14. Nửa đêm không sợ quỷ gõ cửa - Phần 02

2

Nếu đem ra so sánh, nếu uốn cong pháp luật vì tình người, đặc biệt là những minh sử quỷ tốt uốn cong pháp luật vì tiền không chỉ có thể tha thứ được, mà còn khiến người ta cảm thấy gần gũi hơn. “Đã nhận của người rồi”, vì trả món nợ ân tình đó mà làm một vài thủ thuật nhỏ, mặc dù kể ra sẽ đỏ mặt, nhưng chỉ cần người được thả không phải người xấu thì cũng có gì là ghê gớm đâu. Những bách tính hiền lành, lương thiện đó, chẳng ảnh hưởng gì tới lịch sử, cũng không phải là những đại nhân chết sớm thì sẽ thái bình sớm, chết muộn mấy ngày, cũng không có gì phải vội!

Trong Chân dị lục do Đới Tộ người đời Tấn viết, Trương Khải đánh xe từ gia trang dưới quê quay lại nơi thành thị, giữa đường gặp một người nằm bò bên vệ đường, hỏi anh ta, anh ta trả lời: “Chân bị hỏng rồi, không đi được. Nhà tôi ở Nam Sở, cũng chẳng có cách nào báo tin cho mọi người.” Trương Khải thấy thương hại anh ta, liền ném bớt đồ trên xe xuống, đưa người này lên xe về nhà mình. Sau khi về đến nhà, người này nói với vẻ mặt không hề cảm kích: “Ta vốn chẳng bệnh tật gì cả, chỉ là muốn thử ngươi thôi.” Trương Khải tức giận: “Ngươi là ai sao dám trêu đùa ta?” Người đó đáp: “Ta là quỷ, phụng mệnh âm ti tới dương gian để lên danh sách những người sắp chết. Gặp ngươi là bậc trưởng giả, không kìm được ý muốn làm quen, cố ý giả bệnh, nằm bên đường. Ngươi có thể bỏ của để cứu người, thật là vô cùng cảm động. Có điều ta phụng mệnh tới đây, không thể tự mình quyết định, biết làm sao bây giờ?” Thế là Trương Khải thất kinh, vội vàng mời tên quỷ sai này ở lại, cúng rượu tế thịt, khóc lóc thỉnh cầu. Quỷ hỏi: “Có người nào cùng tên với nhà ngươi không?” Trương Khải đáp: “Có một người từ nơi khác đến tên Hoàng Khải.” Thế là tên quỷ sai viết tên Hoàng Khải thay cho Trương Khải vào danh sách chết. Cuối cùng, tên quỷ này lại nói: “Ngươi có quý tướng, ta thấy đáng tiếc, chắc sẽ được làm quan. Nhưng thần đạo u mật, không thể tiết lộ.”

Trương Khải sau đó thọ đến sáu mươi tuổi, làm quan tới chức quang lục đại phu.

Cứu người tốt, việc này không sai, nhưng nếu người này đồng ý dùng một người vô tội khác để chết thay mình thì có còn là người tốt nữa không? Nghĩa cử của những người sắc tước thường luôn như vậy, với nguyên tắc không bao giờ được để mất của mình dù chỉ là một cọng lông, một khi gặp phải những chuyện đầu rơi máu chảy, sẽ kêu gọi đám dân đen thâm minh đại nghĩa, vì nghĩa mà thay những nhân vật này hy sinh. Đương nhiên tên quỷ sai này cũng có chỗ khó của hắn, nhìn ra được quý tướng của Trương Khải, có giá trị để đầu tư, nhưng bất lực vì mình quyền lực quá ít, dùng người vô tội để thay thế cũng là vì không còn cách nào khác nữa. Từ đó có thể thấy, muốn làm việc tốt tới cùng thì trong tay phải có đủ quyền lực, đáng tiếc là những người nắm trong tay quyền lực thời ấy lại thường không muốn làm việc tốt. Nghĩ đến đây, tôi lại thấy rất hiểu cho những gì mà tên quỷ sai đó làm.

Trong quyển mười chín cuốn Di kiên chi mậu do Hồng Mại viết có truyện Thẩm Truyền gặp minh sử, vị Thẩm Truyền đó là “người lương thiện dưới quê”, bị bệnh thương hàn, tám, chín ngày không chữa khỏi, chuẩn bị đi gặp Diêm Vương rồi. Bỗng thấy một tên quỷ áo vàng, tướng tá diện mạo giống như võ quan cấp thấp trong quan phủ, tay cầm gậy, đứng ở đầu giường không nói không rằng, dường như đang chờ đợi điều gì. Không lâu sau, lại thấy một minh sử mặc áo xanh mũ đen đến, tay cầm văn thư, chần chừ chưa dám viết vào. Tên quỷ áo vàng lắc lắc tay nói với minh sử kia: “Thiện thiện!” Quỷ áo xanh liền dừng chân, lấy bút từ trong tay áo ra, mở giấy, gạch một hàng, sau đó rời đi. Đầu tiên Thẩm Truyền thất kinh, tới lúc này mới thở phào nhẹ nhõm, một ngày sau, bệnh tình của người tốt này khỏi hẳn. Chỉ có điều, không biết hành vi của hai vị minh sử văn võ kia là hành vi cá nhân hay trong văn bản đó có điều lệ hoặc chính sách khoan hồng nào mà tạm thời tha cho, ít nhất thì một phần trong đó cũng là do họ làm chủ quyết định.

Có những tên quỷ sai lại chỉ chăm chăm lo cho chủ nhân cũ của mình, khi đi bắt hồn cũng có chút khoan dung, điều này không có gì là đáng trách cả. Trong Chí quái lục do Chúc Duẫn Minh viết có chuyệnHoa Lão. Hoa Lão Tài giàu có nhưng đối xử với mọi người rất tốt, một hôm dang đi dạo bên ngoài, đột nhiên nhìn thấy một điền hộ đi đến, gọi lớn: “Tiểu nhân ở đây.” Hoa Lão Tài đang định trả lời, đột nhiên nhớ ra anh ta đã chết rồi, liền hỏi: “Ngươi chẳng phải đã chết rồi sao, sao lại ở đây?” Quỷ sai đó liền trả lời: “Sau khi chết tôi làm minh sai, giờ phụng mệnh đi bắt lão chủ nhân. Chỉ có điều một đợt phải bắt hơn năm mươi người, tôi đến báo trước cho lão chủ nhân, để người lo liệu việc trong nhà, đến lúc đó có thể ra đi thanh thản.” Sau khi quỷ sai đi rồi, Hoa Lão Tài lập tức về nhà, sắp xếp hậu sự, chào tạm biệt người thân, bạn bè, sau đó bị bệnh, gần một tháng thì mất.

Từ đó có thể thấy, khi đi bắt hồn cũng không cần quá cứng nhắc, chưa chắc quỷ sai không thể linh động xử lý. Trong một câu chuyện ở phần trước có nói rằng, khi đi bắt hồn không thể để xảy ra dù chỉ là một sai sót nhỏ, cứ như qua mất vài phút thì lệnh bắt đó mất tác dụng không bằng, e rằng những lời đó chỉ là những lời cố chấp mà thôi. Song việc quỷ sai khoan dung nới rộng về mặt thời gian, cũng giống như nhờ gió báo tin cho người có liên quan, nếu như người đó không biết điều, không chịu theo đi thì quỷ sai sẽ bị liên lụy, không tránh khỏi việc bị phạt đánh.

Dường như trong những câu chuyện về âm phủ của chúng ta cũng có ý muốn giáo dục, nội dung đều là ở hiền gặp lành. Trong quyển mười một Hữu đài tiên quán bút ký do Du Việt viết có một câu chuyện về Trương Ông, rõ ràng là một phiên bản khác của Hoa Lão Tài, có điều địa điểm chuyển đến Sơn Đông. Quỷ sai đi bắt hồn phải bắt hồn của người chủ cũ Trương Ông, vốn là người đầu tiên trong danh sách bị bắt lần này, nhưng lại được chuyển xuống cuối danh sách, gia hạn thêm cho gần một tháng. Hoa Lão Tài dùng thời gian này để lo liệu mọi việc trong nhà, còn Trương Lão Tài lại cho rằng: “Mình có ăn có mặc, vợ con đầy đủ, chết có gì hối tiếc”, điều hối tiếc duy nhất là, làm mối cho con trai của người bạn cũ, nhưng sau khi người bạn đó chết, tên tiểu tử con trai ông ta cũng kiệt quệ, chẳng đủ tiền để làm đám cưới, nên nhà gái có ý hủy hôn, khi Trương Lão Tài còn sống, bọn họ còn không dám nói gì, nhưng nếu ông ta chết rồi thì sao? Thế là ông ta nghĩ ra một cách, gọi hết đám con trai của mình đến, nói: “Bố của cậu ta đã qua đời rồi, từng cho cha mượn tám mươi vạn tiền, bởi vì chúng ta tin tưởng lẫn nhau, nên không viết giấy. Giờ ta già rồi, tiền nợ người ta chưa trả được, nếu nhỡ một mai chết đi, làm sao còn mặt mũi để gặp lại bạn dưới đó!” Các con ông ta đều là người hiểu chuyện, lập tức chuẩn bị tám trăm xâu tiền, mang đến nhà con trai người bạn của cha để trả. Trương Lão Tài lại chọn ngày giúp cho anh ta, rước dâu về nhà, lúc đó mới vui vẻ nói: “Việc ta đã làm xong, giờ chết cũng không ân hận”, nhưng hơn một tháng qua đi, cơ thể vẫn mạnh khỏe, không bệnh tật gì. Lại thêm vài ngày nữa thì minh sai đến, gặp mặt liền vui vẻ nói: “Chủ nhân chưa phải chết, dưới âm phủ đã ra công văn, bỏ tên chủ nhân khỏi danh sách rồi.”

Những câu chuyện kiểu này rất nhiều, giống như Bộ khác trong Liêu traiÂm sai ở quyển một cuốnVấn kiến dị từ do Hứu Thu Xá viết, nhưng nhân vật chính trong những câu chuyện kia không đáng yêu được như Trương Lão Tài, bởi vì đều có ý cổ vũ người ta “nước đến chân mới nhảy”, tận dụng thời gian còn lại làm việc thiện, có ý muốn chuyển họa thành phúc.

3

Nếu đã coi cái chết của con người là do sự bắt bớ dưới âm phủ, vậy nếu gặp phải những người chống cự, không có cách nào để bắt thì đành để người ta sống vậy. Nhưng việc chống cự ở âm phủ là không thể, kể cả Tề Thiên Đại Thánh đại náo Thập Vương điện sau này, không phải là trong khi say, ngủ mơ, bị hai vị âm sai “đến gần, không nói không rằng, quàng dây vào cổ, bắt linh hồn của Hầu Vương đi, loạng chà loạng choạng mang đi” sao? Còn người phàm lại càng không phải nói, ngông cuồng như Lý Quỳ, muốn chống cự, cùng lắm cũng chỉ giằng co rồi bị đánh thêm vài gậy mà thôi, cuối cùng vẫn cứ phải theo âm sai về âm phủ. Còn hung hăng hơn Lý Quỳ là những kẻ huênh hoang như huyện đại gia, ngồi trên công đường muốn thị uy, thấy âm sai liền bắt quỳ, âm sai lờ đi thì lại đòi đánh đòn, nhưng đám tay chân dưới quyền đâu có nhìn thấy âm sai, chỉ thấy huyện lão gia tay chân khua khoắng, mồm miệng la hét, chúng coi như ông ta uống say làm càn mà thôi. Trong Hoàng huệ châu, quyển hai cuốn Di kiên chi mậu do Hồng Mại viết, có những trường hợp như, tuổi cao sức yếu, bệnh tình liên miên, sắp như ngọn đèn hết dầu, có muốn chống cự cũng chẳng còn sức; thanh niên khỏe mạnh, nhưng chết do gươm đao hoặc côn trùng cắn, núi lở, động đất hoặc chết đuối, chết thiêu,... nghĩa là có sự trợ giúp của tạo hóa, quỷ tốt chỉ cần khoanh tay đứng nhìn trò vui; còn lại là đám thanh niên sức dài vai rộng nhưng lại không có gan làm càn, cũng không biết pháp luật, chỉ cần quỷ tốt vừa đến, mấy con hổ giấy đó sẽ ngoan ngoãn để bị bắt đi.

Điêu dân không phải không có, giống như vị gặp hầu tử công sai không chịu chấp hành lệnh trongThuyết minh bác, tôi đã giới thiệu qua, còn lằng nhằng đôi co việc chữ giản thể, còn túm được những chi tiết chấp pháp sơ hở, nhưng bắt được chỗ sơ hở rồi thì sao, chẳng phải cuối cùng vẫn phải theo về âm phủ ư? Còn về việc gặp công sai cãi lý, hỏi một câu: “Xin hỏi tội gì?”, thì tôi nghe mà cũng muốn cười.

Nhưng như thế không có nghĩa là minh sai khi đi bắt hồn sẽ vơ đại như đi bắt người trên phố, những chuyện phiền phức lớn nhỏ không phải không có. Ví dụ như trong truyện Hoàng giải nguyên điền bộc ở quyển một Di kiên chi mậu, người bị bắt đang mời hòa thượng, đạo sĩ làm phép, nên âm sai không có cách nào để vào phòng. Điều này khiến người ta nghi ngờ những lời tuyên truyền về đệ tử tăng đạo, đó là vì muốn tìm một chỗ ăn uống miễn phí và còn có tiền tiêu vặt thường xuyên để ở. Hơn nữa, dù tăng ni, đạo sĩ không ở trong phòng, mà là đàn bà con gái ở trong đấy, quỷ sai cũng không thể ra tay được. Nhờ việc này mà đám tăng đạo cũng bớt được hiềm nghi, bởi vì vào bệnh viện làm hộ lý chăm sóc cũng không thể một ngày ở bên cạnh hai mươi tư giờ đồng hồ, vì vậy tăng đạo không những phải ăn cơm, mà còn phải ngủ nữa.

Trong truyện Đứa trẻ bán tương ở quyển mười trong Tử bất ngữ do Viên Mai viết, nói nếu người ta thỉnh “ngũ tăng” thì quỷ không thể vào nhà bắt người. Nhưng nghi lễ Diên thỉnh đó cũng phải đến lúc kết thúc, vì vậy âm sai đành đứng đợi bên ngoài, khát khô cả cổ, nhập vào người một đứa trẻ để tìm nước uống. Ngũ tăng chính là kiểu như ngũ thông, ngũ hiện... từ đời Tống đến nay vẫn được nhân dân vùng Giang Nam tin thờ.