Dám Nghĩ Lớn! - Chương 05 - Phần 2

Nhưng sau khi kết hôn, cô ấy nghỉ hẳn ở nhà. Cô ấy giải thích “Bây giờ tôi phải lo cho hai đứa nhỏ đang tuổi đến trường, phải chăm sóc nhà cửa, rồi phải chuẩn bị ba bữa ăn một ngày. Tôi chẳng còn thời gian để đi làm nữa”.
Rồi một buổi sáng Chủ nhật, cả gia đình nhà S gặp tai nạn giao thông. Cô S và lũ trẻ may mắn bị xây xước nhẹ, nhưn chồng cô bị thương nặng ơr lưng khiến ông bị tàn tật vĩnh viễn. Lúc ấy, cô S không còn sự lựa chọn nào khác là phải đi làm trở lại để trang trải cuộc sống gia đình.
Vài tháng sau vụ tai nạn đó, chúng tôi gặp lại cô ấy. Chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra cô ấy đã có nhiều điều chỉnh bản thân để thích ứng với những trách nhiệm lớn hơn. Cô ấy nói: “Anh chị biết không, sáu tháng trước tôi chưa hề nghĩ gì đến một ngày nào đó tôi sẽ vừa làm việc cả ngày, vừa trông nom, chăm sóc gia đình chu đáo. Nhưng sau khi tại nạn xảy ra, tôi quyết tâm phải tìm được cách xắp xếp thời gian hợp lý. Hãy tin tôi đi, tôi đã phát huy được hết năng lực của mình. Tôi nhận ra có những lúc tôi đã lãng phí thời gian để làm rất nhiều những thứ không cần thiết chút nào. Rồi tôi cũng hiểu, những đứa trẻ đã đủ lớn để có thể giúp tôi việc nhà, quan trọng hơn là chúng thực sự muốn đỡ đần cho mẹ. Tôi đã tìm ra hàng chục cách để tiết kiệm thời gian: ít đi picnic hơn, xem phim ít hơn, ít “buôn chuyện” qua điện thoại đi, nói chung là hạn chế bớt những việc giết thời gian như vậy”.
Chúng ta có thể rút ra một bài học từ câu chuyện này: Khả năng là một trạng thái tinh thần. Những điều chúng ta làm được lớn lao đến đâu phụ thuộc vào việc chúng ta tin tưởng bản thân mình đến mức nào. Khi dám tin mình có thể làm nhiều việc hơn nữa, trí óc sẽ sản sinh ra nhiều ý tưởng sáng tạo, dẫn đường cho ta đi tới thành quả tốt đẹp hơn.
Trong công việc, trong gia đình hay ngoài xã hội, thành công có được nhờ vào sự kết hợp của hai yếu tố: hãy làm tốt hơn nữa những gì bạn làm (nâng cao chất lượng công việc) và hãy làm nhiều hơn nữa những gì bạn đang làm (gia tăng khối lượng công việc).
Làm nhiều hơn và làm tốt hơn luôn mang lại cho bạn những phần thưởng xứng đáng. Hãy áp dụng quy trình gồm hai bước sau:
•    Hãy hào hứng đón nhận mọi cơ hội để có thể làm nhiều việc hơn. Khi bạn được yêu cầu đảm nhiệm thêm một nhiệm vụ khác nữa, đó chính là lời khen dành cho công việc bạn làm được thời gian qua. Khi dám chấp nhận những trách nghiệm lớn hơn, bạn đã tự khiến mình nổi trội hơn và đáng giá hơn so với những người khác. Khi hàng xóm nhờ bạn đại diện cho họ nêu ý kiến về một vấn đề nào đó, hãy đồng ý ngay. Rất có thể điều này sẽ giúp bạn trở thành một lãnh đạo khu phố.
•    Tiếp đó, hãy tập trung vào vấn đề “Làm cách nào để cáng đáng nhiều công việc?” Những ý tưởng sáng tạo sẽ đến với bạn, có thể đó là sự sắp xếp và lên kế hoạch chu đáo hơn cho công việc hiện tại, có thể đó là phương pháp tiết kiệm thời gian hơn để xử lý những việc thường ngày, hoặc cũng có thể là gộp những công việc không mấy quan trọng vào cùng một lúc... Nhưng, hãy cho phép tôi nhắc lại một lần nữa, những giải pháp để bạn điều tiết thời gian làm việc sẽ sớm xuất hiện thôi.
Từ trước đến nay, tôi vẫn luôn tâm niệm rằng: Nếu muốn công việc được tiến hành suôn sẻ, hãy giao nó cho một người bận rộn. Vì vây, khi phải thực hiện những dự án quan trọng, tôi thường tránh cộng tác với những đồng nghiệp quá nhàn rỗi. Từ kinh nghiệm đắt giá của bản thân, tôi nhận ra những người quá rảnh rỗi thường làm việc kém hiệu quả vô cùng.
Tất cả những người giỏi giang, thành đạt mà tôi biết đều bận rộn không ngừng. Khi bắt tay vào làm việc gì đó cùng với họ, như tiến hành một dự án chẳng hạn, tôi luôn biết chắc việc đó sẽ được hoàn thành mỹ mãn.
Trải qua nhiều lần hợp tác, tôi nghiệm ra mình có thể đặt niềm tin nơi những người bận rộn, còn những người rảnh rỗi - những người có “tất cả thời gian trên thế giới này”- chỉ làm tôi thất vọng mà thôi.
Các nhà quản lý hiệu quả thường đặt ra câu hỏi: “Chúng ta làm gì để nâng cao sản lượng?”. Tương tự, chúng ta hãy tự hỏi: “Mình sẽ làm gì để nâng cao hiệu quả làm việc của bản thân?”. Khi đó, tâm trí bạn sẽ chỉ ra nhiều cách làm vô cùng sáng tạo.
Sau khi phỏng vấn hàng trăm người với các công việc, vị trí khác nhau, tôi khám phá ra một điều: những người càng thành đạt càng có xu hướng khuyến khích người khác đưa ra ý kiến. Ngược lại, những kẻ càng tiểu nhân, tầm thường lại càng thích thuyết giáo hay lên lớp mọi người.
 
Người thành công luôn biết lắng nghe.
Kẻ tầm thường chỉ thích nói.
Bạn cũng nên ghi nhớ một điều nữa: những người dẫn đầu (trong bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống) thường dành nhiều thời gian đển nhận lấy lời khuyên hơn là đưa ra lời khuyên cho người khác. Trước khi quyết định một vấn đề, những vị lãnh đạo cao nhất thường hỏi trợ lý hoặc nhân viên của mình những câu như: “Anh/chị cảm thấy ra sao về vấn đề này?”, “Anh/chị có đề suất gì không?”, “trong những trường hợp như thế, anh/chị sẽ làm gì?”, hay “Anh/chị nghĩ sao về điều đó?”.
Hãy nhìn sự việc trên theo cách này: mỗi nhà lãnh đạo là một cỗ máy ra quyết định. Để bắt tay vào sản suất trước hết, ông ta cần có nguyên liệu thô. Trước khi đưa ra quyết định mang tính sáng tao, nguyên liệu thô ấy được lấy từ nhiều ý kiến, đề suất từ mọi người xung quanh. Đừng bao giờ trông chờ người khác sẽ đưa ra những giải pháp hoàn chỉnh cho bạn. Vì đó không phải là điều bạn cần hỏi và nghe từ họ. Mục đích của việc thu thập ý kiến là nhằm giúp bạn xây dựng nên ý kiến của mình, từ đó khiến tâm trí bạn trở lên sáng tạo hơn.
Gần đây, tôi có tham gia vào một cuộc hội thảo 12 buổi dành cho các nhà quản lý. Một trong những hoạt động đáng chú ý nhất là bài nói chuyện khoảng 15 phút của một nhà quản lý, với chủ đề: “Tôi đã giải quyết những vấn đề nan giải nhất trong quá trình quản trị như thế nào?”.
Vào buổi thứ 9, một vị quản lý là phó chủ tịch của một công ty chế biến cầu cứu cả hội nghị: “Tôi đang phải đối mặt với vấn đề hóc búa nhất trong điều hành doanh nghiệp. Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn”. Ông ấy kể lại vấn đề của mình một cách ngắn gọn đề nghị mọi người cho ý kiến. Để đảm bảo không bỏ sót bất kỳ ý kiến nào, ông ấy nhờ một người viết tốc ký ghi lại tất cả.
Cuối buổi thảo luận, tôi đến gặp vị phó chủ tịch đó và hết lời khen ngợi cách làm độc đáo của ông. Ông ấy cười và giải thích: “Đa số những người tham gia buổi chuyên đề này đều là giới quản lý giàu kinh nghiệm. Mục đích của tôi là thu thập được càng nhiều ý kiến càng tốt. Từ những điều họ nói trong buổi thảo luận, tôi sẽ tìm ra được cách tốt nhất để tháo gỡ những khó khăn của mình”.
Hãy lưu ý răng, các nhà quản lý này nêu ra vấn đề của mình rồi lắng nghe ý kiến của những người khác. Khi làm như vậy, một mặt ông ấy thu thập được những nguyên liệu thô cho quá trình ra quyết định; mặt khác, các nhà quản trị bên dưới cũng cảm thấy thích thú với buổi thảo luận hơn, vì họ được trực tiếp đóng góp ý kiến.
Các doanh nghiệp lớn thường đầu tư rất nhiều vào hoạt động nghiên cứu khách hàng. Họ nghiên cứu sở thích, thị hiếu và nhu cầu của khách hàng về chất lượng, kích cỡ, kiểu dáng sản phẩm. Chú ý lắng nghe những điều đó sẽ mang đến không ít những ý tưởng cụ thể về sản phẩm, giúp bạn tiêu thụ hàng hóa một cách dễ dàng hơn. Những nhân tố thu được còn giúp nhà sản suất biết quảng cáo thế nào để đánh trúng vào tâm lý khách hàng, làm cho khách hàng chú ý đến sản phẩm của họ hơn. Quy trình sản xuất ra những sản phẩm được ưa chuộng là thu thập càng nhiều ý kiến của mọi người xung quanh càng tốt, lắng nghe ý kiến của những khách hàng mục tiêu sau đó thiết kế sản phẩm và lên kến hoạch quảng cáo sao cho đáp ứng được tối đa nhu cầu của họ.
Đôi tai chính là dụng cụ giúp bạn lắng nghe và thu thập ý kiến. Qua đôi tai, chúng ta sẽ thu được những nguyên liệu thô mà từ đó có thể chuyển thành sức mạnh sáng tạo. Chúng ta sẽ chẳng học được điều gì qua việc kể lể. Những gì mà ta có thể học hỏi được, thông qua việc đưa ra câu hỏi và lắng nghe câu trả lời, là vô hạn.
Hãy thử áp dụng một chương trình huấn luyện ba bước sau để nâng cao sức sáng tạo của bản thân-thông qua hỏi và đáp, gợi ý và lắng nghe.
 
•    Khuyến khích mọi người đưa ra ý kiến. Trong những cuộc gặp cá nhân hay buổi họp tập thể, hãy khuyến khích mọi người bằng những lời hối thúc nhẹ nhàng kiểu như: “Hãy kể cho tôi nghe về kinh nghiệm của anh đi…”, “Anh nghĩ chúng ta phải làm gì về việc?”, hay “Anh nghĩ vấn đề cốt yếu ở đây là gì?”. Hãy khuyến  khích người khác đưa ra ý kiến, và bạn sẽ thu được đồng thời hia lợi ích: một là tâm trí bạn sẽ thu thập những nguyên liệu thô cần thiết cho những ý tưởng sáng tạo sau này, hai là bạn sẽ có thêm nhiều người bạn mới. Nhằm thu hút mọi người yêu quý bạn, không có cách nào dễ dàng và nhanh chóng cho rằng việc khích lệ họ trò chuyện với bạn.
• Hãy kiểm tra lại ý kiến của riêng mình bằng những câu hỏi.
Hãy để mọi người xung quanh giúp “gọt giũa”, nhờ đó những ý kiến của bạn trở lên xác đáng và hợp lý hơn. Hãy sử dụng cách tiếp cận anh-nghĩ-sao-về-ý-kiến-này.
Đừng giáo điều, võ đoán. Đừng vội khẳng định ý tưởng mới mà mình đưa ra là hoàn toàn đúng đắn. Hãy thử tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ trước đã. Hãy xem đồng nghiệp của bạn phản ứng ra sao trước ý kiến đó. Sau đó, bạn sẽ bạn sẽ rút ra được một ý kiến hấp dẫn hơn rất nhiều.
•    Hãy chú tâm thực sự vào những điều người khác nói. Lắng nghe không có nghĩa là ngồi im lặng. Lắng nghe có nghĩa là “khơi kênh” cho dòng ý kiến của người khác ngắm vào tâm trí bạn. Mọi người thường chỉ vờ nghe người khác, trong khi họ thật sự chẳng để tâm chút nào. Họ chỉ chờ người đối diện ngừng lại và cướp lời. Hãy lắng nghe ý kiến của mọi người và đánh giá chúng. Đó chính là cách để bạn thu thập được những ý nghĩ tuyệt vời.
Hiện nay, ngày càng có nhiều trường đại học hàng đầu tổ chức thường xuyên các chương trình rèn luện, nâng cao về kỹ năng quản lý cho các nhà quản trị khinh doanh cao cấp. Theo ban tổ chức mục tiêu hướng tới không phải là giúp các nhà quản lý trẻ tuổi học được những công thức sẵn có để điều hành doanh nghiệp. Thực ra, ích lợi lớn hơn mà các nhà quản lý nhận được đó là diễn đàn để trình bày, trao đổi và thảo luận những ý tưởng mới. Thậm chí có những chương trình còn đòi hỏi các nhà quản lý phải sống cùng nhau trong ký túc xá của trường, để từ đó khuyến khích những buổi trao đổi thân mật giữa từng nhóm nhỏ.
Một năm trước, tôi có hai buổi giảng cho một khóa học quản lý bán hàng kéo dài một tuần ở Atlanta, do Hiệp hội các nhà quản lý bán hàng Quốc gia tài trợ. Vài tuần sau đó, tôi gặp một người bạn hiện đang là nhân viên bán hàng cho một vị quản lý đã từng tham gia khóa học đó.
Bạn tôi nói: “Trong khóa học đó, ắt hẳn anh đã hướng dẫn giám đốc bán hàng của tôi nhiều điều thú vị, nên hiện giờ ông ấy mới điều hành công ty tốt hơn hẳn”. Rất ngạc nhiên tôi đề nghị anh ta nói rõ hơn về những thay đổi mà anh ta vừa đề cập. Anh bạn tôi bèn kể ra một loạt thay đổi-nào là sửa đổi chế độ phúc lợi, họp nhân viên bán hàng hai lần một tháng thay vì một lần như trước kia, nào là thay danh thiếp và đồ dùng văn phòng mới, điều chỉnh lại phạm vi bán hàng… Tôi càng ngạc nhiên hơn vì không một điều nào mà anh bạn tôi vừa kể được đề cập trong khóa đào tạo trong khóa học của chúng tôi. Vị giám đốc bán hàng đó, như vậy, đã không dừng lại ở việc học thủ thuật sẵn có mà thay vào đó ông ta tham khảo được nhiều điều đáng giá hơn. Đó là sự khích lệ để tìm ra những ý tưởng mới, giúp ích trực tiếp cho công ty của ông.
Một chàng trai trẻ hiện đang là kế toán cho một doanh nghiệp sản xuất sơn đã kể cho tôi nghe về một thương vụ khá thành công của bản thân. Điều thú vị là sự thành công xuất phát từ việc anh ấy biết vận dụng ý kiến của người khác.
 
Anh ấy kể: “Ông biết không, tôi chưa bao giờ dành nhiều sự quan tâm cho lĩnh vực bất động sản cả. Tôi làm kế toán đã nhiều năm và chỉ chyên tâm với công việc của mình. Rồi một ngày, một người bạn của tôi, một chuyên gia bất động sản,  mời tôi đến tham dự một bữa tiệc trưa do một nhóm kinh doanh bất động sản của thành phố tổ chức.
Vị diễn giả nói chuyện ngày hôm đó là một người đàn ông lớn tuổi, người đã chứng kiến toàn bộ quá trình phát triển của thành phố. Bài nói của ông là ‘Viễn cảnh tương lai trong hai mươi năm nữa’. Ông dự báo trong hai mươi năm tới, khu vực thành thị sẽ tiếp tục được mở rộng hơn nữa về phía các khu đất nông nghiệp ở ngoại ô. Ông cũng dự đoán nhu cầu về những nông trại của giới thượng lưu, rộng từ hai đến năm mẫu là rất lớn, vì chúng đủ lớn để các doanh nhân hay những người nổi tiếng có thể xây bể bơi, nuôi ngựa, trồng vườn hay thỏa mãn những sở thích cần nhiều không gian khác của họ.
Bài nói chuyện khiến tôi bị kích động, ông ta đã đề cập tới những gì tôi muốn. Vài ngày sau, tôi đề suất với vài người bạn đi mua một mảnh đất rộng khoảng năm mẫu. Thật ngạc nhiên khi tất cả bọn họ đều trả lời: ‘ồ, được chứ. Việc này nghe có vẻ hay đấy’.
Rồi tôi tiếp tục suy nghĩ làm thế nào để biến ý tưởng đó thành lợi nhuận. Câu trả lời chợt đến với tôi vào một ngày nọ, khi tôi đang trên đường tới chỗ làm. Tại sao tôi không mua một trang trại và chia nó thành những miếng đất nhỏ nhỉ? Nhiều miếng đất nhỏ chắc chắn sẽ có giá trị hơn một mảnh đất to. Đúng như thế.
Tôi tìm thấy một trang trại bỏ hoang rộng khoảng 50 mẫu, cách trung tâm thành phố 20 dăm, được giao bán với giá 8.500 đô la. Tôi quyết định mua mảnh đất đó, trả trước 1/3 số tiền và thế chấp khoản còn lại.
Sau đó, tôi trồng thông ở những chỗ đất trống. Vì tôi từng nghe một chuyên gia bất động sản cực kỳ thạo việc nói: ‘Ngày nay mọi người thường thích những mảnh đất có nhiều cây xanh, càng nhiều cây càng tốt’.
Tôi muốn những khách hàng đầy tiềm năng tôi thấy rằng, chỉ vài năm nữa thôi, mảnh đất mà họ mua sẽ được bao phủ bởi những hàng thông xanh mát.
Tôi thuê một nhân viên địa chính đến đo đạc và phân chia mảnh đất 50 mẫu đó thành mười mảnh khác nhỏ hơn, mỗi mảnh rộng 5 mẫu.
Mọi thứ đã sẵng sàng để đem giao bán. Tôi tìm địa chỉ email của vài doanh nhân trẻ và lên kế hoạch gửi thư cho họ. Trong thư, tôi đặc biệt nhấn mạnh chỉ cần bỏ ra 3.000 đô la là họ có thể sở hữu cả một điền trang rộng lớn, trong khi với cùng số tiền đó, họ chỉ có thể mua được một lô đất rất nhỏ trong thành phố mà thôi. Tôi cũng chỉ cho họ thấy, nếu họ mua mảnh đất của tôi, họ sẽ có cơ hội tận hưởng một không gian trong lành và nghỉ ngơi thoải mái giữa thiên nhiên.
Trong vòng sáu tuần, chỉ giao dịch vào buổi tối và cuối tuần, tôi đã bán hết cả mười lô đất. Tổng doanh thu lên đến 30.000 đô la; trong khi tổng chi phí, bao gồm cả tiền mua đất, chi phí quảng cáo, đo đạc và các chi phí hành chính khác chỉ là 10.400 đô la. Lợi nhuận tôi thu được là 19.600 đô la.
“Tôi thu được lợi nhuận vì tôi đã biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến của người khác. Nếu tôi không nhận lời mời đến tham dự bữa tiệc trưa của những người hoàn toàn không liên quan đến nghề nghiệp của mình hôm đó, tôi đã không bao giờ có thể lập ra được kế hoạch tuyệt vời như trên, thu được lợi nhuận chóng váng đến như vậy”.
Có nhiều cách để kích thích tinh thần. Dưới đây là hai cách mà bạn có thể áp dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày.
 
Thứ nhất, hãy tham gia vào ít nhất một nhóm đồng nghiệp, gặp gỡ họ thường xuyên. Khi đó, bạn sẽ có được những thông tin bổ ích hoặc sự hào hứng trong công việc hàng ngày của bạn. Hãy thường xuyên trò chuyện, tiếp xúc với những người có chí tiến thủ, khát khao hướng tới thành công. Tôi đã từng nghe nhiều người nói: “Lúc chiều nay ở buổi họp …, tôi được nghe một ý kiến rất hay”, hay “Trong buổi họp chiều qua tôi đã chợt nghĩ ra….”. Hãy nhớ rằng, nếu trí óc chỉ được nuôi dưỡng bằng ý nghĩ của riêng mình thì trí óc đó sẽ sớm trở nên còi cọc, yếu ớt, không thể đạt đến những ý tưởng sáng tạo được. Sự khuyến khích từ những người khác là chất dinh dưỡng tuyệt vời cho tâm trí bạn.
Thứ hai, tham gia vào ít nhất một nhóm khác nghề nghiệp với bạn. Giao thiệp với những người ở lĩnh vực khác sẽ giúp bạn mở rộng tâm trí, có vài cái nhìn toàn diện hơn. Bạn sẽ không thể tưởng tượng nổi việc tiếp xúc thường xuyên với những Người khác nghề sẽ giúp bạn trong công việc hàng ngày đến thế nào đâu.
Ý tưởng là kết quả của một quá trình suy nghĩ . Những ý tưởng chỉ thực sự có góa trị, khi nó được khai thác và sử dụng một cách hợp lý và triệt để .
Mỗi năm một cây sồi trổ ra rất nhiều quả  , đủ để phủ kín cả một khu rùng rộng lớn. Nhưng trong vô vàn hạt giống, chỉ có thể 1 vài hạt là mọc thành cây. Đa số đều bị bọn sóc ăn hết , số còn lại do lớp đất phía dưới quá cằn cỗi nên cũng chẳng thể lớn lên.
Ý tưởng của con người cũng như cây sồi vậy. Rất ít cây có thể cho quả ngọt. Các ý tưởng cũng rất dễ bị tàn lụi. Nếu chúng ta ko lưu tâm, những con sóc (những người có nếp nghĩ tiêu cực ) sẽ phá hủy chúng. Các ý tưởng cần phải được chăm sóc kỹ càng , kể từ lúc đâm chồi cho đến lúc chuyển hóa thành những cách thức khả thi. Hãy sử dụng 3 cách sau đây để khai thác, phát huy những ý tưởng của bạn:
•    Đừng để nhũng ý tưởng trôi đi mất . Hãy ghi chúng lại. Mỗi ngày có vô vàn ý tưởng được sinh ra nhưng rồi chúng lại ngay lập tức biến mất vì không được ghi chép lại. Trí nhớ của bạn rất kém trong việc lưu trữ và chăm sóc những ý tưởng mới. Hãy luôn mang theo bên mình một cuốn sổ tay nhỏ hoặc một vài tấm thiếp. Bất cứ khi nào nảy ra một ý tưởng mới, hãy ghi chúng vào . Một người bạn của tôi thường xuyên phải đi xa nên nên lúc nào anh ta cũng phải mang theo một bìa kẹp hồ sơ để có thể ghi chép những ý tưởng , ngay khi chúng xuất hiện . Những người giàu sáng tạo luôn nằm lòng một điều quan trọng : ý tưởng mới có thể xuất hiện bất cứ khi nào , bất cứ nơi đâu . Đừng để ý tưởng biến mất, nếu không bạn sẽ tự phá hoại những thành quả suy nghĩ của chính mình đấy. Hãy bảo vệ chúng.
•    Sau đó hãy xem lại các ý kiến bạn thu thập được. Hãy lưu giữa chúng ở 1 nơi an toàn : tủ ngăn kéo bàn hay thậm chí hộp giày. Hãy thường xuyên kiểm tra ‘nhà kho ý tưởng’’ của riêng bạn. Khi xem xét kỹ lưỡng các ý tưởng, nếu phát hiện vài ý tưởng , vì một lý do nào đó , không có giá trị thì xóa bỏ chúng. Còn nếu nhận thấy bất cứ ý tưởng nào có triển vọng phát triển thì hãy giữa chúng lại .
•     Hãy ‘gieo trồng’ và ‘nuôi dưỡng’ ý tưởng của bạn. Hãy làm cho nó lớn lên. Nghĩ về nó. Liên hệ với những ý kiến khác có liên quan . Đọc bất cứ sách báo , tài liệu nào viết về một khía cạnh tương cận với ý tưởng của bạn. Hãy nghiên cứu mọi khía cạnh. Sau đó, khi cơ hội chín muồi , hãy áp dụng để giúp ich cho bản thân, cho công việc và tương lai của bạn.
Khi một kiến trúc sư nảy ra 1 ý tưởng mới cho công trình mới, anh ta sẽ phác thảo những bức vẽ sơ bộ . Khi một nhân viên quảng cáo nghĩ ra một ý tưởng hay cho chương trình quảng cáo trên tivi, anh ta dựng chúng dưới hình thức một chuỗi hình ảnh gợi ý cho thấy ý tưởng khi hoàn thành nó sẽ như thế nào. Còn các nhà văn khi xuất hiện một ý tưởng nào cho tác phẩm của mình, họ sẽ ghi lại trong bản viết nháp.
Hãy định hình ý tưởng của bạn trên giấy. Có 2 lý do bạn nên làm việc này . Thứ nhất, khi các ý tưởng có hình dạng cụ thế , bạn dễ xem một cách thực tế hơn, nhìn thấy những điểm yếu, những chỗ sơ hở và nhĩn thấy những điều để hoàn chỉnh . Và lý do thứ 2 là , khi đã định hình được ý tưởng của mình , bạn bè, thành viên câu lạc bộ hay nhà đầu tư. Nếu họ ‘mua’ thì ý tưởng mới của bạn thức sự có giá trị . Còn nếu không , nó chẳng có chút giá trị nào.
Một mùa hè nọ có 2 nhân viên bảo hiểm nhân thọ liên hệ với tôi. Cả 2 đều muốn thuyết phục tôi mua bảo hiểm nên hứa sẽ mang theo 1 bản thiết kế về những thay đổi thú vị . Anh nhân viên thứ nhất giảng cho tôi nghe cả một bài thuyết trình dài dòng về những gì tôi cần. Nhưng rồi tôi nhanh chóng bị lẫn lộn nhưng khác niệm như thuế , quyền chọn lựa, an ninh xã hội và các chi tiết ký thuật khác trong trương trình bảo hiểm. Thực sự anh ta đã không thuyết phục được và tôi từ chối dịch vụ của anh ta.
Anh nhân viên thứ hai sử dụng một cách hoàn toàn khác. Anh ta lập 1 biểu đồ về những gì cần giới thiệu. Tôi nhanh chóng và dễ dàng nắm được những gì anh ta trình bày , và tôi có thể nhìn thấy rất rõ ràng trên giấy . Anh ta đã thuyết phục được tôi.
Hãy chuyển những ý tưởng của bạn thành những dạng thức dễ thuyết phục. Hãy nhớ rằng 1 ý tưởng khi được viết ra , vẽ lại, hoặc lập biểu đồ thì sẽ có sức thuyết phục gấp nhiều lần so với ý tưởng chỉ trình bày bằng miệng.
SỬ DUNG NHỮNG CÔNG CỤ GIÚP BẠN SUY NGHĨ SÁNG TẠO
• Hãy tin bạn giải quyết được công việc . Khi bạn tin mình có thể hoàn thành 1 việc nào đó , trí óc bạn sẽ tìm ra những phương thức để thực hiện. Tin tưởng vào 1 giải pháp sẽ mở đường tìm đến giải pháp.
Hãy xóa bỏ những từ như ‘’không thể’’ , ‘’không cố tác dụng” , “ không làm được “ . hay “ có cố gắng cũng chẳng ích gì đâu “...ra khỏi suy nghĩ của bạn.
•    Đường để nếp suy nghĩ truyền thống làm tê liệt tâm trí bạn. Hãy luôn sẵn sàng tiếp thu những ý kiên mới lạ. Hãy thử nghioeemj những việc mới , những cách tiếp cận mới. Luôn hướng đến sự tiến bộ trong mọi việc bạn làm.
•    Mỗi ngày hãy luôn tự hỏi: “ Cách nào để tôi có thể làm tốt hơn ?” .Không có bất cứ giới hạn nào cho quá trình tự hoàn thiện bản thân . Khi bạn tự hỏi mình:” Cách nào để tôi có thể làm tốt hơn?” , những câu trả lời sáng suốt sẽ xuất hiện . Hãy thử , bạn se thấy hiệu quả ngay thôi !
•    Tự hỏi bản thân: “ cách nào mình có thể làm nhiều hơn nữa?” . Khả năng về thực chất một trạng thái tinh thần . Khi bạn tự nêu ra câu hỏi trên bạn đã khiến tâm trí bạn tự phải làm việc để tìm ra những biện pháp nhanh chóng  và trực tiếp hơn để hoàn thành . Để thành công trong kinh doanh, cần có sự kết hợp của 2 yếu tố: Làm tốt hơn những việc bạn đang làm (nâng cao chất lượng công việc) và Làm nhiều hơn những gì bạn đang làm (gia tăng khối lượng công việc).
•    Hãy luyện tập đặt câu hỏi và lắng nghe. Hỏi và lắng nghe sẽ giúp bạn có được những nguyên liệu thô để đưa ra những quyết định đúng đắn và hớp lí . Hãy nhớ rằng: những người thành công luôn chú tâm lắng nghe còn những ke tầm thường chỉ thích mới.
 • Hãy mở rộng tâm trí bạn. Hãy luôn hào hứng. Kết giao với những người có thể giúp bạn tìm ra những ý tưởng mới, những cách làm độc đáo. Hãy kết bạn với những người có địa vị và việc làm xã hội khác nhau.