Cuộc đời của Lê-nin - Chương 51 - 52 - 53
KHÔNG BIẾT THÌ HỌC
Người lính gác cổng vào viện Xmôn-nưi nói:
- Cho xem giấy tờ vào cửa!
Và lấy súng trường ngăn đường ba công nhân. Hai người già hơn và có râu cằm. Người thứ ba còn khá trẻ. Người trẻ tên là Rô-man.
- Nơi cấp giấy vào cửa của các anh ở đâu mới được chứ? - một người vừa tò mò hỏi vừa bình tĩnh gạt khẩu súng trường ra.
- Này, này… đừng có đùa! - người lính khẽ quát. - Chỉ huy sở sẽ cấp giấy vào cửa.
Vừa vặn lúc đó chính người chỉ huy trưởng của Xmôn-nưi, đồng chí Man-cốp nguyên là lính thủy, xuất hiện ở cổng vào. Chiếc áo khoác ngoài bằng dạ hở phanh, phía trong là bộ quần áo lính thủy.
- Các anh cần gặp ai?
- Cần gặp Lê-nin. Có một lí do quan trọng, - Rô-man đáp.
- Cấp bách, - một người khác nói thêm.
- Các anh là những người như thế nào? - Man-cốp vừa hỏi giọng kéo dài vừa nhìn kĩ ba người công nhân. - Trong những ngày tháng Mười các anh ở đâu?
- Đánh chiếm Cung điện Mùa đông, chứ còn ở đâu nữa.
Mười lăm phút sau cả ba người bước vào phòng khách của Chủ tịch Hội đồng dân ủy. Gian phòng khá rộng, nhưng đồ đạc bày biện thì sơ sài. Một nửa kê một chiếc bàn và nửa kia cũng kê một chiếc bàn và một cái ghế tựa - tất cả đồ đạc chỉ có thế.
Những người công nhân nháy nhau: sơ sài quá, giống hệt như chúng ta vậy. Họ khắc sâu vào trí nhớ.
Cô thư ký kiểm tra giấy tờ rồi cho vào. Tiếp theo là văn phòng. Ở đó cũng có bàn ghế. Trên một chiếc bàn có đặt máy chữ. Gần đó là hai cái tủ, máy điện thoại có tay quay bằng gỗ. Và thêm một chiếc mắc áo cạnh cửa. Cửa dẫn tới phòng làm việc của Lê-nin.
Ba công nhân cởi áo bông ra, treo lên mắc áo, nhét mũ bịt tai vào tay áo, sửa lại cổ áo sơ mi cho ngay ngắn.
Cô thư ký mở cửa đi vào phòng làm việc.
- Xin mời vào. Đồng chí Lê-nin đang đợi các đồng chí đấy.
- Không biết Người có bực mình không? - Rô-man nói thầm với các bạn cùng đi.
Nhưng đã muộn rồi - họ bước qua ngưỡng cửa vào phòng làm việc của Chủ tịch Hội đồng dân ủy. Và chính Người, đồng chí Lê-nin, từ sau bàn đứng dậy đón họ. Lê-nin dáng thâm thấp, nhanh nhẹn, cặp mắt màu nâu, lanh lợi, ngời sáng.
- Chào các đồng chí. Mời các đồng chí ngồi.
Lê-nin mời ngồi và chính mình cũng ngồi xuống. Người không ngồi cách xa những công nhân mà ngồi ngay bên cạnh. Tay cầm chiếc bút chì, Người khẽ vung vẩy và hỏi rất nhanh:
- Các đồng chí từ nhà máy nào đến? Làm nghề gì? Tình hình ở nhà máy ra sao? Có nguyên liệu không? Sự kiểm tra của công nhân có tác dụng không?
Thấy những người công nhân lúng túng, chậm trả lời, Vla-đi-mia I-lích đặt bút chì xuống, tay thọc vào áo gi-lê, ngửa người ra lưng ghế và chờ đợi.
- Cậu báo cáo đi, - một người đứng tuổi giục chàng thanh niên.
Và một người khác lấy khuỷa tay thúc vào sườn:
- Rô-man trình bày đi.
Cổ họng Rô-man như bị tắc lại. Vào những ngày tháng Mười, tay cầm khẩu súng trường lao thẳng về phía trước, anh nhảy qua ba bậc một, chạy băng băng theo cầu thang bằng đá cẩm thạch lộng lẫy tiến vào Cung điện Mùa đông. Bọn học sinh sĩ quan từ sau các góc bắn ra. Nhưng Rô-man không hề khiếp sợ. Dường như những chiếc cánh đã đưa anh đi.
- Đồng chí Rô-man, tại sao bây giờ đồng chí lại nhút nhát thế? Nên nhớ là Lê-nin đang nói chuyện với đồng chí. Lê-nin hiểu tất cả. Người là của chúng ta.
- Thưa Vla-đi-mia I-lích, chúng tôi xin chuyển lời chào tới đồng chí…
- Không, không! Không cần những lời chào, - Vla-đi-mia I-lích nghiêm khắc ngắt lời. - Tình hình của các đồng chí ra sao? Nói thật. Nói thẳng đi.
Người mỉm cười. Nụ cười rất thân ái.
Nhờ nụ cười của Lê-nin, Rô-man trở nên mạnh bạo và kể hết lý do quan trọng nào đã khiến họ tới gặp Chủ tịch Hội đồng dân ủy. Rô-man cùng với các đồng chí muốn kể cho Vla-đi-mia I-lích nghe về nhà máy, nhưng nay họ không làm việc ở nhà máy nữa. Từ công nhân, họ đã được điều động thẳng vào Bộ ủy viên nhân dân. Các quan chức của Nga hoàng đều chạy tán loạn, không muốn cộng tác với chính quyền Xô-viết. Kẻ nào không chạy trốn thì làm việc dây dưa. Những người công nhân liền được phái đến…
- Các đồng chí được phái đến để giúp đỡ chính quyền Xô-viết phải không? - Vla-đi-mia I-lích ngắt lời.
- Có lẽ đúng ạ.
- Thế thì sao?
Vla-đi-mia I-lích nheo mắt và không rời cặp mắt khỏi Rô-man. Rô-man lúng túng vuốt mái tóc màu hạt dẻ. Anh như ngồi trên đống than nóng.
- Không ổn ạ, thưa Vla-đi-mia I-lích.
Thú nhận như vậy thật là xấu hổ. Vậy thì đến đây để làm gì? Để nói thẳng: “Không ổn. Chúng tôi không biết làm. Không thể.”
- Thưa đồng chí Lê-nin, Vla-đi-mia I-lích, - người công nhân lớn tuổi hơn nói xen vào, - đồng chí hãy ra lệnh cho chúng tôi trở về nhà máy. Ở đây chúng tôi gặp nhiều khó khăn.
Người thứ ba tiếp lời:
- Ở nhà máy, chúng tôi làm việc có ích hơn. Còn ở Bộ ủy viên nhân dân, chúng tôi va vấp như người mù lòa ấy.
Họ yêu cầu rất khẩn khoản! Chắc là Vla-đi-mia I-lích sẽ đồng ý, và những người công nhân có lương tâm trong sạch này sẽ được trở về với máy móc.
Lê-nin vẫn im lặng. Và ba người công nhân cũng im lặng.
- Các đồng chí tưởng rằng tôi dễ dàng điều khiển nhà nước phải không? - thay vào câu trả lời, Vla-đi-mia I-lích hỏi. - Các đồng chí tưởng rằng tôi có kinh nghiệm phải không? Nên nhớ rằng tôi chưa bao giờ làm Chủ tịch Hội đồng dân ủy cả. Và các ủy viên nhân dân khác của chúng ta trước đây cũng chưa bao giờ làm ủy viên nhân dân.
Một công nhân lắc đầu do dự.
- Mọi việc đều rất mới mẻ.
- Thế cái cũ chúng tôi cùng với các đồng chí đã chẳng phá đi rồi là gì! Không chúng ta thì còn ai sẽ bắt tay xây dựng cái mới nữa?
Lê-nin làm cho mọi người vui vẻ. Người nhích ghế lại gần ba công nhân hơn và bắt đầu thuyết phục, bắt đầu giải thích. Tất nhiên, những người công nhân sẽ gặp khó khăn ở các Bộ ủy viên nhân dân vì không có kiến thức. Thế nhưng họ có sự có sự nhạy bén của giai cấp vô sản. Cần phải thực hiện đường lối Xô-viết của chúng ta, của Đảng ở các Bộ ủy viên nhân dân. Ngoài công nhân ra, ai sẽ thực hiện những đường lối đó? Khắp nơi cần có con mắt của công nhân, cần có sự kiểm tra của công nhân.
- Nhỡ chúng tôi mắc sai lầm thì sao, thưa Vla-đi-mia I-lích?
- Sai lầm thì sửa. Không biết thì học. Như vậy, các đồng chí mới là công nhân. - Vla-đi-mia I-lích nói xen vào, giọng dứt khoát. - Đảng cử các đồng chí, các đồng chí hãy hoàn thành nhiệm vụ. - Rồi Người mỉm cười, nụ cười hồn hậu và động viên, nhắc lại: - Không biết thì học.
Sau cuộc nói chuyện ấy với Lê-nin, tất cả sự nhút nhát của ba người công nhân đều biến mất. Vla-đi-mia I-lích đã gây cho họ lòng tin: sức mạnh dường như tăng lên gấp đôi.
Bây giờ, suốt từ sáng đến khuya họ sẽ có mặt ở Bộ ủy viên nhân dân, chừng nào chưa hiểu hiết toàn bộ cơ cấu của nó.
- Thưa đồng chí Lê-nin, chúng tôi xin hứa sẽ hoàn thành nhiệm vụ, những người công nhân nói.
Cả ba người bước ra khỏi phòng của Chủ tịch Hộ đồng dân ủy, lòng đầy tin tưởng. Họ nói với nhau rằng Vla-đi-mia I-lích lý luận rất đúng: nhà nước công nông của chúng ta, chúng ta phải chịu trách nhiệm về nó.
BÀI HỌC NẶNG NỀ
Cuộc chiến tranh kéo dài bốn năm đã tàn phá đất nước. Ở Pê-tơ-rô-grát xảy ra nạn đói khủng khiếp. Mỗi phiếu được cung cấp một phần tư phun bánh mì, và chỉ có thế thôi. Đó là một mẩu bánh mì nhỏ cỡ nửa bàn tay. Với một mẩu nhỏ như vậy liệu có đủ no không? Ăn sáng còn chưa đủ, huống chi để cho cả một ngày. Còn xúp để ăn trưa thì nấu bằng cá trích ướp. Ở các gia đình công nhân và Hội đồng dân ủy đều như vậy. Vla-đi-mia I-lích cũng sống và nhận được khẩu phần ít ỏi như thế.
Lê-nin hằng ngày họp với Hội đồng dân ủy, vì công việc rất nhiều. Toàn là những việc cấp bách cả. Làm thế nào để diệt được nạn đói-đó là công việc cấp cách hàng đầu. Không riêng gì Pê-téc-bua, tất cả các thành phố đều đói. Nhưng lúa mì đang nằm ở nước Nga: ở Xi-bi-ri và ở lưu vực sông Vôn-ga. Cần phải tìm kiếm lúa mì ở nông thôn và đem đến các thành phố bị đói-công việc tưởng đơn giản phải không? Chà, không đơn giản đâu! Đường sắt để vận chuyển bị hỏng rồi. Có nghĩa là trước hết cần phải sắp xếp lại các phương tiện vận tải. Nên nhớ là các thành phố không có gì để đốt: không có củi, không có than. Vậy thì phải mau chóng sắp xếp lại các phương tiện vận tải! Nhưng đâu phải chuyện dễ! Ở đâu cũng đầy rẫy bọn phá hoại ngầm và bọn đầu cơ. Bọn đầu cơ thì lợi dụng lúc ngặt nghèo của nhân dân để kiếm lời, còn bọn phá hoại ngầm thì muốn gây tổn hại cho cách mạng. Giai cấp tư sản đứng đằng sau chúng. Giai cấp tư sản căm thù chính quyền Xô-viết. Bọn tư sản, bọn quan chức của Nga hoàng, bọn đầu cơ đã làm hỏng, làm hại và cản trở cách mạng. Bọn tư sản hi vọng: rồi quân Đức sẽ lật đổ chính quyền Xô-viết, khi đó sẽ bắt đầu một cuộc sống khác. Bọn chúng chỉ mơ mộng về chiến thắng của quân Đức thôi.
Còn Lê-nin thì nghĩ gì?
Quân đội Đức vẫn còn mạnh. Quân đội cũ của Nga hoàng thì đã đổ nát. Bọn sĩ quan rời bỏ các vị trí. Binh lính mong muốn trở về nhà. Nguy cơ khủng khiếp đang đe dọa đất nước.
“Làm gì?” - Lê-nin suy nghĩ. Suốt ngày đêm các ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, các ủy viên nhân dân họp bàn và quyết định công việc nên làm như thế nào.
- Các đồng chí! Chúng ta đã ký sắc lệnh về hòa bình, cần phải chấm dứt chiến tranh với quân Đức, - Lê-nin nói.
Hội đồng dân ủy đã gửi cho Bộ tư lệnh Đức lời đề nghị ký kết hòa ước. Các nhà đương cục Đức đã đồng ý với điều kiện là: tất cả đất đai mà Đức chiếm được của chúng ta trong thời kỳ chiến tranh vẫn thuộc kiềm kiểm soát của họ.
- Chúng ta sẽ tiếp nhận mọi điều kiện, không còn lối thoát nào khác, Vla-đi-mia I-lích nói.
Không còn lối thoát nào khác. Nhân dân bị chiến tranh, bị tình trạng rối loạn làm cho kiệt sức. Nhân dân vẫn mong muốn sống hòa bình, tập trung sức lực, lao động.
Trong các phiên họp của Ban chấp hành Trung ương Đảng, nhiều lần đã thảo luận vấn đề ký hòa ước với nước Đức. Lê-nin đã chứng minh: nhất định cần phải chấm dứt chiến tranh. Và càng nhanh càng tốt. Dù cho phải chịu những điều kiện nặng nề nhất. Cần phải biết hi sinh hết thảy để cứu nước Cộng hòa Xô-viết. Cần phải củng cố chính quyền Xô-viết, xây dựng quân đội công nông mới, khôi phục nền kinh tế.
Giá mà tất cả ủng hộ Vla-đi-mia I-lích nhỉ! Không. Bắt đầu có những sự bất đồng gay gắt. Những kẻ không vững vàng, không kiên định đã tranh luận với Lê-nin, tỏ ý kiến phản đối việc ký hòa ước. “Hòa ước ăn cướp. Chúng tôi không muốn ký hòa ước ăn cướp” - họ nói. Họ không hiểu tai họa khủng khiếp như thế nào đang lén đến gần nước Nga Xô-viết.
Còn Lê-nin thì hiểu. Người cảm thấy rất nặng nề.
- Các đồng chí! Chúng ta đang gặp tình trạng rối loạn và nạn đói. Chúng ta không có sức lực. Cần phải có một thời gian dù là tạm nghỉ để bảo vệ nước Nga Xô-viết.
Vla-đi-mia I-lích đã thuyết phục như vậy. Người tin chắc vào sự đúng đắn của mình. Vì vậy Người đã bền bỉ, kiên trì thuyết phục các đồng chí khác. Và Người dã thuyết phục được.
Chính phủ Xô-viết lại cử một phái đoàn tới gặp các tướng lĩnh Đức. Người cầm đầu đoàn đại biểu là Tơ-rốt-xki.
Y đã làm những gì?
Y đã trắng trợn vi phạm những chỉ thị của Lê-nin. Ban chấp hành Trung ương Đảng và chính phủ Xô-viết đã ra quyết định ký hòa ước với Bộ tư lệnh Đức. Bọn đế quốc đang muốn bóp chết nhà nước Xô-viết. Cần phải phá vỡ những kế hoạch của kẻ thù. Bằng bất cứ giá nào cũng phải ký hòa ước!
Nhưng Tơ-rốt-xki thì sao? Y không ký hòa ước, mà tuyên bố: phía chúng ta phải ngừng chiến. Thế là binh lính ùa về nhà, bỏ mặt trận. Mặt trận không còn nữa.
Các tướng lĩnh Đức dễ dàng đưa quân đội tiến vào các thành phố Nga. Tiến sâu vào nước Nga. Tiến gần đến thủ đô. Rất gần. Pê-tơ-rô-grát bị đe dọa. Chẳng nhẽ để bọn tướng lính Đức chiếm thủ đô ư? Chẳng nhẽ kết liễu cuộc cách mạng ư?
Bọn tư sản, bọn đầu cơ, bọn con buôn lẩn trốn và chờ thời. Bọn chúng đã lập sổ đen những ai cần phải trừng trị. Lập sổ đen những người Bôn-sê-vích và công nhân.
Hành vi của Tơ-rốt-xki đã tiếp tay cho bọn đế quốc Đức và giai cấp tư sản.
Tơ-rốt-xki trước đây cũng đã nhiều lần ngăn cản việc thành lập ở nước Nga đảng chiến đảng chiến đấu của những người cộng sản. Đã nhiều lần tập hợp các nhóm chống Đảng công nhân, chống Lê-nin.
Ban chấp hành Trung ương Đảng, Hội đồng dân ủy lại họp liên tục. Ở Xmôn-nưi không có củi. Các lò sưởi nguội ngắt. Trời lạnh giá. Các ủy viên Trung ương Đảng và ủy viên nhân dân ngồi sau chiếc bàn dài, mặc áo banh tô và áo lông, cổ áo kéo lên. Những bộ mặt đều nghiêm nghị. Cơn bão tuyết tháng hai rít lên và xoáy lốc bên ngoài cửa sổ.
- Một bài học cay đắng, nặng nề đáng bực mình, - Lê-nin nói.
Bây giờ tất cả mọi người đều biết và thấy Lê-nin đúng. Tại sao không nghe Lê-nin ngay lập tức?
“Tổ quốc xã hội chủ nghĩa lâm nguy!” - Hội đồng dân ủy ra lời kêu gọi nhân dân.
“Hỡi các đồng chí công nhân, nông dân! Hãy đứng lên bảo vệ Tổ quốc!” - lời kêu gọi vang lên.
Hàng nghìn người tình nguyện ở các thành phố, làng mạc và các xóm thợ dã hưởng ứng lời kêu gọi của Hội đồng dân ủy và Lê-nin. Và quân đội mới được thành lập.
Hồng quân. Quân đội Xô-viết. Quân đội đó đã bước vào cuộc chiến chống bọn xâm lược Đức. Không cho bọn chúng tiến xa hơn nữa.
Sự kiện đó xảy ra vào tháng hai năm 1918. Từ đó hằng năm ngày 23 tháng Hai là ngày kỉ niệm thành lập quân đội Xô-viết.
Bọn tướng lĩnh Đức đã chấp nhận ký hòa ước, khi Hồng quân đánh bại chúng. Lúc này hòa ước càng có tính chất ăn cướp hơn. Bọn tướng lĩnh Đức đã chiếm thêm của chúng ta nhiều đất đai hơn. Bắt chúng ta bồi thường chiến phí. Bồi thường chiến phí có nghĩa là: bắt trả cho những người đã thắng một số tiền - một số tiền khá lớn! - Lúa mì, thịt và các thực phẩm khác.
Chính phủ Xô-viết buộc phải theo những điều kiện đó.
“Con thú dữ ấy đang nhảy nhót điên cuồng… Nó sẽ còn nhảy nhót… Vì vậy cần phải chuẩn bị… giành lấy, thậm chí một ngày tạm nghỉ” - Lê-nin đã phát biểu như vậy tại Đại hội bất thường lần thứ VII Đảng.
Đại hội lần thứ VII đã lắng nghe báo cáo của Chủ tịch Hội đồng dân ủy về vấn đề chiến tranh và hòa bình và đã thừa nhận chính sách của Lê-nin là đúng.
Mấy tháng sau ở nước Đức đã nổ ra cuộc cách mạng. Và hòa ước ăn cướp đã trở thành vô hiệu lực.
- I-lích của chúng ta đúng là biết nhìn xa trông rộng! - những người công nhân nói với vẻ tán thành.
MÁT-XCƠ-VA, MÁT-XCƠ-VA…
Một buổi tối tháng ba. Trời đã khuya. Trên sân ga có tên Bãi hoa thuộc tuyến đường sắt Ni-cô-lai-ép ở vùng ngoại ô Pê-téc-bua có đỗ một đoàn tàu cửa đóng kín mít. Một đội vệ binh canh gác sân ga. Dọc theo đoàn tàu có các xạ thủ người Lát-vi-a tay cầm súng trường. Trên toa chứa than của đầu tàu, một khẩu súng máy hếch nòng đen ngòm về phía bóng đêm. Mấy người nào đấy chạy ngang qua sân ga, che khuất ánh sáng mờ mờ của những chiếc đèn lồng xách tay. Họ được phép vào các toa tàu. Đầu tàu phả hơi nước mịt mù. Đoàn toa xe có cửa đóng kín mít chờ đợi xuất phát. Đi đâu?
- Đồng chí tin rằng bọn phản cách mạng biết về chuyến tàu hôm nay chứ? - I-a-cốp Mi-khai-lô-vích Xvéc-lốp hỏi Đơ-giéc-gin-xki.
- Có thể biết, rất có thể biết. Nhưng không biết xuất phát từ đâu.
- Khéo thật, không xuất phát từ ga chính, mà từ Bãi hoa bí mật, Xvéc-lốp nói.
- Bọn phản cách mạng đã chuẩn bị nổ mìn. Hàng ngày chúng tôi đều khám phá những vụ phá hoại, - Đơ-giéc-gin-xki đáp.
Đơ-giéc-gin-xki, cũng như Xvéc-lốp, dưới chính quyền Nga hoàng đã nhiều lần bị tù đày hoặc khổ sai.
Năm 1917 đồng chí cùng với Lê-nin và các ủy viên khác của Ban chấp hành Trung ương Đảng đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa tháng Mười. Sau cách mạng, Vla-đi-mia I-lích đề cử Đơ-giéc-gin-xki làm chủ tịch Ủy ban đặc biệt toàn Nga đấu tranh chống phản cách mạng và chống phá hoại.
Mọi người đều biết tấm lòng trìu mến của Đơ-giéc-gin-xki. Nhưng đối với những kẻ thù của cách mạng đồng chí rất thẳng tay. Đồng chí hết sức ân cần và yêu mến trẻ em. Đồng chí tin tưởng chắc chắn rằng chính quyền Xô-viết sẽ xây dựng cho nhân dân một cuộc sống hạnh phúc. Đơ-giéc-gin-xki làm việc khô ngừng nghỉ, suốt ngày đêm, đôi khi làm việc suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ.
Làm việc cho cách mạng, làm việc cho nhân dân, làm việc cho Đảng.
Trong khi đó trên sân ga xuất hiện thêm một đám người nữa. Vla-đi-mia I-lích bước nhanh lên. Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na cố đi kịp theo sau Người, tay cầm chiếc khăn choàng kẻ ô vuông. Một người nào đấy định cầm giúp Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na chiếc khăn đó.
Nước Nga đã bị các kẻ thù bao vây. Thế lực phản cách mạng chuẩn bị mọi âm mưu. Nhưng Lê-nin tin tưởng: chúng ta se biến Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của chúng ta thành một nước vĩ đại. Các lực lượng của cách mạng đang phát triển. Và sẽ chiến thắng.
Cả đoàn tàu đều ngủ. Chỉ có người lái tàu vẫn thận trọng điều khiển đầu máy, mắt đăm đăm nhìn vào bóng đêm mùa xuân. Chỉ có những xạ thủ người Lát-vi-a vẫn đứng canh trên các lối vào cửa toa. Và Vla-đi-mia I-líc nữa dưới ánh sáng lung linh của ngọn nến, Người đang viêt nốt bài cho tờ báo ngày mai.
Ở phía đối diện, trên chỗ nằm tầng dưới, Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na nằm ngủ im lặng, bàn tay đặt dưới má. Vla-đi-ma I-lích lấy khăn choàng vuông đắp cho bà. Chiếc khăn này của bà mẹ tặng khi cụ cùng với Ma-nhi-a-sa tới Xtốc-khôm. Đó là vật kỷ niệm của mẹ.
Tối 11 tháng ba năm 1918 đoàn tàu đặc biệt chở Chính phủ Xô-viêt tới Mát-xcơ-va một cách bình yên. Bọn phản cách mạng không gây được vụ phá họa nào. Lê-nin, Ban chấp hành Trung ương toàn Nga, Hội đồng dân ủy đã rời khỏi Pê-tơ-rô-grát. Bây giờ Mát-xcơ-và sẽ là thủ đô, là trung tâm của đất nước. Và ở xa các biên giới hơn.
Lúc đầu Vla-đi-mia I-lích cùng với Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na và Ma-ri-a I-li-nhít-na ở tại khách sạn “Na-xi-ô-la-ni”(1), đối diện với điện Cơ-rem-li. Chẳng bao lâu toàn thể Hội đồng dân ủy sẽ sống và làm việc ở Cơ-rem-li. Ngày hôm sau, Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na quyết định đi dạo khắp Mát-xcơ-va, xem xét Cơ-rem-li. Nguời bạn cố tri Bô-sơ Bru-ê-vích cùng đi với họ. Ông phụ trách trách các công việc của Hội đồng dân uỷ, sắp xếp chỗ ở cho Hội đồng dân ủy ở Cơ-rem-li.
(1)Dân tộc - N.D.
Vào những ngày tháng Mười, bọn học sinh sĩ quan cố thủ ở Cơ-rem-li, lập ụ chiến đấu, bắn đại bác. Những trận đánh lớn đã nổ ra. Nhưng các đội ngũ các mạng đã đánh bật bọn bạch vệ và bọn tôi tớ của Nga hoàng ra khỏi các bức tường thành cổ kính Cơ-rem-li.
Cơ-rem-li, sau những trận chiến đấu vào đầu mùa xuân năm 1918 đã trở nên hoang vắng. Nhiều tòa nhà bị phá hủy, bị cháy đen. Những đống gạch và kính vỡ chất đống khắp nơi. Các quảng trường đầy những vũng nước bẩn. Những khúc gỗ nằm ngổn ngang - ở đây, bọn học sinh sĩ quan dựng các ụ chiến đấu. Khắp nơi đầy rác rưởi và những đồ vật cũ hỏng.
Vla-đi-mia I-lích và Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na đi qua quảng trường. Đây là qủa chuông đế vương nổi tiếng đứng sừng sững như một trái núi. Vào thời xửa thời xưa những bàn tay khéo léo đã đúc lên quả chuông đồng khổng lồ này. Những bàn tay điêu luyện của công nhân đã đúc nên khẩu đại bác đế vương. Xây nên những bước tường thành Cơ-rem-li cổ kính hình răng cưa. Dựng nên những ngọn tháp Cơ-rem-li nổi tiếng. Mỗi ngọn tháp giống như một câu chuyện thần thoại. Từ khắp nơi toát lên vẻ cổ đại và lịch sử.
Vla-đi-mia I-lích nhìn tư lự về phía xa xa. Từ trên đồi cao của Cơ-rem-li, Mát-xcơ và hiện lên rộng bao la, bát ngát. Na-đê-giơ-đa Côn-xtan-ti-nốp-na đọc mấy câu thơ của Pu-skin:
Thường trong lúc đau khổ chia ly,
Trong số phận lang thang đây đó,
Mát-xcơ-va, ta thường nghĩ tới mi!
Vla-đi-mia I-lích mỉm cười:
- Xin chào Mát-xcơ-va!