớn. Bọn họ rất rõ bản thân mình đang phải hy sinh, điều đó là trái với tính cách. Một khi điều kiện có thay đổi, bọn họ có cơ hội thoát khỏi tình cảnh gian khổ này, thì điều đó sẽ tiếp diễn lâu dài.

Tôi không biết bốn loại phân chia trên có bao gồm tất cả mọi người hay không nữa. Nhưng nên biết rằng mỗi một phương pháp phân chia đều không thể bao gồm hết trăm loại bệnh, đều không thể hoàn toàn được, đều có thể tìm ra ví dụ đặc biệt. Đặc biệt là tính cách con người phong phú và phức tạp càng khiến cho việc phân chia nhân cách trở thành một việc không dễ dàng gì. Có điều chúng ta vẫn cần phân chia như thế này, nó sẽ làm cho thế giới trở nên đơn giản hơn và có quy luật tuần hoàn hơn. Có thể phương pháp phân chia con người ra làm mười mấy loại nhân cách càng làm cho con người cảm thấy kì diệu và tôn kính hơn thế nhưng tôi vẫn cảm thấy chân lý luôn luôn đơn giản.

Đương nhiên, con người không phải là dòng chảy, không phân biệt rõ ràng kinh - vĩ. Cụ thể đến mỗi người thì rất có thể họ kiêm một loại, hai loại thậm chí là nhiều loại giao nhau. Nhưng tôi vẫn tin luôn có một loại hình là phương diện chủ yếu của tính cách, những thứ khác là thứ phụ.

Quay lại chủ đề của chúng ta. Nếu như bạn muốn tìm bạn đời, là người thuộc loại đạo đức cao thượng, bạn phải nên tự đánh giá xem bản thân mình có phải là kiểu người ấy không đã. Người đạo đức cao thượng, nhìn từ xa rất dễ khiến người khác khâm phục và ngưỡng mộ, thế nhưng nếu như là một người nhà thì bạn phải chấp nhận một điều là bọn họ sẽ coi lợi ích của quần chúng quan trọng hơn của bạn. Bạn không thể làm một phán đoán - họ đối xử tốt với người khác thì đối xử với bạn sẽ tốt hơn. Không, không phải điều đó. Khi bạn và họ kết thành một thể thống nhất bọn họ tất nhiên không thể coi bạn là người ngoài được, họ sẽ coi bạn là người của họ, đó là cùng họ trả giá, cùng họ cống hiến. Họ coi bản thân họ sống vì bên ngoài thì họ cũng muốn bạn như thế, điều này bạn phải chuẩn bị tư tưởng đi nhé. Nếu bạn không thể tiếp nhận được, thì sẽ xảy ra rất nhiều mâu thuẫn, bạn sẽ thấy oan ức, bạn sẽ cảm thấy tại sao trong mắt họ mình còn không bằng người ngoài? Điều này do thế giới quan và phương pháp luận của họ quyết định, không liên quan đến tầm quan trọng của bạn hay không.

Đối với những người thường hy sinh bản thân và lợi ích của người thân thì bạn phải suy nghĩ cẩn thận. Kiểu người đạo đức cao thượng, siêu việt này, trừ khi bạn cũng là một người như họ nếu không thì tuyệt đối không nên lấy. Bởi vì những người này giống như một viên kim cương hiếm thấy, nếu bạn không có nhan sắc tuyệt thế để phù hợp với họ thì thôi, nên lượng sức mình, thậm chí là lùi xa ba bước.

Kiểm tra cảm giác quy thuộc của bạn

Nhà tâm lý học Atter đã từng nói: “Yêu cầu lớn nhất của con người chính là yêu cầu quy thuộc”.

Nếu như bạn cảm thấy bản thân mình loạn thành một đám, không cái gì dùng được, vậy thì rất có khả năng đã có vấn đề gì đó xảy ra. Quy thuộc, đây là một yêu cầu nội tâm không thể coi nhẹ được. Đặc biệt là trẻ em, nếu như nó không được chăm sóc đầy đủ cảm giác quy thuộc thì cả đời nó sẽ lắc lư không biết về đâu.

Có người đi bốn phương, là vì muốn tìm một nơi ấm áp để lưu lại. Có người không ngừng tạm biệt là bởi vì không có ai có thể giữ được chân họ. Có người không ngừng vượt qua, là vì điểm đến giấc mơ của họ không cách nào dừng lại.

Quy thuộc, là sinh mệnh thứ hai của con người. Điểm này là do xã hội loài người thời kỳ đầu di truyền lại cho chúng ta trong vô thức. Bạn không thể từ chối.

Đương nhiên rồi, từ lúc đó đến nay, bao nhiêu năm qua đi, chúng ta đã không sợ bị đá ra khỏi sơn động để không biết sống như thế nào, thế nhưng nỗi sợ hãi vẫn tồn tại trong từng tế bào ngày một lớn lên, thậm chí nó còn lung lay triệt để sự tự tin của chúng ta. Ví dụ những lời nói khủng bố, chính là những ví dụ thường thấy. Rất nhiều người cho rằng đó là do nhát gan, thực ra không phải. Con người có thể không phát ngôn trong tập thể để tránh bị người khác nhìn với ánh mắt kỳ lạ chính là thiếu đi cảm giác quy thuộc. Bởi vì nếu bạn dám nói ra điều không phù hợp với quần chúng, chính là bạn đang tuyên chiến với họ.

Núi băng tâm lý

Mỗi một động tác biểu hiện ra ngoài của chúng ta thực ra là đã đi qua rất nhiều cánh cửa của tâm lý.

Từ hành động đến suy đoán tâm lý là một phương pháp thường dùng.

Nhưng tôi tin hành động nhất định ít hơn số lần tâm lý xao động, có thể ít nhiều bao nhiêu cũng không nói rõ được. Rất có thể con thuyền tâm lý đã bay qua muôn trùng núi, thì hành động mới vừa phát ra âm thanh đầu tiên.

Suy đoán này trong cuộc sống có tác dụng gì?

Đó chính là không nên chỉ dựa vào hành động mà suy đoán ra các động cơ đều như nhau. Cũng không được coi nhẹ cách nghĩ chưa được biểu hiện ra ngoài. Hành động là mặt nước lộ ra ở trên núi băng.

Khi tôi tham quan bảo tàng lịch sử và tự nhiên ở New York, tôi đã thấy tranh tiêu bản của núi băng.

Tuy theo lời của Hemingway tôi đã biết là núi băng rất ít nơi có nước, thế nhưng khi tôi thực sự nhìn thấy thể tích nước đọng lại ở dưới đáy núi băng tôi không kìm nén được sự ngạc nhiên.

Xem ra, câu nói của Hemingway không những chỉ đạo nguyên lý khi viết tiểu thuyết mà còn là một bức tranh tả thực về tình hình núi băng.

Lắng nghe nội tâm

Dựa theo nguyên tắc tâm lý học thì động cơ, hành vi của con người đa dạng và vô hạn. Có tính chất không thể suy đoán. Vì thế bạn không cần thiết phải biết người khác nghĩ gì bất cứ lúc nào, bạn chỉ cần biết rõ ràng bản thân mình nghĩ như thế nào, như vậy là đủ rồi.

Có thể bạn sẽ nói biết người biết ta trăm trận trăm thắng. Câu nói này khá hay thế nhưng câu này thực ra chỉ là một sự tưởng tượng của chủ nghĩa lãng mạn. Có ai trăm trận trăm thắng trong cả đời này? Nếu như không thể được vậy thì chỉ có cách lắng nghe nội tâm. Huống hồ đời người cũng không phải là chiến trường, có điều gì cần thiết khi giao lưu với người khác mà cần trăm trận trăm thắng? Đó là triết học chiến tranh, không phải là con đường xử thế lạc quan.

Chúng ta không thể tùy ý thay đổi đồ ăn cơ bản nhất của cuộc sống này, đây chính là tập thể vô ý thức của chúng ta. Chúng ta không thể thay đổi tình bạn, tình yêu, đây là một trong những phương pháp quý báu không thể bị hủy diệt từ cổ xưa đến nay. Chúng ta không thể không ca ngợi dũng cảm, bởi vì đó là vinh quang của tổ tiên ta, chúng ta không phải là đời sau suy yếu, không phải, mãi mãi không phải, chúng ta phải trân trọng mỗi giây phút quý giá trong cuộc đời này. Bởi vì chúng mà chúng ta mới phân khai với động vật. Chúng ta chỉ có yêu thích ánh sáng nếu không thì chúng ta sẽ biến thành những con côn trùng trong bóng tối… đơn giản như thế thôi. Nếu như bạn muốn thay đổi một vài phép tắc tinh thần nào đó thì chỉ có cách tự diệt bản thân mình để làm kết thúc, còn nhân loại thì vẫn tiếp tục đi lên.

Hãy từ bỏ ngay sự hèn nhát của bạn đối với khó khăn sinh tồn đi.

Chúng ta có lý do để sợ khổ. Sợ quá nóng, sợ quá lạnh, sợ gió cát... nói chung, đó đều là những thứ khiến cho chúng ta không thoải mái.

Có điều, trong tất cả những phát hiện mới đều có một số thừa số không quen thuộc tồn tại, đều có nguy hiểm và thất bại chờ đợi chúng ta. Phương pháp đơn giản nhất để vứt bỏ nỗi sợ hãi ấy là không sợ sự gian khổ của cuộc sống. Khi cơ thể chúng ta có thể chấp nhận được sự gian khổ của cuộc sống này thì chúng ta sẽ chấp nhận vượt qua nó để tiến về phía trước.

Dùng ngôn ngữ đơn giản nhất để nói ra điều sâu sắc nhất

Có một bí mật: Khi bạn bắt đầu tiếp nhận một quan điểm mới bạn nghĩ rằng mình đã hoàn toàn quên hết những cách khác nhau mà trước đây bạn học được, thế nhưng đó không phải là sự thực.

Từ bỏ khi chưa trải qua gian khổ thì quan điểm trước đây không dễ dàng gì rút lui, bởi vì chúng đã ăn sâu vào trong não của bạn rồi.

Dùng ngôn ngữ đơn giản nhất để nói ra điều sâu sắc nhất đây chính là một thể hiện của tài năng thực sự.

Thứ khiến người ta cảm thấy thoải mái tức là dễ dàng bước vào hệ thống tư duy của con người. Nếu như quá phức tạp, quá chính đáng thì ngay từ khi bắt đầu sẽ gặp sự từ chối và chạy trốn. Quan niệm dù có tốt hơn nữa cũng vẫn bị từ chối. Một khung sườn tốt chỉ có bước vào não của đối phương, lăn lộn trong đó, thay sự im lặng biến thành hành động, có như thế mới tính là có hiệu quả thực sự.

Tự mình nhận thức chính là bài học cả đời của mỗi người. Trong quá trình đó chứa đầy thử thách, lựa chọn, tranh đấu và thay đổi. Trong quãng thời gian đó chúng ta có thể phải nếm trải độ cao và độ rộng nhất mà chúng ta có thể đạt được, có thể cho cuộc sống của chúng ta có cơ hội thể hiện sự đa dạng của mình.

Đương nhiên rồi, bạn cũng có thể chọn cách co mình lại, không liên quan gì đến việc nào đó, nói như vậy bạn chẳng có liên quan gì đến cuộc sống phong phú này. Khi bạn rời xa thế giới này bạn sẽ cảm thấy tiếc nuối vì còn có quá nhiều điều chưa thực hiện được, thế nhưng tấm màn đã hạ xuống rồi.