Đời tôi (Tập 1) - Chương 20
CHƯƠNG XX: BỊ TRỤC XUẤT KHỎI PHÁP
Sau khi tôi đến Côn-xtan-ti-nốp, một số báo chí Pháp còn tuyên bố rằng lệnh trục xuất tôi ra khỏi nước này vẫn còn hiệu lực đến ngày nay, tức là sau mười ba năm. Nếu quả vậy, chúng ta lại có thể thấy rõ: không phải mọi giá trị đều mất đi trong tai họa khủng khiếp nhất của hoàn cầu. Đúng là trong những năm ấy, đạn chì đã giết đi hàng loạt thế hệ. Bao nhiêu thành phố bị san bằng. Các vương miện vương hầu lăn lóc trên những khoảng đất bỏ trống ở châu Âu. Biên giới quốc gia đổi thay. Biên giới nước Pháp đã cấm cửa tôi cũng xê dịch. Nhưng trong cuộc đảo lộn khổng lồ ấy, cái lệnh mà Man-vi [Malvy] ký vào đầu thu năm 1916 vẫn còn nguyên vẹn. Rút ra kết luận gì đây, khi sau đó, bản thân Man-vi cũng bị đi đày biệt xứ, rồi ông ta lại trở về nước? Thì sao? Trong lịch sử, sản phẩm của bàn tay con người nhiều khi tỏ ra mạnh hơn kẻ đã tạo ra nó.
Thật ra một luật gia kỹ tính có thể phản bác rằng ông không thấy tính liên tục cần thiết trong hiệu lực của pháp lệnh ấy. Chẳng hạn năm 1918, phái bộ quân sự Pháp ở Mát-xcơ-va đã để tôi toàn quyền sử dụng những sĩ quan đang tại chức. Làm sao có được điều này với một người ngoại quốc “bất trị” bị trục xuất khỏi Pháp? Hoặc giả một ví dụ khác: ngày mùng mười tháng mười năm 1922, He-ri-ô [Herriot] đến thăm Mát-xcơ-va và hoàn toàn không nhằm mục đích nhắc tôi nhớ đến lệnh trục xuất. Ngược lại chính tôi đả động đến lệnh ấy khi ngài He-ri-ô thân ái hỏi bao giờ tôi định đến thăm Pa-ri. Nhưng, nhắc lại quá khứ tôi chỉ có ý đùa là chính. Cả hai chúng tôi đều cười, tất nhiên mỗi người mỗi khác nhưng vẫn là cười cùng với nhau. Lại cũng là một sự thực nữa: năm 1925, thay mặt các nhà ngoại giao có mặt trong lễ khánh thành nhà máy điện Sa-tu-ra [Chatoura], ngài đại sứ Pháp, ông Héc-bét [Herbette] đã đáp từ bài diễn văn của tôi với những lời lẽ ân cần nhất để rồi từ đó, cái tai hoài nghi nhất cũng không bắt được chút tiếng vang nào của sắc lệnh do ông Man-vi ký.
Thì
sao? Chẳng phải ngẫu nhiên mà một trong hai viên thanh tra dẫn độ tôi từ Pa-ri đến
I-run đã nói:
- Các chính phủ đến rồi lại đi, chỉ có sở cẩm là ở lại!
Để hiểu rõ hơn hoàn cảnh tôi bị trục xuất khỏi Pháp, cần trình bày vắn tắt việc
tờ báo nhỏ tiếng Nga do tôi biên tập đã hoạt động trong những điều
kiện ra sao. Kẻ thù chính yếu của tờ báo dĩ nhiên là đại sứ quán Nga hoàng. Ở
đó người ta chăm chỉ dịch ra tiếng Pháp các bài trên Na-sê Xlô-vơ rồi
chuyển tới Quai d’Orsay và Bộ Chiến tranh, kèm theo những lời bình luận thích
hợp. Từ đây, người ta hoảng hốt gọi điện thoại đến ông Sa-lơ [Chasles], kiểm
duyệt viên quân sự của chúng tôi, một người đã sống nhiều năm ở Nga trước Thế
chiến trên cương vị một giáo viên Pháp văn. Sa-lơ không có tính cách quyết đoán
lắm. Ông luôn giải quyết các hoài nghi của mình theo phương châm “thà bỏ đi còn
hơn giữ lại”. Tiếc rằng ông đã không áp dụng nguyên tắc này với bài tiểu sử rất
kém cỏi về Lê-nin ông viết vài năm sau. Là một kiểm duyệt viên yếu bóng vía,
chẳng những Sa-lơ bảo vệ Nga hoàng, nữ hoàng, Xa-dô-nốp [Sazonov] hoặc bảo vệ
những mộng tưởng chinh phục eo biển Đác-đa-nen [Dardanelles] của Mi-liu-cốp mà
ông ta còn bênh vực cả Rát-xpu-chin [Raspoutine]. Chẳng khó gì cũng có thể vạch
ra: cuộc chiến chống lại tờNa-sê Xlô-vơ - vì sự thực, đây là một
cuộc chiến dai dẳng - không phải vì chủ nghĩa quốc tế của tờ báo mà do tinh
thần cách mạng chống lại chế độ Nga hoàng của nó.
Lần đầu tiên chúng tôi nhận thấy chế độ kiểm duyệt đạt đến đỉnh cao của căn bệnh cấp tính vào thời kỳ người Nga thắng trận ở Ga-li-xi: thắng lợi quân sự nhỏ nhặt nhất cũng khiến đại sứ quán Nga hoàng trở nên hỗn xược đến cực độ. Lần này, mọi sự suy đốn đến mức họ xóa toàn bộ bài truy điệu bá tước Vít-tê, ngay đến cả tên bài, dù nó chỉ vỏn vẹn năm chữ cái: W-Í-T-T-Ê.
Cần phải nói thêm là cũng trong thời gian đó, cơ quan ngôn luận chính thức của hải quân Pê-téc-bua cho đăng tải những bài báo vô cùng trơ tráo đối với Cộng hòa Pháp; người ta chế nhạo các “tiểu vương” nghị sĩ - trong nghị viện Pháp. Kẹp nách một tờ tạp chí Pê-téc-bua, tôi đến sở kiểm duyệt.
-
Thực ra tôi chẳng dính dáng gì đến tất cả chuyện này ngài Sa-lơ nói - mọi chỉ
thị liên quan đến tờ báo các ông đều đến từ Bộ Ngoại giao. Có lẽ ông muốn nói
chuyện với một nhà ngoại giao của chúng tôi?
Nửa giờ sau tại một phòng của Bộ Chiến tranh, tôi thấy xuất hiện một vị thượng
lưu tóc hoa râm, dáng dấp chính khách. Cuộc đối thoại giữa chúng tôi đại khái
diễn ra như thế này (sau đó ít lâu tôi ghi lại ra giấy):
- Ông có thể giải thích cho tôi biết tại sao người ta lại cắt đi trong báo
chúng tôi bài viết về một viên chức Nga đã nghỉ hưu, hơn thế nữa, bị thất sủng,
vả lại, vừa mới mất? Chính xác hơn, việc này liên quan gì đến chiến sự?
- Nào, ông cũng biết đấy, những bài báo như thế làm họ không
thoải mái. - Vị chính khách đáp và hất đầu không dứt khoát vể phía
tòa nhà đại sứ quán Nga.
- Nhưng chúng tôi viết chính là để họ không thoải mái...
Nhà ngoại giao mỉm cười độ lượng với lời đáp của tôi, như thể đó là một câu pha
trò dí dỏm.
- Chúng tôi đang ở trong thời chiến. Chúng tôi lệ thuộc các đồng minh của mình.
- Phải chăng ông muốn nói nội tình nước Pháp được đặt dưới sự kiểm soát của
đường lối ngoại giao Nga hoàng? Trong trường hợp này, phải chăng tổ tiên các
ông đã lầm khi chặt đầu Lu-i Ca-pê [Louis Capet]?
- Ông
quá lời! Vả lại xin ông chớ quên điều này: chúng tôi đang trong thời
chiến...
Từ đó về sau câu chuyện trở nên uể oải. Với nụ cười tinh tế, nhà ngoại giao
giải thích cho tôi hay: các bậc thượng lưu cũng là người trần thế, người sống
không thích ta nói xấu về kẻ đã chết. Sau cuộc hội kiến, mọi việc vẫn tiếp diễn
như xưa. Ông kiểm duyệt lại gạch, xóa. Nhiều khi thay vì tờ báo, chúng tôi cho
ra một tờ giấy trắng. Không bao giờ chúng tôi làm trái ý ông. Và ngài Sa-lơ lại
càng ít khi dám trái ý những kẻ ủy nhiệm ông.
Tuy nhiên vào tháng chín năm 1916, sở cảnh sát thông báo lệnh trục xuất tôi khỏi
nước Pháp. Tại sao? Người ta chẳng thèm giải thích với tôi một lời. Dần dần tôi
mới vỡ ra: nguyên nhân là một vụ khiêu khích đê tiện do mật vụ Nga tổ chức ở
Pháp.
Khi nghị sĩ Giăng Lông-ghê lên tiếng phản đối, nói đúng hơn là bầy tỏ nỗi buồn
phiền của ông vì lệnh trục xuất tôi - những hành động phản đối của Lông-ghê lúc
nào cũng vang lên như một giai điệu vô cùng mềm mại - thủ tướng Pháp Bri-ăng
đáp như sau:
- Nhưng ông có biết người ta đã tìm thấy tờ Na-sê Xlô-vơ ở Mác-xây
[Marseille] trong tay những lính Nga đã ám hại ông thiếu tá của họ không?
Lông-ghê không tính đến chuyện ấy. Ông biết về đường lối “Dim-méc-van” của tờ
báo và có thể chấp nhận nó bằng cách này hay cách khác, nhưng việc giết hại một
thiếu tá quả thực làm ông bất ngờ. Lông-ghê hỏi tin tức từ những người bạn Pháp
của tôi, những người này lại hỏi tôi nhưng tôi cũng không biết gì hơn họ về vụ
giết người ở Mác-xây. Tình cờ các phóng viên báo chí tự do Nga - những nhà “ái
quốc” vốn thù ghét tờ Na-sê Xlô-vơ - lại dính vào vụ này và họ
làm sáng tỏ mọi tình huống của câu chuyện.
Số là cùng lúc với việc gửi lính Nga đến lãnh thổ Cộng hòa Pháp - những đội
quân này được gọi là “tượng trưng” vì có quân số không đáng kể - chính phủ Nga
hoàng cũng huy động tức thì một lượng điệp viên cân xứng cùng những agent
provocateur.
Trong số này, có một tên Uyn-ninh [Winning] nào đó (nếu tôi không nhầm) đến từ Luân
Đôn với thư ủy nhiệm của lãnh sự Nga. Thoạt đầu Uyn-ninh muốn lôi kéo những
phóng viên Nga ôn hòa nhất để họ tuyên truyền “cách mạng” trong hàng ngũ binh
lính. Nhưng tại đây y bị cự tuyệt thẳng cánh. Uyn-ninh không dám tìm đến tòa
soạnNa-sê Xlô-vơ, thành thử chúng tôi không mảy may hay biết về y. Sau
thất bại ở Pa-ri, Uyn-ninh đến Tu-lông [Toulon], tại đó dường như y thành công
chút ít trong tầng lớp lính thủy Nga, những người này chưa kịp hiểu tường tận
về y.
- Địa bàn ở đây rất thuận lợi cho công việc của chúng tôi, hãy gửi cho chúng
tôi sách vở và báo chí cách mạng - từ Tu-lông, Uyn-ninh viết cho nhiều
nhà báo Nga (y chọn những nơi gửi đến một cách ngẫu nhiên) nhưng không nhận
được hồi âm.
Ở Tu-lông, có một vụ náo loạn lớn nổ ra trên chiếc tuần dương hạm Nga mang tên Át-xcôn-đơ
[Askold]. Vụ này bị dập tắt thô bạo. Vai trò của Uyn-ninh quá rõ ràng ở đó,
thành thử hắn cảm thấy cần kịp thời chuyển hoạt động đến Mác-xây.
Tại đây địa bàn cũng khá “thuận lợi”. Không phải không có sự tham gia của Uyn-ninh
mà những cuộc nổi loạn đã xảy ra trong đám lính Nga, kết cục viên thiếu tá Crao-de
[Krause] bị ném đá đến chết trong sân trại lính. Binh lính dính vào vụ này bị
bắt, người ta tìm thấy nơi họ ở một số báo Na-sê Xlô-vơ. Khi các
nhà báo Nga đến Mác-xây để tìm hiểu sự thể, các sĩ quan cho biết trong thời
gian xảy ra vụ bạo loạn, một anh chàng Uyn-ninh nào đó đã nhét vào tay tất cả
mọi người một số Na-sê Xlô-vơ, bất kể “đương sự” có muốn hay không.
Chỉ vì vậy mới có thể tìm thấy tờ báo ở chỗ những kẻ bị bắt: họ còn chưa đủ thì
giờ để đọc nó.
Cần ghi nhận rằng ngay sau cuộc hội kiến giữa Lông-ghê và Bri-ăng, tức là trước
khi vai trò của Uyn-ninh được làm sáng tỏ, tôi đã viết thư ngỏ cho Guy-lơ
Ghét-xđơ trong đó tôi nêu giả thiết tờ Na-sê Xlô-vơ có thể bị
một tên khiêu khích đặt vào tay những người lính vào giây phút thích hợp. Giả
thuyết ấy được xác nhận một cách không thể chối cãi bởi những kẻ thù truyền
kiếp của tờ báo - và sớm hơn rất nhiều so với tôi chờ đợi. Nhưng điều này không
được tính đến. Hoàn toàn rõ ràng, đường lối ngoại giao Nga hoàng khiến chính
phủ Cộng hòa hiểu rằng nếu họ cần lính Nga, phải lập tức thiêu cháy cái tổ của
những người cách mạng Nga. Mục tiêu ấy đã đạt: chính phủ Pháp - vẫn do dự cho
đến khi ấy - liền cấm tờ Na-sê Xlô-vơ và bộ trưởng Nội vụ Man-vi
ký nghị định trục xuất tôi khỏi Pháp, văn bản này được chuẩn bị trước tại sở
cảnh sát.
Bấy giờ chính phủ đã cảm thấy an toàn. Bri-ăng coi chuyện xảy ra ở Mác-xây là
lý do trục xuất tôi, ông ta thông báo không chỉ cho Giăng Lông-ghê mà còn cho
nhiều nghị sĩ khác, trong số họ có Lây-gơ [Leysgues], chủ tịch một ủy ban nghị
viện. Điều này không thể không có tác động. Nhưng một tờ báo được kiểm duyệt
chặt chẽ và bán tự do tại các quầy báo Pa-ri như Na-sê Xlô-vơ không
thể cổ động việc giết hại một thiếu tá, thành thử vụ này vẫn bị bao phủ bởi tấm
màn bí ẩn chừng nào nội tình vụ khiêu khích chưa sáng tỏ. Tại nghị viện, các
nghị sĩ cũng biết điều này. Tôi nghe kể rằng Panh-lơ-vê [Painlevé] - bộ trưởng
Giáo dục thời ấy - đã kêu lên khi được thông báo về hậu trường vụ này:
- Thật nhục nhã... chúng ta không thể để như thế được!
Nhưng người ta đang ở trong thời chiến, Nga hoàng lại là đồng minh của Pháp.
Không thể lột mặt nạ của Uyn-ninh. Lệnh của Man-vi được thi hành.
Sở cảnh sát cho biết tôi bị trục xuất đến một nước do tôi lựa chọn. Đồng thời,
lập tức họ lưu ý: Anh và Ý từ chối vinh dự cho tôi tận hưởng lòng hiếu khách
của họ. Không còn cách nào khác, tôi đành trở lại Thụy Sĩ. Nhưng tiếc thay, đại
diện ngoại giao nước này từ chối thẳng thừng việc cấp thị thực cho tôi. Tôi gửi
điện tín đến bạn bè ở đó và nhận được hồi âm đáng yên tâm: vấn đề này sẽ được
giải quyết tích cực. Tuy nhiên đại diện ngoại giao Thụy Sĩ vẫn giữ nguyên lệnh
cấm. Sau này tôi mới biết sứ quán Nga - được Đồng minh ủng hộ - đã gây áp lực
cần thiết với Béc-nơ và các nhà chức trách Thụy Sĩ cố tình trì hoãn giải quyết
vấn đề để Pháp có thời gian tống tôi đi nơi khác. Muốn đến Hà Lan và Bắc Âu,
tôi phải qua nước Anh nhưng chính phủ Anh cũng kiên quyết khước từ quyền quá
cảnh của tôi. Chỉ còn lại Tây Ban Nha. Nhưng lần này tôi từ chối vì không muốn
tự mình đến bán đảo I-bê-rích [Ibérique]. Tôi kéo co với cảnh sát Pa-ri gần sáu
tuần lễ. Lũ mật thám theo gót tôi, đứng canh trước nhà tôi và tòa soạn báo,
không khi nào chúng rời mắt khỏi tôi.
Cuối cùng, nhà đương cục Pa-ri quyết định dùng những biện pháp cứng rắn hơn.
Cảnh sát trưởng Lô-răng [Laurent] gọi tôi đến và cảnh cáo rằng ông ta sẽ cử hai
viên thanh tra đến chỗ tôi vì tôi không chịu tình nguyện ra đi.
- Họ sẽ mặc thường phục. - Ông nói thêm, giọng rất ân cần.
Sứ quán Nga hoàng đã đạt mục đích: tôi bị trục xuất khỏi Pháp.
Có thể có vài điểm sai nhỏ trong câu chuyện tôi kể dựa trên những ghi chép hồi
ấy. Nhưng xét về thực chất thì tôi chính xác. Vả lại đa số những ai dính dáng
đến chuyện này nay còn sống cả, nhiều người trong số họ hiện ở Pháp. Các giấy
tờ, chứng từ vẫn còn đó. Phục hồi sự thực quả thật không phải điều quá hao công
tổn sức. Về phần mình, tôi dám đoan chắc rằng nếu moi được lệnh trục xuất của Man-vi
khỏi kho lưu trữ cảnh sát và đưa đi thử dấu vân tay, hẳn có thể thấy dấu ngón
tay trỏ của ngài Uyn-ninh tại một góc nào đó.