Cuộc đời của Lê-nin - Chương 30 - 31

VỤ TÀN SÁT

Nhà máy Pu-chi-lốp ở Pê-téc-bua đã vô cớ đuổi ba công nhân. Họ bị đuổi chỉ vì họ không thích lão đốc công. Cơn bão táp đã nổi lên ở nhà máy.

- Chúng tôi mất hết mọi quyên. Hãy trả lại cho chúng tôi những quyên đó. Đã đảo bọn đốc công tàn ác! - Công nhân Pu-chi-lốp yêu cầu.

Cuộc bãi công đã nổ ra. Toàn thể công nhân Pu-chi-lốp, không trừ một ai, đã từ chối làm việc. Nhà máy đã vùng dậy. Cũng vào ngày hôm đó, thêm hai nhà máy nữa đình công. Một ngày sau đã có ba trăm sáu mươi nhà máy và công xưởng bãi công. Các máy móc đều bị tê liệt. Pê-téc-bua ở trong tình trạng đau điếng, thấp thỏm. Mọi người chờ đợi có chuyện gì sẽ xảy ra.

Ngày chủ nhật mồng 9 tháng Giêng năm 1905 hàng ngàn công nhân đã đổ ra các đường phố.

- Chúng tôi đi tới gặp Nga hoàng để cầu khẩn, - đám công nhân nói. - Tâu Hoàng thượng, Người hãy ban cho công lý và che chở cho, đừng để dân lành bị chết đói.

Những người bôn-sê-vích đã khuyên ca: chớ đi, Nga hoàng sẽ không nghe các người đâu!

Công nhân vẫn cứ đi. Họ nghĩ rằng: Nga hoàng không biết nhân dân bị nghèo khổ. Nếu biết, Người sẽ bênh vực, sẽ đe dọa bọn đốc công và bọn chủ ngang ngược. Nếu không thì công nhân không thể sống nổi.

Công nhân mang đơn thỉnh cầu để trao cho Nga hoàng. Sáng sớm chủ nhật từ các nẻo đường Pê-téc-bua, những đoàn tuần hành của công nhân kéo đi rầm rập về phía Cung điện Mùa đông. Đám người tràn ngập các đường phố, đổ hết ra các quảng trường. Phía trên đầu họ rợp bóng cờ xí của nhà thờ có thêu kim tuyến óng ánh. Họ mang cả ảnh thánh thêu trên những tấm khăn. Cả đàn bà và trẻ con cũng kéo đi. Vừa đi vừa cầu nguyện.

Nhưng cái gì thế kia. Ở trên các ngã ba, ngả tư có những đội lính đứng sắp hàng. Súng ống ngay cạnh chân. Bọn sĩ quan đi găng trắng đứng ở phía trước.

Lúc đó ở Viễn Đông đang có cuộc chiến tranh. Trên bộ và trên biển đều diễn ra những trận đánh ác liệt. Gần một năm trước đây quân Nhật đã tấn công nước Nga. Các tướng của Nga không sẵn sàng chuẩn bị gì cả. Quân đội Nga liên tiếp bị thất bại. Hàng ngàn binh lính bị chết ở nơi xa lắc xa lơ…

- Còn ở đây, ở Pê-téc-bua, bọn sĩ quan Nga hoàng đã đưa binh lính ra chống lại công nhân tay không có vũ khí. Chúng dàn ra khắp kinh đô. Để làm gì?

- Để giữ trật tự đấy, - một công nhân mang ảnh thánh Đức Mẹ bên ngực, giải thích. - Chắc là họ sợ chúng ta chen chúc xô đẩy nhau.

Người công nhân này đi ra đường cùng với vợ. Cặp mắt to như hai cái hố đen trên khuôn mặt mệt mỏi của người vợ ánh lên vẻ buồn bã.

- Về đi, - người công nhân nhìn vợ, nói - Trông mặt tái nhợt quá. Bọn trẻ bị nhốt ở trong phòng một mình. Khéo không chúng nó lại đập vỡ cái gì… Về nhà đi, Ta-chi-a-na.

- Không, không! - người vợ giận dữ nói, - Khi vua đi ra gặp dân, tôi sẽ quỳ xuống dưới chân Người nói: Tâu Hoàng thượng, Người hãy thương hại lũ trẻ! Lúc đó, trái tim của vua sẽ trở nên mềm yếu. Vì chính Người, chắc là, cũng có con cái.

Cột đá lớn của Cung điện Mùa đông sừng sững nối cao lên giữa quảng trường. Hàng trăm chiếc cửa sổ nhìn câm lặng. Tuyết ở phía trước Cung điện trắng tinh, không bị vết chân xéo nát. Một dãy dày đặc binh lính với những bộ mặt cau có đứng giữ Cung điện. Khi nhìn thấy đám đông xông tới, tên sĩ quan liền giơ bàn tay đi găng lên. Những khẩu súng được đặt lên vai.

- Anh em binh lính đừng sợ! - đám công nhân kêu lên. - Cánh ta cả đấy mà. Chúng tôi đi đến gặp Nga hoàng với lời thỉnh cầu thiện chí.

- Chẳng lẽ một mình nhà vua sống trong cung điện to lớn như thế này ư? - Ta-chi-a-na lấy làm ngạc nhiên khi nhìn thấy cung điện uy nghi như một pháo đài.

- Đứng lại! Không được đi tiếp! - Tên sĩ quan quát. - Không được cả gan đi tiếp!

Đám công nhân bắt đầu lộn xộn. Trong giây lát họ đứng sững lại. Nhưng những người ở phía sau, vì không nhìn thấy bọn lính, vẫn cứ xô lên.

- Lạy Chúa, hãy bảo vệ Nga hoàng! - có tiếng kêu vang trên quảng trường.

Đám công nhân ở những hàng trước giơ khăn trắng vẫy vẫy.

- Chúng tôi là những dân lành! Chúng tôi đem đơn thỉnh nguyện đến Nga hoàng! - đám công nhân vừa kêu vừa đi, mang theo cờ xí, ảnh thánh và những tấm khăn trắng.

- Bắn! - tên sĩ quan ra lệnh.

Một loạt tiếng nổ đanh vang lên. Khoảng hai chục người trong đám công nhân ngã xuống.

Ta-chi-a-na kêu rú lên, ôm lấy chồng rồi từ từ ngã lăn xuống chân chồng.

- Ta-chi-a-na!... - người chồng kêu lên, vẫn không tin ở mắt mình.

Chị vợ nằm nghiêng, bộ mặt đã chết chúi vào đống tuyết.

- Bắn! - lệnh lại phát ra.

Lại một loạt tiếng nổ đanh vang lên.

- Bắn! bắn! bắn

- Chúng nó giết chúng ta! - người công nhân hét lên khủng khiếp. Anh ta nhìn vợ bằng cặp mắt điên dại. Anh phát điên. Anh giơ ảnh thánh lên ném vào bọn lính, lao thẳng về phía đạn bắn: - Bọn tàn ác! Đồ khốn kiếp… Tao còn ba đứa con. Chúng đang bị nhốt ở trong phòng…

Mọi người chạy khỏi quảng trường. Ẩn vào các cổng ngõ. Chết ngất đi. Quảng trường đầy tuyết trước Cung điện Mùa đông phủ đầy xác chết. Một đội kỵ binh kiếm tuốt trần xông ra.

- Anh em ơi! Chết cả nút rồi, - một tiếng gào thét khủng khiếp vang lên trên đám đông.

- Đồ khốn kiếp, đồ khốn kiếp!

- Đấy, Nga hoàng của các người như thế đấy! - một người bôn-sê-vích trẻ giải thích giọng giận dữ. - Đấy, các người đã tin vào một kẻ như thế đấy. Tin vào một con thú dữ hung ác thế đấy!

Đám công nhân đã hiểu Nga hoàng bắn giết họ. Lòng tin của nhân dân vào Nga Hoàng từ nay vĩnh viễn bị chôn vùi.

Vào ngày chủ nhật đẫm máu mồng 9 tháng giêng năm 1905, hơn một ngàn công nhân Pê-téc-bua đã bị giết. Năm ngàn người bị thương.

Đến chiều trên các đường phố Pê-téc-bua ngổn ngang những cột đèn, những ụ chướng ngại. Công nhân nổi dậy chiến đấu chống chính quyến Nga hoàng.

***

Ở ngoại ô Giơ-ne-vơ, gần con sông Ác-va, có đường phố Ca-ru-giơ. Kiều dân Nga gọi nó là Ca-ru-giơ-ca. Phần lớn kiều dân Nga sống ở Cu-ru-giơ-ca. Ở đây có hiệu ăn của vợ chồng Lê-pê-sin-xki-những đồng chí của Vla-đi-mia I-lich từ hồi cùng bị đày ở Xi-bi-ri. Tất cả kiều dân Nga đều biết hiệu ăn của vợ chồng Lê-pê-sin-xki. Đó là một gian phòng khá rộng ở tầng thứ nhất, có hai tủ kính thay cho cửa sổ. Những chiếc bàn dài làm bằng ván ghép rất sạch sẽ. Có cả đàn dương cầm. Đây không chỉ là hiệu ăn, mà tựa như câu lạc bộ của những người bôn-sê-vích. Ở đây thường tổ chức những buổi nói chuyện, đánh cờ, thảo luận chính trị…

Khi máy điện báo truyền đến Giơ-ne-vơ tin tức về ngày chủ nhật đẫm máu thì tất cả kiều dân không ai bảo ai đều tụ tập ở hiệu ăn của Lê-pê-sin-xki. Họ nói ít, chỉ im lặng. Những bộ mặt đều nghiêm nghị. Những người bôn-sê-vích đều hiểu ở nước Nga đã bắt đầu xảy ra một sự kiện lớn lao, chưa từng thấy.

“Trở về nhà, về nước nhà, về Tổ quốc!” - Vla-đi-mia I-lích nghĩ bụng.

Có tiếng hát của ai đó cất lên chua xót:

Các đồng chí đã hi sinh trong cuộc đấu tranh quyết định…

Tất cả đứng dậy hát theo:

Nhờ có tình yêu vô hạn đối với nhân dân.

Các đồng chí đã hiến dâng tất cả những gì có thể,

Cho cuộc sống của nhân dân, cho danh dự và tự do!

Nhiều người nước mắt rưng rưng.

- Ở nước Nga đang nổ ra cuộc cách mạng, - Vla-đi-mia I-lích cảm động nói.

Cuộc cách mạng. Cái tiếng vĩ đại đó đã vang lên sôi nổi và gần gũi làm sao! Ngay buổi chiều hôm đó, Lê-nin đã viết lời kêu gọi cho tờ báo “Tiến lên”. Đó là tờ báo mới của những người Bôn-sê-vích. Tờ “Tia lửa” đã bị bọn men-sê-vích chiếm. Vì vậy những người bôn-sê-vích bây giờ đã ra tờ báo “Tiến lên”.

Lê-nin viết: “Cuộc khởi nghĩa đã bắt đầu. Sức mạnh chống lại sức mạnh. Trận đánh trên đường phố đang sôi nổi, ụ chiến đấu được dựng lên, những loạt súng nổ giòn giã, tiếng đại bác nổ ầm ầm. Những suối máu đang chảy, cuộc nội chiến vì tự do đang trở nên ác liệt…

Cuộc cách mạng muôn năm!

Giai cấp vô sản đã nổi dậy muôn năm!”

CỜ ĐỎ TUNG BAY TRÊN BIỂN

Một hôm vào cuối mùa hè, ngoài cổng nhà vợ chồng U-li-a-nốp ở Giơ-ne-vơ bỗng vang lên tiếng chuông.

- Vô-lô-đi-a, có người đến gặp anh, - Na-đê-giơ-đa Côn-stan-ti-nốp-na vừa nói vừa đưa một thanh niên không quen biết vào nhà.

Khuôn mặt trẻ măng của anh ta nom tròn trĩnh và rất cởi mở. Đôi mắt trong sáng bên dưới cặp lông mày đen nhìn với vẻ tò mò và hơi ngạc nhiên.

- Vào đi, chúng tôi rất sung sướng được gặp anh, - Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na nói. - “Một chàng trai rất có thiện cảm. Trông mặt cũng biết là một người ngay thật và tốt bụng. Chắc là người ở nơi khác mới đến.”

Ở nước Nga đang diễn ra những cuộc bãi công liên tiếp. Những người bôn-sê-vích thường từ trong nước tới gặp Vla-đi-mia I-lích để hỏi ý kiến.

Chàng thanh niên bước theo Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na, tới chỗ Lê-nin. Anh đứng thẳng người cạnh ngưỡng cửa, hơi ưỡn ngực theo tư thế quân sự.

- Anh từ đâu tới? - Vla-đi-mia I-lích mỉm cười.

- Thủy thủ A-pha-na-xi Ma-chu-sen-cô từ chiến hạm “Pô-chôm-kin” tới, - người mới đến báo cáo và đứng ở tư thế quân sự-hai tay buông thẳng theo đường chỉ quần.

Vla-đi-mia I-lích bước vội về phía anh ta, nắm lấy tay siết chặt.

- Người lãnh đạo các thủy thủ trên chiến hạm cách mạng “Pô-chôm-kin”! Na-đi-u-sa, trông đấy, trẻ quá…

Nửa giờ sau, nước đun trên chiếc đèn cồn đã sôi. Trên bàn dọn ra bánh mì hảo hạng. Phó mát tươi bày trên đĩa vàng chói. Thật là ngon miệng.

- Nào, Ma-chu-sen-cô thân yêu, hãy kể đi! - Vla-đi-mia I-lích nói vẻ sốt ruột, khi chàng thanh niên đã ăn xong mấy miếng bánh mì với nước trà.

Và chàng thủy thủ A-pha-na-xi Ma-chu-sen-cô đã kể lại các chuyện xảy ra trên chiến hạm “Pô-chôm-kin”.

***

Đó là chiếc tàu chiến lớn nhất vừa mới được đóng xong, đậu ở Xê-va-xtô-pôn. Trên tàu có đặt những khẩu súng rất lớn. Toàn thể thủy thủ của tàu gồm bảy trăm bốn mươi người.

Ờ nước Nga những cuộc khởi nghĩa đang nổi lên dữ dội. Ở nông thôn nông dân nổi loạn chống địa chủ. Cuộc chiến tranh Nga-Nhật chưa dịu đi. Bọn Nhật đã thắng, quân đội Nga chịu những tổn thất khủng khiếp. Toàn bộ hạm đội của chúng ta ở eo biển Xu-xim đã bị tiêu diệt. Nhà cầm quyền thối nát về mọi phương diện. Nhân dân khinh bỉ và căm thù Nga hoàng Ni-cô-lai Đệ Nhị.

Tên chỉ huy chiến hạm, một kẻ hung dữ và tàn nhẫn, vì sợ tinh thần cách mạng thấm sâu vào chiến hạm “Pô-chôm-kin”, đã cho chiến hạm rời khỏi Xê-va-xtô-pôn ra biển tập huấn. Đi xa những bến bờ thân yêu, xa những cuộc bãi công của công nhân.

Sáng sớm, ngoài biển khơi các thủy thủ đã trở dậy theo hiệu lệnh. Tên chỉ huy ra lệnh làm việc này việc nọ. Một nhóm đông thủy thủ bị sai lau rửa boong tàu.

Gió đưa đến mùi khó ngửi từ boong trên cùng. Các thủy thủ lau rửa boong, đi lên phía trên. Cái gì thế kia? Trên các móc có treo thịt. Những con dòi trắng béo nục bò lúc nhúc trong thịt, dòi nhiều đến nỗi có cảm giác như tảng thịt động đậy. Các thủy thủ nhìn thấy cảnh đó mà rùng mình.

- Đấy, họ dự trữ thức ăn cho chúng ta như thế đấy!

- Chúng ta sẽ không ăn dòi bọ, để cho bọn sĩ quan nốc!

- Bọn sĩ quan đời nào ăn của ấy. Chúng có thức ăn riêng của sĩ quan. Chúng hơi đâu mà nghĩ đến chúng ta.

Đến giờ ăn trưa. Hiệu lệnh nổi lên. Các thủy thủ đi xuống nhà bếp. Người đầu bếp chuẩn bị chia canh có dòi bọ trong đó.

- Chúng tôi không ăn, - các thủy thủ từ chối.

Bắt đầu im lặng. Trong sự im lặng đó có cái gì khủng khiếp. Người đầu bếp sợ hãi. Anh ta đi gọi bên sĩ quan. Tên sĩ quan chạy đến, xông vào đám thủy thủ mắng nhiếc và… Bỗng tắc lời. Hắn nhìn thấy những bộ mặt nghiêm nghị, xanh xao. Tên sĩ quan liền đi gặp tên chỉ huy báo cáo. Một lát sau, nghe thấy tiếng trống rung - người đánh trống đã nổi hiệu lệnh tập hợp. Đám thủy thủy thủ chạy lên boong trên, đứng xếp hàng dọc theo các thành chiến hạm. Họ đứng im lặng. Xung quanh là biển xanh, bầu trời sáng chói. Những lớp sóng nhấp nhô trên biển. Một đàn các heo nô đùa trên sóng.

- Quân phiến loạn! - tên chỉ huy vừa giậm giày ống vừa gào lên. - Làm gì ra dòi bọ? Chúng mày định nổi loạn à? Tao sẽ cho chúng mày biết ở trên tàu mà nổi loạn thì như thế nào! Hãy nói đi, thằng nào là kẻ đầu têu?

Đám thủy thủ im lặng, đứng sững ra. Bọn sĩ quan đưa ra boong tàu đội hộ vệ có súng ống. Đội này đứng xếp hàng đối diện với các thủy thủ.

- Thằng nào là kẻ đầu têu? - tên chỉ huy gào lên.

Đám thủy thủ vẫn im lặng.

- Đem vải bạt tới! - tên chỉ huy ra lệnh.

Cái đó có nghĩa là thế nào? Có nghĩa là tên chỉ huy sẽ chọn những nạn nhân để giết hại. Nếu hắn chỉ tay: mày là kẻ đầu têu. Thế là hết đời.

Mấy tên đem vải bạt đến, trải ra trên boong tàu. Sắp sửa phủ lên các thủy thủ. Ai bị phủ lên thì người ấy sẽ bị bắn không cần xét xử.

Tất cả đều đứng lặng người. Sắp sửa, sắp sửa chết rồi. Không còn lối thoát. Xung quanh là biển xanh, bầu trời đầy ánh sáng chói chang, gió thổi lồng lộng.

Đột nhiên một thủy thủ mặt tròn, mắt sáng, nhảy ra khỏi hàng:

- Anh em ơi! Chúng ta cứ chịu đựng mãi sao? Chúng nhạo báng chúng ta. Cầm vũ khí nổi dậy, anh em ơi!

Rồi anh lao đi lấy súng ở khẩu đội. Đó là A-pha-na-xi Ma-chu-sen-cô. Các đồng chí đã gọi anh là người hiếu động.

- Đả đảo tên chỉ huy hung ác! - Ma-chu-sen-cô kêu gọi-Đả đảo Nga hoàng! Các đồng chí, tự do muôn năm!

Đội ngũ tan vỡ. Sự im lặng cũng tan vỡ. Các thủy thủ quơ sạch súng trường.

Tên sĩ quan đội trưởng rút chạy ra đằng sau cột tháp, nhằm chằm chằm, bóp cò súng lục. Người lính thủy, người thủ lĩnh của đoàn thể thủy thủ trên tàu, người cách mạng, người bôn-sê-vích, người đồng chí kiên cường và dũng cảm Va-cu-lin-súc bị trọng thương, ngã gục xuống.

- Mày làm như thế à? Vậy mày phải đền tội! - Ma-chu-sen-cô thét lên như điên dại và bắn chết tươi tên sĩ quan.

Cơn thịnh nộ chiếm lấy toàn thể thủy thủ. Thêm mấy tên sĩ quan nữa có nhiều tội ác cũng bị bắn chết và ném xuống biển. Tên chỉ huy hung ác lẩn trốn. Các thủy thủ đã tìm thấy hắn, lôi ra khỏi phòng và ném luôn xuống biển.

Chiến hạm “Pô-chôm-kin” đã được tự do. Chiến hạm “Pô-chôm-kin” do toàn thể thủy thủ làm chủ.

Nhưng tiếp theo sẽ thế nào? Ai chỉ huy chiếc tàu? Chiếc tàu sẽ đi đâu?

Các thủy thủ đã bầu một ban chỉ huy tàu do A-pha-na-xi Ma-chu-sen-cô đứng đầu. Họ quyết định cho tàu đi Ô-đét-xa. Và trên cột cờ, nơi vẫn treo lá cờ Nga hoàng, nay đã kéo lên lá cờ của mình, là cờ cách mạng. Việc đó xảy ra ngày 14 tháng Sáu năm 1905.

Chiến hạm “Pô-chôm-kin” cắm cờ đỏ chạy hết tốc lực tới Ô-đét-xa. Lá cờ tung bay trước gió. Đỏ rực như một ngọn lửa. Sáng chói như ngọn hải đăng.

Nó kêu gọi và dẫn dắt những người thủy thủ đấu tranh cho tự do.

Chiến hạm “Pô-chôm-kin” đến thành phố Ô-đét-xa, đỗ ở vũng tàu. Màn đêm buông xuống. Những chiếc đèn chiếu của chiến hạm như sờ soạn bóng đêm. Những chùm ánh sáng chói lòa như lục soát biển Hắc Hải và các đường phố ban đêm đang lẩn trốn. Các miệng súng đều nhằm về phía Ô-đét-xa. Ở đó đang nổ ra những cuộc bãi công của công nhân, ở đó hầu hết công nhân bãi công chống lại bọn chủ. Vì vậy chiến hạm “Pô-chôm-kin” cần phải đến ngay lập tức, không chậm trễ, để giúp đỡ công nhân. Cần phải khai hỏa, phá tan các cung điện của bọn đại quan và bọn đầu sỏ. Những thủ lĩnh của toàn thể thủy thủ, người bôn-sê-vích, bị tên sĩ quan bắn trọng thương đã chết. Những người còn lại thì đều rất trẻ và thiếu kinh nghiệm!

Trong khi đó Nga hoàng từ Pê-téch-bua đã ra lệnh cho tên chỉ huy hạm đội Hắc Hải ở Xê-va-xtô-pôn:

“Phải nhanh chóng đàn áp cuộc khởi nghĩa!”

Bọn chúng đưa toàn bộ hạm đội Xê-va-xtô-pôn tới Ô-đét-xa để chống lại chiến hạm “Pô-chôm-kin” nổi loạn.

Và đây, sang buổi sáng ngày thứ tư, những người lính gác của chiến hạm “Pô-chôm-kin” phát hiện thấy ở phía chân trời nhô lên những cột cờ và ống khói. Một chiếc tàu chiến nữa đi bao vây chiến hạm “Pô-chôm-kin”.

Ba chục chiếc chống lại một chiếc.

Chiến hạm “Pô-chôm-kin” liền nổi lệnh báo động. Các thủy thủ về vị trí của mình. Cái gì sẽ xảy ra.

Chiến hạm lặng lẽ đi về phía hạm đội. Trong sự im lặng khủng khiếp, những ụ súng từ từ xoay, chĩa miệng súng về phía đó. Người phát tín hiệu, theo lệnh của Ma-chu-sen-cô, ra hiệu: “Toàn thể thủy thủ của “Pô-chôm-kin” yêu cầu các pháo thủ hải quân đừng bắn.”

Bỗng nhiên hàng ngàn tiếng “u-ra” vang lên trên mặt biển từ tất cả ba mươi chiếc tàu chiến được phái tới đàn áp chiến hạm “Pô-chôm-kin”. Một chiếc tàu phát đi tín hiệu: “Chúng tôi xin nhập vào các anh.”

Và chiếc tàu chiến ấy bỗng lao vùn vụt, như con chim bay, áp sát chiến hạm “Pô-chôm-kin”.

- U-ra-tiếng hô gầm vang trên mặt biển.

Tên cầm đầu hạm đội sợ hãi: đột nhiên tất cả sẽ nổi loạn thì sao? Và ra lệnh:

- Hạm đội rút về Xê-va-xtô-pôn.

Lúc này hai chiếc tàu chiến bạo động cắm cờ đỏ đậu cạnh bờ biển đáng lo ngại của Ô-đét-xa. Đậu và… không dám cập bến Ô-đét-xa. Chờ đợi cái gì đó. Lưỡng lự. Không biết hành động ra sao.

Nhiên liệu trên chiến hạm “Pô-chôm-kin” đã gần hết. Nước ngọt cũng sắp hết. Máy móc sắp sửa ngừng. Các thủy thủ đều lo lắng. Cần phải hành động. Nhưng hành động như thế nào?

Chiếc tàu chiến bên cạnh chỉ đủ can đảm trong một thời gian ngắn. Lá cờ đỏ cách mạng trên cột cờ đau xót phải hạ xuống. Chiếc tàu đã đầu hàng các nhà cầm quyền.

Các thủy thủ của chiến hạm “Pô-chôm-kin” quyết định nhổ neo và rời khỏi Ô-đét-xa ra giữa biển khơi.

Vào lúc đó sứ giả của Lê-nin đã vội vã từ Giơ-ne-vơ tới giúp các thủy thủ đã khởi nghĩa trên chiến hậm “Pô-chôm-kin”. Lê-nin căn dặn: “Hãy thuyết phục các thủy thủ hành động cương quyết và nhanh chóng. Phải cố gắng mau chóng đổ bộ lên bờ… phải chiếm thành phố về tay chúng ta…”

Sứ giả của Lê-nin tới Ô-đét-xa, nhưng không thấy lá cờ đỏ ở vũng tàu nữa. Lá cờ đỏ đã đi xa rồi.

Trên chiến hạm chỉ còn rất ít nước ngọt. Cần phải mau chóng tìm lối thoát. Họ đã tới Phê-đô-xi-a:

- Cho xin nước ngọt.

Bọn cầm quyền đã từ chối.

- Chúng tôi không muốn cung cấp nước cho những kẻ phiến loạn.

Lá cờ đỏ lại lênh đênh ngoài biển. Không chịu thua và không nơi nương náu. Trên chiến hạm mọi người đều lo lắng, thiếu tin tưởng. Ma-chu-sen-cô suốt ngày đêm không ngủ. Lối thoát ở đâu?

Sang buổi tối ngày thứ mười một, chiến hạm đi vào vũng tàu, đậu ở cảng của Ru-ma-ni. Những bến bờ xa lạ, những ngôi nhà xa lạ, những ánh đèn xa lạ.

- Cho xin nước ngọt.

Bọn cầm quyên Ru-ma-ni không cho. Chiến hạm “Pô-chôm-kin” không còn sức nữa. Không có nước, không có than, không có bánh mì.

Chính phủ Ru-ma-ni liền đề nghị:

- Trao chiến hạm cho chúng tôi, chúng tôi sẽ cho các người nương náu. Sẽ không nộp các ngươi cho Nga hoàng.

Và cái đêm cuối cùng đối với các thủy thủ trên chiến hạm “Pô-chôm-kin” đã đến. Xin vĩnh biệt chiến hạm “Pô-chôm-kin” tự do! Suốt mười một ngày, mi đã làm cho bọn tướng tá và sĩ quan, Nga hoàng và tất cả bọn giàu có phải run sợ. Mi đã trung thành với lá cờ cách mạng. Thật là vinh quang thay!

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3