Quan Và Lại Ở Miền Bắc Việt Nam - Chương 3 - Phần 3

Nguyễn Văn Phác đỗ cử nhân năm 1867 quê ở xã Lãng Phong huyện Phụng Hóa phủ Nho Quan. Sau khi được bổ làm huấn đạo huyện Quảng Điền (Thừa Thiên) ông được bổ tri huyện Yên Hoà tháng 12/1873 rồi về nghỉ sáu tháng sau. Đến tháng 10/1896 ông được bổ tri huyện Cẩm Khê (Hưng Hoá). Sau đó đến tháng 9/1877 ông bị cách hết mọi phẩm hàm, kể từ tháng 4/1888 ông làm việc dưới quyền các quan tỉnh Ninh Bình. Bắt đầu từ tháng 8/1889 ông làm giáo thụ Nho Quan cho đến tháng 6/1896 ông đã làm việc bảy năm trong cùng tỉnh Ninh Bình.

Hoàng Ngọc Phổ, đỗ tú tài năm 1879, quê xã Trạo Hà, tổng Mễ Sơn, huyện Đông Triều. Năm 1883 được bổ nhiệm đồn trưởng một đồn quân trong tỉnh Hải Dương. Bốn năm sau, ông được làm việc dưới quyền quan kinh lược Bắc Kỳ. Sau đó được cử làm thương tá huyện Chí Linh, rồi điều về Đông Triều làm quyền tri huyện (tháng 6/1888 - tháng 10/1894) rồi tri huyện từ tháng 10/1894. Tính đến tháng 6/1896 ông đã làm việc chín năm trong cùng huyện Đông Triều.

Trần Văn Túc, đỗ tú tài năm 1875, quê xã Hộ Đội, huyện Thụy Anh, tháng 10/1892 được bổ huấn đạo cùng huyện. Tính đến tháng 6/1896 ông đã làm việc bốn năm ở Thụy Anh.

Lại Vĩnh Cửu quê ở xã Quần Phương huyện Hải Hậu, đỗ cử nhân năm 1894, làm hậu bổ ở Nam Định, hai năm sau được bổ huấn đạo Trực Ninh, tháng 1/1889 rồi huấn đạo Hải Hậu tháng 10/1890. Đến tháng 6/1896 ông đã làm việc sáu năm trong cùng huyện Hải Hậu.

Điểm chung của tám con đường công danh nói trên là gì? Làm việc đặc biệt lâu dài trong cùng một huyện quê hương trung bình bảy năm. Trong bốn trường hợp đầu lý do cũng dễ hiểu. Trong cuộc “bình định” vùng trung du, các nhà đương cục thuộc địa đã rộng rãi một vài chỗ ngoắt ngoéo trong quy định hồi tỵ vì họ cho rằng cần phải giao việc phòng thủ các vùng dân cư cho những người thông thạo địa bàn. Đồng thời một khi các cuộc chiến đấu đã kết thúc tốt hơn là nên giao việc cai trị vào một người cùng quê thì dễ dàng thu thuế hơn.

Nếu người ta chú trọng không phải chỉ cái mốc năm 1896 mà toàn bộ bước đường công danh của các quan phủ huyện đương nhiệm năm 1896 (hai trăm lẻ ba trường hợp) có ba trường hợp xuất hiện sự đồng nhất giữa huyện sinh quán và huyện trọng nhậm: Nguyễn Khắc Chuẩn quê ở xã Nhân Mục thôn Hạ Đình huyện Thanh Trì đậu cử nhân đến tháng 7/1889 được bổ nhiệm hậu bổ ở Hà Nội. Tháng 8/1889 được bổ huấn đạo huyện Thanh Trì rồi quyền tri huyện Thanh Trì đến tháng 5/1891 ông được làm hậu bổ tại nha kinh lược. Năm năm sau ông đổi về Hải Dương làm tri phủ Kinh Môn. Trường hợp thứ hai là Nguyễn Hoan, con trai Nguyễn Khuyến (1835-1909), tháng 1/1890 được bổ lãnh tri phủ Lý Nhân. Tháng 5/1894 được cử làm hậu bổ ở Thái Bình, đến tháng chín năm đó tri huyện Vĩnh Thuận, sau đó lại đổi về Thường Tín làm lãnh tri phủ. Còn Đào Trọng Tề con tổng đốc Sơn Tây Đào Trọng Kỳ, quê xã Cổ Am huyện Vĩnh Bảo, sau một thời gian tham gia tiễu phạt với quân Pháp từ 1889 đến 1892, ông được bổ quyền tri huyện Vĩnh Bảo (tháng 7/1892) rồi Kim Thành (tháng 7/1893), một tháng sau làm tri huyện Đan Phượng. Từ tháng 9/1894 đến tháng 4/1895 ông về làm tri phủ Thường Tín đến tháng 10/1896 lại về làm tri huyện Vũ Tiên tỉnh Thái Bình.

Những trường hợp hiếm hoi về sự trùng hợp giữa nơi trọng nhậm với huyện sinh quán là để tránh sự thông đồng giữa quan huyện và dân chúng trong huyện thậm chí dân làng nơi sinh quán như đã chứng minh trường hợp của Trần Quang Huy, tri huyện Động Hỉ (Thái Nguyên). Công sứ Pháp năm 1889 nhận xét rằng huyện này mặc dù là nơi điêu đứng về nạn giặc cướp nhất nhưng lại cấu kết với dân Từ Nông để không chịu nộp thuế. Người ta đã nêu sự thiếu mẫn cán của viên tri huyện nhưng đó không phải là lý do chính:

Trần Quang Huy là người quê ở Động Hỉ do đó có lẽ nghiêng về khoan dung đối với dân huyện nhà[223].

[223] ANV-RST 16930, hồ sơ hành trạng của Trần Quang Huy.

Tuy nhiên, tình hình chính trị trong huyện phát triển cá thể làm cho kết quả việc áp dụng chế độ hồi tỵ trở nên không chắc chắn. Lấy trường hợp của Đào Trọng Tề làm ví dụ. Tuy sinh ra ở huyện Vĩnh Bảo nhưng đây là nơi giặc cướp hoành hành rất dữ nên Tề vẫn được cử về đây làm tri huyện để hy vọng với tình nghĩa quê hương, quen biết nhiều có thể tuyển mộ được nhiều tuần phiên tham gia bảo vệ hoặc giám sát các làng. Nhưng tình hình đã gây rắc rối giữa tri huyện Tề và các chánh tổng “vì lý do quan hệ gia đình đã ảnh hưởng đến việc thi hành nhiệm vụ”. Ông ta đã không thể trấn áp một vài thói hư tật xấu trong dân chúng nên tháng 7/1893 Tề phải đổi sang huyện kế bên là huyện Kim Thành. Nhưng tại đây ông gặp lại những vấn đề tương tự, vì lo sợ trả thù của dân Kim Thành trong việc thi hành công lý mà ông lại bị đổi sang làm tri huyện Đan Phượng thuộc tỉnh Hà Nội[224].

[224] ANV-RST 15172, hồ sơ hành trạng của Đạo Trọng Tề.

Vả lại vấn đề giặc cướp hoành hành ở Bắc Kỳ trong hai thập kỷ cuối thế kỷ XIX có lẽ đáng để người ta phải xem lại toàn bộ. Các nhà sử ở Việt Nam thường dễ dàng nhập cục nạn giặc cướp với phong trào chống ngoại xâm, coi như một tiền đề không cần phải chứng minh nhưng chúng tôi thấy vẫn cần phải xem xét lại trên cơ sở hồ sơ lưu trữ. Trước khi bắt đầu công việc này, chỉ cần đọc lại những bằng chứng đương thời như của tướng Frey năm 1892 cũng biết thấy cần phải thận trọng hơn.

Ở Đông Dương, người châu Âu thường dùng lẫn lộn tên gọi “giặc cướp” để chỉ không những là bọn du đãng, bọn cướp đường, dân buôn lậu, mà còn để chỉ bọn bất lương đủ loại, những kẻ lang thang coi thường pháp luật, tụ tập băng cướp vũ trang trên đất liền, ở ven biển, hoặc trên sông ở Bắc Kỳ, mà còn cả những người bản xứ nổi lên chống lại sự thống trị của người Pháp để giành lại độc lập dân tộc[225].

[225] Général Frey, Pirates et rebelles au Tonkin. Nos soldats au Yen Thé, (1892), tr.39.

Kết thúc sự phân tích về nguồn gốc các quan lại Bắc Kỳ thời kỳ này chúng ta phải rút ra một kết luận đầu tiên. Nói chung các quan tỉnh và trong chừng mực nhỏ hơn các quan phủ huyện năm 1896 đều ít có nguồn gốc địa phương ở tỉnh và huyện. Điều đó phản ánh một tiến hoá về mặt chính trị: trong thời kỳ rối ren của cuộc chinh phục, việc các quan phủ huyện có gốc rễ ở huyện mình và các quan tỉnh có gốc rễ ở tỉnh mình chiếm đa số, điều đó không có gì phải ngạc nhiên. Lúc đó nhà chức trách thuộc địa phải dựa vào giới thượng lưu địa phương, vào những mạng lưới tay chân quen biết và họ hàng của họ. Một khi công cuộc “bình định” đã hoàn tất, điều đó không còn cần thiết nữa, mà ngược lại đã gây trở ngại cho sự vận hành bình thường của bộ máy cai trị.

Độ tuổi và đường công danh của các quan

Độ tuổi trung bình của các quan chức có tính theo hai cách khác nhau. Tuổi hiện thời - tính theo ngày tháng lập danh sách còn để lại trong lưu trữ nha kinh lược cũ hoặc ngày tháng lập hồ sơ hành trạng của đương sự - và tuổi trung bình khi nhậm chức. Cách thứ nhất có tính miêu tả đưa ra một hình ảnh bộ máy hành chính vào thời điểm lúc đó, cách thứ hai có tính giải thích vì nó dựa vào toàn bộ các vị trí công tác đã qua của đương sự. Ở mỗi vị trí công tác tương ứng với tuổi trung bình của quan chức được bổ nhiệm vào chức vụ đó chứ không phải tuổi tĩnh. Tuổi hiện thời nói chung là 48. Đối với quan tỉnh tuổi trung bình là 53 và 44,8 đối với quan phủ, huyện. Chắc càng cao thì tuổi trung bình cũng đòi hỏi phải cao. Chỉ ở đỉnh cao quyền lực mới thấy các vị quan tuổi cao. Các chức vụ được giao đi theo một đường thẳng từng nấc hoạn lộ. Tuổi trung bình ghi trên từng trình độ của vị trí đã giao. Đồ thị dưới đây đưa ra nhiều vị trí khác nhau được xếp từ trái sang phải theo tuổi trung bình ngày càng giảm.

Hình 15 - Độ tuổi trung bình hiện thời và tuổi trung bình khi nhậm chức của các quan ở Bắc Kỳ

Trong biểu đồ mỗi cột có ghi bên trên phẩm trật chỉ vị trí trong tôn ti quan trường. Độ tuổi nói chung tương ứng với chức vụ. Tuy nhiên quan sát cẩn thận đồ thị sẽ thấy nổi lên mấy nét đặc biệt. Ví như tuổi trung bình của các thông phán (52,5 tuổi), huấn đạo (51,1 tuổi) và kinh lịch (49,5 tuổi) là tương đối cao trong khi thân phận lại nhỏ bé. Tuổi trung bình của họ cao hơn tri phủ (44,5 tuổi) và tri huyện (41,5 tuổi) là những người trẻ hơn với một cấp bậc khá cao là quan chính lục phẩm và tòng lục phẩm. Tuy nhiên chỉ phân tích so sánh tuổi hiện thời với tuổi khi nhậm chức cũng cho ta thấy tính đa dạng, nhịp độ của các hoan lộ của các ông quan và cho phép tự hiểu hơn những đặc thù mà chúng ta đã nhận xét được. Tuổi hiện thời càng gần với lúc mới nhậm chức thì chức vụ càng cao mang tính nhất thời. Hai tuổi ấy càng xa nhau thì chức vụ càng lâu bền.

Đồ thị này đem lại những bài học gì? Kết quả xem xét tương đối đồng nhất trong mười một chức vụ thì tám chức vụ tuổi khi nhậm chức dao động chung quanh 40 tuổi. Tuổi của tri huyện 38,5 ít phù hợp với hình ảnh truyền thống trong nhân dân về một quan huyện đầu bạc xa lánh nhân dân nơi ngài đang trọng nhậm. Việc so sánh với tuổi trung bình của lý trưởng là được xác lập 34 tuổi đúng là chỉ phù hợp với tỉnh Hà Nội, tuy nhiên việc so sánh cũng đã làm nổi bật lên sự gần gũi của các tri huyện và chức dịch trong làng. Thật dễ dàng hơn cho các lý trưởng mỗi khi lên huyện hay phủ đường phải tiếp xúc bẩm báo với quan huyện ít tuổi và kết quả phân tích các hồ sơ lưu trữ của các làng xã còn để lại phù hợp với nhận định cho rằng quan huyện là người sát dân, hay xuống hiện trường trong số các quan chức để tận mắt quan sát, xử lý công việc[226]. Việc luân chuyển nơi đang trọng nhậm không có hại gì cho việc thực hành uy quyền của các quan như bảng so sánh giữa tuổi hiện thời 48 tuổi và tuổi khi nhậm chức 42 tuổi.

[226] Xem phần sau.

Bảng 22 - Năm nhậm chức của các quan trong năm 1896

Chức vụ

1884

1885

1886

1887

1888

1889

1890

1891

1892

1893

1894

1895

1896

1895-1896 (%)

Tổng đốc

5

100

Tuần phủ

1

3

3

86

Đốc học

1

1

1

3

1

2

2

36

Thông phán

1

5

3

2

1

25

Giáo thụ

1

1

2

3

4

9

8

61

Bố chính

1

2

1

5

56

Kinh lịch

1

1

2

2

2

4

4

50

Tri phủ

1

1

1

1

5

7

13

69

Huấn đạo

3

2

1

9

17

23

16

54

Án sát

1

1

3

8

85

Tri huyện

1

3

2

9

27

41

81

Phân tích thời điểm nhậm chức của những người đương chức năm 1896 chúng ta thấy đại đa số các quan cũng chỉ được bổ dụng thời gian gần đây theo quy định cổ xưa nhất. Như vậy hiếm có người ở lâu trong một chức vụ và những con số đó chứng tỏ không có các trung tâm quyền lực ở địa phương được hình thành cuối thế kỷ XIX để hưởng ứng phong trào nổi loạn. Điều đó không có nghĩa là có một trung tâm quyền lực duy nhất chỉ đạo phong trào. Thực sự là có nhiều trung tâm quyền lực lẻ tẻ xuất hiện. Tuy địa bàn không rộng lắm nhưng quy tụ được nhiều người hưởng ứng phong trào nổi dậy. Ngoài ra vấn đề còn phải xem xét dưới góc độ khác là kiểu chức vụ. Đồ thị sau đây cho biết rõ phần lớn các quan nhậm chức vào những thời gian gần đây tức là giữa 1895-1896.

Hình 16 - Quan đã nhậm chức trong năm 1895-1896

Dường như có khoảng tạm lắng giữa các quan đầu tỉnh, huyện với các quan trưởng các sở, ty như thông phán, kinh lịch và các quan thiên về dạy học (đốc học, giáo thụ, huấn đạo). Giải thích tính chất lâu bền của các chức vụ trưởng sở, ty như thế nào? Họ đã trải qua một thời gian dài trong bước đường công danh với nghề thư lại - những nhân viên thừa hành. Trong cơ sở dữ liệu chúng tôi không thấy một người nào trong số mười hai thông phán được chọn đã đỗ thi trường và trong số mười tám kinh lịch chỉ có một người đỗ cử nhân và một người đỗ tú tài. Đa số họ làm công việc trước tác (khởi thảo văn bản), làm thông lại, lại mục và vào được những vị trí này được coi là một sự thừa nhận cao nhất của xã hội.

Còn về việc các quan hướng theo ngạch học chính, sự lâu bền của họ có thể giải thích theo hai cách.

Việc áp dụng quy định hồi tỵ không triệt để đối với họ như các quan đầu tỉnh, đầu phủ huyện. Nhưng sự lâu bền đó cũng có thể giải thích bằng ngôn từ chính trị. Chắc chắn ở đây có dấu hiệu khước từ các quan huấn đạo hay giáo thụ chuyển sang ngạch cai trị. Như vậy là có sự cắt đứt khỏi truyền thống: trước 1884, các chức vụ học chính chỉ mang tính chuyển tiếp và chuẩn bị cho bước đi làm quyền tri phủ hay tri huyện, trước khi được chuyển sang làm tri phủ hay tri huyện thực thụ.

Bây giờ chúng ta hãy xem xét đến các điều kiện vào quan trường như thế nào của các quan tri phủ tri huyện đương chức tại các tỉnh miền châu thổ sông Hồng và trung du[227]. Tỷ lệ các quan đỗ đạt là rất lớn: 68%. Tỷ lệ dao động khoảng 2/3 và trên 3/4 số các quan đương chức trong các tỉnh châu thổ sông Hồng. Ở các tỉnh ngoại vi châu thổ con số này có xu hướng giảm nhẹ như Ninh Bình hay tại các tỉnh trung du như Hưng Hóa, Bắc Giang, Thái Nguyên và Quảng Yên.

[227] Không kể các quan tri châu và bang tá.

Các con số đó được phân bổ như thế nào theo từng chức vụ? Chúng ta hãy tách bộ phận các quan ở các phủ với các quan ở huyện. Trong nhóm thứ nhất 48% tri phủ, 33,8% đồng tri phủ và 96,5% giáo thụ đều là nhà khoa bảng. Còn nhóm thứ hai thì 44,6% tri huyện và 94,7% huấn đạo đều đỗ tú tài hoặc cử nhân.

Hình 17 - Các quan phủ huyện đã đậu khoa thi năm 1896.

Chúng ta hãy tập hợp các kết quả trên theo loại hình hoạt động nào chiếm ưu thế. Số các quan học chính (giáo thụ, huấn đạo) trúng tuyển nhiều hơn 95,2% tổng số các quan cai trị (tri phủ, đồng tri phủ, tri huyện) chỉ có 44,1% tổng số.

Các quan tri phủ, đồng tri phủ, tri huyện đã qua con đường nào bước vào ngạch quan trường? 55% không đỗ đều là ấm sinh (10 người), 1 cựu lý trưởng, 2 cựu chánh tổng, 6 người làm quan phụ tá (1 kinh lịch và 4 bang tá), 4 cựu ký lục, 10 thư lại, 1 lễ sinh, 2 thông ngôn, 13 nhân viên không ăn lương thừa hành các việc sai phái trong các tỉnh, 1 nhân viên thừa hành ở huyện (thông lại), 4 cựu quan võ và 3 người đã chiêu mộ quân dẹp giặc.

Trong số những người không đỗ đạt có 70,9% đã tham gia các cuộc hành binh chinh phạt hoặc “bình định” của Pháp. Đối với 74,3% trong số này, đã tham gia quân ngũ trước khi chuyển sang ngạch cai trị. Sự dính líu của những người đỗ đạt tuy ít hơn, nhưng cũng đáng kể: 20,7%. Đối với 72,7% trong số họ, việc tham gia hành động quân sự có trước khi được bổ nhậm cai trị.

Còn đối với các quan phủ huyện ít có khả năng tìm hiểu con đường hoạn lộ của họ. Đây là một hệ thống quan liêu đang trong quá trình hình thành, khác với bộ máy quan liêu ở tỉnh. Tuy nhiên phân tích sơ bộ cũng làm sáng tỏ tầm quan trọng tương đối của việc quân sự hóa chế độ quan lại trong thời kỳ chinh phục và “bình định” của Pháp. Chúng tôi sẽ trở lại vấn đề này. Trước mắt cần phải xem xét đường hoạn lộ của các quan đầu tỉnh. Có thể rút ra những đặc điểm đánh giá mức độ “quân sự hoá” và tự hỏi về trình độ thành thạo trong công việc cai trị của họ.

Xã hội học nhóm quan tỉnh ở Bắc Kỳ năm 1896 có nhiều mặt đối lập nhau. Gần 1/2 số người chúng tôi đã chọn để nghiên cứu (26/47) đã bước vào quan trường từ trước cuộc chinh phục của Pháp giữa năm 1865 và 1885. 12 người đã bắt đầu làm quan giữa các năm 1885 và 1890, 9 người giữa 1890 và 1892. Trên một nửa tổng số đã đỗ thi: 6 tiến sĩ, 3 phó bảng. Ngoài ra còn có 6 trong tổng số 21 cử nhân dự thi hội có phân số[228]. Đối với các tỉnh miền châu thổ sông Hồng và trung du tỷ lệ các quan khoa bảng là 72% nếu rải ra trong các tỉnh người ta đi đến nhận xét rằng tỷ lệ các quan đỗ đạt rất cao đối với các tỉnh đồng bằng và có xu hướng giảm đi trong các tỉnh trung du.

[228] Về phân số, xin xem DLTY, p.55; Trần Văn Quyền, “Lại bàn về hai chữ phân số”, Thông báo Hán Nôm học năm 1997, (1998), tr.517-523.

Hình 18 - Các quan tỉnh xuất thân khoa bảng năm 1896

Những con số trên đây không chứng minh việc giáng cấp quan lại. Nhận định cho rằng các quan đã bị hoàn toàn trở thành công cụ của người Pháp và đã giảm giá trị ngay từ thời kỳ này là không có cơ sở. Một số quan cai trị không thăng tiến trên bước đường công danh của mình nhờ vào chính quyền thuộc địa hay do quan kinh lược cất nhắc. Chỉ bắt đầu từ năm 1890 mới xuất hiện một loại quan chức xuất thân từ nha kinh lược. Nhưng trước đó họ thăng tiến nhanh trên đường hoạn lộ là do đã làm việc lâu năm ở các tỉnh. Rất hiếm những trường hợp tay trắng mà đi làm quan. Từ đó thấy rõ có ba con đường tiến thân khác nhau:

- Đường làm quan cổ điển, thăng bậc chậm và chỉ bắt đầu được bổ nhiệm quan tỉnh sau một thời gian dài làm quen với công việc cai trị: làm hành tẩu tại các bộ trong triều hay hậu bổ tại các ty, phòng của quan tỉnh, nhiều lần tập làm quyền tri phủ, tri huyện và quan đầu tỉnh. Những người có chức danh hẳn hoi thì càng tích luỹ được nhiều kinh nghiệm như tổng đốc, tuần phủ, có trình độ học vấn rất rộng đã được chứng tỏ trong các tác phẩm văn học lịch sử hay tư pháp.

- Con đường thứ hai là của các quan đã đỗ đạt qua các kỳ thi mà hoạn lộ được thăng tiến nhanh, nhờ tham gia vào công cuộc chinh phục và “bình định”, tuy nhiên không phải là nổi bật lắm.

- Cuối cùng là trường hợp đường hoạn lộ được xây dựng nhờ vào cuộc chinh phục và “bình định” của Pháp. Loại thứ ba này lại chia ra ba loại nhỏ: các quan có đỗ đạt, bắt đầu làm quan từ trước cuộc chinh phục, sau đó hoan lộ bị đổ vỡ và làm lại nhờ tham gia các cuộc hành quân tiễu phạt từ năm 1885; những nhà chuyên nghiệp về chiến trận đã tự mình đứng ra chiêu mộ dân binh trước 1885 và đem hiểu biết của mình phục vụ công cuộc chinh phục, nhờ đó được chuyển sang ngạch cai trị; những người xuất thân từ văn phòng các quan và nhà đương cục Pháp.

- Đường hoạn lộ “cổ điển”

Đỗ đạt, thăng quan chậm đều đặn không có hay ít khi bị giáng chức. Đó là đặc trưng của nhóm này. Trước khi nhận các trọng trách như quan chức ở tỉnh, tạm quyền hay thực thụ, các ông quan này có trải qua thực hành lâu dài trong công việc cai trị ở mọi cấp ở bộ cũng như tỉnh hay địa phương. Nếu khó làm toát lên một quá trình điển hình rõ ràng, họ hoàn toàn xa lạ với chuyên môn sâu. Một vị tổng đốc trước khi nhậm chức này phải có nhiệm vụ giải quyết toàn bộ công việc hành chính của một hay nhóm tỉnh dưới quyền: thu thuế, thuỷ lợi, giáo dục, tư pháp. Vì vậy phải phân tích đường hoạn lộ của họ qua diễn biển chứ không đi vào nghiên cứu theo chức năng.

Bảng 23 - Kinh nghiệm cai trị của đại thần “cổ điển”

Tên

phủ và huyện

tỉnh (chức vụ thấp)

Bộ

tỉnh (quan cao cấp)

Cao Xuân Dục

6 năm

1 năm

12 năm

Đỗ Văn Tâm

2

11

Nguyễn Đức Tú

5

6

Trương Văn Chi

2

Lê Huy Phan

4

3 năm

Lê Lượng Thái

6

1

Đặng Tích Trù

9

Đặng Quỹ

11

Trần Xuân Sơn

5

4

3

Nguyễn Viết Bình

8

Phạm Văn Toán

5

2

5

Phạm Văn Lẫm

5

Nguyễn Hữu Dự

5

Nguyễn Như

4

1

Đỗ Trọng Vĩ

8

6

Nguyễn Trọng Hoàng

8

Nguyễn Văn Nhượng

10

1

Thời hạn tính năm trừ những chỗ ghi rõ tháng

Đúng là có kinh nghiệm lâu dài và đa dạng của công việc cai trị là một trong những nét nổi bật của nhóm này. Tuy nhiên sự tách biệt ra thành 4 đơn vị trong bảng không hoàn toàn làm chúng tôi thoả mãn. Làm việc ở chức vụ nào lâu năm hẳn đem lại nhiều kinh nghiệm cai trị, nhưng điều đó không cho biết tính liên thông mạnh mẽ như thế nào giữa cấp trên và cấp dưới và quan hệ hợp tác chặt chẽ nhiều bên giữa những đơn vị hành chính trong cùng một hệ thống.

Trong thực tiễn diễn trình của công việc cai trị là một quá trình tới lui thường xuyên giữa các đơn vị hành chính khác nhau hay giữa các bộ phận công tác trong nội bộ đơn vị[229].

[229] Tính cơ động cụ thể trong các hoạn lộ được chúng tôi chi tiết hóa trong phụ lục 5.

Hoạt động trí óc tiếp tục là nét thứ hai nổi bật của nhóm này. Việc biên soạn các tác phẩm lịch sử, pháp lý và sư phạm là một dấu hiệu nói lên tính liên tục với thời kỳ tiền thuộc địa. Cao Xuân Dục và Đỗ Văn Tâm đã minh họa hai đặc thù: tri thức và nghề nghiệp của các quan chức này. Sau khi phân tích con đường làm quan của họ chúng tôi sẽ bàn tới các sản phẩm trí óc của họ.

Sinh ra ở xã Thịnh Mỹ (Diễn Châu, Nghệ An)[230], Cao Xuân Dục xuất thân từ một gia đình nho học lâu đời. Đỗ cử nhân năm 1876 ông bước vào quan trường và tiến đều rất chậm chạp. Gần mười bốn năm trôi qua mới leo được từ chánh bát phẩm đến chánh nhị phẩm. Cho tới 1896 đường công danh của ông có thể bao gồm hai giai đoạn: 1877-1884, bảy năm trong ngạch cai trị địa phương (cấp tỉnh và phủ, huyện) miền Trung và 1 năm ở các Bộ; 1884-1896, mười hai năm quan đầu tỉnh tạm thời hay thực thụ ở Bắc Kỳ.

[230] Địa danh thứ hai là tỉnh.

Hình 19 - Đường hoạn lộ của Cao Xuân Dục, tổng đốcNam Định

Theo đề nghị của Trà Quý Bình, bố chính sứ Quảng Bình, Cao Xuân Dục được bổ dụng làm kinh lịch (tháng 5/1878), ông được cấp trên đánh giá rất cao về những phẩm chất hành chính. Lúc bấy giờ sau hạn hán và lụt lội, dân chúng trong tỉnh lâm vào nạn đói trầm trọng. Trong khi các nguồn dự trữ trong tỉnh cạn kiệt, các quan tỉnh nghĩ đến kêu gọi các tỉnh bên cạnh không bị thiên tai. Cao Xuân Dục được giao nhiệm vụ này chạy khắp các phủ huyện và thuyết phục dân chúng quyên góp lương thực và của cải, rồi ông đảm nhiệm việc phân phối đến tận gia đình người bị nạn[231]. Trong lúc vào thời đó chính quyền nhiều tỉnh tê liệt vì nội bộ bất hoà chia rẽ nhau thì hành động dựa vào dân ở tỉnh bạn để cứu đói cho dân tỉnh mình là một sáng kiến nổi bật[232].

[231] ANV-KL 2514, tờ 35.

[232] TL, kỷ IV, q.60, t.34, tr.158-159.

Tình hình trong tỉnh Quảng Ngãi đang có biến. Đoàn Khắc Nhượng, khâm sai “bình định” các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi đánh giá cao phẩm chất của Cao Xuân Dục về công tác vận động dân chúng đã tâu về triều đình để bổ ông làm tri huyện Bình Sơn được chấp thuận tháng 9/1878. Năm sau, (tháng 1/1879) ông được đổi về làm tri huyện Mộ Đức. Nơi đây đang bị giặc Mán xâm nhập, còn dân chúng luôn luôn kiện cáo nhau. Không đầy một năm sau ông đã dẹp yên được các rối ren và đưa hoạt động tư pháp trở lại bình thường. Kinh nghiệm cai trị và “bình định” của Cao Xuân Dục tại hai huyện nói trên khiến Lâm Hoành bố chính Quảng Ngãi và người kế tiếp là Nguyễn Mậu Thọ thừa nhận công trạng của ông và thừa nhận ông đủ khả năng cai quản như một tri phủ thực thụ ở một nơi có nhiều khó khăn và nhiều vụ việc (tối yếu khuyết)[233].

[233] Về sự phân biệt giữa các vùng dân cư tuỳ theo mức độ khó khăn, xem phần trên.

Mặc dù có lời tâu về triều, ông vẫn làm tri huyện với thăng lên một bậc làm chánh thất phẩm tháng 5/1880 rồi tòng lục phẩm (tri huyện thực thụ) tháng giêng năm 1881. Bộ Lại khước từ việc thăng ông lên tòng ngũ phẩm vì ông mới có ba thâm niên tri huyện.

Sau đó Cao Xuân Dục được triệu về Huế làm tư vụ ở bộ Hình tháng 9/1881 rồi chủ sự ở bộ Hộ từ tháng giêng đến tháng 4/1882. Ông được bổ nhiệm vào chức này do chính quan Thượng thư Nguyễn Văn Tường yêu cầu. Từ tháng 4/1882, Cao Xuân Dục trở thành từ hàn (thư ký riêng) cho Trần Đình Túc, “mong muốn gắn bó với con người và danh vọng của quan trên”. Thế nhưng Trần Đình Túc được cử làm khâm sai và phái ra Bắc Kỳ để nghị hòa với người Pháp, rồi được bổ làm tổng đốc tỉnh, đã đề nghị bổ dụng Cao Xuân Dục làm thự tri phủ Ứng Hòa (tháng 4/1882-tháng 5/1884) lúc đó đang bị giặc cướp làm chủ. Thành công trong việc bình định và cai trị của ông đã khiến quan thầy đề nghị thăng làm tri phủ (tòng ngũ phẩm), đến tháng 1/1883 thì được bổ dụng. Nguyễn Hữu Độ kế tục Trần Đình Túc làm tổng đốc Hà Nội cũng đánh giá tài năng cai trị và bình định của Cao Xuân Dục đã làm biểu tấu lên Triều đình ban hàm hàn lâm viện thị độc (chánh ngũ phẩm).

Tuy nhiên biểu tấu của Nguyễn Hữu Độ đã bị nhà Vua bác bỏ vì ông vừa tăng bậc lên tòng ngũ phẩm. Sau khi hoàn thành công việc ở Bắc Kỳ, ông được triệu về Huế làm biện lý bộ Hình từ tháng 5 đến tháng 8/1884.

Thành tích rút ra sau bảy năm phục vụ Triều đình là gì? Nó chứng tỏ Cao Xuân Dục đã làm quen với mọi mặt của công việc cai trị: làm việc ở các ty, phòng, trách nhiệm ở tỉnh và bộ, hành chính địa phương như tri huyện. Ngoài ra, thời gian đầu đường hoạn lộ của ông chứng tỏ sức nặng của những lời tiến cử với Triều đình như là sự đánh giá khả năng hành chính của ông trên nhiều mặt, chứng tỏ tính linh hoạt trong chế độ quan trường nhưng cũng là cách để ông được gần gũi với trung tâm quyền lực tại Triều đình. Những chức tước của nhiều quan trên khác nhau đã bênh vực che chở ông không phải là kém lý thú để nghiên cứu chiến lược công danh của ông. Sức nặng của những lời tiến cử với Triều đình không thể coi thường. Từ khâm phái của Triều đình (Trần Đình Túc, Đoàn Khắc Nhượng) đến thượng thư Nguyễn Văn Tường. Tài năng cai trị của Cao Xuân Dục được đánh giá cao bởi các quan đại thần có nhạy cảm chính trị khác nhau từ Nguyễn Văn Tường thuộc phe chủ chiến và Trần Đình Túc thuộc phe chủ hòa chứng tỏ ông có những phẩm chất về thực chất nói lên tính khách quan trong việc tiến cử ông. Nhưng con đường làm quan của ông cũng thể hiện sức mạnh của cơ chế kiểm tra kiểm soát của chính quyền trung ương khiến việc thăng bậc cho ông phải diễn ra một cách chậm chạp.