Tâm lý học căn bản - Chương 12 - Phần 7

* Hội chứng tự mê (narcissism) Sự suy tôn bản thân quá mức hoặc không có cơ sở hợp lý. Theo lối dùng chữ của Freud, thuật ngữ này chỉ một tình trạng trong đó bản ngã/cái tôi (ego) được xem là một đối tượng đáng yêu. Một vài mức độ tự mê biểu hiện ở phần lớn mọi người, nhưng khi nó trở nên thái quá thì lại là một triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt, chứng rối loạn nhân cách và các rối loạn tâm thần khác.

Narcisse là một nhân vật trong thần thoại Hi Lạp, con của thần sông Cêphisse ở vùng Thespies thuộc xứ Bêtic. Nhân vật này thích chiêm ngưỡng hình ảnh của bản thân phản chiếu dưới nước, rồi đâm ra say mê vẻ đẹp của chính mình đến mức mọc rễ tại bờ suối biến thành loài hoa dại gọi là hoa “hoa narcisse”. Trong phân tâm học người ta dùng thuật ngữ narcissism để ám chỉ sự kiện năng lực tình dục, thay vì đầu tư vào hành vi hướng về người khác lại quay trở về bản thân, khiến cho bạn thân sống trong cô độc thiếu cảm thông với người khác. Những người này thích sống nội tâm, thích sống trong mộng tường cho rằng mình là “đáng yêu nhất” (chú của người dịch).

ỨNG DỤNG TÂM LÝ HỌC

TÀI LIỆU DSM VÀ NỀN VĂN HÓA – VÀ BỐI CẢNH VĂN HÓA CỦA TÀI LIỆU DSM

Theo đánh giá của hầu hết mọi người, thì cá nhân nào nghe được tiếng nói của những người mới chết có lẽ là nạn nhân của một rối loạn tâm lý nào đó. Vậy mà các thành viên bộ lạc da đỏ Plains thường xuyên nghe được tiếng nói của người chết gọi họ.

Đây chỉ là một trong số các thí dụ về vai trò của nền văn hóa trong việc đặt tên cho các lối ứng xử “bất bình thường”. Thực tế, trong số tất cả các rối loạn chủ yếu của người lớn thuộc cách xếp loại trong tài liệu DSM, chỉ có bốn loại phổ biến qua tất cả các nền văn hóa trên thế giới là: bệnh tâm thần phân liệt, rối loạn lưỡng cực, trầm cảm nặng, và các rối loạn dạng lo âu. Toàn bộ số còn lại đặc biệt áp dụng cho vùng Bắc Mỹ và Tây Âu.

Chẳng hạn, lấy thí dụ chứng chán ăn tâm thần (anorexia nervosa) mà chúng ta đã đề cập lần đầu ở chương 9. Chứng bệnh này là một rối loạn thể trọng trong đó bệnh nhân, đặc biệt là nữ giới, xây dựng quan niệm không đúng đắn về cơ thể bề ngoài của họ đến mức bị ám ảnh bởi thể trọng, rồi không chịu ăn uống gì cả, đôi khi bị chết vì nhịn đói. Loại rối loạn này chỉ xuất hiện ở các nền văn hóa có tiêu chuẩn xã hội cho rằng nữ giới có cơ thể thon thả là những người được ưa thích nhất. Bởi vì hầu hết thế giới không có tiêu chuẩn chung như thế, nên chứng chán ăn tâm thân không thấy xuất hiện ở các nền văn hóa khác. Điều thú vị là chứng rối loạn này không thấy xuất hiện ở mọi vùng thuộc châu Á trừ hai ngoại lệ: là các tầng lớp thượng lưu và trung lưu ở Nhật Bản và Hồng Kông, là những nơi bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi văn hóa Âu Tây. Một điều cũng thú vị là chứng chán ăn tâm thần là một dạng rối loạn mới xuất hiên gần đầy. Hồi thế kỷ 17 và 18, chứng bệnh này chưa từng xuất hiện, bởi vì cơ thể lý tưởng của nữ giới ở xã hội phương Tây thời bấy giờ là dáng dấp tròn trịa mập mạp.

Tương tự, chứng rối loạn đa nhân cách (dissociative identity/multiple – personality disorder) chỉ gây trở ngại ở các xã hội đề cao ý thức về bản ngã/cái tôi ở những vùng như Ấn Độ chẳng hạn, quan niệm về bản ngã căn cứ vào nhiều nhân tố bên ngoài và khá độc lập đối với con người. Ở các vùng ấy, khi một cá nhân biểu hiện các triệu chứng của một người mà xã hội phương Tây gọi là bị chứng đa nhân cách, người ta cho rằng cá nhân bị quỉ ám (khi ấy bị xem là mắc bệnh) hoặc các vị thần linh nhập xác (không cần phải chữa trị).

Ngoài ra, ngay trong trường hợp các dạng rối loạn nghiêm trọng như chứng tâm thần phân liệt chẳng hạn, xuất hiện ở khắp nơi trên thế giới. Các triệu chứng đặc biệt của bệnh cũng bị ảnh hưởng bởi các nhãn tố văn hòa. Như chứng tâm thần phân liệt tăng trương lực (catatonic schizophrenia) trong đó bệnh nhân bất động, dường như bị đông cứng ở một tư thế đôi khi kéo dài trong nhiều ngày là chứng hiếm thấy ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Ngược lại, ở Ấn Độ đến 80% số người bị chứng tâm thần phân liệt đều thuộc dạng tăng trương lực.

Những nền văn hóa khác có các dạng rối loạn không thấy xuất hiện ở phương Tây. Thí dụ, ở Malaysia một hành vi ứng xử gọi là “amok” đặc trưng bởi tình trạng bộc phát cuồng loạn ở một cá nhân, bình thường trầm lặng và cô lập, đột nhiên ra tay giết người hay gây thương tích trầm trọng cho người khác. Một thí dụ khác là chứng “koro”, xuất hiện ở nam giới thuộc vùng Đông Nam Á khi bị hoảng sợ quá mức thì dương vật của họ bị thụt sâu vào phần bụng dưới. Cuối cùng, một dạng rối loạn đôi khi xuất luận ở các vùng quê Nhật Bản là chứng “Kitsumetsuki”, trong đó người bệnh tin rằng bản thân đã bị loài cáo nhập xác nên biểu hiện ra nét mặt các đặc điểm của loài thú này.

Tóm lại, chúng ta không nên cho rằng tài liệu DSM đã đưa ra kết luận sau cùng về các chứng rối loạn tâm lý. Các dạng rối loạn mà tài liệu này tổng kết được chỉ là một sáng tạo thuộc nền văn hóa phương Tây vào một thời điểm đặc biệt, nên cách phân loại của nó không nên xem là có thể ứng dụng phổ biến cho mọi nơi trên thế giới.

8. Các dạng rối loạn ngoài các rối loạn chủ yếu

Tài liệu DSM–IV đề cập đến các dạng hành vi ứng xử bất bình thường rất nhiều hơn so với số dạng được thảo luận trong chương này, như rối loạn phản ứng tâm lý do sử dụng thuốc hay ma túy (psychoadive substance–use disorder) trong đó các rối loạn phát sinh do tình trạng lạm dụng các loại dược phẩm hay ma túy (đề cập ở chương 4) và các rối loạn tình dục trong đó người bệnh không thỏa mãn về sinh hoạt tình dục. Có các dạng rối loạn khác mà chúng ta chưa từng đề cập đến và các dạng rối loạn đã được thảo luận còn có thể phân ra thành các nhóm nhỏ. Và ngay cả tài liệu DSM–IV cũng bỏ sót một vài dạng rối loạn tâm lý như các dạng mà chúng ta sẽ thảo luận trong đoạn ứng dụng TLH dưới đây.

Như vậy, về một vài phương diện, thảo luận của chúng ta chỉ mới chạm đến bề mặt của vấn đề thôi. Thách đố đối với các nhà tâm lý quan tâm đến hành vi ứng xử bất bình thường là cải thiện tầm hiểu biết của mình đối với bản chất và các nguyên nhân gây ra các dạng rối loạn tâm lý này nhằm giúp cho bệnh nhân bớt đau khổ hơn trong cuộc sống, cũng như nhằm mục đích ngăn chặn bệnh phát sinh ngay từ đầu – là các vấn đề mà chúng ta sẽ thảo luận ở chương kế tiếp.

THỪA HƯỞNG THÀNH QUẢ CỦA TLH: XÁC ĐỊNH THỜI ĐIỂM CẦN ĐẾN SỰ GIÚP ĐỠ

Sau khi tìm hiểu phạm vi và các dạng rối loạn tâm lý có thể tác hại đến con người, có lẽ bạn sẽ không ngạc nhiên khi thấy bản thân bị một (hay nhiều) dạng rối loạn mà chúng ta đã từng đề cập trong chương này, người ta thường hay khẳng định rằng bản thân mắc phải những rắc rối mà họ đang nghiên cứu tìm hiểu – trường hợp cổ điển về bệnh nghề nghiệp của giới sinh viên y khoa. Bởi vì đây là một hiện tượng rất thường thấy, nên điều quan trọng là bạn cần ý thức thật rõ về các cạm bẫy của việc tự chẩn đoán.

Một trong các sự thật hiển nhiên trong giới chuyên môn hành nghề luật pháp là luật sư biện hộ cho bản thân chính là khách hàng khờ dại. Tương tự, chúng ta có thể nói rằng những người cố gắng xếp loại dạng rối loạn tâm lý của bản thân đang phạm phải một sai lầm rồ dại. Hành vi ứng xử bất bình thường là một chủ đề vô cùng phức tạp bởi vì sự phân loại các dạng rối loạn tâm lý dễ mắc phải sai lầm chủ quan nhất, và bởi vì bản chất rất khó hiểu và hay thay đổi của các trường hợp rối loạn đến cả các nhà chuyên môn được huấn luyện hoàn bị và đầy kinh nghiệm về sức khỏe tâm thần cũng phải lúng túng, thì kỳ vọng rằng sau khi đọc một chương sách trong một tác phẩm tâm lý nhập môn bất kỳ ai cũng có thể chẩn đoán chính xác bệnh tình, đó quả là một điều phi lý.

Ngược lại, có những hướng dẫn giúp bạn xác định được khi nào chúng ta cần đến sự giúp đỡ của giới chuyên môn. Các dấu hiệu dưới đây cho thấy trường hợp cần đến sự can thiệp từ bên ngoài:

– Cảm thấy đau khổ tâm lý kéo dài phương hại đến hạnh phúc, uy tín và khả năng hành xử hiệu quả trong các sinh hoạt thường ngày.

– Các trường hợp căng thẳng quá mức khiến cho bạn có cảm giác không thể đối phó được tình huống gặp phải.

– Trạng thái trầm cảm hay cảm giác tuyệt vọng kéo dài, đặc biệt trong các trường hợp không có bất kỳ một nguyên nhân cụ thể nào (như cái chết của một người có quan hệ gần gũi với bản thân chẳng hạn).

– Xa lánh người khác.

– Cơ thể bị khó chịu lâu dài mà chưa xác định được nguyên nhân vật chất nào cả.

– Cơn sợ hãi hoặc ám ảnh sợ hãi gây trở ngại cho các hoạt động thường ngày của bạn.

– Có cảm giác người khác đang lợi dụng bạn hoặc đang bàn tán và âm mưu ám hại bạn.

– Thiếu khả năng tương tác hiệu quả với người khác, gây trở ngại cho vực thiết lập tình bạn và các quan hệ yêu thương.

Các tiêu chuẩn trên đây đại khái là một số hướng dẫn nhằm xác định khi nào các vấn đề bình thường trong cuộc sống hàng ngày vượt ra khỏi khả năng đối phó của bản thân bạn. Trong các tình huống ấy, thì biện pháp kém hợp lý nhất là nghiền ngẫm các dạng rối loạn tâm lý mà chúng ta đã thảo luận để cố gắng xếp loại bản thân vào một loại rối loạn đặc biệt nào đó. Biện pháp hợp lý hơn là xem xét đến việc nhờ đến sự giúp đỡ của giới chuyên môn – một việc làm mà chúng ta sẽ thảo luận ở chương kế tiếp.

9. Tóm tắt và học ôn IV

A. TÓM TẮT

– Các dạng rối loạn tâm trạng (mood disorders) đặc trưng bởi các rối loạn tình cảm nghiêm trọng đến mức gây trở ngại cho sinh hoạt thường ngày.

– Chứng tâm thần phân liệt (schizophrenla) là loại bệnh được chẩn đoán định bệnh nhiều nhất trong số các bệnh nhân nhập viện đề chữa trị rối loạn tâm trí.

– Những người bị các dạng rối loạn nhân cách (personality disorders) tuy không cảm thấy bản thân đau khổ như các dạng rối loạn tâm lý khác, nhưng họ lại có các nét nhân cách thích nghi lệch lạc khiến họ không có khả năng hành xử đúng tư cách là các thành viên bình thường trong xã hội.

– Các dạng hành vi ứng xử bất bình thường khác gồm có rối loạn tình dục (sexual disorders) và rối loạn phản ứng tâm lý do lạm dụng dược phẩm học ma túy (psychoactive substance – use disorders)

B. HỌC ÔN

1/ Henry cảm thấy thất vọng sâu sắc, bản thân không xứng đáng và tâm trạng cô đơn kéo dài trong nhiều tháng. Các triệu chứng của anh biểu thị cho:

a. Một phản ứng thích nghi.

b. Trầm cảm bình thường.

c. Trầm cảm nặng.

d. Trầm cảm giả tạo.

2/ Các trạng thái sảng khoái cực điểm và tràn trề sinh lực đi đôi với trầm cảm nghiêm trọng đặc trưng cho dạng rối loạn...

3/ Athur tin tưởng rằng cái ý nghĩ của anh bị chi phối và kiểm soát bởi những con người bên ngoài không gian là một thí dụ về...

4/ Bệnh tâm thần phân liệt có triệu chứng xuất hiện đột ngột và dễ nhận biết ngay từ đầu, còn bệnh tâm thần phân liệt... phát triển dần dà suốt đời bệnh nhân.

5/... cho rằng chứng tâm thần phân liệt có lẽ do tình trạng sản sinh quá mức cái chất dẫn truyền thần kinh trong não bộ gây ra.

6/ Lý thuyết nào trong số các lý thuyết sau đây cho rằng chứng tâm thần phân liệt gây ra bởi một phối hợp gồm nhân tố tiền định di truyền và các tác nhân gây căng thẳng trong hoàn cảnh sống?

a. Lý thuyết vô tình tiêm nhiễm (learned – in attention theory).

b. Quan điểm tiền định di truyền (predisposition model).

c. Giả thuyết dopamine (dopamine hypothesis)

d. Lý thuyết ý thức tình trạng bất lực (learned – helplessness theory).

7/ Rối loạn nhân cách... đặc trưng bởi thái độ bất chấp các nguyền tắc xã hội học quyền lợi của người khác.

8/ Cá nhân có ý thức thổi phồng quá đáng về tầm quan trọng của bản thân và không thèm quan tâm gì đến cảm nhận của người khác đã mắc phải chứng rối loạn nhân cách...

C. CÂU HỎI TỰ VẤN

Các rối loạn nhân cách thường đặc trưng bởi tình trạng thiếu khả năng nhận thức sáng tỏ. Nhiều người bị dạng rối loạn này trên căn bản dường như sống có vẻ bình thường và không đe dọa đến người khác. Bởi vì những người này có khả năng hành xứ khả quan trong xã hội, tại sao lại xem họ là “bị bệnh”?

(Giải đáp câu hỏi học ôn cuối chương)

V. NHỮNG ĐIỂM CẦN GHI NHỚ

– Làm cách nào phân biệt được hành vi ứng xử bình thường và bất bình thường?

1. Định nghĩa thỏa đáng nhất về hành vi ứng xử bất bình thường là định nghĩa căn cứ vào các hậu quả tâm lý của hành vi ấy; các hậu quả này được xem là bất bình thường trong trường hợp chúng gây ra cảm giác đau khổ, lo âu, hay tội lỗi hoặc trong trường hợp chúng gây tổn thương cho người khác. Một định nghĩa hữu ích khác lại xem những người không có khả năng thích nghi với xã hội và không đủ sức hành xử phù hợp với tư cách là thành viên trong xã hội là những người có hành vi ứng xử bất bình thường.

2. Không một định nghĩa duy nhất nào hoàn toàn chính xác: do đó, điều hợp lý là xem hành vi ứng xử bình thường và bất bình thường nằm ở hai đầu một thang đánh giá, với lối cư xử hoàn toàn bình thường nằm ở một đầu và lối cư xử hoàn toàn bất bình thường nằm ở đầu kia.

– Các chuyên viên sức khỏe tâm thần theo các quan điểm chủ yếu nhờ điểm chủ yếu nào để chẩn đoán hành vi ứng xử bất bình thường, và các quan điểm ấy được áp dụng ra sao vào các trường hợp đặc biệt?

3. Quan điếm y học về hành vi ứng xứ bất bình thường xem tinh trạng bất bình thường là một triệu chứng của một bệnh căn bản cần phải được chữa trị. Còn quan điểm phân tâm cho rằng hành vi ứng xử bất bình thường gây ra bởi các xung đột trong vô thức phát sinh từ các kinh nghiệm trong quá khứ. Muốn giải quyết các rối loạn tâm lý, người ta cần phải giải quyết các xung đột vô thức ấy.

4. Ngược lại các quan điểm y học và phân tâm, quan điểm tác phong xem lối cư xử bất bình thường không phải là một triệu chứng của một rối loạn căn bản nào đó, mà bản thân lới cư xử ấy là một dạng rối loạn. Để giải quyết rối loạn này, người ta phải thay đổi hành vi ứng xử.

5. Khảo hướng tiến trình trí tuệ, thường được xem là quan điểm tác phong trí tuệ (cognitive behavioral model), cho rằng hành vi ứng xử bất bình thường là hậu quả của suy nghĩ lệch lạc. Theo quan điểm này, hành vi ứng xử bất bình thường có thể sửa đổi nhờ thay đổi cách suy nghĩ (thay đổi ý nghĩ và đức tin).

6. Khảo hướng nhân bản xem con người tư duy hợp lý và có động cơ sống hòa thuận với tha nhân; nên hành vi ứng xử bất bình thường bị xem là một khó khăn trong việc thỏa mãn các nhu cầu của cá nhân. Con người được xem là có đủ khả năng kiểm soát và chỉ phới cuộc sống của mình, đồng thời đủ sức giải quyết các khó khăn của bản thân.

7. Quan điểm văn hóa xã hội xem hành vi ứng xử bất bình thường là các khó khăn phát sinh từ các quan hệ gia đình và các quan hệ xã hội khác. Quan điểm này chú trọng đến các nhân tố như tình trạng kinh tế xã hội và các nguyên tắc xã hội do chính xã hội lập ra để xác định lối cư xử nào là bình thường và bất bình thường.

8. Các sinh viên tâm lý học dễ mắc phải một loại “bệnh” tương tự như bệnh nghề nghiệp của sinh viên ngành y: cho rằng bản thân họ mắc phải các rối loạn mà họ đang nghiên cứu tìm hiểu. Nhưng trừ khi các rối loạn tâm lý của họ kéo dài, nghiêm trọng, và nhất quán, không nhất thiết các ưu tư của họ là xác thực.

– Người ta sử dụng hệ thống xếp loại nào để phân loại các lối cư xử bất bình thường và các rối loạn sức khỏe tâm thần có các dạng chủ yếu nào?

9. Hệ thống xếp loại các hành vi ứng xử bất bình thường được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay là tài liệu DSM–IV – gọi là cẩm nang Chẩn đoán và Lập Thống kê các rối loạn tâm trí, phát hành lần thứ tư (Diagnostic và Statistical Manual of Mental Disorders, Fourth Edition).

10. Các rối loạn dạng lo âu (anxiety disorders) xảy ra khi cá nhân cảm thấy lo âu nhiều đến mức gây trở ngại cho sinh hoạt thường ngày của mình. Các rối loạn dạng lo âu đặc biệt gồm rối loạn dạng lo âu vô cớ (generalized anxiety disorder), rối loạn dạng kinh hãi (panic disorder), rối loạn ám ảnh sợ hãi (phobic disorder), và rối loạn ám ảnh cưỡng bách (obsessive – compul–sive disorder). Chứng lo âu vô cớ xảy ra khi cá nhân cảm thấy lo âu kéo dài mà không do nguyên nhân cụ thể nào gây ra. Rối loạn kinh hãi đặc trưng bởi các cơn kinh hãi phát sinh đột ngột khiến cho cá nhân trải qua tình trạng lo âu rất căng thẳng. Các rối loạn ám ảnh sợ hãi đặc trưng bởi các cơn sợ hãi căng thẳng và bất hợp lý đối với các sự vật hay tình huống đặc biệt. Còn những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bách biểu hiện các ám ảnh (nảy sinh các ý nghĩ hay khái niệm) hoặc các hành vi bị cưỡng bách (lập đi lặp lại các hành vi không mong muốn).

11. Các rối loạn biểu hiện ở cơ thể (somatoform disorder) là các rối loạn tâm lý được biểu hiện qua các rối loạn cơ thể. Một thí dụ là bệnh tưởng (hypochon driasis), trong đó cá nhân thường xuyên sợ bị bệnh và bị ám ảnh mắc bệnh. Một dạng khác là rối loạn chuyển dạng (conversion disorder), trong đó một rối loạn cơ thể thực sự xảy ra mà không do một nguyên nhân sinh lý nào gây ra cả.

12. Các rối loạn phân ly (dissociative disorders) đặc trưng bởi tình trạng tách biệt các bộ phận tối quan trọng thuộc nhân cách mà bình thường vốn hợp nhất với nhau. Ba loại rối loạn phân ly chủ yếu là chứng đa nhân cách (dissodatlve indentlty/multiple personality disorder), chứng mất trí nhớ phân ly (dissoclative amnesia), và chứng loạn trí bỏ nhà ra đi (dissoclative fugue).

13. Các rối loạn tâm trạng (mood disorders) đặc trưng bởi các trạng thái trầm cảm hoặc sảng khoái mãnh liệt đến mức phương hại đến sinh hoạt thường ngày của con người. Trong chứng trầm cảm nặng (major depression), người bệnh cảm thấy buồn rầu sâu sắc đến mức có thể tự vẫn. Trong chứng rôi loạn lưỡng cực (bipolar disorder), các giai đoạn hưng cảm (mania) trong đó con người cảm thấy rất phấn chấn và đầy sức mạnh, diễn ra luân phiên với trạng thái trầm cảm.

14. Tâm thần phân liệt (schizophrenia) là một trong các dạng bệnh tâm thần nghiêm trọng nhất. Các biểu hiện của chứng bệnh này bao gồm các trạng thái sa sút khả năng hoạt động, các rối loạn về cách suy nghĩ và sử dụng ngôn ngữ, các rối loạn nhận thức, các rối loạn tình cảm, và hành vi xa lánh mọi người. Có một chứng cứ vững chắc cho rằng chứng tâm thần phân liệt do các nhân tố di truyền, sinh hóa và hoàn cảnh cùng tác động gây ra. Theo quan điểm tiền định di truyền, rất có thể chứng tâm thần phân liệt phát sinh do sự tương tác giữa nhiều nhân tố khác nhau.

15. Những người bị rối loạn nhân cách (personality disorder) ít hoặc không cảm thấy bản thân bị đau khổ, nhưng họ lại không đủ khả năng hành xử đúng tư cách là một thành viên bình thường trong xã hội. Loại rối loạn nhân cách thường được nhiều người biết đến nhất là rối loạn nhân cách chống lại xã hội (antisocial/sociopathic personality disorder), trong đó người bệnh không thèm đếm xỉa gì đến các nguyên tắc luân lý và đạo đức do xã hội thiết lập. Còn rối loạn nhân cách tự mê (narcissitic personality disorder) đặc trưng bởi ý thức thổi phồng về tầm quan trọng của bản thân.

16. Có nhiều loại rối loạn khác, bao gồm rối loạn tình dục (sexual disorder) và rối loạn phản ứng tâm lý do lạm dụng các loại dược phẩm hoặc ma túy (psychoactive substance – use disorder).

– Những dấu hiệu chủ yếu nào cho thấy người ta đến lúc cần đến sự giúp đỡ của các chuyên viên sức khỏe tâm thần?

17. Có nhiều dấu hiệu cho thấy khi nào người ta cần đến sự giúp đỡ của giới chuyên môn. Đó là cảm giác đau khổ kéo dài về tâm lý, cảm giác bất lực trong việc đối phó với tình trạng căng thẳng, thích xa lánh mọi người, cảm thấy tuyệt vọng kéo dài, các cơn đau thể xác kinh niên không do nguyên nhân rõ rệt nào gây ra, các cơn ám ảnh sợ hãi và ám ảnh cưỡng bách, tình trạng hoang tưởng (paranola), và tình trạng kém khả năng tương tác với tha nhân.

* Chứng hoan tưởng (paranoia): dạng rối loạn tâm trí đặc trưng bởi các ảo tưởng (delusions) được sắp xếp thành hệ thống, bệnh nhân không có ảo giác (hallucinations) hay các triệu chứng rõ rệt về bệnh tâm trí. Đây là một tình trạng mãn tính hiếm thấy, và hầu hết những người có các ảo tưởng như vậy với thời gian sự phát triển các dấu hiệu của các bệnh tâm trí khác. Thuật ngữ này đôi khi cũng được dùng rộng rãi hơn để chỉ một trạng thái tâm lý trong đó một cá nhân tin tưởng mãnh liệt rằng mình đang bị người khác hành hạ, ngược đãi. Vì vậy bệnh nhân có thái độ nghi ngờ và tự cô lập. Tình trạng này có thể là hậu quả của chứng rối loạn nhân cách (personality disorder) cũng như của các bình tâm trí gây ra các trạng thái hoang tưởng (paranoid states) (theo Từ điển Y học).

VI. GIẢI ĐÁP CÂU HỎI ÔN TẬP

I.

1/ d

2/ Đúng

3/ a

4/ Lệch khỏi mức trung bình

5/ Thay đánh giá hành vi

6/ Lệch khỏi mức lý tưởng

II.

1/ d

2/ văn hóa xã hội

3/ Nhân bản

4/ e

5/ b

6/ Các câu giải đáp khả dĩ, có thể trả lời khác đi, bao gồm: (a) có thể có một rối loạn sinh lý khiến anh ta cư xử vô trách nhiệm: (b) Các xung đột chưa giải quyết được trong thời thơ ấu đã dẫn đến hành vi ấy; (c) Anh ta đã được khích lệ kịp thời do hành vi ăn cắp trong quá khứ, từ đó khiến anh ta quen thói trộm cắp; (e) Ăn cắp là một nỗ lực nhằm “khám phá” bản thân của anh ta; (f) Hành vi trộm cắp do các khó khăn kinh tế gây ra.

7/ Bệnh nghề nghiệp của giới sinh viên y học (hay sinh viên tâm lý).

III.

1/ sai; tài liệu DSM – IV chỉ nhằm miêu tả mà thôi

2/ Rối loạn dạng lo âu vô cớ

3/ b

4/ Cơn kinh khủng

5/ a

6/ tình trạng bị cưỡng bách

7/ Trong rối loạn chuyển dạng hiện hữu một rối loạn cơ thể thực sự

8/ Phân ly

9/ a

IV.

1/ c

2/ lưỡng cực

3/ ảo tưởng

4/ đột biến; tiệm tiến

5/ giả thuyết dopamine

6/ b

7/ chống lại xã hội

8/ tự mê

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3