Người giúp việc - Chương 05-P2

Ngón tay cái của bác vẫn ấn rất mạnh lên tay tôi. Tôi gật đầu, tỏ ý mình đã hiểu. Tôi đủ thông minh để nhận ra rằng bác ấy muốn ám chỉ người da trắng. Và mặc dù vẫn vô cùng đau khổ, và biết rằng có lẽ mình xấu thật, song đó là lần đầu tiên bác ấy nói với tôi như thể tôi là một thứ gì đó khác, chứ không chỉ là đứa con da trắng của mẹ tôi. Suốt cuộc đời này tôi đá luôn phải nghe theo những gì người khác bắt mình phải tin, về chính trị, về người da màu, về bổn phận của một đứa con gái. Nhưng với ngón tay cái của Constantine ấn xuống rất mạnh trong tay, tôi nhận ra rằng tôi thực sự có quyền lựa chọn những gì mình có thể tin tưởng.

Constantine đẾn giúp viỆc cho nhà tôi từ sáu giờ sáng, còn vào vụ thu hoạch, mới năm giờ là bác đã có mặt. Như thế bác ấy mới kịp sửa soạn bánh quy rưới nước sốt cho bố trước khi ông ra đồng. Gần như ngày nào tôi thức dậy cũng nhìn thấy bác đã đứng trong bếp, tiếng Cha Green giảng đạo phát ra từ chiếc đài nhỏ đặt trên mặt bàn bếp. Ngay khi nhìn thấy tôi, bác liền mỉm cười. “Chào buổi sáng, cô bé xinh đẹp!” Tôi thường ngồi bên bàn và kể cho bác nghe mình mơ thấy gì. Bác ấy bảo giấc mơ tiết lộ tương lai.

“Cháu đứng trên tầng áp mái, nhìn xuống trang trại,” tôi kể. “Cháu nhìn thấy hết ngọn cây.”

“Thế nào cháu cũng trở thành bác sỹ phẫu thuật não! Tầng thượng tức là đầu mà.”

Mẹ ăn xong bữa sáng từ sớm trong phòng ăn, rồi chuyển sang phòng nghỉ để may vá hoặc viết thư cho các nhà truyền giáo ở châu Phi. Ngồi trên chiếc ghế bành màu xanh, mẹ có thể nhìn thấy mọi người đi lại ở gần như bất kỳ vị trí nào trong nhà. Khủng khiếp nhất là những gì mẹ soi ra được từ bề ngoài của tôi chỉ sau có một phần mấy giây tôi vụt qua cửa. Tôi thường cắm đầu chạy, cảm giác mình giống như một cái bảng đích, một điểm hồng tâm cực lớn mà mẹ nhắm tới để ném phi tiêu.

“Eugenia, con thừa biết là không được ăn kẹo cao su ở cái nhà này k

“Eugenia, lấy rượu tẩy ngay vết bẩn kia đi.”

“Eugenia, lên gác chải lại tóc đi, nhỡ nhà ta có khách thì sao?”

Dần dà tôi học được rằng vớ là phương tiện di chuyển kín đáo hơn giày. Tôi học cách đi bằng cửa hậu, học cách đội mũ, lấy tay che mặt khi đi ngang qua. Nhưng chủ yếu, tôi học cách ở lì trong bếp.

SỐNG Ở LONGLEAF, chỉ một tháng mùa hè cũng ngỡ như kéo dài lê thê tới hàng năm trời. Không có ai để đến chơi với tôi mỗi ngày - chúng tôi sống ở vùng xa nên chẳng có hàng xóm láng giềng nào người da trắng cả. Trong thị trấn, Hilly và Elizabeth dành tất cả những ngày cuối tuần để qua lại nhà nhau, trong khi tôi chỉ thỉnh thoảng được phép đi chơi đêm hoặc đàn đúm bạn bè. Tôi muốn phát điên vì khoảng thời gian thừa thãi quá mức ấy. Đôi lúc tôi nghiễm nhiên thừa nhận sự có mặt của Constantine, nhưng về cơ bản, tôi biết mình thật may mắn nhường nào vì có bác ấy bên cạnh.

Mười bốn tuổi, tôi bắt đầu tập tọng hút thuốc. Tôi rút trộm thuốc từ những hộp Marlboro mà Carlton cất trong ngăn kéo riêng. Anh ấy đã gần mười tám tuổi và chẳng ai thèm bận tâm chuyện anh ấy đã hút thuốc suốt mấy năm trời, ở bất cứ nơi nào mình thích, trong nhà hay khi ở ngoài đồng với bố. Thỉnh thoảng bố hút tẩu, nhưng ông không nghiện món này còn mẹ thì chẳng bao giờ động đến thuốc lá, mặc dù hầu hết bạn bè của mẹ đều hút. Mẹ nói tôi không được phép hút thuốc cho đến khi mười bảy tuổi.

Vì vậy tôi thường lẻn ra sân sau và ngồi trên chiếc xích đu làm từ lốp xe cũ, ở đó có cây sồi cổ thụ ngụy trang cho tôi. Hoặc đến đêm, tôi thò đầu ra cửa sổ phòng ngủ và hút. Mẹ có đôi mắt cú vọ nhưng mũi bà lại điếc đặc trước tất cả các thể loại mùi. Tuy nhiên, Constantine phát hiện ra ngay. Bác ấy nheo nheo mắt, với một nụ cười nửa miệng, nhưng không nói gì. Lỡ mẹ đi ra cửa hậu khi tôi đang trốn sau cây sồi, Constantine sẽ chạy trước và gõ cán chổi inh ỏi lên tay vịn cầu thang.

“Constantine, vú làm gì thế?” Mẹ hỏi, đến lúc đấy tôi đã kịp dập thuốc và vứt đầu mẩu vào cái hõm trên thân cây rồi.

“Tôi đập chổi cho sạch bụi thôi, thưa bà Charlotte.”

“Trời ạ, vú phải tìm cách nào nhẹ nhàng hơn mà làm chứ. Ôi, Eugenia, chết chửa, chỉ sau có một đêm mà con đã lại cao thêm mấy phân nữa đấy à? Mẹ biết làm thế nào bây giờ? Mau lên... kiếm cái váy nào vừa vặn mà mặc đi con.”

“Vâng ạ,” Constantine và tôi đồng thanh đáp rồi liếc nhau mỉm cười.

Ôi chao, có ai đó để cùng chia sẻ những bí mật là một niềm vui thật tuyệt vời. Nếu tôi có anh chị em tầm tuổi mình, chắc cảm giác cũng như thế. Không chỉ mỗi chuyện hút thuốc hay bày trò giấu mẹ thôi đâu. Đó là niềm vui được có một người vẫn quan tâm tới bạn kể cả khi chính mẹ bạn đã sầu muộn đến héo hon vì bạn cao kều, bù xù và kỳ dị phát khiếp. Một người chẳng phát biểu lời nào, mà chỉ riêng đôi mắt cũng đủ nói rằng. Con đừng lo, có bác đây.

Dẫu vậy, không phải cuộc trò chuyện nào với Constantine cũng ngọt ngào êm dịu. Hồi tôi mười lăm tuổi, một con bé mới chuyển tới đã chỉ tôi và hỏi, “Con cò hương này là ai thế?” Ngay đến Hilly cũng phải cố nén cười trước khi kéo tôi đi, làm bộ hai đứa không nghe thấy gì.

“Bác Constantine, bác cao bao nhiêu?” Tôi hỏi, nước mắt đua nhau trào ra.

Constantine nheo mắt nhìn tôi. “Con cao bao nhiêu?”

“Mét tám,” tôi nức nở. “Cháu còn cao hơn cả huấn luyện viên đội bóng rổ nam.”

“A, bác cao một mét tám nhâm cơ, thế nên thôi ngay cái trò than thân trách phận ấy đi.”

Constantine là người phụ nữ duy nhất tôi phải ngước lên mới có thể nhìn thẳng vào mắt được.

Điểm đầu tiên ở Constantine khiến bạn chú ý, ngoài chiều cao, là đôi mắt. Chúng có màu nâu nhạt, sắc nâu mật ong nổi bật trên nền màu da sậm. Tôi chưa từng thấy người da màu nào lại có mắt nâu nhạt. Thực ra, những mảng màu nâu trên cơ thể Constantine rất muôn hình muôn vẻ. Đôi khuỷu tay bác ấy đen kịt, mỗi khi mùa đông về, chúng lại bị phủ dưới một lớp mốc trắng. Làn da trên cánh tay, cổ và mặt thì màu gỗ mun đậm. Lòng bàn tay lại ram rám màu cam, tôi cứ thắc mắc không biết lòng bàn chân bác ấy có giống thế không, nhưng tôi chưa nhìn thấy bác ấy đi chân đất bao giờ.

“Cuối tuần này chỉ có bác cháu mình thôi đấy,” bác vừa nói vừa cười.

Đó là ngày cuối tuần, bố mẹ lái xe đưa Carlton đi xem trận đấu giữa LSU và Tulane. Năm sau anh trai tôi sẽ vào đại học. Buổi sáng hôm đó, bố đã cho kê chiếc giường nhỏ trong bếp, ngay kề phòng vệ sinh của bác ấy. Constantine luôn nghỉ ở đấy mỗi khi ngủ lại nhà tôi.

“Ra xem bác có gì này,” bác nói, tay chỉ vào chiếc kho đựng chổi. Tôi bước tới, mở cánh cửa ra và nhìn thấy nhồi trong túi xách của bác ấy là một bộ xếp hình năm trăm mảnh với bức tranh núi Rushmore in trên nắp hộp. Đó là trò chơi ưa thích của hai bác cháu trong những lần Constantine ở lại qua đêm.

Tối hôm đó, chúng tôi ngồi suốt hàng tiếng đồng hồ, miệng tóp tép nhai đậu phụng, tay sục tìm những mảnh ghép vung vãi la liệt trên chiếc bàn kê giữa bếp. Cơn bão điên cuồng gào rú ngoài trời, khiến căn phòng càng thêm ấm cúng khi chúng tôi tạm quên đi hết mọi thứ xung quanh mình. Ngọn đèn trong bếp lập lòe liên tục, khi mờ khi tỏ.

“Ai đây?” Constantine hỏi, mắt săm soi chiếc hộp đựng mảnh ghép qua cặp kính gọng đen.

“Jefferson đấy ạ.”

“Phải rồi. Thế còn đây?”

“Đấy là.” Tôi ngó sang. “Cháu nghĩ là... Roosevelt.”

“Bác nhận ra mỗi ông Lincoln thôi. Ông ấy trông giống bố của bác.”

Tôi khựng lại, miếng ghép vẫn cầm trên tay. Tôi đã mười bốn tuổi và chưa bao giờ phải nhận điểm nào khác ngoài điểm A. Tôi rất thông minh, nhưng vẫn ngố lắm. Constantine đặt chiếc hộp xuống và lại săm soi các mảnh xếp hình.

“Vì bố bác rất... cao à?” Tôi hỏi.

Bác ấy cười. “Vì bố của bác là người da trắng. Bác cao giống mẹ.”

Tôi đặt miếng ghép xuống. “Bố... của bác là người da trắng còn mẹ bác là... người da màu ạ?”

“Ừ,” bác ấy đáp và mỉm cười, đoạn lắp hai mảnh xếp hình với nhau. “Ô, xem này. Bác ghép được một cặp rồi đấy.”

Bao nhiêu câu hỏi rối rắm nảy ra trong đầu tôi - Ông ấy là ai? Ông ấy ở đâu? Tôi biết ông ấy không cưới mẹ bác Constantine, vì làm thế là trái luật. Tôi nhón lấy một điếu thuốc trong cái kho tàng nho nhỏ mình vừa mang ra để trên bàn và châm lửa. Tôi mới mười bốn tuổi, song cảm thấy ta đây đã người lớn lắm rồi. Khi tôi đốt thuốc, chiếc bóng đèn trên đầu bỗng tịt ngóm, chỉ còn lại một màu nâu lờ nhờ bẩn thỉu, nó rung lên khe khẽ.

“Ôi, bố yêuuu bác lắm. Lúc nào ông ấy bác là đứa con ông cưng nhất.” Bác ngả người ra ghế. “Hồi xưa cứ mỗi thứ Bảy ông lại sang nhà bác chơi, có lần, ông cho bác mười cái dây buộc tóc, mỗi cái một màu. Ông mua tận bên Paris kia đấy, dây lụa Nhật hẳn hoi. Bác ngồi trong lòng ông từ lúc ông đến cho tới khi ông phải về. Mẹ bác thường bật nhạc của Bessie Smith bằng chiếc đài Victrola ông tặng bà, còn hai bố con hát véo von:

Cuộc đời kỳ dị làm sao

Đố ai biết được ngày nào trắng tay

Tôi trố mắt, ngẩn ngơ lắng tai nghe. Tôi bị mê hoặc bởi chất giọng của bác ấy trong ánh sáng mờ ảo. Nếu sô-cô-la là một âm thanh, đó ắt hẳn là giọng hát của Constantine. Nếu tiếng hát là một màu sắc, nhất định là màu của thanh sô-cô-la kia.

“Có lần bác khóc ghê lắm, bác thì có khối chuyện để buồn, nhà nghèo, phải tắm nước lạnh, sâu răng, gì gì nữa, bác chẳng rõ. Nhưng bố ôm lấy đầu bác, siết chặt bác vào lòng ông rất lâu. Lúc nhìn lên, bác thấy ông cũng đang khóc và ông... làm cái việc mà bác vẫn làm với cháu để cháu hiểu ý bác ấy. Ông ấn ngón tay cái lên lòng bàn tay bác rồi nói... ông xin lỗi.”

Chúng tôi ngồi đó, mắt nhìn trân trối những mảnh xếp hình. Mẹ sẽ không muốn tôi biết điều này, rằng bố bác Constantine là người da trắng, rằng ông đã xin lỗi bác ấy vì cuộc đời lại quá ngang trái như thế. Đó là điều tôi không được phép biết. Tôi thấy như Constantine vừa tặng mình một món quà.

Tôi rít nốt điếu thuốc rồi nhồi đầu mẩu trong chiếc gạt tàn bằng bạc dành cho khách. Bóng đèn lại sáng lên. Constantine mỉm cười và tôi cũng cười đáp lại.

“Sao trước giờ bác không nói cho cháu biết chuyện này?” Tôi hỏi, và nhìn sâu vào đôi mắt nâu của bác.

“Skeeter, bác đâu thể kể hết cho con tất cả mọi điều.”

“Nhưng vì sao cơ chứ?” Bác ấy biết mọi thứ về tôi, mọi thứ về gia đình tôi. Tôi có bao giờ giấu bác ấy cái gì đâu?

Bác ấy nhìn tôi trân trân và tôi thấy ở đó một nỗi buồn thăm thẳm lạnh lẽo tận sâu trong tâm can bác. Mất một lúc sau, bác mới nói, “Có những thứ bác phải giữ riêng cho mình thôi con ạ.”

RỒI CŨNG ĐẾN LƯỢT TÔI rời nhà đi học đại học, mẹ khóc hếtước mắt khi chiếc xe tải chở bố và tôi chuyển bánh. Nhưng tôi cảm thấy thật tự do. Tôi đã thoát khỏi trang trại, thoát khỏi cái ách phê phán chê bai. Tôi chỉ muốn hỏi mẹ rằng Mẹ không vui à? Mẹ không mừng vì không còn phải ngày đêm lo nghĩ về con nữa hay sao? Nhưng trông mẹ có vẻ suy sụp lắm.

Tôi là đứa vui tươi hớn hở nhất trong khu ký túc xá tân sinh viên. Mỗi tuần tôi viết thư cho bác Constantine một lần, kể lể về phòng tôi ở, rồi lớp học, rồi hội nữ sinh. Tôi phải gửi thư đến trang trại vì bưu điện không chuyển bưu phẩm đến Hotstack và tôi đành phải cố ép mình tin rằng mẹ sẽ không tự tiện mở thư. Cứ hai lần một tháng, Constantine viết thư trả lời trên tấm giấy da được gấp luôn thành phong bì. Chữ bác ấy to cộ, nom ưa mắt lắm, mặc dù các dòng chạy xiêu vẹo hết cả. Bác ấy viết về cả những chuyện vụn vặt nhất ở Longleaf: Lưng bác đau ghê lắm, nhưng hai bàn chân còn tệ hơn, hay Cái máy trộn bật tung khỏi bát và phi như điên khắp bếp, con mèo sự rú lên rồi chạy biến đi luôn. Từ hôm đấy bác vẫn chưa thấy tăm hơi nó đâu. Bác kể cho tôi rằng bố bị cảm lạnh hay cô Rosa Parks đã đến nói chuyện ở nhà thờ chỗ bác. Bác thường hỏi xem tôi có vui vẻ không và từng chi tiết liên quan. Những lá thư chúng tôi gửi cho nhau giống như một cuộc hội thoại dài hơi, bên nọ lần lượt trả lời câu hỏi của bên kia, tới Giáng sinh hay giữa các khóa học mùa hè, thư của hai bác cháu gửi đi lại chồng chéo luôn luôn.

Thư của mẹ chỉ viết mấy chữ, Nhớ chăm chỉ cầu nguyện vàĐừng đi giày cao gót, trông con sẽ càng lênh khênh hơn đấy, kẹp một tờ séc ba mươi lăm đô-la.

Tầm tháng Tư năm cuối đại học, có lá thư từ Constantine viết,Bác có một bất ngờ dành cho cháu đây, Skeeter. Bác vui quá, đến không chịu nổi mất. Đừng hỏi bác đấy là cái gì nhé. Về đến nhà cháu sẽ thấy.

Khi ấy đã gần đến kỳ thi cuối học kỳ, chỉ còn một tháng nữa là tới ngày tốt nghiệp. Và đó là lá thư cuối cùng tôi nhận được từ Constantine.

Tôi bỎ buỔi lỄ tỐt nghiỆp ở Ole Miss. Tất cả bạn bè thân của tôi đã nghỉ học giữa chừng để đi lấy chồng, và tôi thấy thật vô nghĩa lý nếu cứ bắt bố mẹ lái xe suốt ba giờ đồng hồ chỉ để nhìn tôi đi ngang sân khấu, trong khi điều mẹ thực sự ước ao là được thấy tôi bước dọc hành lang giáo đường. Tôi vẫn không nhận được tin tức gì của Harper & Row, vì vậy thay vì mua vé máy bay đến New York, tôi lên đường về Jackson trên chiếc Buick của cô nàng sinh viên năm thứ hai Kay Turner, người tôi bị ép lại như khúc giò với cái máy chữ của tôi nhồi dưới chân và chiếc váy cưới của cô ta lèn giữa hai đứa. Kay Turner sẽ cưới Percy Stanhop vào tháng sau. Suốt ba tiếng ròng tôi phải nghe cô ta phân vân lo lắng về vị bánh cưới.

Khi tôi về đến nhà, mẹ hơi lùi lại để ngắm tôi cho rõ. “Chà, da con đẹp đấy,” mẹ nhận xét, “nhưng tóc con...” Mẹ thở dài, lắc đầu.

“Bác Constantine đâu ạ?” Tôi hỏi. “Trong bếp hả mẹ?” Và thản nhiên như đang dự báo thời tiết, mẹ đáp, “Constantine không làm ở đây nữa. Nào, dỡ hết mấy thứ đồ đạc này ra trước khi con làm bẩn hết quần áo của mình đi.” Tôi quay sang và chớp mắt nhìn mẹ, không dám tin vào tai mình nữa. “Mẹ bảo sao cơ?”

Mẹ đứng thẳng lên, đưa tay vuốt phẳng chiếc váy đang mặc. “Constantine thôi việc rồi, Skeeter ạ. Bác ấy về Chicago sống với gia đình.”

“Nhưng... sao lại thế? Trong thư bác ấy có nhắc gì đến Chicago đâu.” Tôi biết đó không phải là điều bất ngờ của bác ấy. Một tin khủng khiếp như thế, bác ấy ắt sẽ báo cho tôi ngay.

Mẹ hít một hơi thật dài, lưng dựng thẳng lên. “Mẹ bảo Constantine không được nói để con biết chuyện thôi việc. Đang giữa kỳ thi cuối của con mà. Nhỡ con trượt và phải học thêm một năm nữa thì sao? Thề có chúa, bốn năm đại học là quá đủ rồi.”

“Bác ấy... đồng ý làm thế ư? Không viết thư cho con để báo rằng bác ấy sắp đi ư?”

Mẹ nhìn lảng đi chỗ khác rồi thở dài. “Chuyện này để sau hẵng nói, Eugenia. Vào bếp đi, mẹ sẽ giới thiệu với con người giúp việc mới của nhà ta, Pascagoula.”

Nhưng tôi không theo mẹ vào bếp. Tôi nhìn chằm chằm đống hành lý đại học mình vừa mang về, hãi hùng với cái viễn cảnh phải dỡ đồ ở đây. Cả ngôi nhà sao trống trải, quạnh quẽ quá. Ngoài xa, một chiếc máy gặt đập liên hợp kêu rù rù trên cánh đồng bông.

Đến tháng Chín, không những mất hết mọi hy vọng nhận được tin tức từ Harper & Row, tôi cũng buông xuôi cả công cuộc tìm kiếm Constantine. Dường như không một ai biết chuyện gì hay làm cách nào tôi có thể liên lạc với bác ấy cả. Rốt cuộc tôi cũng thôi, chẳng buồn hỏi mọi người vì sao Constantine nghỉ việc nữa. Cứ như là bác ấy đã biến mất không một tăm hơi vậy. Tôi đành phải chấp nhận một thực tế, rằng Constantine, đồng minh thực thụ duy nhất của tôi, đã bỏ mặc tôi tự xoay xở với những người kia.