Tâm lý học căn bản - Chương 10 - Phần 3
4. Tóm tắt và học ôn I
A. TÓM TẮT
– Một vấn đề căn bản trong ngành Tâm lý phát triển là vấn đề bẩm sinh và dưỡng dục, nhằm xác định ảnh hưởng tương đối của yếu tố hoàn cảnh và di truyền đối với tiến trình phát triển của con người.
– Trong suốt giai đoạn phát triển khi đứa trẻ chào đời, hợp tử gồm một tế bào duy nhất (the one – cell zygote) tiến hóa thành phôi (embryo), rồi sau nó thành thai nhi (fetus/foetus). Biến cố chào đời thường xảy ra 38 tuần lễ sau thời điểm thụ tinh hay thụ thai (the moment of conception).
– Các dạng rối loạn chủ yếu do các yếu tố di truyền là bệnh hồng cầu liềm (sickle – cell anemia), phenylketone niệu (PKU), bệnh Tay – Sachs, và Hội chứng Down. Còn các ảnh hưởng chủ yếu do yếu tố hoàn cảnh tác động đến tiến trình phát triển trước khi đứa trẻ chào đời và đến sức khỏe của trẻ sơ sinh là tình hình dinh dưỡng, tình trạng sức khỏe và tình trạng nghiện ngập của thai phụ.
B. HỌC ÔN
1/ Các nhà tâm lý phát triển quan tâm đến các cảnh hưởng của... lẫn... đối với tiến trình phát triển của con người.
2/ Triết gia John Locke tin tưởng rằng trẻ sơ sinh... như “tờ giấy trắng”, trên đó kinh nghiệm cuộc đời của chúng sẽ được viết lên.
3/ Cả hai loại yếu tố hoàn cảnh và di truyền đều ảnh hưởng đến tiến trình phát triển của con người, mà thông thường các tiềm năng di truyền thiết lập các giới hạn đối với các ảnh hương hoàn cảnh. Đúng hay Sai?...
4/ Nhờ quan sát các con vật giống nhau về mặt di truyền nuôi trong các môi trường sống khác biệt nhau có thể tăng thêm kiến thức về ảnh hưởng của các yêu tố hoàn cảnh và di truyền ở loài người. Đúng hay Sai?...
5/ Nghiên cứu... tìm hiểu cùng các đối tượng qua một thời kỳ kèo dài, còn nghiên cứu... tìm hiểu các đối tượng thuộc những nhóm tuổi khác nhau vào cùng một thời điểm.
6/ Cặp đôi các thuật ngữ sau đây với định nghĩa của chúng:
1... Hợp tử (Zygote)
a/ Đơn vị nhỏ nhất nhờ đó các thông tin di truyền được chuyển tải.
2... Gene
b/ Noãn đã thụ tinh (fertilized egg)
3... Nhiễm sắc thể (Chromosome)
c/ Cấu trúc hình que chứa đựng các thông tin di truyền.
7/ Các dạng phát triển đặc biệt phải xảy ra trong... để cho phôi phát triển bình thường.
8/ Phôi đã trải qua tuần lễ phát triển thứ 9 được gọi là...
C. CÂU HỎI TỰ VẤN
Nếu như các ảnh hưởng hoàn cảnh có thể tác động đến thai nhi đang phát triển, thì bạn cho rằng các bà mẹ tương lai ấy có phải bị truy tố trước pháp luật về tội nghiện rượu và các loại ma tuý khác khả dĩ tác hại đến các đứa con chưa chào đời của họ không? Hãy bảo vệ lập trường của bạn.
(Giải đáp câu hỏi học ôn ở cuối chương)
II. TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT VÀ XÃ HỘI TÍNH CỦA CON NGƯỜI
Đầu nó được nặn thành hình quả dưa dài và nhô ra phía sau đến mức chạm vào lưng... Nó được phủ bằng một chất liệu trắng dầy và trơn “như bôi mỡ”, khiến cho nó không bị cố định ở một chỗ, và cũng để giúp cho nó dễ chui ra khỏi bụng mẹ. Ngoài đám tóc đen trên đầu, toàn thân nó phủ đầy lông đen nhỏ gọi là “lông tơ”. Hai tai, lưng, đôi vai, và thậm chí đôi má của nó cũng đầy lông. Làn da nó nhăn nheo và mềm nhủn, lại dễ dàng gấp thành những chỗ xếp nếp nhất là ở đôi bàn tay và bàn chân của nó... Hai tai nó bị ép vào đầu trong tư thế kỳ lạ – mỗi bên tai tết chặt hướng về phía gò má. Chiếc mũi của nó tẹt và bị vẹo về một bên do bị ép mạnh khi nó chui qua hốc xương chậu.
Tạo vật này là gì? Mặc dù miêu tả này không phù hợp lắm với đứa trẻ sơ sinh của Gerber mà người ta thường thấy trên các chương trình phát hình quảng cáo, nhưng thật ra chúng ta đang nói về một đứa trẻ phát triển bình thường và trọn vẹn vào thời đlếm vừa mới lọt lòng mẹ. Được gọi là trẻ sơ sinh* (neonate), đứa trẻ chào đời dưới dạng khó mà nói là phù hợp với các tiêu chuẩn thẩm mỹ điển hình mà chúng ta thường hay vận dụng để miêu tả các trẻ sơ sinh. Vậy mà khi được hỏi thì bất kỳ bậc cha mẹ nào cũng nói: không cảnh tượng nào đẹp bằng hay gây xúc động bằng nhìn đứa con mới chào đời của họ.
Bề ngoài nhăn nheo của trẻ sơ sinh do một số nguyên nhân gây ra. Bởi vì phải chui qua cửa mình chật hẹp của bà mẹ để ra ngoài, nên các mẫu xương sọ chưa được cấu tạo hoàn chỉnh của nó bị nén lại với nhau và chiếc mũi của nó bị đè bẹp xuống. Nó được bao phủ bởi lớp dầu nhờn (vernix), là một chất màu trắng và trơn được tiết ra để bảo vệ da trước khi sinh, và toàn thân nó mọc đầy lông tơ (ungo) mềm mại. Mí mắt nó mộng đầy chất dịch do tư thế lộn ngược đầu lúc chui ra khỏi bụng mẹ.
* Trẻ sơ sinh (neonate): một trẻ thơ ở bất kỳ thời điểm nào trong 4 tuần lễ đầu đời. Thuật ngữ này đặc biệt dùng cho trẻ vừa mới lọt lòng mẹ hay trong tuần lễ đầu đời (theo Từ điển Y học).
Tất cả vẻ bề ngoài này sẽ biến đổi dần trong 2 tuần lễ đầu đời khi đứa trẻ sơ sinh ngày càng có dung mạo quen thuộc hơn. Nhưng nổi bật hơn nữa là những khả năng mà trẻ sơ sinh bắt đầu biểu lộ ngay từ lúc chào đời – những khả năng tăng trưởng theo một nhịp độ thần tốc qua các năm tháng sau đó.
Trẻ sơ sinh chào đời đã có nhiều hành vi phản xạ (refiexes) – tức là các phản ứng không do tiến trình học tập và không cố ý, tự động xảy ra khi tiếp xúc với một số kích thích. Phần lớn các phản xạ này đều tối cần thiết cho sự sinh tồn và phát triển tự nhiên như một bộ phận thuộc tiến trình trưởng thành của hài nhi. Chẳng hạn, phản xã sục sạo (rooting reftex) khiến cho trẻ sơ sinh xoay đầu về phía các đồ vật chạm vào má nó – như núm vú của mẹ nó hay của chất sữa. Tương tự phản xạ mút (sucking reftex) khiến nó mút các đồ vật chạm vào môi nó. Các hành vi phản xạ khác là phản xạ nuốt (gag reflex, để khai thông cuống họng); phản xạ giật mình (startle reftex, bao gồm một loạt cử động trong đó trẻ sơ sinh vung vẩy đôi tay, xòe các ngón tay, và gò lưng lại để phản ứng với tiếng động đột ngột); và phản xạ Babinski** (Babinski reftex), các ngón chân của bé xòe ra khi mép ngoài bàn chân của nó bị gõ trúng).
* Phản xạ bàn chân (plantar reflex) hành vi phản xạ xảy ra khi kéo 1 vật nhọn không sắc dọc theo bờ ngoài bàn chân từ gót đến ngón chân út. Bình thường, phản ứng gấp lại (the normal flexor response) là chuyển động các ngón chân xếp lại và quặp xuống. Còn chuyến động hướng ngón chân cái lên trên gọi là phản ứng duỗi ra (extensor response – hay là phản xạ Babinski). Ở tất cả những người trên 18 tuổi, phản xạ bàn chân là dấu hiệu nhạy cảm với bệnh ở não bộ hay ở cột sống (theo Từ điển Y học)..
Các phản xạ nguyên thủy này sẽ biến mất đi sau vài tháng đầu đời, và sẽ được thay thế bằng hành vi phức tạp và có tổ chức hơn. Mặc dù vào lúc chào đời trẻ sơ sinh chỉ biết cử động chủ ý hạn chế là nẩy ngược người lên, nhưng trong năm đầu đời khả năng cử động độc lập tăng trưởng vô cùng. Đứa hài nhi điển hình biết lật mình khi được 3 tháng tuổi; nó có thể tự mình ngồi dậy mà không cần ai nâng lúc được 6 tháng tuổi; đứng lên một mình vào không được 11 tháng rưỡi tuổi và chỉ hơn một năm là biết đi. Trong thời gian này, không chỉ khả năng thực hiện các cử động thô sơ tiến bộ, mà các cử động cơ bắp khéo léo của nó cũng ngày càng tinh tế hơn (như minh họa ở Hình 10–2).
Hình 10–2: Các mốc phát triển cơ thể cho thấy các độ tuổi mà hầu hết các đứa trẻ biết cách thực hiện các cử động thân thể khác nhau
1/ Tăng trưởng sau khi chào đời
Có lẽ dấu hiệu phát triển thấy rõ nhất là sự tăng trưởng cơ thể của đứa trẻ. Trong năm đầu đời, các hài nhi điển hình tăng thể trọng gấp ba lúc mới lọt lòng mẹ, và chiều cao của chúng cũng tăng lên gấp rưỡi. Hiện tượng tăng trưởng nhanh chóng này sẽ giảm dần khi đứa trẻ lớn tuổi lên – hãy tưởng tượng xem liệu người trưởng thành có tầm vóc khổng lồ đến mức nào nếu như nhịp độ tăng trưởng giữ nguyên không thay đổi – và mức tăng trưởng trung bình từ tuổi lên 3 cho đến lúc bắt đầu bước vào giai đoạn thanh xuân khoảng tuổi 13, là thể trọng tăng 5 cân Anh (khoảng 2,270 kg) và chiều cao tăng khoảng 7,6cm mỗi năm.
Các biến đổi cơ thể diễn ra khi đứa trẻ phát triển không đơn thuần là vấn đề tăng trưởng cơ thể, mà một tương quan về kích cỡ giữa nhiều bộ phận khác nhau trên cơ thể cũng biến đổi rất nhiều khi đứa trẻ lớn lên. Như bạn thấy ở hình 10–3, cái đầu của thai nhi (và của trẻ sơ sinh) to lớn kỳ lạ và không cân xứng với các bộ phận cơ thể khác. Nhưng chẳng bao lâu bộ phận đầu cân xứng dần với phần cơ thể còn lại khi sự tăng trưởng diễn ra phần lớn ở thân mình và chân tay.
Hình 10–3: Trong tiến trình phát triển, kích cỡ bộ phận đầu – so với phần cơ thể còn lại – giảm đi để đạt đến mức cân xứng ở tuổi trưởng thành
2/ Phát triển nhận thức để thích nghi với thế giới chung quanh
Khi bậc cha mẹ hãnh diện bế đứa con sơ sinh của họ lên để nhìn sâu vào đôi mắt nó, phải chăng đứa hài nhi có thể đáp ứng ánh mắt của họ. Mặc dù có thời người ta cho rằng trẻ sơ sinh chỉ trông thấy lờ mờ mọi vật, nhưng các khám phá mới đây nhất cho thấy các khả năng của chúng nổi bậc hơn thế nhiều. Cặp mắt của đứa trẻ tuy có khả năng thay đổi hình dạng thủy tinh thế rất hạn chế, khiến cho chúng khó nhìn thấy rõ các vật bên ngoài phạm vi khoảng 17,8cm đến 20,3cm cách mặt chúng, nhưng trẻ sơ sinh có thể nhìn theo các vật di động bên trong phạm vi thị trường của chúng. Chúng cũng tỏ ra có nhận thức sơ đẳng về chiều sâu khi chúng phản ứng bằng cách giơ tay lên khi một vật dường như di động nhanh về phía mặt chúng.
Có lẽ bạn sẽ cho rằng khó mà đo lường chính xác năng lực thị giác của trẻ sơ sinh, bởi vì tình trạng chưa biết nói và biết đọc khiến chúng không thể phát biểu được chữ “E” chẳng hạn thuộc dòng nào trên biểu đồ đo thị lực. Song le, người ta đã khám phá được một số phương pháp thô sơ căn cứ vào phản ứng sinh lý và phản xạ bẩm sinh của trẻ sơ sinh để trắc nghiệm năng khiếu cảm nhận của chúng.
Một kỹ thuật quan trọng nhằm đo lường biến động nhịp tim của trẻ, bởi vi nhịp tim liên quan chặt chẽ đến phản ứng đối với kích thích thị giác của chúng – hiện tượng này được gọi là quen thuộc. Quen thuộc (habituation) là hiện tượng giảm bớt phản ứng khi đã tiếp xúc nhiều lần với cùng một kích thích. Thí dụ, trẻ gặp phải một kích thích mới lạ sẽ chăm chú nhìn vật ấy, và nhịp tim của chúng sẽ nhanh hơn, nhưng khi kích thích ấy được lặp đi lặp lại nhiều lần thì mức chăm chú của chúng sẽ giảm đi, phản ảnh bởi nhịp tim đập trở lại mức bình thường – cho thấy hiện tượng quen thuộc đã xảy ra.
Nếu một kích thích mới xuất hiện tiếp theo sau đó, trẻ sẽ lại trải qua biến đối nhịp tim rõ rệt chừng nào chúng vẫn còn nhận thấy kích thích mới này khác biệt với kích thích cũ. Nhờ ứng dụng kỹ thuật này các nhà Tâm Lý Phát Triển có thể xác định được lúc nào trẻ ở độ tuổi chưa biết nói sẽ phân biệt được một kích thích nhất định.
Các nhà nghiên cứu đã xây dựng được một số kỹ thuật khác để đo lường năng lực cảm nhận của trẻ sơ sinh và trẻ thơ. Chẳng hạn, một kỹ thuật buộc trẻ mút một núm vú gắn liền với một máy điện toán. Biến động về nhịp độ và cường độ mút của chúng được dùng để suy đoán khả năng cảm nhận các biến đổi kích thích vị giác và khứu giác. Các phương pháp khác bao gồm tìm hiểu các chuyển động cặp mắt của trẻ và quan sát lối xoay chuyển đầu khi trẻ nhìn theo vật lạ.
Vận dụng kỹ thuật nghiên cứu ấy, hiện nay chúng ta biết được rằng cảm nhận thị giác của trẻ thật vô cùng tinh tế ngay từ lúc chào đời. Vừa lọt lòng mẹ, trẻ tỏ ra thích nhìn các mẫu vật góc cạnh hơn các mẫu vật trơn láng, cho thấy chúng có khả năng phản ứng đối với hình thể của đồ vật. Ngoài ra, ngay trẻ sơ sinh cũng nhận biết được tình trạng bất biến về kích cỡ của đồ vật, chúng biết rõ rằng các đồ vật vẫn giữ nguyên kích cỡ dù hình ảnh các đồ vật ấy hiện lên võng mạc có thể biến đổi theo khoảng cách của đồ vật.
Thực tế trẻ sơ sinh có khả năng phân biệt được các biểu lộ tâm trạng trên nét mặt – và thậm chí còn có thể bắt chước được các biểu lộ này nữa. Như bạn thấy ở Hình 10–4, trẻ sơ sinh nhìn thấy người lớn tươi cười, buồn rầu, hay ngạc nhiên thì chúng sẽ có thể bắt chước rất giống các biểu lộ ấy. Như vậy, ngay những trẻ còn rất bé bỏng cũng có thể đáp ứng tình cảm và tâm trạng biểu lộ qua nét mặt của những người chăm sóc chúng. Chính khả năng này thiết lập các nền móng cho năng khiếu tương tác xã hội của trẻ.
Hình 10–4: Đứa trẻ sơ sinh này hiển nhiên đang bắt chước cách biểu lộ tâm trạng vui, buồn, và kinh ngạc của người lớn làm mẫu trong các bức ảnh thú vị này.
Những khả năng thị giác khác phát triển nhanh chóng sau khi trẻ chào đời. Vào cuối tháng đầu tiên, trẻ có thể phân biệt được một số màu sắc, và sau 4 tháng chúng dễ dàng nhìn thấy được vật ở gần hay ở xa. Khoảng 4 hay 5 tháng tuổi chúng có khả năng nhận biết các đồ vật theo 2 chiều và 3 chiều không gian, và chúng còn vận dụng được quy tắc gestalt mà chúng ta đã có dịp bàn đến khi tìm hiểu nhận thức của người trưởng thành ở chương 3. Ngoài ra, một khả năng cảm nhận của chúng đều tiến bộ cực kỳ thần tốc: Chẳng hạn, mức nhạy cảm đối với kích thích thị giác ở tuổi lên 1 đã tăng gấp 4 lần so với lúc mới lọt lòng mẹ.
Ngoài thị giác, các khả năng giác quan khác của trẻ rất đặc sắc. Trẻ sơ sinh có khả năng phân biệt được các âm thanh khác nhau đến mức mới chào đời được 3 ngày chúng có thể nhận ra được tiếng nói của mẹ chúng rồi (Decasper & Flfer, 1980). Chúng cũng có thể phân biệt được các đặc điểm ngôn ngữ tinh tế làm nền tảng cho khả năng ngôn ngữ mà chúng ta đã bàn ở chương 7: chỉ bốn ngày sau khi lọt lòng mẹ chúng có thể phân biệt các âm thanh gần giống nhau như “ba” với “pa” chẳng hạn, và chẳng bao lâu chúng có thể phân biệt giọng nói bản xứ với giọng nói theo tiếng nước ngoài. Đến khoảng tháng thứ 6, chúng đủ sức phân biệt bất kỳ một khác biệt âm thanh để có thể bắt đầu tập nói. Ngoài ra, chúng cũng rất sớm phân biệt được các mùi vị khác nhau. Thậm chí dường như răng sữa có bẩm sinh thứ gì đó khiến trẻ sơ sinh thích ăn ngọt hơn các thức ăn có mùi vị khác.
3. Phát triển hành vi xã hội
Bất kỳ ai đã từng thấy qua đứa hài nhi toét miệng cười khi nhìn thấy mẹ nó cũng đoán biết được rằng cùng lúc với tiến trình phát triển cơ thể và nhận thức trẻ cũng phát triển về mặt xã hội tính. Bản chất của phát triển ban đầu về mặt xã hội tính của đứa trẻ sẽ thiết lập nền móng cho các mối tương quan xã hội kéo dài suốt đời nó.
Quyến luyến (attachment), ràng buộc tình cảm tích cực phát triển giữa đứa trẻ với một tác nhân đặc biệt, là hình thức phát triển xã hội tính quan trọng nhất diễn ra trong giai đoạn ấu thơ. Một trong những nhà điều tra đầu tiên chứng minh được tầm quan trọng và bản chất của hiện tượng quyến luyến là nhà tâm lý Harry Harlow. Harlow đã khám phá rằng các chú khỉ con nếu được chọn lựa giữa một con “khỉ” đan bằng dây kim loại có khả năng cung cấp thức ăn hoặc một con “khỉ” bằng vải nhồi mềm mại và ấm áp nhưng lại không có khả năng cho thức ăn, rõ ràng chúng ưa thích con khỉ bằng vải hơn mặc dù đôi khi chúng bò sang con khỉ bằng kim loại để được cho bú. Hiển nhiên, con khỉ bằng vải làm ấm lòng các chú khỉ con hơn; chỉ một mình thức ăn không đủ sức tạo ra sự quyến luyến (xem hình 10–5).
Hình 10–5: Dù “khỉ mẹ” đan bằng dây kim loại cho chú khỉ con bú để dịu con đói, nhưng “khỉ mẹ” bằng vải nhồi mềm mại vẫn được ưa thích hơn
Căn cứ vào công trinh khởi đầu này, các nhà nghiên cứu khác cho rằng sự quyến luyến nảy sinh thông qua sự đáp ứng của người chăm sóc cho trẻ đối với các dấu hiệu biểu lộ của chúng như khóc, cười, đòi bế hoặc đeo bám chẳng hạn. Sự đáp ứng của người chăm sóc đối với trẻ càng nhiều thì sự quyến luyến của trẻ càng bền chặt hơn.
* Quyến luyến (attachment):Trong tâm lý học, quyến luyến là tiến trình phát triển mối quan hệ chọn lọc đầu đời của trẻ thường thấy nhất là mối ràng buộc tình cảm với mẹ chúng. Quan hệ này tác động làm giảm lo âu trong bối cảnh xa lạ với trẻ và xây dựng nền móng để trẻ phát triển các quan hệ sâu xa hơn.
Bản chất của hiện tượng quyến luyến giữa trẻ với mẹ của chúng có hậu quả đối với tình trạng phát triển sau này của trẻ vượt khỏi tầm hiểu biết hiện tại của chúng ta. Thí dụ, một khảo cứu đã khám phá rằng các bé trai thiết lập tính quyến luyến vững chắc ở tuổi lên một sẽ ít bị rối loạn tâm lý khi trưởng thành hơn so với các đứa trẻ bị cha mẹ xa lánh hoặc vừa được yêu vừa bị ghét bỏ. Ngoài ra, trẻ quyến luyến bền chặt với mẹ chúng thường có nhiều năng khiếu về một xã hội và tình cảm hơn so với các trẻ đồng trang lứa có mức quyến luyến kém bền chặt, và chúng được xem là có tinh thần cộng tác hơn, có năng lực hơn, và có óc khôi hài hơn.
Vai trò của người cha: Trong nhiều năm trước đây, người cha đứng trong bóng tối khuất sau lưng người mẹ – ít ra cho đến khi vấn đề nghiên cứu về lãnh vực tâm lý phát triển được quan tâm đến. Bởi vì theo truyền thống người cha cho rằng sự ràng buộc mẫu tử là yếu tố tối cần thiết trong cuộc đời của đứa trẻ, nên các nhà nghiên cứu trong các thập niên trước đây chỉ chú trọng đến mối quan hệ giữa bà mẹ với đứa con của bà mà thôi. Tuy nhiên trong mười năm qua đã có nhiều công trình khảo cứu chú trọng đến người cha và các mối tương quan giữa họ với con cái.
Ngay trong các gia đình cả cha lẫn mẹ đều phải đi làm suốt ngày, nói chung các ông cha thường dành ít thời giờ chăm sóc và chơi đùa với con cái hơn các bà mẹ. Thế nhưng mức quyến luyến giũa người cha với con cái cũng có thể sánh ngang với tình mẫu tử. Mặc dù trẻ có thể đồng thời quyến luyến với cả cha lẫn mẹ, nhưng bản chất quyến luyến không luôn luôn giống nhau giữa trẻ với cha và mẹ chúng. Chẳng hạn, trẻ thường thích được mẹ vuốt ve âu yếm hơn, dù rằng các ông cha cũng giỏi an ủi và dưỡng dục trẻ không kém gì các bà mẹ.
Nguyên nhân gây ra các dị biệt này giữa tình quyến luyến mẫu tử với phụ tứ có lẽ là do các bà mẹ thường dành tương đối nhiều thời gian trực tiếp nuôi nấng và giáo dục con cái hơn, trong khi các ông cha lại dành tương đối nhiều thời gian hơn để chơi đùa với chúng. Ngoài ra tính chất chơi đùa với con của các ông cha lại khác biệt hẳn các bà mẹ. Các ông cha thường có lối chơi đùa giằng co về thể chất hơn; còn các ba mẹ lại thường có các trò chơi thiên về ngôn ngữ và các trò chơi truyền thống nhẹ nhàng như trò ú tim chẳng hạn. Những khác biệt trong cách chơi đùa như thế thường rất đậm nét, và xảy ra ngay trong thiểu số rất ít gia đình gặp trường hợp người mẹ phải làm lụng suốt ngày để bảo bọc gia đình trong khi người cha phải ở nhà trong con.
Bất kể các dị biệt giữa các hành vi của cha và mẹ, mỗi ông cha đều là một hình ảnh quyến luyến quan trọng và đóng một vai trò chủ yếu trong tiến trình phát triển xã hội tính của trẻ. Ngoài ra ngày càng có nhiều chứng cứ cụ thể cho thấy số thời gian người lớn dành cho trẻ kém quan trọng hơn so với tính chất sử dụng khoảng thời gian ấy. Hơn nữa, như chúng ta sẽ thấy ở đoạn Ứng Dụng TLH dưới đây, thậm chí những trẻ vì hoàn cảnh buộc phải xa cha mẹ và mất nhiều thời gian ở nhà trẻ cũng quyến luyến cha mẹ không kém gì các trẻ bình thường khác.
ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC
AI CHĂM SÓC TRẺ? XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ CỦA NHÀ TRẺ
Một bà mẹ và cậu con trai 3 tuổi của bà cùng nhau rời nhà ngay từ sáng sớm. Họ không đi du ngoạn trong ngày, mà hướng về nhà trẻ gần nơi làm việc của bà. Bà hôn từ biệt con để đến sở làm việc suốt ngày, và bà chỉ gặp lại nó 9 giờ đồng hồ sau đó khi đón con về nhà. Đây là cảnh tượng diễn ra 5 ngày mỗi tuần và hàng tuần mỗi năm của hai mẹ con – ngoại trừ kỳ nghỉ mát kéo dài hai tuấn lễ của bà mẹ.
Một năm những chuyển biến xã hội to lớn nhất diễn ra trong hai thập niên vừa qua là hiện tượng bộc phát số thiếu nhi đi nhà trẻ. Khoảng một triệu em, đa số vẫn còn trong tuổi ấu thơ, được chăm sóc bởi cô bảo mẫu, thường là ở các nhà trẻ xa như các em trong thời gian vài giờ đến suốt ngày. Đối những bậc cha mẹ dự tính cho con cái họ vào các nhà trẻ này, nẩy sinh một số các câu hỏi tối quan trọng: Việc chăm sóc trẻ như thế có ảnh hưởng gì đối với trẻ? Bao nhiêu tuổi các em có thể đi nhà trẻ được? Tiêu chuẩn nào để phân biệt được nhà trẻ nào chăm sóc có hiệu quả và nhà trẻ nào chăm sóc kém phẩm chất? Bởi vì vấn đề gởi con là cần thiết đối với nhiều gia đình mà cả cha lẫn mẹ đều phải làm lụng suốt ngày hoặc đối với các gia đình cha hoặc mẹ ở góa nuôi con, nên các câu hỏi này được xem là khá bức thiết.
May thay, những câu hỏi này đã được giải đáp nhờ các kết quả nghiên cứu suốt hai thập niên vừa qua, và – mặc dù hậu quả lâu dài của nhà trẻ chưa được xác định cụ thể – các kết quả thật đáng khích lệ. Các en đến nhà trẻ các chất lượng cao không những phát triển tốt đẹp như trẻ ở nhà với cha mẹ, mà thực tế về một số phương diện nào đó chúng còn phát triển tốt hơn hẳn. Các khám phá đặc biệt của hậu thuẫn này là:
– Phát triển xã hội tính: các nhà nghiên cứu đã khám phá được một số kết quả khích lệ từ kinh nghiệm của các nhà trẻ. Các em đi nhà trễ thường tỏ ra thân thiện và dễ mến hơn trẻ khác, chúng tương tác tích cực hơn với các giáo viên. Chúng cũng ngoan ngoãn và dễ hòa đồng hơn, mặc dù một số nghiên cứu cho rằng các em đi nhà trẻ thường có tính gây hấn và cố chấp hơn các trẻ đồng trang lứa, nhưng hậu quả này sẽ phai nhạt đi khi chúng lớn lên..
– Phát triển trí tuệ: Đối với trẻ thuộc gia đình nghèo khó hoặc kém may mắn, chế độ dưỡng nhi trong môi trường phong phú đặc biệt – môi trường có nhiều đồ chơi sách vở nhiều trẻ em khác, và các cô bảo mẫu với phẩm chất cao – Thường tỏ ra kích thích trí tuệ nhiều hơn môi trường gia đình của chúng. Chế độ chăm sóc trẻ trong điều kiện như thế có thể làm tăng thêm thành tựu về mặt trí tuệ phản ánh qua điểm số IQ cao hơn và phát triển ngôn ngữ khả quan hơn. Ngược lại, chúng ta chưa biết rõ hiệu quả cải thiện này kéo dài được bao lâu; các ích lợi về mặc trí tuệ đối với các em đi nhà trẻ sớm chưa được minh chứng ở những người trường thành đã được hưởng những chế độ chăm sóc này hồi còn bé.
Người ta cũng chưa biết chắc chế độ dưỡng nhi ở nhà trẻ có hỗ trợ phát triển trí tuệ cho trẻ xuất thân từ các gia đình giàu có hơn không. Tuy nhiên, một số nghiên cứu mới đây cho rằng các em đi nhà trẻ đạt được điểm số trắc nghiệm thông minh cao hơn các trẻ được chăm sóc bởi mẹ chúng, hoặc bởi các cô bảo mẫu.
– Quan hệ với cha mẹ: Phải chăng trẻ sẽ kém phần quyến luyến với cha mẹ khi chúng được gởi đi nhà trẻ để được người khác chăm sóc phần lớn thời gian mỗi ngày không? Câu hỏi này – được nêu lên bởi những người chỉ trích chế độ dưỡng nhi ở các nhà trẻ – là một câu hỏi khó giải quyết thỏa đáng, và các nghiên cứu về vấn đề này lại thường mâu thuẫn nhau. Một số chứng cứ cho rằng trẻ được gửi đi chăm sóc bên ngoài gia đình hơn 20 giờ mỗi tuần thì trong năm đầu sẽ tỏ ra kém quyến luyến với cha mẹ chúng hơn so với trẻ được nuôi dưỡng ở nhà.
Ngược lại, hầu hết các cuộc nghiên cứu khác đều cho thấy không có hoặc có rất ít khác biệt về mức độ quyến luyến với cha mẹ các em đi nhà trẻ với các trẻ được cha mẹ chăm sóc ở nhà. Hơn nữa, không có chứng cứ nào cho thấy các em đi nhà trẻ lại quyến luyến các nhân viên nhà trẻ hơn cha mẹ chúng; thực ra, dường như chúng còn tỏ ra quyến luyến cha mẹ hơn bình thường nữa. Nói chung, vẫn còn thiếu chứng cứ cho thấy các em đi nhà trẻ bắt quyến luyến cha mẹ hơn trẻ được cha mẹ chăm sóc thường xuyên ở nhà.
TÓM TẮT: Nhìn chung, hầu hết các công trình nghiên cứu đều khám phá được rất ít khác biệt giữa các em đi nhà trẻ có phẩm chất phục vụ cao đối với trẻ được cha mẹ chăm sóc ở nhà – đây là tình trạng an ủi cho các bậc cha mẹ quan tâm đến hậu quả của chế độ dưỡng nhi ở nhà trẻ đối với con cái của họ. Ngoài ra, các cuộc nghiên cứu lâu dài đều cho thấy các trẻ học lớp một, lớp ba, và lớp năm có mẹ bận công việc xã hội đều có thành tích học tập khả quan hơn, dễ thích nghi với xã hội hơn, và có óc tự lập hơn so với trẻ có mẹ không làm lụng suốt ngày. Chúng cũng tham gia nhiều hơn vào sinh hoạt nhà trường và đạt điểm số trắc nghiệm IQ cao hơn.
Tuy vậy cũng có nhiều nghi vấn chưa có lời giải đáp; phải chăng trước một lứa tuổi nào đó không nên đưa các em đi nhà trẻ? Hiệu quả của nhà trẻ lý tưởng so với các nhà trẻ phẩm chất kém khác nhau ra sau? Phải chăng loại chương trình chăm sóc nào được áp dụng mới là vấn đề quan trọng? Khi chọn một nhà trẻ người ta nên quan tâm tìm hiểu các đặc điểm chủ yếu nào? Nếu như đại đa số các bậc cha mạ đều phải làm lụng suốt ngày, thì các câu hỏi này phải được quan tâm tìm giải đáp. Do đó, đối với nhiều người vấn đề quan trọng không phải là liệu có nên chọn giải pháp gởi con đi nhà trẻ hay không, mả chính là liệu làm cách nào để khiến cho chế độ chăm sóc ở nhà trẻ có hiệu quả càng cao càng tốt.