Đời tôi (Tập 1) - Chương 12 - Phần 1
CHƯƠNG XII: ĐẠI HỘI ĐẢNG VÀ SỰ CHIA RẼ
Lê-nin ra nước ngoài trong độ chín muồi vào năm ba mươi tuổi. Ở Nga, ông giữ vai trò lãnh đạo trong các nhóm sinh viên, các tổ dân chủ xã hội đầu tiên cũng như trong các khu của người đi đày. Lê-nin không thể không cảm thấy sức mạnh của ông, ngay cả vì lý do đơn thuần: những ai đã gặp, đã làm việc với ông đều thừa nhận điều đó. Ông ra nước ngoài với hành trang lớn về lý luận và kho kinh nghiệm cách mạng đáng kể. Ở đây, ông phải cộng tác với nhóm “Giải phóng sức lao động” và trước hết, với Plê-kha-nốp, người diễn giải xuất sắc học thuyết Mác-xít, người thầy của nhiều thế hệ lý thuyết gia, chính trị gia, nhà báo, nhà hùng biện, một tên tuổi vang lừng châu Âu và có những mối quan hệ bao trùm châu lục. Cạnh Plê-kha-nốp, còn hai người có uy tín vô cùng lớn: Da-xu-lích và Ác-xen-rốt. Vê-ra I-va-nốp-na Da-xu-lích thuộc lớp người hàng đầu không chỉ vì quá khứ anh hùng của chị. Chị còn có đầu óc vô cùng sâu sắc, với kho kiến thức khổng lồ chủ yếu về lịch sử và một trực giác hiếm có. Thời trước Da-xu-lích lập nên mối quan hệ giữa nhóm “Giải phóng sức lao động” và ông già Ăng-ghen. Khác với Plê-kha-nốp và Da-xu-lích - những người gắn bó mật thiết hơn với chủ nghĩa xã hội La Tinh - Ác-xen-rốt đại diện cho thế giới tư tưởng của phái xã hội dân chủ Đức, anh mang những kinh nghiệm của phái này để thực hiện trong Nhóm. Tuy nhiên vào những năm ấy, giai đoạn suy tàn của Plê-kha-nốp đã bắt đầu. Nhân tố làm ông suy yếu chính là điều đem lại sức mạnh cho Lê-nin: cách mạng đang đến gần. Tất cả hoạt động của Plê-kha-nốp thiên về việc chuẩn bị tư tưởng cho cách mạng. Là nhà tuyên truyền và luận chiến tuyệt vời của chủ nghĩa Mác-xít, nhưng ông không phải chính trị gia cách mạng của giai cấp vô sản. Cách mạng càng đến gần, ông càng cảm thấy đất trượt dưới chân mình một cách rõ rệt. Hẳn Plê-kha-nốp cũng nhận biết được điều đó và vì thế ông gay gắt với đám trẻ.
Người l ãnh đạo chính trị của Ích-cờ-ra là Lê-nin, còn Mác-tốp là cây bút chính luận mạnh nhất. Mác-tốp viết dễ dàng và liên tục, cũng như khi ông nói. Sát cánh với Lê-nin lúc đó là bạn chiến đấu gần gũi nhất - ông cảm thấy không thoải mái. Họ còn xưng hô “cậu”, “tớ” với nhau nhưng trong mối quan hệ giữa hai người đã có những làn gió lạnh. Mác-tốp sống chủ yếu cho hiện tại, cho những lợi ích nhất thời, cho công việc viết lách thường ngày của nhà báo, cho các tin tức và những buổi nói chuyện. Lê-nin, sau khi đã chà đi xát lại hiện tại, đi sâu bằng suy tưởng vào ngày mai. Mác-tốp có vô số những trực cảm, giả thuyết và đề nghị rất xuất sắc mà chính ông cũng thường quên đi nhanh chóng. Nhưng Lê-nin luôn nắm bắt những thứ ông cần vào đúng thời điểm cần thiết. Những tư tưởng mong manh của Mác-tốp nhiều lần làm Lê-nin phải lắc đầu, vẻ e ngại. Hồi đó sự khác nhau trong đường lối chính trị của họ chưa được kết tinh, có thể nói chúng chưa hề xuất hiện. Sau này khi xảy ra sự chia rẽ ở Đại hội II, những cộng tác viên của Ích-cờ-ra phân chia làm “cứng rắn” và “mềm mỏng”. Cách gọi ấy như ta biết, rất thông dụng trong thời gian đầu. Nó chứng tỏ nếu như chưa có một đường phân chia rõ rệt thì cũng đã có sự khác biệt trong cách đề cập vấn đề, trong tính cương quyết và kiên trì để đi đến đích. Về phần Lê-nin và Mác-tốp, có thể nói rằng trước Đại hội và trước khi xảy ra việc ly khai, Lê-nin đã “cứng rắn” và Mác-tốp “mềm mỏng”. Cả hai đều biết rõ điều này. Lê-nin nhìn Mác-tốp bằng con mắt phê phán và hơi ngờ vực dù ông đánh giá rất cao Mác-tốp. Ngược lại Mác-tốp nhận thấy cái nhìn ấy, ông cảm thấy khó xử và cáu kỉnh nhún đôi vai gầy. Khi gặp gỡ và chuyện trò với nhau, trong câu chuyện của họ đã thấy không có những nhấn mạnh vẻ thân mật hay những lời bông đùa, ít nhất là trước mặt tôi. Lúc nói chuyện, Lê-nin không nhìn thẳng vào mặt Mác-tốp và cái nhìn của Mác-tốp dại đi dưới cặp kính cận mũi nghiêng về phía trước mà ông không lau bao giờ. Và khi Lê-nin nói chuyện với tôi về Mác-tốp, trong giọng của ông có một sắc thái đặc biệt: “Thế nào, Giu-li (tức Mác-tốp) nói vậy hả?”. Cái tên Giu-li được đọc lên theo một cách nào đó, đặc biệt hơi nhấn mạnh, dường như ông muốn cảnh cáo: “Anh ta tốt, thậm chí giỏi là khác, có điều quá mềm mỏng.”. Còn Mác-tốp, rõ ràng ông chịu ảnh hưởng của Vê-ra I-va-nốp-na Da-xu-lích, chị cách ly ông khỏi Lê-nin không phải về mặt chính trị mà về tâm lý.
Mối liên lạc với nước Nga nằm toàn bộ trong tay Lê-nin. Thư ký của tòa soạn chính là Na-đe-giơ-đa Côn-xtan-chi-nốp-na Cơ-rúp-xca-i-a. Bà ở trung tâm tất cả công tác tổ chức, bà tiếp đón các đồng chí từ xa đến, hướng dẫn và tiễn đưa người ra đi, bà tổ chức nhiều mối quan hệ, thỏa thuận các chỗ hẹn, bà viết, mã hóa và giải mã các bức thư. Trong phòng của Cơ-rúp-xca-i-a, gần như lúc nào cũng có mùi giấy bị đốt bốc từ những lá thư bí mật mà bà sưởi trên mặt lò để đọc. Bà hay phàn nàn một cách nhẹ nhàng là không nhận được nhiều thư, rằng người ta đã nhầm mã số hoặc viết bằng mực bí mật làm cho dòng này đè lên dòng khác...
Trong công việc tổ chức - chính trị, Lê-nin cố gắng phụ thuộc tối thiểu vào phe cựu trào, trước hết là Plê-kha-nốp; với ông, Lê-nin đã có những xung đột nặng nề trong thời gian này bởi các lý do khác nhau, đặc biệt vì dự thảo cương lĩnh của đảng. Dự thảo đầu tiên của Lê-nin đối lập với Plê-kha-nốp khiến Plê-kha-nốp phê bình rất thô bạo bằng giọng chế giễu trịch thượng đặc trưng của ông trong những trường hợp tương tự. Nhưng cố nhiên không thể đe dọa và làm Lê-nin nản lòng bằng cách ấy. Xung đột trở nên mang tính bi kịch. Da-xu-lích và Mác-tốp nhận vai trò trung gian: Da-xu-lích về phía Plê-kha-nốp và Mác-tốp về phía Lê-nin. Hai vị trung gian đều rất sẵn sàng hòa giải, vả lại họ vô cùng thân thiện với nhau. Theo lời của Vê-ra I-va-nốp-na, chị nói với Lê-nin:
-
Ghê-oóc-ghi [Georges] (tức Plê-kha-nốp) là giống chó săn thỏ - cắn nhấm nạn
nhân một thời gian rồi thả ra; còn ông là giống bun-độc có cái cắn chết người.
Sau này khi kể lại cho tôi, Vê-ra I-va-nốp-na nói thêm:
- Điều này làm ông ấy (Lê-nin) rất khoái. “Tôi cắn
chết người, chị bảo thế à?”.
Ông
nhắc lại vẻ thỏa mãn.
Vê-ra I-va-nốp-na bắt chước lối nhấn mạnh trong câu nói Lê-nin một cách đáng
yêu.
Tất cả những vụ đụng độ nghiêm trọng ấy xảy ra trước khi tôi qua nước ngoài.
Tôi không ngờ có những chuyện này. Tôi cũng không biết các cuộc tranh luận
trong nội bộ tòa soạn còn dữ dội hơn khi người ta bàn đến tôi. Bốn tháng sau khi
tôi đến, Lê-nin viết cho Plê-kha-nốp như sau:
Pa-ri ngày hai tháng ba năm 1903,
Tôi có đề nghị như sau với tất cả thành viên của tòa soạn: đưa Pi-ê-rô bằng
cách chỉ định vào ban biên tập với các quyền bình đẳng như những thành viên
khác (tôi cho rằng với cách chỉ định ấy, đa số đơn thuần không đủ mà phải có sự
nhất trí của toàn thể). Chúng ta rất
cần một thành viên thứ bảy, vừa để thuận tiện lúc bầu (sáu là
số chẵn) và sự chỉ định này còn làm mạnh thêm lực lượng tòa soạn. Đã từ nhiều
tháng nay, số báo nào cũng có bài của Pi-ê-rô. Anh hoạt động hết sức tích cực
cho Ích-cờ-ra, anh
diễn thuyết nhiều (và đạt được thành công lớn). Trong mục thời sự, Pi-ê-rô rất
có ích, thậm chí không thể thiếu được đối với chúng ta. Không còn nghi ngờ gì
nữa, đó là một người có năng lực phi thường, đáng tin tưởng, hăng hái và còn
tiến xa hơn nữa. Ngoài ra, trong lĩnh vực dịch thuật và văn chương bình dân, Pi-ê-rô
cũng sẽ làm được nhiều điều.
Những lý lẽ phản bác có thể đưa ra:
1. Pi-ê-rô còn trẻ.
2. (Có thể) trong một ngày gần đây, Pi-ê-rô sẽ trở về Nga.
3. Ngòi bút của Pi-ê-rô (không ngoặc kép) còn chút dấu
vết loại văn giải trí từng kỳ, diễn đạt quá rối rắm.
Trả lời 1: Tôi giới thiệu Pi-ê-rô không phải để anh chiếm một
vị trí độc lập mà để làm thành viên trong ban biên tập. Ở đó, rồi Pi-ê-rô sẽ có
thực tế cần thiết. Hiển nhiên anh có cái “nhạy” của một nhà chính trị trong
đảng, một thành viên của nhóm; còn kiến thức và kinh nghiệm là thứ có thể đạt
được trong cuộc sống. Cũng hiển nhiên là Pi-ê-rô đang cố gắng và làm việc. Sự
lựa chọn Pi-ê-rô còn cần thiết để động viên và buộc anh ở lại mãi mãi với chúng
ta.
Trả lời 2: Nếu Pi-ê-rô tham gia vào mọi công việc của chúng
ta, có thể anh chẳng vội vã đi đâu. Nhưng dù nếu anh đi, quan hệ về mặt tổ chức
với ban bi ên tập sẽ không phải là điều bất lợi mà là lợi thế vô cùng lớn.
Trả lời 3: Những khuyết điểm về văn phong không phải là lỗi
lớn. Anh ấy sẽ tự rèn luyện. Hiện tại anh còn bằng lòng (và cũng không tự
nguyện gì lắm) để người ta “uốn nắn”. Trong ban biên tập sẽ có những tranh
luận, bầu bán và những “mệnh lệnh” sẽ mang tính hình thức và bắt buộc hơn.
Vì thế tôi đề nghị:
1. Cả sáu thành viên tòa soạn nhất
trí chỉ định Pi-ê-rô.
2. Sau khi đưa Pi-ê-rô vào làm việc, hãy qui định lâu dài các mối quan hệ và
hình thức bầu bán trong nội bộ tòa soạn, xây dựng bản điều lệ chuẩn xác. Điều
đó là cần thiết đối với chính
chúng ta và quan trọng với Đại hội.
T.B. Tôi cho là sẽ hết sức bất
tiện và khó xử nếu trì hoãn sự chỉ định bổ sung vì tôi
thấy rõ ràng sự bất mãn khá nghiêm trọng của Pi-ê-rô (tất nhiên anh không nói
thẳng ra): anh thấy mình vẫn luôn luôn lơ lửng trong không trung và lúc nào
cũng bị coi là một “chàng trẻ tuổi” (ít ra là đối với anh). Nếu chúng ta không
nhận Pi-ê-rô ngay và chẳng hạn, một tháng sau anh quay trở về Nga, tôi tin chắc
Pi-ê-rô sẽ coi đó là sự từ chối không đưa anh vào tòa soạn. Chúng ta có thể “đánh
mất” anh và điều này vô cùng bất hạnh.
Tôi chỉ biết đến lá thư này trong thời gian gần đây, tôi đăng nguyên vẹn (trừ một số chi tiết chuyên môn nhất định) bởi nó đặc trưng ở mức độ cao nhất tình hình trong nội bộ tòa soạn, bản thân con người Lê-nin và quan hệ đối với tôi. Về cuộc đấu tranh trong tòa soạn xảy ra sau lưng tôi liên quan đến vấn đề đưa tôi vào ban biên tập, tôi không hay biết gì như đã nói ở trên. Khi Lê-nin viết tôi “bất mãn khá nghiêm trọng” vì không được vào ban biên tập, điều này sai và hoàn toàn không đúng với trạng thái tinh thần tôi lúc đó. Thực tế tôi không hề nghĩ đến nó. Tôi nhìn lên ban biên tập như cậu học trò trước thầy giáo mình. Tôi mới hai mươi ba tuổi. Thành viên trẻ nhất của ban biên tập là Mác-tốp cũng hơn tôi bảy tuổi và Lê-nin hơn tôi mười tuổi. Tôi vô cùng thỏa mãn với số phận đã đưa tôi đến gần tổ chức tuyệt vời ấy. Tôi có thể học hỏi rất nhiều từ mọi người trong nhóm và tôi chăm chỉ làm việc đó.
Tại sao Lê-nin lại viện cớ tôi bất mãn? Tôi nghĩ rằng đây đơn thuần chỉ là một bước chiến thuật. Qua lá thư Lê-nin muốn chứng minh và thuyết phục người khác chấp nhận lý lẽ của ông. Lê-nin cố tình làm cho các thành viên khác của tòa soạn lo lắng về sự bất mãn giả định và việc tôi có thể rời bỏ Ích-cờ-ra. Ở ông, đây chỉ là một luận cớ phụ. Vì thế, ông gọi tôi là “chàng trẻ tuổi”. Ông già Đớt-trơ hay gọi tôi như vậy, nhưng chỉ mình ông thôi. Chính Đớt-trơ là người có mối quan hệ rất thân ái với tôi tuy ông không có và cũng không thể có một chút ảnh hưởng chính trị nào đối với tôi. Lê-nin dùng từ đó chỉ để thuyết phục những người cựu trào: phải coi tôi là người đã chín muồi về chính trị.
Tám
ngày sau khi Lê-nin gửi lá thư đi, Mác-tốp viết cho Ác-xen-rốt:
Luân Đôn ngày mười tháng ba năm 1903,
Vơ-la-đi-mi-a I-lích đề nghị chúng ta nhận Pi-ê-rô, người mà anh đã từng biết,
làm
thành viên c ủa tòa soạn với quyền ngang những người khác. Những công trình văn học của Pi-ê-rô chứng tỏ một cách không thể chối cãi rằng anh rất có tài; về mặt chính trị, hiển nhiên Pi-ê-rô thuộc về chúng ta. Pi-ê-rô hoàn toàn gắn bó với quyền lợi của Ích-cờ-ra và nhờ tài hùng biện vô song, anh tạo được ảnh hưởng lớn ở đây (nước ngoài). Pi-ê-rô là một diễn giả tuyệt vời, không thể hơn được. Vơ-la-đi-mi-a I-lích lập luận như thế và bản thân tôi cũng tin chắc về điều đó. Pi-ê-rô có kiến thức sâu rộng và anh luôn cố gắng để bổ sung thêm. Tôi ủng hộ vô điều kiện đề nghị của Vơ-la-đi-mi-a I-lích.
Trong lá thư này, Mác-tốp chỉ là tiếng vang trung thành của Lê-nin. Nhưng ông không nhắc lại luận điểm do Lê-nin đưa ra về sự bất mãn của tôi. Tôi sống cùng một nhà với Mác-tốp, sát bên nhau, ông biết tôi từ khoảng cách rất gần nên không thể khẳng định rằng tôi sốt ruột chờ đợi để được vào ban biên tập.
Tại sao Lê-nin quá nhấn mạnh việc chỉ định tôi vào ban biên tập? Ông muốn có một đa số ổn định. Trong nhiều vấn đề quan trọng, tòa soạn chia ra làm hai “bộ tam”: nhóm cựu trào (Plê-kha-nốp, Da-xu-lích, Ác-xen-rốt) và nhóm trẻ (Lê-nin, Mác-tốp, Pô-tre-xốp [Potressov]). Lê-nin không nghi ngờ chuyện tôi sẽ đứng về phía ông trong các vấn đề gay cấn nhất. Một hôm, khi cần phản đối Plê-kha-nốp, Lê-nin gọi riêng tôi ra và tinh quái nói:
-
Hãy để Mác-tốp nói trước! Mác-tốp tra dầu mỡ mọi thứ rồi anh sẽ mài sắc...
Và ông liếc nhìn tôi. Nhận thấy chút vẻ ngạc nhiên trên mặt tôi, ông nói thêm:
- Tôi thích mài sắc hơn, nhưng lần này đối địch với Plê-kha-nốp, tốt hơn cả là
cứ tra dầu mỡ. Đề nghị của Lê-nin cho tôi tham gia vào ban biên tập gặp phải sự
phản đối của Plê-kha-nốp. Hơn thế nữa, đề nghị ấy là nguyên
nhân chính làm Plê-kha-nốp luôn có ác cảm với tôi vì ông đoán ra: Lê-nin tìm
một đa số vững chãi nhằm chống lại ông. Việc điều chỉnh nhân sự của ban biên
tập được hoãn lại cho đến Đại hội. Tuy nhiên tòa soạn quyết định: không phải
chờ đến Đại hội, tôi sẽ được tham dự các phiên họp với quyền tư vấn. Plê-kha-nốp
kiên quyết chống lại cả giải pháp này. Nhưng Vê-ra I-va-nốp-na nói với ông:
- Thế thì tôi sẽ mang anh ta lại!
Và quả nhiên, chị “mang” tôi đến kỳ họp gần nhất. Không hay biết những cuộc tranh luận xảy ra sau hậu trường, tôi khá sững sờ khi thấy Ghê-oóc-ghi Va-len-chi-nô-vích [Valentinovitch] tiếp tôi với vẻ lạnh lùng đặc biệt. Ông là bậc thầy của trò này. Ác cảm của Plê-kha-nốp đối với tôi kéo dài rất lâu, về cơ bản nó không bao giờ hết. Tháng tư năm 1904, trong một lá thư gửi Ác-xen-rốt, Mác-tốp nói về “sự căm ghét cá nhân dành cho đương sự (là tôi) nhục nhã và thấp hèn đối với ông ta (Plê-kha-nốp)”.
Nhận xét về văn phong của tôi trong lá thư Lê-nin gửi cho Plê-kha-nốp rất đáng để ý. Cả hai ý kiến đều đúng đắn: tôi viết khá cầu kỳ và không tự nguyện chấp nhận những “uốn nắn” của người khác. Hồi ấy tôi mới viết được độ hai năm và những vấn đề văn phong chiếm một chỗ lớn, riêng biệt trong công việc của tôi. Tôi chỉ mới bắt đầu ham thích văn học. Như đứa trẻ con khi răng mới nhú, chúng có nhu cầu cọ răng vào bất cứ vật gì, kể cả vào những thứ không được hợp cho lắm; cũng như thế, sự tìm tòi bột phát về từ ngữ, công thức, hình ảnh ứng với giai đoạn tôi ở tuổi mọc răng trong nghề viết. Chỉ với thời gian tôi mới tinh lọc được phong cách của mình. Nhưng vì sự cố gắng cho hình thức không ngẫu nhiên, hời hợt mà phù hợp với những quá trình tâm tưởng nội tại; không có gì lạ nếu tôi bảo vệ theo bản năng nhân cách nhà văn đang hình thành ở tôi trước sự xâm nhập của những cây bút đã có bản sắc, nhưng khác biệt với tôi, dù tôi luôn tôn trọng ban biên tập...
Giữa chừng, thời điểm họp Đại hội xích lại gần và cuối cùng, một quyết định được đưa ra: rời tòa soạn sang Thụy Sĩ, cụ thể là Giơ-ne-vơ; đời sống ở đó rẻ hơn rất nhiều và liên lạc với nước Nga cũng đơn giản hơn. Lê-nin cũng chấp thuận, dù khá miễn cưỡng. Xê-đô-va viết:
Ở Giơ-ne-vơ, chúng tôi dọn đến hai buồng nhỏ sát mái nhà. L.D. bị thu hút bởi công việc chuẩn bị cho Đại hội. Tôi sẵn sàng trở về Nga để làm công tác đảng ở đó. Các đại biểu đầu tiên lục tục kéo đến, họ họp hành không ngừng. Trong công cuộc chuẩn bị, vai trò lãnh đạo của Lê-nin là không thể chối cãi, mặc dù không phải lúc nào cũng nhận thấy được. Một bộ phận đại biểu đến Đại hội với những hồ nghi và đòi hỏi. Việc chuẩn bị chiếm rất nhiều thời gian. Trong các cuộc họp của chúng tôi, việc xây dựng điều lệ tổ chức rất được quan tâm, trong đó đặc biệt quan trọng là tương quan giữa cơ quan ngôn luận trung ương (tờ Ích-cờ-ra) và Ban Trung ương hoạt động tại Nga. Tôi ra nước ngoài với suy nghĩ tòa soạn phải phụ thuộc vào Ban Trung ương. Đây cũng là ý kiến của đa số môn đệ Nga thuộc Ích-cờ-ra.
-
Như thế không được. - Lê-nin bác lại. - Tương quan lực lượng không phải
như vậy. Nào, làm sao họ lãnh đạo được chúng ta từ đáy sâu của nước Nga? Không
thể thế được, chúng ta là một trung tâm vững mạnh. Chúng ta mạnh hơn về ý thức
và chúng ta sẽ lãnh đạo từ đây.
- Nhưng đây chính là sự chuyên chính toàn diện của tòa soạn? - Tôi hỏi.
- Thì có gì sai? -
Lê-nin đáp. - Trong tình hình hiện tại rất cần phải như thế.