Người giúp việc - Chương 17-P2

Bếp là căn phòng duy nhất trong nhà có thể tải nổi tất cả các thành viên. Những phòng còn lại đều được chuyển thành phòng ngủ hết. Phòng của tôi và Leroy ở phía sau, kế đến là một căn phòng nhỏ cho Leroy Bé và Benny, và phòng khách phía trước được tận dụng làm phòng ngủ cho Felicia, Sugar, và Kindra. Phòng duy nhất còn chừa lại là nhà bếp. Trừ phi ngoài trời lạnh cắt da cắt thịt, còn không cửa hậu lúc nào cũng mở, chỉ có cửa lưới đóng để ruồi muỗi khỏi vào nhà. Trong nhà không lúc nào ngơi tiếng trẻ con hò hét, tiếng xe cộ gầm rú, tiếng hàng xóm láng giềng và tiếng chó sủa.

Lercy đi vào và ngồi xuống cạnh Benny, thằng bé đã lên bảy. Felicia rót sữa hoặc nước vào cốc cho mọi người. Kindra bưng một đĩa đậu và thịt ra cho bố nó trước rồi ra đứng cạnh bếp chờ lấy thêm. Tôi đưa cho nó một đĩa nữa.

“Đĩa này cho anh Benny nhé,” tôi b

“Benny, đứng dậy giúp mẹ đi,” Leroy sai.

“Benny bị hen. Nó không phải làm gì hết.” Nhưng thằng cu con ngoan như bụt của tôi vẫn đứng dậy, đỡ cái đĩa từ tay Kindra. Mấy đứa nhà tôi sáng việc lắm.

Tất cả đều ngồi vào bàn, trừ tôi. Tối nay ở nhà có ba đứa. Thằng Leroy Bé, bây giờ đang học năm cuối ở trường trung học Lenier, đang gói hàng ở tiệm Jitney 14. Đấy là cửa hàng bách hóa của dân da trắng bên khu mụ Hilly ở. Sugar, đứa con gái lớn nhất, đang học lớp mười, sang giữ trẻ cho chị hàng xóm Tallulah phải đi làm đến tối muộn. Khi nào xong việc, Sugar sẽ đi bộ về nhà rồi chở bố nó đi làm ca tối ở nhà máy đúc ống, sau đó đón Leroy Bé từ cửa hàng về. Bốn giờ sáng Leroy Lớn sẽ đi nhờ xe của chồng Tallulali về nhà. Mọi việc đã cắt đặt đâu vào đấy cả.

Leroy ăn nhưng mắt vẫn dán vào tờ Jackson Journal đặt cạnh đĩa. Anh ta vốn chưa bao giờ được tiếng là người lịch sự bặt thiệp mỗi lúc vừa thức dậy. Tôi đứng bên cạnh bếp nhòm sang và thấy ảnh cuộc biểu tình ngồi ở hiệu thuốc Brown được đưa lên trang nhất. Đấy không phải nhóm của mụ Shirley, mà là mấy người ở Greenwood. Mấy đứa choai choai da trắng đứng ngay sau lưng năm người biểu tình đang ngồi trên ghế đẩu, ra sức chế giễu và chọc ngoáy, còn đổ cả sốt cà chua, mù tạt và muối lên đầu họ.

“Sao họ lại chịu thế hả bố?” Felicia chỉ vào tấm hình. “Cứ ngồi im không phản ứng gì à?”

“Thì họ phải làm thế mà,” Leroy đáp.

“Em chỉ muốn nhổ vào cái ảnh đấy,” tôi nói.

“Để sau hẵng nói.” Leroy gấp tờ báo làm tư và kẹp dưới đùi.

Felicia quay sang bảo Benny, chẳng thẽ thọt gì cho cam, “May mà mẹ không ở trong số mấy người ngồi ghế đấy nhỉ. Không thì răng cả mấy đứa da trắng đã bay sạch rồi.”

“Thế thì mẹ sẽ phải vào tù Parchman,” Benny đáp, đủ để cả xóm nghe thấy.

Kindra chống nạnh. “Không nhé. Đố đứa nào dám cho mẹ vào tù. Em sẽ lấy gậy phang cho bọn da trắng tóe máu ra.”

Leroy chỉ tay vào mặt từng đứa một. “Bố không muốn nghe một từ nào về chuyện đó bên ngoài cái nhà này. Như thế quá nguy hiểm. Nghe chửa, Benny? Felicia?” Rồi anh ta chỉ vào mật Kindra. “Nghe chửa?

Benny và Felicia gật đầu, cắm mắt vào đĩa. Tôi thấy hối hận vì đã lỡ khơi mào mọi chuyện và quay sang nhìn Kindra, ra hiệu con-im-đi. Nhưng Quý cô bé nhỏ đáo để đập bẹt chiếc nĩa xuống bàn, rồi nhảy tót khỏi ghế. “Con ghét bọn da trắng! Con sẽ nói cho tất cả mọi người biết nếu con muốn!”

Tôi co cẳng chạy dọc hành lang đuổi theo nó. Bắt được rồi, tôi xách cổ nó đưa trở lại bàn.

“Bố, con xin lỗi,” Felicia vội đón lời, lúc nào con bé cũng nhận hết tội lỗi của người khác về mình. “Con sẽ coi chừng Kindra. Nó không hiểu nó nói gì đâu ạ.”

Nhưng Leroy đập tay lên bàn đánh thình. “Không ai được dính vào những chuyện đó! Cả nhà nghe thủng chưa?” Và anh ta trợn mắt lườm bọn trẻ. Tôi quay mặt ra bếp để anh ta khỏi nhìn thấy mặt tôi. Nếu anh ta phát hiện ra việc tôi đang làm với cô Skeeter, lúc ấy chỉ có trời mới giúp nổi tôi.

SUỐT CẢ TUẦN TIẾP THEO, tôi lại nghe thấy tiếng cô Celia nói chuyện trên điện thoại trong phòng, để lại lời nhắn ở nhà mụ Hilly, nhà Elizabeth Leefolt, nhà cô Parker, nhà của cả hai chị em Cadwell, và cả chục bà phụ nữ khác trong hội. Kể cả nhà cô Skeeter, tôi không khoái vụ này một chút nào. Tôi lầm bầm một mình như đang nói với cô Skeeter: Đừng hòng nghĩ đến chuyện gọi lại cho cô ta. Mọi chuyện đã đủ lằng nhằng lắm rồi, đừng làm rối thêm nữa.

Cáu một nỗi, sau khi cô Celia gọi xong mấy cuộc điện thoại ngu xuẩn kia và gác máy, cô ả lập tức nhấc cái ống nghe lên ngay. Cô ta chong tai nghe tiếng tút dài, để đảm bảo đường dây vẫn thông suốt.

“Cái điện thoại đấy có làm sao đâu,” tôi bảo. Nhưng cô ta cứ cười hơn hớn với tôi, cô đã giữ cái điệu đó suốt cả tháng nay rồi, cứ như đang có đầy tiền trong túi không bằng.

“Sao cô vui thế?” Cuối cùng tôi đành hỏi. “Ông Johnny lại âu yếm cưng nựng hay gì à?” Tôi đang chuẩn bị giở bài “Cô tính bao giờ nói” nhưng cô ta đã kịp ra tay trước.

“Ôi, lúc nào anh ây cũng ngọt ngào hết. Tôi sắp nói cho anh ấy biết về chị rồi, sẽ không còn lâu nữa đâu.”

“Tốt,” tôi nói và thật lòng nghĩ thế. Tôi đã phát ốm vì trò dối trá này rồi. Tôi cứ tưởng tượng ra lúc cô ta phải cố mỉm cười với ông Johnny khi bưng đĩa cốt lết tôi làm ra cho chồng, rồi người đàn ông tốt bụng đó như ông ấy vô cùng hãnh diện vì cô vợ, trong khi ông ta thừa biết chính tôi mới là người nấu. Cô ta đang biến mình thành một con ngốc, biến người chồng tử tế thành mộc thằng ngốc, và biến tôi thành một kẻ dối trá.

“Minny, chị làm ơn đi lấy thư cho tôi được không?” Cô ta hỏi mặc dù đang ngồi ệch ra, quần áo chỉnh tề, còn tôi thỉ tay dính đầy bơ, quần áo đang giặt dở trong máy, còn máy trộn thì đang chạy ầm ầm. Cô chẳng khác gì một ả Philistine vô học giữa một ngày Chủ nhật, với cái cách cô không bao giờ đi quá vài bước chân mỗi ngày. Trừ phi ở đây ngày nào cũng là Chủ nhật.

Tôi rủa sạch tay và đi ra chỗ đặt thùng thư, trên đường tôi đổ mất phải đến cả lít mồ hôi. Mà nhiệt độ ngoài trời mới có ba mươi bảy thôi đấy. Trên bãi cỏ có một gói bưu phẩm cao chừng nửa mét, nằm ngay cạnh thùng thư. Tôi đã từng nhìn thấy cô ta với mấy thùng nâu nâu giống y thế nào, tôi đoán chắc đấy là phấn sáp gì đó cô ta đặt mua. Nhưng khi tôi nhấc lên, cái thùng nặng trịch. Bên trong lại phát ra những tiếng lanh canh, cứ như tôi đang bê một két Co-Cola vậy.

“Cô Celia, cô có bưu phẩm này.” Tôi đặt phịch chiếc thùng xuống sàn bếp.

Tôi chưa bao giờ thấy cô ta nhảy dựng lên nhanh đến thế. Thật ra, việc duy nhất cô làm nhanh là mặc quần áo. “Chỉ là…” Cô nói lí nhí cái gì đấy trong miệng, rồi tự mình vần cái hộp lên trên phòng ngủ và tôi nghe thấy tiếng cửa đóng sập lại.

Một tiếng sau, tôi quay lại phòng cô để hút bụi mấy tấm thảm. Cô Celia không nằm trên giường, cũng không có trong nhà vệ sinh. Tôi biết cô ta không ở trong bếp, phòng khách hay ngoài bể bơi, vả lại, tôi cũng vừa mới quét dọn phòng khách số một và số hai cũng như hút bụi cho con gấu xong. Như thế có nghĩa là cô ta đang ở trên gác. Trong mấy căn phòng ghê rợn.

Trước khi bị đuổi việc vì dám tố lão Quản lý Da trắng đội tóc giả, tôi đã từng dọn dẹp phòng đại tiệc ở khách sạn Robert E. Lee. Những gian phòng rộng mênh mông không một bóng người, chỉ còn mấy tấm khăn dính vết son môi và mùi nước hoa vương lại khiến tôi ớn lạnh xương sống. Cả gian gác ở nhà cô Celia cũng vậy. Trên đó còn có cả một chiếc nôi cổ lỗ sĩ và cái mũ em bé ông Johnny đội hồi mới đẻ cùng một quả chuông bạc, tôi thề thỉnh thoảng tôi vẫn nghe thấy tiếng nó kêu leng keng. Cứ nghĩ đến tiếng leng keng ấy, tôi lại tự hỏi không biết mấy cái hộp kia có liên quan gì đến việc ngày nào cô ta cũng lẻn lên gác không.

Tôi quyết định đã đến lúc lên trên đó và tự mình xem xét.

NGÀY HÔM SAU tôi không rời mắt khỏi cô Celia, chờ đến lúc cô ta lẻn lên trên gác để xem cô ta đang thậm thụt làm gì. Đến chừng hai giờ chiều, cô ta thò đầu vào bếp và nở một nụ cười ngớ ngẩn với tôi. Một phút sau, tôi nghe có tiếng cọt kẹt trên trần nhà.

Thật chậm rãi, tôi rón rén ra cầu thang. Dù tôi đã cố nhón chân thật khẽ, song bát đĩa trong tủ vẫn kêu. loảng xoảng, ván lát sàn thì rít lên ken két. Từ từ bước lên gác, tôi có thể nghe thấy cả tiếng thở của chính mình. Lên đến nơi, tôi đi men theo dải hành lang sâu hun hút. Tôi đi qua những cánh cửa phòng ngủ rộng mở, một, hai, ba. Cánh cửa thứ tư, ở cuối hành lang, khép kín, chỉ hé ra chừng hai, ba phân. Tôi tiến lại gần hơn. Và qua khe hở, tôi nhìn thấy cô ta.

Cô ta đang ngồi trên chiếc giường đôi kê sát cửa sổ và không hề cười. Kiện hàng tôi bê từ chỗ thùng thư vào đã bị mở tung và trên giường la liệt hơn chục cái chai đựng đầy thứ chất lỏng màu nâu. Hơi nóng thiêu đốt bắt đầu dâng lên ngực, lên cổ, lên miệng tôi. Tôi đã quá quen mặt mấy cái chai vuông đó. Tôi đã hầu hạ một gã nát rượu khốn nạn suốt mười hai năm ròng và đến khi ông bố lười biếng, giẻ rách của tôi chết, tôi đã thề trước Chúa với đôi mắt nhòe nước, rằng tôi sẽ không bao giờ lấy một kẻ như thế. Và tôi đã lấy.

Và giờ tôi ở đây, hầu hạ một kẻ nát rượu khốn kiếp khác. Đó thậm chí còn không phải là rượu mua ngoài hàng, mà lại là loại có nút bịt bằng sáp đỏ, giống y như thứ ông Toad bác tôi dùng để nút mấy chai rượu lậu. Mẹ luôn bảo tôi rằng, những thằng nghiện rượu chính hạng, như bố tôi, thường uống rượu nhà nấu vì loại đó nặng hơn nhiều. Giờ thì tôi biết, cô ta chỉ là một đứa ngu độn, hệt như ông bố tôi và Leroy khi hắn đâm đầu vào quán Old Crow, có khác chăng là cô không cầm chảo rượt tôi.

Cô Celia nhặt một chai lên và nhìn nó đắm đuối như thể đức chúa Jesus đang ở trong đó và cô không thể chờ đến lúc được cứu vớt. Cô mở nút, nhấp một ngụm, và thở dài. Rồi cô tu ba hơi dài nữa và nằm vật xuống mấy chiếc gối đắt tiền.

Toàn thân tôi bắt đầu run lên bần bật, khi nhìn thấy vẻ thỏa mãn lướt qua khuôn mặt cô. Cô ả quá nôn nóng được uống món giải khát của mình, đến mức còn không kịp đóng cửa lại. Tôi phải nghiên chặt răng để không gào vào mặt cô. Cuối cùng tôi cũng ép mình trở xuống dưới.

Mười phút sau, cô Celia đi xuống ngồi bên bàn bếp, hỏi tôi đã muốn ăn trưa chưa.

“Có cốt lết trong tủ lạnh đấy, trưa nay tôi không muốn ăn,” tôi nói và đùng đùng b ra khỏi phòng.

Chiều hôm đó cô Celia ngồi lì trên bồn cầu trong nhà vệ sinh. Chiếc máy sấy đặt trên két nước, còn lồng chụp úp lên cái đầu mới nhuộm. Với cả đống lùng nhùng đó, đến tiếng bom nguyên tử nổ chắc cô ta cũng chẳng nghe thấy.

Tôi bước lên gác, tay cầm mấy miếng vải dầu và tự tay tôi mở chiếc tủ đó ra. Hai tá chai whisky được giấu trong mấy tấm chăn cũ bẩn thỉu chắc cô Celia đã tha từ quận Tunica quê cô lên. Toàn bộ chai đều không có nhãn mác, chỉ có mảnh tem với mấy chữ OLD KENTUCKY dán lên. Mười hai chai đầy ắp, sẵn sàng cho ngày mai. Mười hai chai đã sạch trơn từ tuần trước. Y như mấy căn phòng ngủ chết giẫm kia. Chẳng trách tại sao ả điên không có con.

VÀO NGÀY THỨ NĂM đầu tiên của tháng Bảy, vào đúng mười hai giờ trưa, cô Celia thức dậy để chuẩn bị học nấu ân. Cô ta mặc một cái áo len trắng chật căng đủ khiến một con điếm cũng ra dáng ngây thơ vô tội. Tôi thề là cứ mỏi tuần trôi qua, quần áo của cô ta lại chật đi một chút.

Chúng tôi yên vị ở chỗ của mình, tôi ở cạnh bếp, cô ta ngồi trên ghế đẩu. Tôi hầu như không nói với cô ta từ nào kể từ khi nhìn thấy mấy chai rượu hồi tuần trước. Tôi không cáu. Tôi phẫn nộ. Nhưng suốt sáu ngày vừa qua tôi đã không ngừng thề thốt rằng mình sẽ làm theo Quy tắc thứ nhất của mẹ. Nói bất cứ điều gì cũng có nghĩa là tôi lo lắng đến cô ta, mà tôi thì thèm vào. Cô ta có là một kẻ lười biếng, nát rượu hay không, đó không phải việc của tôi, và tôi cũng chẳng cần quan tâm.

Chúng tôi xếp thịt gà sống bao bột lên giá. Sau đó tôi phải nhắc cô ả đãng trí đến lần thứ một tỷ rằng phải rửa sạch tay, nếu không cô sẽ giết cả hai chúng tôi mất.

Tôi nhìn thịt gà kêu xèo xèo, cố quên đi sự có mặt của cô ta. Rán thịt gà luôn khiến tôi nhìn đời tươi sáng hơn. Tôi gần như quên hẳn mình đang giúp việc cho một ả nghiện rượu. Khi rán xong hết, tôi cất phần lớn vào tủ lạnh cho bữa tối hôm đó. Phần còn lại tôi bày ra đĩa để ăn trưa. Cô ta ngồi vào bàn bếp đối diện với tôi, như mọi khi.

“Chị ăn phần ức đi,” cô ta nói, đôi mắt xanh biếc dán vào tôi. “Chị gắp đi.”

“Tôi ăn chân với đùi,” tôi nói, đoạn xắn mấy miếng đó ra khỏi đĩa. Tôi lật qua tờ Jackson Journal, giở đến trang đời sống. Tôi dựng đứng tờ báo lên trước mặt để khỏi phải nhìn thấy mặt cô ta.

“Nh chỗ đó toàn xương xẩu thôi mà.”

“Nhưng ngon. Béo.” Tôi vẫn cắm mắt vào đọc, cố lờ tịt cô ta.

“Vậy,” cô ta nói, đoạn nhón lấy miếng ức, “tôi với chị ăn thịt gà chung là hợp nhất đấy.” Một phút sau, cô ta đế thêm, “Chị biết không Minny, tôi thấy mình thật may mắn vì có chị làm bạn.”

Tôi cảm thấy nỗi ghê tởm nóng bỏng, đặc quánh dâng lên tận ngực. Tôi hạ tờ báo xuống và nhìn cô ta chòng chọc. “Không, thưa cô. Chúng ta không phải là bạn.”

“Ấy... có chứ.” Cô ta cười, cứ như đang ban ơn cho tôi vậy.

“Không, cô Celia. Không đúng.”

Cô ta chớp chớp hàng mi giả nhìn tôi. Thôi đi, Minny, tôi thầm nhủ trong bụng, nhưng thừa biết là không thể. Tôi biết, bằng hai nắm đấm trong tay mình, rằng tôi không thể nhịn thêm một giây một phút nào nữa.

“Có phải...” Cô ta nhìn xuống miếng thịt gà của mình. “Vì chị là người da màu không? Hay vì chị không... không muốn làm bạn với tôi?”

“Có rất nhiều lý do, chuyện cô da trắng còn tôi da đen chỉ là một trong số đó.”

Giờ thì cô ta không cười nữa. “Nhưng... tại sao?”

“Vì khi tôi nói với cô tôi chưa trả tiền điện, thế không có nghĩa là tôi đang xin tiền cô,” tôi nói.

“Ôi Minny...”

“Vì cô không chịu dành cho tôi phép lịch sự tối thiểu, là báo với chồng cô tôi đang làm việc ở đây. Vì cô ở lì trong ngôi nhà này hai mươi tư giờ một ngày, khiến tôi muốn phát điên.”

“Chị không hiểu rồi, tôi không thể. Tôi không thể ra ngoài được.”

“Nhưng tất cả bây nhiêu đó cũng chẳng là cái thá gì, nếu so với điều tôi vừa mới biết.”

Mặt cô ta tái dại đi sau lớp phấn sáp.

“Suốt thời gian qua, tôi đã nghĩ cô đang chết dần chết mòn vì ung thư hay bị thần kinh. Ôi cô Celia tội nghiệp, nằm suốt ngày dài như thế.

“Tôi biết là khó lắm...”

“Ô, tôi biết cô không có bệnh. Tôi đã nhìn thấy cô với mấy cái chai lúc ở trên gác. Cô không lừa được tôi nữa đâu.”

“Chai ư? Ôi, lạy Chúa, Minny, tôi...”

“Tôi phải đổ hết mấy chai đó xuống cống. Tôi phải nói cho ông Johnny biết...”

Cô ta đứng bật dậy, xô đổ cả chiếc ghế đang ngồi. “Chị dám nói...”

“Cô làm ra vẻ thèm có con lắm, trong khi cô nốc đủ để giết chết một con voi!”

“Minny, nếu chị mách với anh ấy, tôi sẽ đuổi chị!” Mắt cô ta ầng ậng nước. “Nếu chị dám động vào mấy cái chai đấy, tôi sẽ đuổi chị ngay lập tức!”

Nhưng máu nóng đã dâng bừng bừng lên đầu, tôi không thể dừng được nữa. “Đuổi tôi ư? Còn có ai khác muốn mò ra tận đây và lén lút làm việc trong khi cô nốc say bét nhè rồi chết dí ở nhà suốt ngày chứ?”

“Chị tưởng tôi không đuổi được chị ư? Minny, công việc của chị kết thúc từ hôm nay!” Cô ta khóc nức nở và chỉ tay vào mặt tôi. “Chị ăn nốt chỗ thịt gà của chị rồi biến về nhà ngay đi!”

Cô ta cầm chiếc đĩa có miếng thịt trắng của mình lên và lao ra cửa. Tôi nghe thấy tiếng đĩa đập keng xuống mặt chiếc bàn dài sang trọng trong phòng ăn, tiếng chân ghế mài xuống sàn. Tôi ngồi thụp xuống ghế vì chân tôi đang run rẩy không ngớt, và nhìn mấy miếng thịt gà trân trối.

Tôi vừa mất việc thêm một lần nữa.

TÔI THỨC DẬY lúc bảy giờ sáng thứ Bảy, đầu đau như búa bổ còn lưỡi tê buốt. Chắc tôi đã cắn nó suốt cả đêm qua.

Leroy nheo mắt nhìn tôi vì anh ta biết có chuyện gì đó không ổn. Anh ta biết từ tối hôm qua, khi đang ăn cơm và đánh hơi thấy nó khi bước vào nhà lúc năm giờ sáng nay.

“Cáu cái gì thế kia? Cô không gây rắc rối gì ở chỗ làm đấy chứ?” Anh ta hỏi đến lần thứ ba.

“Đây chả cáu ai cả, cáu năm đứa con với chồng ấy. Mấy người làm tôi muốn phát điên lên đây.”

Điều cuối cùng tôi muốn anh ta biết là tôi vừa cãi nhau với một bà chủ da trắng khác và đã bị đuổi việc thêm một lần nữa. Tôi chui vào chiếc váy tím mặc ở nhà và đùng đùng bỏ ra bếp. Tôi lao vào lau dọn như thể căn bếp chưa từng được lau dọn bao giờ.

“Mẹ, mẹ đi đâu đấy?” Kindra gào ầm lên. “Con đói.”

“Mẹ sang nhà bà Aibileen. Mẹ muốn ở với một người không kéo áo mẹ chỉ năm phút thôi.” Tôi đi qua Sugar đang ngồi trên bậc thềm. “Sugar, con vào làm cái gì cho Kindra ăn sáng đi.”

“Nó ăn rồi mẹ ạ. Mới nửa tiếng trước.”

“Đấy, nó lại đói rồi.”

Tôi đi bộ qua hai dãy nhà đến nhà Aibileen, qua đường Tick xuống phố Farish. Mặc dù trời nóng như thiêu và hơi nước đá bốc nghi ngút trên lớp nhựa rải đường, nhưng bọn trẻ vẫn ném bóng, đá lon, nhảy dây. “Chào chị, Minny,” cứ vài chục bước chân lại có người gọi tôi. Tôi gật đầu, nhưng không vồ vập. Không phải hôm nay.

Tôi đi xuyên qua khu vườn của Ida Peek. Cửa bếp nhà Aibileen mở toang. Aibileen đang ngồi bên bàn đọc một trong những quyển sách cô Skeeter lấy cho cô ấy từ thư viện da trắng. Nghe thấy tiếng cửa lưới kêu ken két, cô ấy nhìn lên. Chắc cô ấy đoán được ngay tôi đang cáu.

“Lạy Chúa lòng lành, ai làm gì cháu thế?”

“Celia Rae Foote chứ ai.” Tôi ngồi xuống đối diện với cô ấy. Aibileen đứng dậy và đi rót cho tôi ít cà phê.

“Cô ta làm gì?”

Tôi kể cho cô ấy nghe về mấy cái chai tôi tìm thấy. Tôi chẳng hiểu sao mình không kể từ một tuần rưỡi trước đây khi mới tìm thấy chúng. Có lẽ tôi không muốn cô biết một điều kinh khủng đến thế về cô Celia. Có lẽ tôi cảm thấy cắn rứt vì chính Aibileen là người kiếm cho tôi công việc này. Nhưng giờ thì điên lắm rồi, tôi bèn nói toạc ra tất cả.

“Sau đó cô ta đuổi cháu.”

“Ôi, trời thần ơi, Minny.”

“Cô ta nói cô ta sẽ tìm được người khác. Nhưng ai mà thèm giúp việc cho cô ta? Một đứa ở đần độn nhà quê mãi ngoài vùng đó thì làm sao biết tí gì về lau dọn mới chả phục vụ.”

“Cháu đã nghĩ đến chuyện xin lỗi chưa? Có khi thứ Hai cháu cứ đến, rồi nói chuyện với...”

“Cháu không xin lỗi một đứa nát rượu. Cháu chưa bao giờ xin lỗi bố cháu và cháu chắc chắn sẽ không xin lỗi cô ta.” Cả hai chúng tôi đều im lặng. Tôi đẩy cốc cà phê ra, mắt săm soi con ruồi trâu đang vo ve ngoài cửa lưới, rồi ra sức đâm bổ cái đầu xấu xí của nó vào lưới, độp, độp, độp, cho đến khi nó rơi bộp xuống bậc thềm. Nó quay mòng mòng tứ phía như một con điên.

“Cháu không ngủ được. Không ăn được,” tôi nói.

“Ta nói thật, cái cô Celia kia chắc là người tệ nhất mà cháutừng giúp việc đấy nhỉ.”

“Ai cũng tệ. Nhưng cô ta là tệ nhất.”

“Thật không? Cháu còn nhớ cái lần bà Walter bắt cháu đền tiền cho cái ly pha lê cháu đánh vỡ không? Trừ mười đô-la vào lương cháu thì phải? Sau đó cháu phát hiện ra người ta bán cái ly đó ở tiệm Carter với giá có ba đô-la ấy?”

“À vâng.”

“Ô, mà cháu có nhớ lão Charlie điên không, cái lão lúc nào cũng sủa vào mặt cháu là đồ mọi đen, làm như trò đấy vui lắm ấy. Cả mụ vợ lão ấy nữa, mụ cứ bắt cháu phải ăn ngoài trời, ngay cả giữa tháng Một? Ngay cả khi trời đổ tuyết?”

“Chỉ nghĩ đến thôi cháu đã rét run rồi.”

“Và còn…” Aibileen vừa cười khùng khục, vừa cố nói. “Còn bà Roberta nữa? Cái bà bắt cháu ngồi im trong bếp để bà ta thử loại thuốc nhuộm mới trên đầu cháu ấy?” Aibileen lau mắt. “Trời đất, trước đó ta chưa bao giờ nhìn thấy người da đen nào có tóc xanh cả, từ dạo đó đến giờ cũng chưa. Leroy còn bảo trông cháu như một con rồ từ ngoài hành tinh rơi xuống cơ mà.”

“Có gì đáng cười đâu. Cháu phải mất ba tuần với hai mươi lăm đô-la mới lấy lại được mái tóc đen như cũ đấy.” Aibileen lắc đầu, hắt ra một tiếng “hààààà” cao vút, rồi nhấp một ngụm cà phê.

“Thế còn cô Celia,” cô ấy nói. “Cô ta đối xử với cháu thế nào? Cô ta trả cho cháu bao nhiêu để chịu đựng ông Johnny và những buổi học nấu ăn? Chắc là rẻ mạt hơn tất cả các bà chủ khác nhỉ.”

“Côcô ta trả cháu gấp đôi còn gì.”

“A, phải rồi. Ấy, nhưng mà còn hàng đống bạn bè vẫn qua chơi với cô ta nữa chứ, báo hại cháu phải theo sau dọn dẹp suốt ngày.”

Tôi chỉ nhìn cô.

“Cả chục đứa con cô ta có nữa.” Aibileen áp chiếc khăn lên miệng, cố che đi nụ cười. “Chắc cháu phải phát điên vì chúng hò hét, bày bừa khắp cái nhà to đùng ấy nhỉ.”

“Cô Aibileen, cháu nghĩ cô nói thế là đủ rồi đấy.”

Aibileen cười, đoạn vỗ lên tay tôi. “Ta xin lỗi. Nhưng cháu là bạn thân nhất của ta. Và ta nghĩ cháu đang có một công việc rất tốt. Cô ta chỉ nhấp có một hai ngụm để giải sầu qua ngày thì có hề gì đâu? Thứ Hai cháu cứ đến nói chuyện với cô ta đi.”

Mặt tôi nhăn tít lại. “Cô nghĩ cô ta sẽ nhận lại cháu ư? Sau tất cả những gì cháu đã nói?”

“Chẳng còn ma nào thèm giúp việc cho cô ta đâu. Cô ta thừa biết mà.”

“Vâng. Cô ta đần độn thật.” Tôi thở dài. “Nhưng cô ta không ngu.”

Tôi về nhà, chẳng buồn nói cho Leroy biết chuyện gì đã khiến tôi bực mình, nhưng tôi nghĩ về nó cả ngày và cả mấy buổi cuối tuần. Tôi đã bị đuổi nhiều lần hơn số ngón tay tôi có. Tôi thầm cầu xin Chúa để tôi lấy lại được công việc của mình vào thứ Hai này.