Tâm lý học căn bản - Chương 03 - Phần 5
TRÍCH DẪN THỜI SỰ
KHÁM PHÁ NGUỒN GỐC CỦA KHẨU VỊ
Bạn có quen với tay lấy lọ muối khi ngồi vào bàn ăn không? Bạn có thích thêm một thìa đường vào một tách cà phê không?
Nếu bạn mắc phải thói quen ấy – làm phiền lòng các bác sĩ khoa dinh dưỡng – thì những người chịu trách nhiệm chung với bạn chính là những vị đã từng lo cho bạn ăn uống từ hồi bạn còn nhỏ. Theo các nghiên cứu mới đây thì khẩu vị hình thành phần lớn do kinh nghiệm ấu thời của chúng ta. Chẳng phải một số người chúng ta bẩm sinh thích ăn ngọt (hay ăn mặn) hơn người khác, mà chúng ta đã tập nhiễm thói quen này do cách nấu nướng của cha mẹ từ hồi chúng ta còn bé.
Các nhà tâm lý Susan Sullivan và Leann Brich (1990) căn cứ vào một nhóm tuổi trẻ em trước tuổi đi học để tìm hiểu xem khẩu vị của mỗi người được hình thành ra sao. Họ cho các em nếm các mẩu thức ăn thuộc một trong hai món ăn xa lạ đối với chúng – đậu phụ Nhật Bản (tofu) và phó mát ý (ricotta cheese). Một số em cho món đậu phụ hay phó mát ricotta quá nhạt nhẽo; một số em khác nói quá mặn; các em khác lại cho rằng quá ngọt. Cuộc thử nghiệm diễn ra 15 lần trong thời gian 9 tuần lễ.
Muốn xác định xem khẩu vị của các em dã bị ảnh hưởng như thế nào bởi thói quen dùng thức ăn nhạt, mặn, hay ngọt, người ta yêu cầu các em phát biểu cảm tưởng ưa thích đến mức nào đối với các món ăn thử nghiệm ấy vào ba dịp trong mấy tuần lễ sau. Kết quả thật minh bạch: các em đã hình thành khẩu vị ưa thích cách chế biến nào mà các em thường dùng. Nếu được cho ăn món tofu hay ricotta gia thêm muối, các em sẽ thích tofu và ricotta mặn hơn cách chế biến ngọt và nhạt; nếu hồi đầu chúng được cho ăn món tofu hay ricotta ngọt, chúng thích ăn ngọt hơn cách chế biến nhạt và mặn. Hơn thế nữa sự ưa thích của chúng đối với cách chế biến món ăn lúc đầu đã tăng thêm, mà khẩu vị của chúng đối với cách chế biến khác đi của cùng món ăn ấy sẽ giảm đi.
Như vậy dường như khẩu vị ưa thích ăn mặn hay ngọt tùy thuộc vào kinh nghiệm vị giác trước đây của chúng ta. Càng ăn nhiều một loại thức ăn đặc biệt nào, chúng ta càng dễ ưa thích món ăn ấy. Hiển nhiên, khám phá đó phù hợp với một giai thoại cổ xưa về món ô liu, một loại trái cây mà nhiều người mới ăn thử lần đầu đều thấy không hợp khẩu vị. Theo truyền thuyết này, cách làm quen với thứ ô liu có mùi vị độc đáo này là cứ mỗi luống cây, bạn ăn chín trái đến khi đi hết khu vườn, bạn sẽ ưa thích loại trái cây này suốt đời.
Dĩ nhiên, ngoài việc xác nhận giai thoại ấy cuộc nghiên cứu còn minh chứng rằng ảnh hưởng của các bậc phụ huynh đóng vai trò quyết định đối với khẩu vị của con cái họ. Nó cũng trình bày thành quả thực tiễn của cuộc nghiên cứu về các giác quan.
5. Tóm tắt và học ôn II–3,4
A. TÓM TẮT
– Các giác quan cảm nhận âm thanh, các trạng thái chuyển động và thăng bằng của cơ thể tập trung ở tai.
– Các bộ phận chính của tai là: Tai ngoài (outer ear, gồm rãnh thính giác và màng nhĩ); tai giữa (middle ear, gồm xương búa, xương đe, và xương bàn đạp), và cửa sổ bầu dục dẫn vào tai trong; tai trong (inner ear) có ốc tai (cochlea), lá nền (basilar membrane), và các tế bào lông (hair cells).
– Giác quan cảm nhận trạng thái thăng bằng cơ thể nằm trong các ống bán nguyệt (semicircular canals) và sỏi tai (otoliths, nhĩ thạch) thuộc tai trong.
– Các thông số của âm thanh là tần số và cường độ. Người ta tin rằng sóng âm thanh được chuyển hóa thành tín hiệu âm thanh cảm nhận được theo cả hai tiến trình định vị thính lực và tần số thính lực (place and frequency processes).
– Kiến thức của chúng ta về khứu giác, vị giác, và các giác quan ở da (xúc chạm, áp suất, nhiệt độ, và đau đớn) còn kém so với sự hiểu biết về thị giác và thính giác. Một công trình nghiên cứu quan trọng gần đây đã chú trọng tìm hiếu các nguyên nhân gây ra cảm giác đau đớn và phác họa các phương thức xoa dịu cảm giác này.
B. HỌC ÔN
1) Con đường có dạng hình ống dẫn từ tai ngoài vào bên trong được gọi là...
2) Nhiệm vụ của màng nhĩ (ear drum) là bảo vệ các dây thần kinh cảm giác ở bền dưới nó. Nó không có nhiệm vụ gì trong chức năng nghe. Đúng hay Sai?...
3) Ba tiểu cốt (xương nhỏ) ở tai giữa dẫn truyền âm thanh đến bộ phận nào trong tai?...
4) Các tế bào lông có thể bị tổn thương vì tiếng ồn quá lớn năm ở...
5)... là một khía cạnh của sóng âm thanh giúp chúng ta nghe được âm thanh lớn hoặc êm dịu, còn... là đặc điểm khiến cho âm thanh “cao” hay “thấp”.
6) Lý thuyết thính lực nào cho rằng toàn bộ lá nền (basilar membrane) phản ứng với một âm thanh, nó rung động nhiều hay ít tùy thuộc vào bản chất của âm thanh?
7) Ba ống chứa chất dịch thuộc tai trong có chức năng điều chỉnh cân bằng cơ thể được gọi là...
8) Loại hoa chất gây ra phản ứng ở đồng loại được gọi là...
9) Các tế bào khẩu giác (olfactory cells) có mức chuyên trách rất cao, mỗi loại chỉ phản ứng với một nhóm rất ít mùi mà thôi. Đúng hay Sai?...
10) Lý thuyết... cho rằng khi một số thụ thể ở da bị tác động do hậu quả của một vết thương, thì một “thông đạo” dẫn đến não bộ được mở ra khiến người ta cảm nhận được sự đau đớn.
C. CÂU HỎI TỰ VẤN
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm cải thiện các cơ quan cảm giác bị khuyết tật nhờ các thiết bị như máy trợ thính chẳng hạn. Bạn có tin rằng nhờ các phương pháp tương tự, nỗ lực nghiên cứu khoa học có thể thành công trong việc nâng cao khả năng vốn có sẵn của các giác quan (như tăng thêm tầm nhìn hoặc mở rộng phạm vi âm phổ của con người) không? Thành tựu này có thể đem lại lợi ích gì? Trở ngại gì cho con người?
(Giải đáp câu hỏi học ôn ở cuối chương)
III. TÌM HIỂU THẾ GIỚI CHUNG QUANH: TIẾN TRÌNH NHẬN THỨC
Hãy nhìn qua các mẫu vẽ ở hình 3 – 12. Đa số chúng ta sẽ nói rằng chúng ta thấy một hình tam giác chưa hoàn chỉnh ở hình 3 – 12 (a), bốn hình ống ở hình 3 – 12 (b) các dãy chấm hình tròn và hình vuông ở hình 3 – 12c, và một hình vuông nằm lọt giữa hai đường thẳng đứng ở hình 3–12 (d). Thế nhưng phải chăng đây là cách lý giải duy nhất? Một người duy lý sẽ cho rằng hình 3–12 (a) gồm có ba góc nhọn, tám vạch thẳng đứng ở hình 3–12 (b) bảy cột gồm các vật hình vuông tròn luân phiên ở hình 3–12 (c), và mẫu tự in “W” đặt trên mẫu tự “M” ở hình 3–12 (d).
1. Các quy luật Gestalt về cách bố trí và tổ hợp các kích thích
Các tiến trình nhận thức (perceptual processes) căn bản vận hành tuân theo một loạt nguyên tắc quy định cách tổ hợp các chi tiết thông tin thành các dạng tổng thể có ý nghĩa. Các nguyên tắc này được gọi là các quy luật Gestalt về dạng cấu trúc phức hợp (gestalt lawa of orsanization), đề xướng vào đầu những năm 1900 bởi một nhóm nhà tâm lý Đức nghiên cứu về các dạng tổng thể có ý nghĩa (gestalt). Nhóm này khám phá được một số nguyên tắc quan trọng ứng dụng hữu hiệu cho việc nhận thức các kích thích thị giác và thính giác sau đây:
– Tính khép kín (closure) việc tổ hợp thường được thực hiện dưới cái–dạng khép kín hoặc hoàn chỉnh. Như vậy, chúng ta thường có khuynh hướng bỏ qua các khe hở ở Hình 3–12 (a) và chú trọng đến hình dạng tổng thể.
– Tính tương cận (proximity) các phần tử kề cận nhau thường được tổ hợp lại. Vì vậy, chúng ta thường nhìn thấy các cặp dấu chấm chứ không nhìn thấy một hàng gồm các dấu chọn đơn lẻ như dưới đây, và ở hình 3–12 (b) chúng ta nhìn thấy các ống chứ không cho rằng đó là các đoạn thẳng đứng.
– Tính đồng dạng (similarity) các phần tử có hình dáng tương đồng thường được tổ hợp với nhau. Như vậy, ở Hình 3–12 (c) chúng ta nhìn thấy các hàng ngang gồm một loạt các dấu hình tròn và một loạt các dấu hình vuông, chứ không nhìn hãy các cột dọc gồm các dấu vuông tròn phức hợp.
– Tính đơn giản (simplicity). Nói chung, nguyên tắc Gestalt quan trọng nhất là nguyên tắc về tính đơn giản. Khi quan sát một mô hình nào đó, chúng ta thường nhận thức nó theo cách thức nhận xét đơn giản và trực tiếp nhất trong khả năng của chúng ta. Thí dụ, ở ảnh 3–12 (d) chúng ta thường cho là một hình vuông nằm lọt giữa hai đoạn thắng đứng, chứ không nói rằng đó là một mẫu tự sắp trên một mẫu tự khác. Nếu phải chọn cách lý giải, chúng ta thường nghiêng về cách chọn lựa lối lý giải đơn giản nhất.
2) Phân tích đặc điểm: Chú trọng đến các thành phần thuộc tổng thể
Quan điểm về nhận thức của các nhà tâm lý thuộc trường phái Gestalt nhấn mạnh đến cách thức chúng ta nhận hiểu các thành phần cá biệt trong một bối cảnh dưới dạng một tổng thể thống nhất và hoàn chỉnh – tức là dưới dạng một hình dạng hay một mô hình gồm các thành phần cá biệt tổ hợp lại. Quan điểm này dựa trên một giả định cho rằng tổng thể hơi khác biệt, và thực sự to lớn hơn, so với tổng cộng các thành tố cá biệt hình thành tổng thể ấy.
Một khảo hướng mới gần đây hơn về nhận thức theo một hướng khác hẳn. Phân tích đặc điểm (feature analysis) tìm hiểu cách chúng ta nhận thức một hình thể, mô thức, sự vật hoặc khung cảnh bằng một phản ứng trước tiên với các thành phần cá biệt cấu thành chúng. Sau đó các thành phần cá biệt này mới được vận dụng để tìm hiểu bản chất của sự vật mà chúng ta đang nhận thức.
Phân tích đặc điểm khởi đầu với chứng cứ cho rằng các nơron cá biệt trong não bộ nhạy cảm với các hình thể đặc biệt trong không gian như góc, đường cong, lập thể và đường viền chẳng hạn, như chúng ta đã bàn trên đây. Sự hiện diện của các nơron này chứng tỏ rằng bất cứ kích thích nào cũng có thể được tách ra thành một loạt các thành tố có đặc điểm riêng. Thí dụ, mẫu tự “R” là một phù hợp gồm một đường thẳng đứng, một đường chéo, và nửa vòng tròn.
Theo khảo sát phân tích đặc điểm, khi tiếp nhận một kích thích – như một bức thư chẳng hạn – hệ thống xử lý nhận thức thuộc não bộ của chúng ta khởi đầu phản ứng với các chi tiết trong thư. Mỗi chi tiết này được so sánh với các thông tin về các tình tiết đã được lưu trữ trong ký ức, khi các chi tiết đặc thù mà chúng ta đang nhận thức phù hợp với một số tình tiết đã được lưu giữ trước đây, chúng ta mới có thể nhận diện được kích thích ấy.
Hình 3–14: Mặc dù thoạt đầu khó phân biệt được vật gì trong hình vẽ này có lẽ sau cùng bạn song nhận ra được hình ảnh một con chó (Ronald C. James, trích từ Carraher, R.G. Thurston, JB (1966). Optical lllusions in the Visual Arts, NewYork: Von Nostrand Reinhold).
Hình 3–15: Theo khảo hướng phân tích đặc điểm, chúng ta chia nhỏ kích thích thành các chi tiết rồi so sánh chúng với các thông tin đã được lưu trữ trong ký ức. Khi thấy ăn khớp, chúng ta có thể nhận diện được kích thích ấy. Thí dụ này minh họa tiến trình nhận thức mẫu tự “R”
3. Xử lý từ – trên – xuống và từ – dưới – lên:
Ba–c–th–do–dược câ–nà–k–i–mọ–mẫ–ự–hứ–b–đề–th–ếu kh–ng? Sau một lúc suy nghĩ, bạn sẽ có thể hình dung ra câu này nói rằng: “Bạn có thể đọc được câu này khi mọt mẫu tự thứ ba đều thiếu không?”.
Nếu như tiến trình nhận thức căn cứ chủ yếu vào việc chia nhỏ một kích thích thành các yêu tố căn bản nhất, thì việc tìm hiểu câu nói này, cũng như các kích thích mơ hồ khác, sẽ không thể thực hiện được. Việc bạn có khả năng nhận thức được một kích thích mập mờ như thế minh chứng rằng nhận thức tiến hành theo hai con đường khác biệt nhau, gọi là xử lý từ – trên – xuống và xử lý từ – dưới – lên.
Theo cách xử lý từ – trên – xuống (top – down processing) nhận thức được hướng dẫn bởi kinh nghiệm hiểu biết, kỳ vọng, và động cơ ở cấp cao. Bạn có thể hình dung ra được ý nghĩa của câu nói thiếu sót các mẫu tự ấy nhờ kinh nghiệm đọc sách trước đây của bạn, và bởi vì cách hành văn có nhiều chỗ dư thừa: không phải bất cứ mẫu tự nào cũng cần thiết để đọc được ý nghĩa của câu văn. Ngoài ra, kinh nghiệm cũng góp phần quan trọng giúp bạn đọc hiểu câu văn. Bạn cũng có thể mong chờ một câu chứa đựng điều gì đó liên hệ đến tâm trạng của bạn, chứ không phải là những lời trữ tình trong bản nhạc Grateful Dead.
Cách xử lý từ trên – xuống được minh chứng bởi tầm quan trọng của vỏ não trong việc quyết định nhận thức của chúng ta về sự vật. Thí dụ: Hãy thử xem Hình 3–16. Đa số chúng ta đều cho rằng hàng thứ nhất gồm các mẫu tự từ “A” đến “F”, còn hàng thứ hai gồm các chữ số tự 10 đến 14. Nhưng nhìn kỹ một chút, bạn sẽ thấy “B” và “13” giống nhau. Rõ ràng nhận thức đã bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng của chúng ta về hai dãy ấy – cho dù 2 kích thích ấy hoàn toàn tương đồng.
Dĩ nhiên, kích thước từ – trên – xuống không thể diễn ra một mình được. Cho dù cách xử lý này giúp chúng ta lấp đầy các khe hở ở các kích thích mơ hồ và việc ngoài bối cảnh, chúng ta cũng không thể nhận thức được ý nghĩa của các kích thích ấy nếu không có cách xử lý từ – dưới – lên góp sức vào. Cách xử lý từ – dưới – lên (Bottom–up processing) bao gồm nhận biết và xử lý các thông tin về các thành phần cá biệt cấu thành kích thích. Chúng ta sẽ không tiến được bước nào trong việc tìm hiểu ý nghĩa của câu văn nếu chúng ta không thể nhận biết hình dáng cá biệt của các mẫu tự. Khi ấy, một nhận thức nào đó đã nảy sinh ở mức độ hình dạng và đặc điểm của mỗi mẫu tự cá biệt.
Như vậy, rõ ràng cách xử lý từ – trên – xuống và từ – dưới – lên diễn ra đồng thời, và tương tác lẫn nhau trong nhận thức của chúng ta về thế giới chung quanh. Chính cách xử lý từ – dưới – lên giúp chúng ta xử lý các đặc điểm của kích thích, còn cách xử lý từ – trên – xuống giúp chúng ta đem kinh nghiệm cũ của mình quy vào nhận thức hiện tại. Và khi hiểu biết thêm nữa về các tiến hình phức tạp liên quan đến nhận thức, chúng ta sẽ am hiểu tường tận hơn về cách thức mà bộ não của chúng ta thường dùng đến để diễn dịch các thông tin nhận được từ các giác quan và nhằm giúp chúng ta phản ứng thích hợp với môi trường chung quanh ta.
4. Tính bất biến của nhận thức
Hãy tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra khi bạn vừa nói chuyện xong với người bạn và cô ấy quay lưng bỏ đi. Bạn đưa mắt nhìn theo và hình ảnh cô ấy trên võng mạc của bạn càng lúc càng nhỏ dần đi. Bạn tự nhủ: “Tôi không hiểu tại sao cô ấy nhỏ dần đi.”
Dĩ nhiên, bạn không tin điều ấy chút nào. Bất chấp sự biến đổi thật sự về kích thước của hình ảnh trên võng mạc, bạn cứ khẳng định rằng cô bạn ấy càng lúc càng cách xa bạn. Dù cho cô ấy cách xa đến đâu và dù cho hình ảnh của cô ấy trên võng mạc của bạn nhỏ đến mức nào do khoáng cách xa ấy, bạn vẫn cứ nhận biết cô ấy theo kích thước như cũ.
Hình dáng cô bạn ấy trong tâm trí bạn không thu nhỏ lại nhờ tính bất biến của nhận thức. Sự bất biến của nhận thức (perceptual constancy) là hiện tượng trong đó các sự vật được nhận thức không biến đổi và có tính nhất trí, bất kể các thay đổi về hình dáng của chúng hoặc biến đổi ở một trường xung quanh.
Một thí dụ gây ấn tượng nhất về tính bất biến của nhận thức là cảnh trăng mọc. Khi mặt trăng mọc hồi đầu hôm ở sát đường chân trời, trông nó thật to – to hơn nhiều so với lúc nó lên giữa bầu trời vào nửa đêm. Chắc hẳn bạn cho rằng kích thước biểu kiến ấy của mặt trăng có được là do về mặt vật lý mặt trăng ở gần trái đất nhất vào lúc mới mọc. Nhưng thực tế không phải như thế.
Hình 3–16: Sức mạnh của bối cảnh được nêu rõ trong hình này. Lưu ý B và 13 giống nhau ra sao.
Thay vì thế, mặt trăng có vẻ to hơn khi nó xuất hiện sát đường chân trời chủ yếu là kết quả của sự vận dụng sai lạc tính bất biến của nhận thức. Khi mặt trăng ở gần đường chân trời, các khái niệm về mặt nhận thức bị xen tạp bởi địa hình và các sự vật như cây cối ở chân trời gây ra cảm giác sai lầm về khoảng cách. Do tính bất biến của nhận thức khiến chúng ta chú ý đến khoảng cách khi ngắm nhìn mặt trăng, nên chúng ta cảm thấy nó tương đối to hơn. Ngược lại, khi mặt trăng lên cao trong bầu trời, chúng ta ngắm nhìn nó theo bản thân nó; rồi tính bất biến của nhận thức khiến chúng ta thấy nó tương đối nhỏ đi. Muốn chứng thực điều này, hãy thử quan sát mặt trăng khi nó tương đối thấp ở chân trời qua một ống dòm bằng giấy; mặt trăng bỗng nhiên “co lại” bằng kích thước bình thường của nó.
Mặc dù tính bất biến của nhận thức không đưa ra một lý giải hoàn chỉnh cho ảo thị về mặt trăng, nhưng nó cũng góp phần với yếu tố quan trọng khác trong việc chi phối nhận thức của chúng ta về thế giới chung quanh. Tính bất biến của nhận thức không chỉ nảy sinh đối với kích thước mà còn với hình dáng và màu sắc của sự vật nữa. Hình ảnh hiện lên võng mạc của bạn biến đổi khi chiếc phi cơ bay đến gần, ngang qua đầu rồi biến mất, vậy mà bạn không hề nhìn thấy hình dáng của nó thay đổi. Tương tự ánh sáng êm dịu trong một nhà hàng đèn mờ khiến bạn để ý đến ánh mắt màu xanh mê hồn của cô bạn gái. Và có lẽ bạn sẽ không buồn lòng vì ánh sáng rực rỡ của ngày hôm sau khiến cho ánh mắt xanh ấy phần nào có đổi sắc đi. Thực ra, có lẽ bạn không hề thấy có sự khác biệt ấy: vì tính bất biến của nhận thức về màu sắc khiến bạn vẫn thấy ánh mắt ấy vẫn có sắc thái như cũ.
Người ta hoàn toàn không biết đích xác tính bất biến này chi phối nhận thức của chúng ta ra sao. Tình trạng này làm nẩy sinh hai lối lý giải trái ngược nhau.
Thuyết xây đựng (construction theory) cho rằng chúng ta sử dụng kinh nghiệm trước đây và kỳ vọng của mình về kích thước của sự vật để suy diễn ra vị trí của nó. Nhờ đã biết được kích thước của một sự vật, chúng ta căn cứ vào các biến đổi về kích thước hình ảnh của sự vật hiện tại trên võng mạc để suy diễn ra vị trí của sự vật này.
Ngược lại, một quan điểm khác do nhà tâm lý James Gibson đi tiên phong cho rằng tất cả những thông tin cần thiết để xác định khoảng cách của sự vật đều có thể nhận thấy ở hình ảnh của nó trên võng mạc của chúng ta. Theo cách giải thích gọi là thuyết sinh thái (ecological theory) này, tương quan giữa các sự vật trong một hoàn cảnh cho chúng ta các ý niệm về kích thước của sự vật ấy. Ngoài ra, các thông tin về bản chất của các bề mặt trong môi trường sự vật giúp chúng ta xác định được khoảng cách của sự vật gây kích thích đối với chúng ta. Thí dụ, các vật ở xa có cách bố trí bề mặt khác biệt với các vật ở gần chúng ta. Các khác biệt về cách bố trí bề mặt còn giúp chúng ta phán đoán trực tiếp về chiều sâu của sự vật nữa.
Cả thuyết xây dựng lẫn thuyết sinh thái đều không giải thích đầy đủ mọi khía cạnh thuộc tính bất biến của nhận thức, và có lẽ hai tiến trình này cùng phối hợp vận hành để hình thành tình trạng bất biến của nhận thức. Điều hiển nhiên là các khả năng nhận thức hình thành rất sớm trong đời sống chúng ta. Thực ra, khả năng nhận thức đã rất tinh tế ngay từ lúc chúng ta mới chào đời (Chương 10), mặc dù quá trình học hỏi và kinh nghiệm cũng đóng một vai trò quyết định trong việc phát triển khả năng này.
5. Nhận thức chiều sâu: chuyển hóa từ hai – chiều sang ba – chiều
Mặc dù cũng tinh vi ngang với bản thân võng mạc, các hình ảnh được phóng chiếu trên võng mạc lại có dạng phẳng và hai chiều. Thế giới chung quanh ta thuộc không gian ba chiều, do vậy chúng ta nhận thức nó theo cách ấy. Chúng ta chuyển hóa hình ảnh hai chiều ấy thành khái niệm ba chiều bằng cách nào?
Khả năng quan sát thế giới theo ba chiều kích và cảm nhận được chiều sâu – một năng khiếu được mệnh danh là nhận thức chiều sâu (depth perception) – có được phần lớn là nhờ sự kiện chúng ta có hai mắt. Giữa hai con mắt có một khoảng cách nhất định nên hình ảnh truyền đến mỗi võng mạc phải xê xích đôi chút. Khi ấy bộ não mới hợp nhất hai hình ảnh này thành một khái niệm hỗn hợp. Nhưng nó cũng không bỏ sót sự dị biệt giữa hai hình ảnh đó. Chính sự khác biệt do hai mắt (binocular dispanty) ấy giúp cho não bộ ước tính được khoảng cách từ sự vật đến chúng ta.
Bạn có thể tự mình tìm hiểu về sự khác biệt do hai mắt. Cầm một bút chì đưa ra xa bạn một tằm tay, và nhìn nó bằng một con mắt rồi sau đó nhìn bằng con mắt kia. Có một khác biệt nhỏ giữa hai hình ảnh trong bối cảnh lúc ấy. Giờ đây, bạn đặt bút chì ấy cách xa mắt bạn 6 inch (khoảng 1,5 mét), và thí nghiệm giống như trên. Lần này bạn sẽ thấy sự khác biệt giữa hai hình ảnh lớn hơn.
Sự khác biệt giữa hai hình ảnh ở võng mạc hai mắt thay đổi tùy theo khoảng cách của sự vật quan sát cho chúng ta một phương tiện để xác định khoảng cách: Nếu chúng ta quan sát hai vật, một ở khá gần chúng ta so với vật kia, sự khác biệt giữa các hình ảnh ở võng mạc sẽ tương đối lớn và chúng ta sẽ cảm nhận rõ nét hơn về chiều sâu giữa hai vật. Ngược lại, nếu hai vật cùng ở cách xa tương tự đối với chúng ta, thì sự khác biệt giữa các hình ảnh ở võng mạc sẽ không đáng kể, và chúng ta sẽ nhận định chúng có cùng khoảng cách đối với chúng ta.
Vì phương tiện bó buộc chiếu hình ảnh lên một khung vải phẳng hai chiều, các nhà làm phim phải cố gắng tạo ra ảo giác về nhận thức chiều sâu nhờ sử dụng hai camera, đặt hơi cách nhau một chút, để tạo ra các hình ảnh hơi khác nhau, mỗi loại dành cho một con mắt. Trong cuốn phim ba chiều, hai hình ảnh được chiếu đồng thời. Sự kiện này tạo ra một hình ảnh trùng nếu như chúng ta không đeo một loại kính đặc biệt đề giúp cho mỗi con mất nhìn được loại hình ảnh dành riêng cho nó. Loại kính đeo mắt đặc biệt này – quen thuộc với khán giả từ năm 1952 lúc cuốn phim ba chiều nhan đề Bivana Devil trình chiếu lần đầu tiên cho chúng ta cảm nhận xác thực về chiều sâu. Người ta cũng ứng dụng kỹ thuật tương tự để trình chiếu loại phim ba chiều trên vô tuyến truyền hình.
Giống như trường hợp chênh lệch giữa hai mắt do hai con mắt riêng biệt của chúng ta gây ra, sự hiện hữu hai lỗ tai cũng giúp chúng ta định vị âm thanh, tức là tiến trình nhờ đó chúng ta nhận diện được vị trí xuất phát âm thanh. Hai tai cách nhau khoảng 10cm, nên sóng âm thanh trong không khí vào đến một tai ở các thời điểm hơi khác nhau, tạo điều kiện cho não bộ sử dụng sự khác biệt ấy để định vị nơi xuất phát âm thanh ấy. Ngoài ra, hai tai ngoài (outer ear) còn làm chậm đi hoặc khuếch đại các âm thanh có tần số đặc biệt đến các mức độ khác biệt nhau nữa.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải hiểu rõ rằng chiều sâu hoặc vị trí của sự vật cũng có thể cảm nhận được bởi một giác quan duy nhất. Thí dụ, người ta không phải luôn luôn cần đến hai mắt để nhận thức chiều sâu; một số gợi ý cho phép chúng ta nhận thức được chiều sâu và khoảng cách chỉ với một con duy nhất thôi. Các gợi ý này được gọi là gợi ý độc nhãn (monocular cues). Một lời sợi ý độc nhãn – gọi là thị sai do chuyển động (motion parallax) là sự thay đổi vị trí của hình ảnh vật trên võng mạc khi bộ phận chuyển động đầu xoay chuyển qua lại. Não bộ có thể tính toán được khoảng cách của vật nhờ mức thay đổi hình ảnh trên võng mạc. Tương tự, kinh nghiệm dạy cho chúng ta biết rằng nếu hai vật có cùng kích thước thì vật ở xa sẽ tạo ra hình ảnh trên võng mạc nhỏ hơn so với vật ở gần chúng ta. Đây là thí dụ gợi ý độc nhãn về kích thước tương đối (relative size).
Cuối cùng, bất kỳ ai đã từng nhìn thấy hai đường ray tàu hỏa dường như gặp nhau ở đàng xa cũng đều biết rằng các vật ở cách xa chúng ta dường như gần nhau hơn so với các vật ở gần chúng ta. Hiện tượng này gọi là phối cảnh thẳng. Người ta dùng khái niệm phối cảnh thẳng (linear perspective) làm gợi ý độc nhãn để ước tính khoảng cách, giúp cho hình ảnh hai chiều trên võng mạc ghi nhận thế giới ba chiều chung quanh chúng ta.