Dám Nghĩ Lớn! - Chương 05 - Phần 1

CHƯƠNG 5 
SUY NGHĨ VÀ ƯỚC MƠ SÁNG TẠO
 
Trước tiên, bạn hãy xóa bỏ quan niệm sai lầm thường thấy về ý nghĩa của”suy nghĩ sáng tạo”. Dù thiếu lô-gic, nhưng nhiều người vẫn cho rằng chỉ những công việc liên quan đến các ngành khoa học công nghệ, văn học nghệ thuật mới có sự sáng tạo. Đa phần mọi người đều đánh đồng suy nghĩ sáng tạo với những điều như khám phá ra điện tìm ra vắc xin ngừa bại liệt viết một cuốn tiểu thuyết hoặc phát minh ra ti vi màu.
Tất nhiên những thành quả nói trên là kết quả của suy nghĩ sáng tạo. Cũng như mỗi bước tiến của con người trong công cuộc chinh phục không gian chính là hệ quả của suy nghĩ sáng tạo và còn nhiều điều khác nữa. Những suy nghĩ sáng tạo khong chỉ giới hạn trong một số nghề nghiệp nhất định hay chỉ cở những người đặc biệt thông minh.
Thực chất của suy nghĩ sáng tạo là gì?
Một gia đình có thu nhập thấp nhưng biết tìm ra cách để con trai họ được theo học tại một trường đại học hàng đầu. Đó chính là suy nghĩ sáng tạo.
Một gia đình biết cải biến lô đất xấu nhất phố thành một trong những nơi đẹp nhất. Đó chính là suy nghĩ sáng tạo.
Một mục sư thành công trong kế hoạch lôi kéo số tín đồ đến nhà thờ nghe giảng đạo tăng gấp đôi. Đó chính là suy nghĩ sáng tạo.
Tìm ra cách để đơn giản hóa việc lưu trữ hồ sơ, bán được hàng cho những khách hàng khó tính, giao những công việc hữu ích và lí thú cho lũ trẻ, khơi dậy niềm đam mê làm việc ở các nhân viên hoặc ngăn cản một cuộc tranh luận nảy lưa nhưng vô bổ-tất cả đều là nhưng ví dụ cụ thể của sự suy nghĩ sáng tạo mà ta thấy được trong cuộc sống thường ngày.
Suy nghĩ sáng tạo hiểu một cách đơn giản nằm ở chỗ bạn tìm ra những cách thức mới mẻ, hợp lí và tiến bộ hơn để giải quyết một công việc nào đó. Khi bạn tìm ra những con đường mới để giải quyết mọi việc hiệu quả hơn dù trong gia đình, tại công sở hay ngoài xã hội, đó chính là phần thưởng cho sự thành công! Nào, hãy cùng xem chúng ta có thể làm gì để củng cố và phát triển khả năng suy nghĩ sáng tạo của mình.
 
Bước 1: tin rằng mọi việc đều có cách giải quyết!
Dưới đây là một nguyên tắc cơ bản: để làm được bất cứ việc gì, trước tiên bạn phải tin việc đó có thể thực hiện được. Niềm tin “phát hiện cách giải quyết cho mọi vấn đề’sẽ tạo động lực cho trí não hoạt động, tìm ra hướng xử lí đúng đắn.
Trong các khóa đào tạo, tôi thường hỏi học viên: “có bao nhiêu bạn ở đây tin rằng chúng ta có thể xóa sạch các nhà tù trong vòng ba mươi năm tới?”.
Lúc nào cũng vậy, họ đều tỏ ra lúng túng ngơ ngác, không biết mình có nghe nhầm hay không, thậm chí phân vân phải chăng đầu óc tôi có “vấn đề”? Sau khi ngưng một lát, tôi hỏi lại: “có bao nhiêu bạn ở đây tin rằng chúng ta có thể xóa sạch các nhà tù trong vòng ba mươi năm tới?”.
Đến khi biết chắc tôi đề cập đến chủ đề này một cách nghiêm túc,vthể nào cũng có người lên tiếng chế nhạo; “có phải ông muốn thả tất cả những tên trộm cắp, giết người hay hiếp giâm để chúng được tự do đi lại ngoài phố? Tại sao lại làm như vậy, rồi sẽ không ai trong chúng ta được an toàn cả. Không, chúng ta cần phải có nhà tù”.
Sau đó nhiều người khác nhao nhao phụ họa:
• Mọi trật tự sẽ bị xáo trộn nếu chúng ta không có nhà tù!
• Có một số người bẩm sinh đã mang mầm tội ác!
• Thậm chí chúng ta còn cần phải xây dưng nhiều nhà tù hơn nữa.
• Ông đã đọc mẩu tin về vụ giết người trên báo sáng nay chưa?
Và rồi nhóm học viên đó tiếp tục đưa ra hàng loạt lí do chính đáng để chứng minh rằng chúng ta cần duy trì hệ thống nhà tù để giam giữ tội phạm. Thậm chí một bạn còn đưa ra lí do cần có nhà tù để lực lượng cảnh sát và cai ngục còn có việc để làm.
Tôi dành ra gần mười phút cho nhóm học viên đó “chứng minh” tại sao chúng ta không thể xóa bỏ nhà tù, rồi tôi nói: “Nào bây giờ tôi sẽ giải thích vì sao trong buổi học hôm nay, tôi lại muốn đề cập đến chủ đề xóa bỏ trại giam. Mỗi người trong các bạn đều đã đưa ra khá nhiều lí do biện luận cho sự tồn tại của trại giam. Vậy các bạn có thể giúp tôi một việc được không? Các bạn hãy dành ra vài phút để tưởng tượng các trại giam biến mất, được chứ?”.
Sau khi đã nắn rõ tinh thần của cuộc thử nghiệm,cả nhóm đồng tình:”Được chúng tôi sẽ thử xem sa,nhưng chỉ cho vui thôi nhé”.Sau đó tôi hỏi:”Bây giờ sẽ giả định chúng ta có thể xóa sạch các nhà tù.vậy chúng ta nên bắt đầu từ việc gì?”.
Lúc đầu chỉ có một vài ý tưởng được đưa ra. Một người dè dặt nêu ý kiến:
-Tôi nghĩ phạm tội sẽ được giảm bớt, nếu thành lập nhiều hơn các trung tâm hướng đạo cho thanh thiếu niên. Nhóm học viên khoảng mười phút trước đó còn kịch liệt phản đối dần dần trở nên hào hứng thực sự trước chủ đề hấp dẫn, đầy thách thức này.
- Hãy làm việc nhiếu hơn nữa để xóa dói giảm nghèo. Đa phần các hành vi phạm tội đều bắt nguồn từ tình trạng thu nhập thấp mà ra.
 
- Hãy tiến hành các cuộc  điều tra nhằm phát hiện những đối tượng tội phạm tiềm năng, qua đó đưa ra biện pháp ngăn chặn kịp thời.
- Hãy nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác truyền thông phòng chống tội phạm.
- Đào tạo thêm đội ngũ thi hành pháp luật, với nhiều hình thức cải tổ tích cực.
Đấy chỉ là một vài trong số gần một trăm ý tưởng học viên đưa ra nhằm thực hiện mục tiêu xóa bỏ nhà tù. Điều này chứng minh một nguyên tắc: khi bạn đã xác định tin một vấn đề nào đó cần phải được giải quyết, lúc ấy bạn sẽ “vắt óc”để tìm ra cách giải quyết!
Cuộc thử nghiệm trên nhằm chỉ ra một luận điểm duy nhất; nếu bạn nghĩ một việc gì đó là không thể, trí óc bạn sẽ hoạt động để chứng minh điều đó quả nhiên là không thể. Nhưng khi bạn thực thực sự tin rằng một việc nào đó có thể giải quyết được, trí óc bạn sẽ làm việc để giúp tim ra cách thức giải quyết.
Bước 2: trí óc sẽ mở ra một con đường nếu bạn đặt niềm tin.
Khoảng hơn hai năm trước, một anh bạn trẻ nhờ tôi tìm giúp một công việc có triển vọng hơn. Lúc bấy giờ anh ta đang là thư kí của một phòng tín dụng trong một công ti giao nhận hàng qua bưu điện, anh ta than thở tương lai sẽ chẳng đi đến đâu cả nếu cứ tiếp tục làm công việc đó. Chúng tôi thảo luận về những thành quả mà anh đã đạt được trước đó, về công việc mà anh ta thực sư muốn làm. Sau khi hiểu thêm đôi chút về anh ta, tôi nói: “tôi thực sư rất ngưỡng mộ chí tiến thủ của anh ta khi muốn tìm một công việc tốt hơ, với những trách nhiệm cao hơn. Nhưng phải nói thật, nếu muốn bắt đầu trong lĩnh vực mà anh ta ưa thích thì anh phải có bằng đại học. Nhưng anh cho biết chỉ mới theo học được ba học kì.Vậy anh nên học cho xong đã,nếu anh học cả trong hè thì anh chỉ mất khoảng hai năm mà thôi. Một khi đã tốt nghiệp đại học tôi tin anh sẽ có được công việc như ý tại một công ti mà anh mong muốn”.
Anh ta đáp lại; “tôi biết việc lấy được tấm bằng đại học sẽ giúp ích cho tôi rất nhiều. Nhưng tôi không thể quay lại trường để học tiếp được”.
Tôi ngạc nhiên hỏi;”Không thể? Tại sao vậy?”
Anh ta kể; “Vì hiện nay tôi đã 24 tuổi rồi, và chỉ vài tháng nữa thôi là vợ chồng tôi sẽ có cháu thứ hai. Cuộc sống gia đình khá chật vật với khoản tiền lương ít ỏi mà tôi kiếm được. Bởi vậy, tôi chẳng còn thời gian để học vì còn phải lo đi làm kiếm tiền. Thực sư, đối với tôi, việc quay trở lại học tiếp là không thể”.
Người đàn ông trẻ này đã tự thuyết phục mình không thể nào học nốt đại học.
Tôi nói với anh ta: “Nếu anh nghĩ mình không có điều kiện học tiếp thì việc đó sẽ trở thành không thể.Nhưng chỉ cần anh tin mình có thể quay lai trường học, khi đó tự khắc anh sẽ tìm ra cách để vừa đi học mà vẫn bảo đảm công việc hiện giờ.
Nào, bây giờ tôi muốn anh làm việc này. Hãy quyết định đứt khoát sẽ quay lại học nốt đại học. Hãy chú tâm vào mỗi suy nghĩ đó thôi, hãy để ý tưởng đó điều khiển trí óc của anh. Hãy nghĩ, nghĩ thật nhiều, thật kĩ xem mình nên làm cách nào để vừa học vừa giúp đỡ được cho gia đình. Vài tuần nữa hãy quay lại đây, và cho tôi biết anh đã suy nghĩ ra sao nhé”.
Hai tuần sau, anh bạn trẻ đó quay lại tìm tôi .“Tôi đã nghĩ rất nhiều về những điều ông nói. Tôi đã quyết định mình dứt khoát phải đi học lại. Tôi chưa
xem xét một khía cạnh của vấn đề, nhưng chắc chắn tôi sẽ tìm ra được một giải pháp hợp lí.” Và anh ấy đã làm được.
Anh ấy đã xin được học bổng của một công ty thương mại. Với khoản học bổng ấy, anh không phải lo đến học phí, sách vở tài liệu và các chi phí linh tinh khác. Anh ấy sắp xếp lịch làm việc để vẫn có thể đến lớp đầy đủ. Sự nhiệt tình cùng với lời hứa sẽ tạo nên một cuộc sống tốt đẹp hơn đã giúp anh ấy có được sự ủng hộ hết mình từ vợ và gia đình. Họ đã cùng nhau sắp xếp thời gian và chi dùng tiền bạc một cách hiệu quả nhất.
Tháng trước, anh ấy đã nhận bằng tốt nghiệp. Ngay ngày hôm sau, anh ấy được nhận,với vị trí quản lí tại một tập đoàn lớn.
Đúng vậy đấy,có chí thì nên!
Bước 3: Tin rằng mọi việc đều có thể giải quyết!
Đó là yếu tố cơ bản dẫn đến những suy nghĩ sáng tạo. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn phát triển khả năng suy nghĩ sánh tạo của mình,với niềm tin mạnh mẽ:
1.  Hãy xóa bỏ hoàn toàn tư tưởng không thể trong suy nghĩ lẫn trong vốn từ vựng của mình. Không thể là một từ dẫn đến thất bại. “Suy nghĩ” điều này là không thể’sẽ kéo theo một chuỗi những suy nghĩ khác tương tự.
2. Hãy nghĩ đến một công việc thật đặc biệt mà bạn muốn làm từ lâu nhưng bạn nghĩ là không thể. Hãy thử liệt kê ra mọi lí lẽ để chúng tỏ bạn có thể làm được việc đó. Rất nhiều ngưới trong chúng ta thường tự bỏ qua ước mơ của bản thân, chỉ vì quá tập trung vào những lí do không thể, trong khi điều kiện duy nhất cần làm là chú tâm vào những lí do có thể”!
Gần đây tôi đọc một bài báo viết rằng các tiểu bang ở Mĩ tập hợp quá nhiều hạt (một đơn vị hành chính thời xưa), đa phần ranh giới giữa các hạt được thiết lập từ nhiều thế kỉ trước, lúc chưa xuất hiện xe hơi, ngựa và xe ngựa trở thành phương tiện đi lại phổ biến nhất. Nhưng ngày nay, với sự xuất hiện của những con đường cao tốc và xe hơi tốc độ cao thì chẳng có lí do gì mà chúng ta không thể ghép ba hay bốn hạt trở thành một cả. Điều này sẽ giúp giảm thiểu những dịch vụ chồng chéo đồng nghĩa với việc người dân chỉ phải trả mức thuế thấp nhưng lại nhận được những dịch vụ tốt hơn trước.
Tác giả bài báo kể anh ta đã phỏng vấn 30 người để xem phản ứng của họ ra sao về ý tưởng trên. Kết quả là không một ai trong số 30 người tin vào tính khả thi của ý tưởng, mặc dù nếu thực hiện thì người dân sẽ có được những chính quyền địa phương điều hành tốt hơn, với ít chi phí hơn.
Đó là một minh chứng rõ ràng của lối suy nghĩ truyền thống. Trí não của những người quen nếp nghĩ truyền thống đã bị tê liệt tư lâu. Họ tự đưa ra lí do để bào chữa: “người ta đã làm như thế hàng trăm năm nay rồi, ắt hẳn là đúng đắn, chúng ta nên tiếp tục làm theo. Tại sao lại phải mạo hiểm thay đổi làm gì?”.
Những người “bình thường” mang tâm lí ngại thay đổi cũng vì thế họ ít khi đồng tình với sự tiến bộ. Rất nhiều người đã từng lên tiếng phản đối việc sử dụng xe hơi, họ muốn duy trì việc đi bộ hoặc cưỡi ngựa. Máy bay cũng từng vấp phải sự phản kháng quyết liệt tương tự, từ ý kiến cho rằng con người không có “quyền” xâm phạm váo khoảng không gian dành riêng cho các loài có cánh. Thậm chí cho đến bây giờ, vẫn còn nhiều người khăng khăng cho rằng loài người chẳng có việc gì để làm trong không gian cả.
 
Tiến sĩ Von Braun, một trong những chuyên gia nghiên cứu tên lửa hàng đầu, đã đưa ra lời giải thích cho kiểu suy nghĩ trên: “con người thuộc về bất cứ nơi nào họ muốn đến”.
Vào khoảng năm 1900, một vị giám đốc nọ đã đưa ra một nguyên tắc quản trị bán hàng được nhiều người biết đến thậm chí còn được ghi vào trong sách vở tài liệu ở các trường học. Nguyên tắc đó được phát biểu như sau: “chỉ có một cách tốt nhất để bán sản phẩm. Đó là hãy tìm ra cách tốt nhất và đừng bao giờ chệch hướng khỏi cách đó”.
Thật may mắn cho công ti do vị giám đốc cổ hủ này điều hành, các nhà lãnh đạo mới đã kịp thời thay thế ông ấy và đã cứu công ty khỏi phá sản.
Nguyên tắc trên thật tương phản với triết lí của Crawford H.Greenewalt, chủ tịch của E.I.du Pont de Nemours- một trong những công ti kinh doanh lớn nhất nước Mĩ. Trong một bài diễn thuyết tại trường đại học Colombia, Greenewalt nói: “Có rất nhiều cách khác nhau để giải quyết tốt một vấn đề. Mỗi người khi được giao cùng một nhiệm vụ đều có cách riêng để hoàn thành tốt nhiệm vụ”.
Không cây nào có thể sinh trưởng được nếu bị vây quanh bởi băng đá. Nếu chúng ta để nếp nghĩ truyền thống làm đóng băng trí óc mình, những ý tưởng sáng tạo sẽ không thể nảy sinh được. Hãy tiến hành cuộc thử nghiệm sau đây càng sớm càng tốt. Hãy đưa ra một trong những ý tưởng dưới đây cho ai đó, và quan sát phản ứng cửa họ.
• Tư nhân hóa hệ thống bưu điện vốn là ngành độc quyền của chính phủ.
• Bầu cử tổng thống nên được tổ chức 2 hoặc 66 năm một lần chứ không phải 4 năm một lần như hiện nay.
• Giờ làm việc ở các công sở nên được điều chỉnh lại từ 13:00-20:00 giờ thay vì 8:00-17:00 giờ như hiện nay.
• Độ tuổi nghỉ hưu nên được tăng lên 70.
Những ý kiến nêu trên có hợp lí có tính thực tế hay không-chẳng phải là điều quan trọng. Điểm cốt yếu ở đây là việc mỗi người sẽ phản ứng trước những lời gợi ý đó ra sao. Nếu nghe xong ý tưởng đó, anh ta cười nhạo và chẳng thèm nghĩ đến nữa (95%mọi người sẽ cười ), có lẽ anh ta thuộc tuýp người tuân phục nếp nghĩ truyền thống. Nhưng nếu người nào sẵn sàng đáp rằng: “thật là một ý tưởng thú vị. Hãy nói cho tôi nghe thêm đi”, anh ta có thể là người giàu suy nghĩ sáng tạo.
Nếp nghĩ truyền thống là trở ngại đầu tiên đối với những ai muốn đi đến thành công bằng sự sáng tạo. Nếp nghĩ truyền thống làm đóng băng trí óc, cản trở sự tiến bộ, thậm chí ngăn cản bạn mở mang sức sáng tạo của mình.
Sau đây là 3 gợi ý để đánh bại sự suy nghĩ đóng băng:
• Hãy luôn hoan nghênh và sẵn sàng lĩnh hội những ý tưởng mới. Hãy loại bỏ lối suy nghĩ cản trở bạn như: “sẽ không hiệu quả đâu”, “sẽ không giải quyết được gì”, “vô ích thôi”, hay “thật là ngớ ngẩn”.
Một người bạn của tôi hiện đang giữ vị trí quan trọng trong một công ti bảo hiểm từng nói “tôi không nghĩ mình thông minh nhất trong kinh doanh”. Nhưng tôi tin mình là người có khả năng tiếp thu nhanh nhất trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm này. Tôi luôn cố gắng nắng nghe, thu nạp mọi ý kiến hay ho mà tôi chưa từng được nghe hay biết đến”.
 
•    Hãy luôn thử nghiệm những cái mới. Hãy thử phá bỏ mọi thói quen thường ngày. Hãy thử vào một nhà hàng mới, đọc những cuốn sách mới, đi xem kịch tại các rạp mới, hãy làm quen với nhiều bạn mới. Hãy thử đi làm theo một lộ trinh khác, thử đi nghỉ mát tại một địa điểm mới, hay thử làm một việc mới và khác lạ vào cuối tuần.
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực phân phối, hãy thử tìm hiểu các lĩnh vực khác như sản xuất, kế toán, tài chính… điều này sẽ giúp bạn có được cái nhìn toàn diện hơn, sẵn sàng cho những vị trí mới có trách nhiệm cao hơn.
•    Hãy luôn có chí tiến thủ, đừng bao giờ thoái lui. Thay vì suy nghĩ “đây là cách mà chúng ta vẫn làm từ trước tới nay, vì thế chúng ta hãy cứ làm như thế thôi”, hãy nghĩ rằng “Tại sao chúng ta không thể làm tốt hơn những gì đang có?”. Hãy hướng về phía trước, hướng đến sự tiến bộ chứ không phải sự thụt lùi. Ngày trước bạn thường phải dậy từ 5h30 sáng để đi giao sữa hay giao báo, không có nghĩa là bây giờ bạn đòi hỏi lũ trẻ cũng phải làm đúng như thế.
Hãy tưởng tượng điều gì xảy ra với Tập đoàn xe Ford, nếu ban giám đốc tự cho phép mình quanh quẩn với ý nghĩ: “Năm nay chúng ta đã xây dựng được một nền tảng vô cùng vững chắc trong ngày công nghiệp xe hơi. Không thể nào có những bước tiến xa hơn thế. Vì thế những hoạt động thử nghiệm trong thiết kế, và lắp giáp phải vĩnh viễn chấm dứt”. Ngay cả một tập đoàn khổng lồ như tập đoàn xe Ford cũng sẽ sớm suy tàn nếu suy nghĩ theo cách này.
Những doanh nhân làm ăn phát đạt, thành công luôn trăn trở với những câu hỏi: “làm thế nào để nâng cao chất lượng dịch vụ? Có cách nào để làm tốt hơn bây giờ không?
Con người không thể đạt được sự hoàn hảo tuyệt đối trong mọi việc, dù đó là việc nôi dưỡng một đứa trẻ hay chế tạo, lắp ráp một tên lửa. Có nghĩa là không bao giờ và không thể đặt ra giới hạn cho những cải tiến. Những người thành công đều nhận bết được điều này, họ luôn nỗ lực để tìm ra những cách thức tốt hơn (Hãy chú ý rằng, những người thành đạt không bao giờ tự hỏi: “Mình có thể làm tốt hơn không?”, vì họ biết họ có thể. Điều mà họ bận tâm là: “Làm thế nào để rồi có thể làm tốt hơn?”).
Vài tháng trước, một sinh viên cũ cuả tôi đã khai trương cửa hàng thứ tư chuyên về đồ gia dụng, chỉ sau bốn năm lập nghiệp. Trong một quãng thời gian ngắn như vậy, thực sự là một kì tích với một cô gái trẻ khi số vốn ban đầu không quá 3500 đô la và phải đối mặt với cạnh tranh gay gắt từ các cửa hàng khác.
Trước ngày khai trương cửa hàng mới, tôi đã đến chúc mừng về thành quả to lớn mà cô ấy đã đạt được. Tôi hỏi bằng cách nào mà cô ấy có thể kinh doanh hiệu quả cả ba cửa hàng và đủ sức để mở cửa hàng thứ tư trong khi hầu hết các thương nhân khác phải xoay xở lắm mới tạo được hiệu quả cả ba cửa hàng.
Cô ấy thành thực trả lời: “Đúng là tôi đã làm việc rất chăm chỉ. Nhưng nếu chỉ thức khuya dậy sớm không thôi, tôi sẽ không đủ khả năng để kinh doanh cả bốn cửa hàng như thế này. Bởi vì hầu hết các thương nhân trong lĩnh vực này cũng làm việc chăm chỉ. Tôi nghĩ điều cốt yếu dẫn đến thành công nằm ở “Chương trình cải tiến” hàng tuần theo cách riêng của tôi.
Tôi hỏi: “Chương trình cải tiến hàng tuần ư? Nghe có vẻ thú vị đấy. Chương trình đó hoạt động ra sao?”.
“À, cũng không có gì phức tạp lắm đâu. Đó chỉ là một kế hoạch giúp tôi làm việc tốt hơn sau mỗi tuần. Để luôn suy nghĩ đúng hướng, tôi chia công việc thành bốn yếu tố cơ bản: khách hàng, nhân viên, hàng hóa và xúc tiến bán hàng. Trong suốt tuần làm việc, tôi chỉ ghi chép lại cá điểm cần lưu ý và các ý tưởng để cải thiện tình hình kinh doanh. Mỗi sáng thứ Hai hàng tuần tôi xem lại những ý kiến đã ghi chép trong tuần, tìm cách áp dụng những ý tưởng đó vào kinh doanh sao cho hiệu quả hơn.
 
Chương trình cải tiến hàng tuần đã mang lại hiệu quả, Bằng cách luôn đặt ra yêu cầu: “Làm thế nào để mọi việc ngày càng tốt hơn?”. Rất hiếm có thứ Hai đầu tuần nào mà tôi không nghĩ ra một kế hoạch hay kĩ thuật mới khiến việc kinh doanh ngày càng được cải thiện hơn.
Tôi cũng đã học được một điều khác nữa để kinh doanh thành công mà bất cứ ai khi mới khởi nghiệp kinh doanh cũng nên biết.”
Tôi tò mò hỏi: “đó là gì vậy?”.
“Rất đơn giản, khi mới khởi sự kinh doanh, bạn không biết hết tất cả mọi thứ lắm, nhưng đó không phải là vấn đề quan trọng. Những gì bạn học được là cách thực hành, khi bắt tay vào làm, mới thực sự là yếu tố quyết định.”
Thành công lớn chỉ đến với những người không ngừng đặt ra những mục tiêu cao hơn cho mình và cộng sự, luôn tìm tòi những kế hoạch mới để tăng tính hiệu quả của công việc, để đạt được doanh thu cao hơn với chi phí thấp hơn, để làm được nhiều hơn mà chỉ tốn ít sức lực. Những người dẫn đầu luôn là những người tin tưởng tôi-có-thể-làm-tốt-hơn.
Tập đoàn General Electric đã đề ra cho mình một phương châm: “Luôn cải tiến là sản phẩm quan trọng nhất của chúng tôi”.
Triết lý tôi-có-thể-làm-tốt-hơn lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Khi bạn tự hỏi: “Làm thế nào để tôi làm việc một cách tốt hơn?”, sức sáng tạo của bạn sẽ được khởi động và hàng loạt cách thức để xử lý công việc tốt hơn sẽ tự động xuất hiện.
Sau đây là một vài bài tập hàng ngày giúp bạn khám phá, khai thác sức mạnh của ý tưởng Tôi-có-thể-làm-tốt- hơn.
Mỗi ngày, trước khi bắt tay vào việc, hãy dành mười phút để nghĩ xem “Làm thế nào để hôm nay mình làm việc tốt hơn?”. Hãy tự hỏi mình “Mình sẽ làm gì để thúc đẩy tinh thần của các nhân viên hôm nay?”, “Mình nên dành những ưu đãi đặc biệt gì cho khách hàng?”, “Mình nâng cao hiệu quả làm việc của bản thân bằng cách nào đây?”/
Đó là một bài tập đơn giản, nhưng rất hiệu quả. Bạn cứ thử một lần, rồi bạn sẽ tìm ra vô vàn cách để đạt được những thành quả tốt hơn.
Hầu như lần nào vợ chồng tôi ngồi nói chuyện với vợ chồng S, câu chuyện cũng sẽ chuyển sang đề tài “những bà vợ đi làm”. Trước khi kết hôn, cô S từng đi làm vài năm và thực sự rất say mê công việc.