Bố già trở lại - Phần II - Chương 04 - Phần 4
“Điều đó càng làm cho thời gian của bạn đáng giá hơn. Tôi sẽ không mong chờ bạn ban cho một ân huệ như thế này đối với một kẻ hoàn toàn xa lạ. Tuy là ông chủ, song bạn vẫn biết vận hành máy chiếu chứ, tôi nói đúng không?”
“Tất nhiên là tôi biết”
“Vậy thì, cho tôi được phép nói lời này, với riêng anh thôi. Chỉ vài giây thôi.”
Anh chàng đảo tròn mắt, nhưng Kay có thể nói rằng có một khí lực lạ lùng nào đấy trong tia hàn quang sắc lạnh như băng từ đôi mắt Michael làm kinh động hồn vía chàng ta. Anh ta để Michael bước vào. Họ trao đổi vài lời thì thầm. Vài lát sau, Michael và Kay ngồi ở giữa rạp khi phim bắt đầu. “Anh nói gì với hắn ta vậy?”
“À, tưởng đâu xa lạ, chứ hóa ra là bọn anh lại có những người bạn chung.”
Vài phút vào phim, khi tên những nhân vật chính nhảy múa xô đẩy nhau trong một phiên bản Technicolor, ông chủ rạp mang đến cho họ hai chai soda và một bịch lớn bắp rang. Anh chàng và cô nàng trong phim lúc đầu mất một thời gian vờn nhau và tỏ vẻ không ưa nhau, làm như nhìn mặt là thấy ghét rồi, dấu hiệu báo trước cho thấy chuyện hai anh chị sẽ rơi vào lưới tình, mê nhau chết bỏ là... vô phương khả đảo! Chẳng mấy chốc Kay và Michael cũng bắt đầu ngứa ngáy hứng thú với trò “tình yêu và... bóng tối” giống như đám tuổi choai choai! Hai anh chị cứ tiếp tục trò quấy quá đó, đẩy kịch tính leo thang đưa đến cao trào... “Xem này!” Kay la lên thành tiếng, tay siết chặt của quý của chồng. “Cứng như khúc gỗ!”
Michael phá ra cười: “Hãy đánh trống ngũ liên dồn dập để giục hoa nở đi em!”
“Và rồi em sẽ uống đến giọt mật ngọt cuối cùng vẫn còn thơm ngon từ đóa hoa còn quý hơn cả kim cương vàng ngọc của chồng em!” Kay rên rỉ trong cơn đắm đuối mê cuồng...
“Ơ!... Tuyệt quá. Cảm tạ ơn em, vợ yêu. Cả đất trời bây giờ chỉ còn có đôi ta...”
***
Một năm trước, một trong hai người qua lại gần quầy bán vé ở Cổng 10 B của Sân bay Thành phố Detroit là một thợ cắt tóc trên Phố Pháp đình ở Brooklyn, báo cáo cho một anh chàng, anh chàng này lại báo cáo cho một anh chàng khác để anh ta báo cáo cho Pete Clemenza. Người kia trước đây là một chủ trại chăn nuôi dê ở Sicily, gần Prizzi. Trong những năm xen giữa, lòng trung thành và sự thăng tiến trong chinh chiến và sự thiếu hụt lao động đã khiến cho họ nhảy lên các cấp bậc nhanh chóng hơn là người ta có thể đạt được trong thời bình. Người cắt tóc thuộc thế hệ thứ ba, nhưng giọng Ý còn nặng trịch; còn anh chăn dê thì hãy còn phải vật lộn với tiếng Anh. Chuyến bay của họ đến Las Vegas giờ đây đang đón khách lên tàu. Không thấy dấu hiệu nào của Fredo Corleone. Anh chăn dê mang một điện thoại ma (phantom telephone) nơi tai. Người hớt tóc thở ra và gật đầu. Anh ta không có chọn lựa nào khác. Anh ta đến một máy điện thoại trả tiền và bắt đầu nhét những đồng hai mươi lăm xen vào đó.
“Dịch vụ đây”, giọng ở Las Vegas nói. Người ta đồn rằng, các cô gái ở dịch vụ điện thoại, cô này và cô ở Brooklyn, đều là cháu gái của Rocco Lampone, đều đẹp cực kì, nhưng chưa có ai từng thấy mặt các cô hay biết chắc ai là ai.
“Mr Barber đang gọi đây”, anh nói.
“Vâng, thưa quý ông. Và thông điệp của ông, thưa ông Barber?”
“hành lí của chúng tôi”, anh nói, “đã bị đặt sai chỗ “. Anh suýt nói mất, nhưng mất sẽ được hiểu là bị giết. “Nó sẽ không ở trên chuyến bay đã lên lịch.”
“Vâng, thưa ngài. Tất cả chỉ có thế?”
“Tất cả chỉ có thế?” Khi Ông Trùm Corleone nghe tin rằng những cận vệ mới của Fredo để lạc cậu ta trong một casino một nơi nào đó trong vùng hoang vu của Detroit, vâng, tất cà chì là thế, được thôi. “Xin nói thêm rằng tôi và Ông - ” Tay thợ hớt tóc khựng lại. Dê trong tiếng Ý là gì nhỉ? Anh ta đặt một tay chận lên điện thoại. Chàng chăn dê đi qua sảnh, lấy cà phê uống. “Come si dice goat?” (Dê, tiếng Ý nói là sao nhỉ?)
“La capra,” chàng chăn dê nói, vừa lắc đầu.
Chuyện là, từ nhỏ đến lớn, sống nơi Phố Pháp đình, chàng thợ cắt tóc chưa hề thấy con dê nào, cũng chưa từng có cơ hội nào để học cái từ mắc dịch đó. “Ông Capra và tôi đang tìm kiếm nó. Chúng tôi hi vọng sẽ đi chuyến bay tới, cả hành lí và tất cả.”
“Vâng, thưa ngài. Cám ơn ngài.”
Sandra Corleone đỗ chiếc wagon Roadmaster trên bãi cỏ gần nhà ngủ của Francesca.
“Ồ, má,” Francesca nói. Cô chui vào cái áo mưa mới có kiểu dáng đặc biệt của mình. “Má sẽ không đỗ xe ở đây chứ?”
Mọi chiếc xe khác đều dồn vào trên lề phố và khu lên hàng.
“Mẹ chắc là ổn thôi”, Sandra nói, tắt máy xe và vói tay ra ghế sau để đánh thức Kathy. Như thể để nối đuôi, hai chiếc xe khác đi theo sự dẫn dắt của xe Sandra. “Người ta phải đỗ xe ở nơi nào chứ”.
Họ mở cửa của chiếc wagon, và Kathy chuyền cho Francesca và Sandra những hộp đựng đồ, tất cả đều từ cửa hàng bán rượu mà vị hôn phu của mẹ cô sở hữu. Phần lớn những đứa trẻ khác cũng đều đầy những hòm xiểng. Kathy chỉ lấy một cái quạt bàn và chiếc radio Bakelite của Francesca.
Các cửa trước đều mở rộng. Kathy ấn thang máy cho họ. Mẹ của chúng đã ướt đẫm mồ hôi. Bà ta để mấy cái hộp xuống sàn thang máy. “Mẹ ổn rồi”, bà ta chỉ nói được có thế và mệt đứt hơi để có thể nói được gì thêm. Bà ta mới ba bảy, nhưng đầu óc nệ cổ, và đã tăng trọng nhiều kể từ khi họ dời nhà về Florida.
Khi họ đến phòng của Francesca, Kathy đặt cái quạt bàn và chiếc radio xuống, nằm ườn ra trên chiếc giường đôi, rồi cong người lại, ôm lấy bụng dưới và làu bàu rên rỉ.
Francesca đảo tròn mắt. Bởi vì cô hiếm khi bị vọp bẻ, nên cô hoài nghi về những biểu hiện trước mắt của cô em. Nhưng than phiền về chuyện đó thì cũng chẳng ích gì.
“Mấy tấm trải giường ở đâu?” Sandra hỏi.
“Trên giường kia”, Francesca đáp.
“Không phải những cái đó”
Francesca tự thân đi một vòng. Khi cô trở lại giường đã được phủ với các tấm trải màu hồng, và Kathy được đặt dựa vào trên mấy cái gối từ cả hai chiếc giường, quạt quay vào cô, đôi mắt cô nhắm lại, một tấm khăn lau ướt đắp ngang trán. Cô đang hút một lon Coke, nghe nhạc Jazz trên radio.
“Em lấy nước uống ở đâu?”
“Má nuôi kí túc xá đem tới,” Sandra nói. “Để chào mừng các con đấy.”
Trên đường đi xuống, mẹ của hai cô hướng đầu vào phòng khách chung. Sandra mang ba hộp nặng và đi í ạch, khó khăn. Francesca đặt hành lí xuống trên bậc đi của cửa bên, chờ mẹ cô theo kịp.
“Tại sao con không chịu đến một trường con gái?” Sandra Corleone gọi, thở nặng nhọc, dùng đầu chỉ về building bên cạnh, ở đó hàng mấy chục cậu thanh niên cùng cha mẹ của họ đang đi vào. Mẹ cô là người ăn to nói lớn. “Giống như chị con ấy?”
“Làm thế nào một mình mẹ có thể đưa xuống mọi đồ đạc của Kathy?”
“Đừng lo cho Kathy. Nó sẽ ổn thôi. Con biết đó, sẽ không ai nói là phòng ngủ của bọn con trai ở ngay cửa kế bên.” Giọng của bà càng lên cao hơn. “Mẹ không thích mấy ánh mắt hau háu đó.”
Người ta đang nhìn. Francesca chắc như thế. Francesca bị cám dỗ muốn sửa sai mẹ và nói phòng ngủ của quý ông nhưng kịp khóa mồm đúng lúc vì thấy rằng như thế sẽ làm mọi chuyện tồi tệ hơn.
Trên quãng đường tiếp theo, mẹ cô mang nhẹ hơn. Tuy vậy, vào lúc họ đến cửa hông, bà cũng thở hồng hộc và phải dừng lại. Bà thả phịch người xuống chiếc ghế gỗ, gây ra một âm thanh vụn vỡ. Người ta dự định dời đến Florida và sẽ phơi nắng suốt ngày và ăn uống kiêng cữ, tập thể dục cho người thon thả để có dáng đẹp khi mặc đồ chơi tennis hay khi đi dạo ở bờ biển. Thế mà mẹ cô thì vẫn càng ngày càng bành trướng bá quyền, lấn chiếm không gian của người khác. Mùa hè này, Francesca đã bắt gặp Stan, Ông Bán Rượu cấu véo mông mẹ cô và nói lão ta thích nhà tù của bà. Francesca rùng mình.
“Con mặc áo khoác rồi sao còn lạnh được?”mẹ cô hỏi.
“Con có lạnh đâu”
“Vậy con ốm?”
Cô nhìn mẹ mình, vốn đang như say nóng trong chiếc ghế chật chội kia. “Không”, Francesca nói, “Con ổn mà.”
“Ngay cửa bên”, mẹ nàng lặp lại, lần này dùng ngón cái để chỉ về phía phòng ngủ của... quý ông học trò, vốn đứng hàng thứ ba chỉ sau nhất quỷ nhì ma thôi! Nên bà mẹ nàng tỏ vẻ úy kị kiêng dè, lo lắng cho cô con gái cũng phải. “Ngay cửa bên. Trời đất quỷ thần thiên địa ơi! Ai tin nổi không? Tôi không tưởng tượng nổi!”
Tại sao bà lại nói to thế, ai mà biết?
“Vậy tại sao con lại không muốn vào một trường chỉ toàn con gái?”
Bà nói điều này khá to khiến Francesca tin chắc rằng mấy người ở bên phòng quý ông hẳn là nghe rõ. “Đây là một trường tốt, Má à, đúng không?” Cô vươn một tay ra để giúp má đứng lên. “Nào, cố lên.”
Khi họ đến Barnard, Francesca biết thế, tất cả những gì mà Kathy sẽ nghe là “Tại sao con phải đi xa nhà đến thế?” Bất kì điều gì mà Francesca làm đều bị nhìn như là muốn làm cho không giống những gì Kathy đã làm và ngược lại. Trước cuộc khiêu vũ đến nhà (homecoming dance), mẹ cô đã kéo Francesca qua một bên để ca tụng những đức tính của người bạn của Kathy, mà sau đó bà lại vứt bỏ hết. Ngày hôm sau, mẹ nàng bắt đầu liệt kê mọi điều sái quấy về anh ta. Hắn đã thay đổi, Sandra nói. Bất kì ai có mắt đều có thể thấy điều ấy.
Francesca tự mình đi quãng đường còn lại. Chỉ khi đó cô mới lưu ý có bao nhiêu cửa chính được trang trí bằng mẫu tự Hi Lạp. Mẹ cô và Kathy đã can ngăn cô đi đến từ tuần trước, đúng thời điểm diễn ra cuộc hội nữ sinh, mẹ cô bởi vì bà để tâm vào sự tiện và bất tiện của việc làm một cuộc lữ hành bằng xe nhà dự một cuộc hội hè náo nhiệt còn Kathy bởi vì cô nói rằng các cuộc hội nữ sinh chỉ tuyệt vời cho đám WASPs (White Anglo - Saxon Protestant: Tin lành da trắng gốc Anglo - Saxon), những bọn phóng đãng hay những con bé tóc vàng đần độn, chứ chẳng tuyệt vời tí nào cho bất kì chị em nào của nàng, người đã có một gia đình và chắc chắn không cần giả bộ như mình là chị/em của một đám WASPs tóc vàng phóng đãng.
Vào thời điểm cô quay về phòng mình, mẹ cô đã mở những hộp đựng đồ và va li của cô và bắt đầu bày đồ đạc ra. Bà cũng đã mang đến một ảnh Đức Mẹ và một bộ còi bằng sừng bò đỏ, những linh vật mà Francesca không bao giờ rời sau khi mẹ cô rời đi. “Má không cần phải làm thế”, Francesca nói với mẹ.
“Ồ, có gì đâu”, Sandra nói.
“Thật sự thì”, Francesca nói. “Con tự lo chuyện đó được mà.”
Kathy cười. “Sao không nói với bà rằng chị không thích bà lục soát đồ đạc của chị?”
“Con không thích Má lục lọi đồ đạc của con, Má à!”
“Má đã soạn đồ đạc cho con ở nhà. Má hi vọng ngôi trường tử tế này sẽ dạy con không ăn nói theo kiểu một tênbeatnik bẩn thỉu. Vả chăng, có gì mà con phải cố giấu mẹ, hở?”
“Không có gì.” Còn Beatnik” Và trong trường hợp mẹ không lưu ý, chúng ta hiện không ở nhà.”
Sandra ngước nhìn lên như thể sửng sốt vì một tiếng động lớn đột ngột.
Rồi bà ngồi xuống trên bàn của Francesca và òa ra khóc tức tưởi.
“Bây giờ, lại thế đấy,” Kathy nói, ngồi thẳng lên.
“Chị chẳng giúp được gì”.
“Tôi không nói đến chị,” Kathy nói và dĩ nhiên nàng có lí: không chỉ ngáp và tiếng cười là dễ truyền nhiễm mà thôi.
Hai chị em sinh đôi khóc to lên rồi bắt đầu cùng gào thét. Cả ba mẹ con cùng túm tụm trên giường. Đã từng có một năm khủng khiếp. Đám tang Ông Nội Vito, một cú choáng váng cho mọi người. Rồi sự biến mất kì lạ của chú Carlo. Chip, đứa dễ thương và được cưng nhất nhà, bỗng hóa điên và làm vỡ so một đứa nhóc bằng cái bình thủy. Chỉ có một thời điểm khác mà cả ba mẹ con từng ở trong cảnh ngộ giống như thế này: hợp nhất, ôm nhau và cùng thổn thức. Hai cô gái lúc đó đang học tiết toán với thầy Chromos. Thầy Hiệu trưởng đi vào và dẫn hai cô bé về văn phòng thầy mà không cho biết lí do tại sao. Mẹ hai đứa ở đó, mặt bà đỏ và sưng phì phị. Mẹ bảo, “Chuyện liên quan đến Ba các con. Tai nạn đã xảy ra.” Cả ba mẹ con nhào xuống chiếc ghế xô-pha có mùi cam của ông hiệu trưởng, khóc vùi không biết trong bao lâu. Bây giờ lại khóc với nhau, ắt họ đều nghĩ đến ngày đó. Tiếng gào khóc của họ càng to hơn, hơi thở càng trở nên rời rạc, họ càng quấn chặt lấy nhau.
Cuối cùng, những dòng lệ tuôn trào ào ạt kia cũng giúp họ vơi bớt nỗi đau buồn chất ngất. Lòng họ dịu lại và những vòng tay bấu víu của họ chùng ra. Sandra lấy một hơi thở và nói, “Mẹ chỉ mong sao - ” Bà không thể nói hết câu.
Một tiếng gõ đanh phát ra nơi cửa chính. Francesca nhìn lên, mong đợi rằng màn cảnh này sẽ là ấn tượng đầu tiên chân thực mà má nuôi kí túc xá sẽ có được về nàng. Thay vì thế là một cặp xuất hiện, ông trong bộ com-lê xanh sậm, bà trong kiểu tóc chó xù, cả hai tươi cười và có vẻ thể thao.
“Xin thứ lỗi”, người đàn ông nói. Ông ta mang dãi tên ghi là BOB. “Có phải đây là phòng 322?”
Số phòng được sơn bằng màu đen lên cửa chính. Ngón trỏ của ông thực tế đang chạm vào đó.
“Đúng rồi, xin thứ lỗi”, người đàn bà nói. Cả hai đều nói rặt giọng miền Nam. Dãi tên của bà ghi là BARBARA SUE (tắt là BABS). Bà nhìn qua họ và thấy ảnh Đức Mẹ và bà nhíu mày. “Nếu tất cả các bạn thích chúng tôi sẽ quay lại sau - ”
“Đây là phòng con bé,” người đàn ông nói, bước tránh qua một bên và đẩy nhẹ một cô gái da sẫm màu qua ngưỡng cửa. Cô gái vẫn dán mắt xuống đôi giày Mary Janes.
“Tôi tin là chúng ta đang ngắt lời,” người đàn bà nói.
“Có phải chúng tôi đang ngắt lời?” người đàn ông hỏi.
Sandra Corleone khịt mũi. Kathy lau mặt vào gối của Francesca. Francesca dùng tay ra hiệu. “Không”, cô nói. “Không, xin lỗi. Xin mời vào”
“Tuyệt quá!” người đàn ông nói. “Tôi là Mục sư Kimball, đây là bà nhà tôi, Bà Kimball, đây là con gái chúng tôi, Suzy. Chào mọi người đi, Suzy.”
“Hello”, cô gái nói và rồi nhìn xuống lại đôi giày của cô.
“Chúng tôi là tín hữu Báp-tít.” Người đàn ông gật đầu về phía ảnh Đức Mẹ. “Tuy vậy chúng tôi có những tín hữu Công giáo, ở thị xã kế bên. Tôi từng chơi golf với cha xứ của họ, Linh mục Ron.”
Francesca tự giới thiệu mình và giới thiệu gia đình mình, mà nàng phát âm thành Cor-lee-own.
Suzy nhìn hai chị em sinh đôi từ cô này sang cô khác, lộ rõ vẻ bối rối.
“Vâng, chúng tôi sinh đôi,” Kathy nói. “Cô bé kia sẽ là bạn cùng phòng với bạn. Còn mình sẽ đi đến trường khác.”
“Có phải hai bạn hoàn toàn giống hệt nhau?” Suzy hỏi.
“Không đâu”, Kathy nói.
Suzy trông càng có vẻ bối rối hơn.
“Cô ấy đùa thế thôi,” Francesca nói. “Dĩ nhiên chúng tôi hoàn toàn giống nhau.”
Người đàn ông đã để ý mấy chiếc còi sừng trâu. Ông ta chạm tay vào. Chắc thế rồi, chúng là đồ thực. “Suzy là một cô gái da đỏ,” ông nói. “giống như mấy cô vậy”.
“Con bé là con nuôi của chúng tôi”, người đàn bà thì thầm.
“Nhưng không phải là một Seminole,” ông nói, và cười to đến độ mọi người khác trong phòng đều giật mình.
“Tôi không bắt kịp ý tôn ông,” Sandra nói.
Với một cái thở hắt ra, người đàn ông ngưng cười. Suzy ngồi vào chỗ có lẽ là bàn học của nàng và nhìn trừng trừng vào mặt bàn Formica. Francesca muốn cho cô bé hoa, rượu, sô - cô - la, bất kì cái gì có thể khiến cô mỉm cười.
“Bang Florida”, người đàn ông nói. “Họ thuộc bộ tộc Seminoles.” Ông làm bộ ném một quả bóng. Ông lại cười, càng lớn hơn, và ngưng cười, càng đột ngột hơn.
“Tất nhiên họ là thế,” Sandra nói. “À không, tôi muốn nói về chuyện là người da đỏ. Chúng tôi là người Ý.”
Người đàn ông và người đàn bà trao đổi một cái nhìn. “Hay thật đấy”, ông ta nói.
“Vâng” bà vợ nói. “Khác nhau chứ”
Francesca xin lỗi và nói mẹ cô và người chị em của cô phải đi nhưng cô sẽ trở lại trong vài giây thôi để giúp Suzy bày biện đồ đạc.
Mẹ cô hơi ngần ngại với chữ đồ đạc nhưng dĩ nhiên là không chỉnh Francesca trước mặt nhà Kimballs.
Francesca và Kathy nắm tay nhau trên đường đi đến chiếc xe. Không ai trong hai đứa có thể, hoặc cần nói lời nào.
“Má có thích để con lái không?”
Sandra mở ví, lấy ra chiếc khăn tay và chùm chìa khóa và ném chìa khóa cho Kathy.
“Đừng có để dính bầu nhé”, Kathy dặn dò Francesca.
Mẹ hai cô làm lơ, không biểu hiện bị sốc chút nào. Chuyện này thôi thì... đành phó thác cho trời vậy! Chứ bố mẹ có muốn cản cũng đâu có cản nổi! Quả là có con gái trong nhà chẳng khác nào chứa... trái bom nổ chậm! Chỉ còn biết cầu nguyện các Đấng Bề Trên che chở cho. Có phúc thì... đẹp mặt, hôn lễ rình rang. Lỡ như vô phúc thì cũng... lời được cháu ngoại!
Mình cũng sẽ không trở thành một WASP ngớ ngẩn, Francesca nghĩ. Hay một con nhỏ tóc vàng ngu ngơ. Hay chị em gái của bất kì ai khác. Cô siết chặt tay Kathy. “Đừng làm hỏng đôi mắt vì đọc quá nhiều nhe.”
“Đừng làm bất kì điều gì mà em không làm”, Kathy nói.
“Có lẽ Ta là Ngươi”Francesca phán ra lời linh hứng bông đùa.
Đó là một câu đùa đã cũ. Hai đứa vẫn luôn thắc mắc làm thế nào mà mẹ chúng giữ chúng như những đứa bé, luôn luôn giả định rằng chúng đã được hòa lẫn nhau một thời gian cho đến khi chúng đủ trưởng thành để khẳng định bản sắc riêng của mỗi đứa.
Chúng hôn nhau vào cả hai bên má, kiểu đàn ông hôn nhau, và Kathy vào trong xe.
Khi Francesca ôm mẹ để tạm biệt, Sandra cuối cùng tìm thấy cơ hội để nói ra. “Mẹ chỉ muốn,” bà thì thầm,” rằng bố chúng con sống khôn thác thiêng, hiển linh để chứng giám điều này.” Sandra lùi một bước, có vẻ đắc thắng. Bà nhìn từ cô con gái này đến cô kia. “Những con gái yêu của chàng nay đã vào đại học” Bà khịt mũi. Rất to.
“Bố chẳng bao giờ thích chúng con khóc” Francesca nói.
“Ai mà thích thấy gia đình mình khóc?” Kathy nói.
“Bố đúng là không phải người mau nước mắt,” Francesca nói, vừa lau mặt vào tà áo khoác.
“Con đùa đấy à?” mẹ cô nói. “Sonny? Chàng là đứa bé to xác nhất trong tất cả chúng ta đây. Xem phim tình cảm bố chúng mày khóc rưng rức. Những bài ca Ý truyền thống đậm chất sướt mướt trữ tình thường làm bố chúng mày khóc gào ầm ĩ như con nít. Các con không nhớ à?”
Đã bảy năm qua rồi, và Francesca đã bắt đầu phôi pha.
Nàng nhìn chiếc Roadmaster hướng mũi tìm đường xuyên qua những làn đường hẹp, chằng chịt, chòng chéo. Khi chiếc xe len lách đến góc quẹo, Francesca âm thầm phát ra tiếng good-bye trong tâm trí. Cô không có cách nào để biết chắc điều này, nhưng cô dám cá bằng cả mạng sống, rằng người chị em song sinh của mình cũng đang làm như thế.