Lý Quang Diệu - Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới - Chương 01 - Phần 2

Trung Quốc tất yếu sẽ bắt kịp Hoa Kỳ về GDP tuyệt đối. Nhưng sức sáng tạo của họ thì có thể chẳng bao giờ sánh được với Hoa Kỳ, bởi vì nền văn hóa của họ không cho phép có sự trao đổi và cạnh tranh các ý tưởng một cách tự do. Còn cách giải thích nào khác cho thực tế rằng một đất nước có số dân đông gấp bốn lần Hoa Kỳ - và được cho là có số người tài đông gấp bốn lần - lại không hề có được những đột phá công nghệ?[21]

[20] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill, 2/12/2011.

[21] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill, 2/12/2011.

Liệu người Trung Quốc có thể bứt phá khỏi nền văn hóa của chính mình? Điều đó đòi hỏi phải đi ngược trở lại 5.000 năm lịch sử Trung Quốc. Khi trung ương vững mạnh, đất nước thịnh vượng. Khi trung ương yếu, hoàng đế ở cách xa, núi non hiểm trở, sẽ có rất nhiều tiểu hoàng đế ở các địa phương. Đây chính là di sản văn hóa của họ. Do đó, Trung Quốc tạo ra một truyền thống chính thể quan liêu đồng đều hơn.[22]

Nỗi lo lắng lớn nhất của giới lãnh đạo Trung Quốc là hiệu ứng ăn mòn của nạn hối lộ và tâm lý khiếp hãi mà nó tạo ra ở người dân. Họ không bao giờ biết chắc khi nào nó sẽ bùng nổ.[23]

Sẽ có những áp lực rất lớn do quy mô của đất nước và bản chất khó nắm bắt của các vấn đề trên, của hạ tầng yếu kém, các thiết chế yếu kém, các hệ thống sai lầm mà họ đã thiết lập, bắt chước mô hình hệ thống Xô viết thời Stalin.[24]

[22] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ trao giải thưởng Lincoln. Washington D.C., 18/10/2011.

[23] William Safire. Hiểm họa: Mồi lửa Trung Quốc (Danger: China’s Tinderbox), New York Times, 22/2/1999.

[24] Fareed Zakaria, Văn hóa là định mệnh: Đàm thoại với Lý Quang Diệu (Culture Is Destiny: A Conversation with Lee Kwan Yew), Foreign Affairs, tập 73, số 2 (tháng 3-4/1994), tr. 123.

Trung Quốc đối mặt với những vấn đề kinh tế rất lớn - có sự chênh lệch về thu nhập giữa các thành phố duyên hải giàu có và các tỷnh trong đất liền, và về thu nhập ngay tại các thành phố duyên hải. Họ cần phải nhìn nhận điều đó một cách cẩn thận hoặc họ có thể gặp phải tình trạng rối loạn dân sự và bất bình rất mạnh mẽ.[25]

Công nghệ sẽ làm cho hệ thống cai trị của họ trở nên lỗi thời. Vào năm 2030, 70% hoặc có lẽ 75% số dân của họ sẽ sống ở các thành phố, thị trấn nhỏ, thị trấn lớn, các đô thị siêu lớn. Họ sẽ có điện thoại di động, internet, truyền hình vệ tinh. Khi đó bạn không thể cai quản họ theo cách bạn đang cai quản lúc này, lúc mà bạn chỉ việc trấn an và giám sát một vài người, bởi vì số dân sẽ là quá lớn.[26]

[25] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Charlie Rose, 28/3/2011.

[26] Tom Plate, Trò chuyện với Lý Quang Diệu: Singapore công dân: Làm cách nào xây dựng một quốc gia (Conversation with Lee Kwan Yew: Citizen Singapore: How to Build a Nation), Singapore: Marshall Cavendish, 2010, tr. 113.

Công nghệ ngày càng sẵn có và rẻ cùng những dòng người di trú ngược chiều giúp mọi người biết đến câu chuyện đích thực về tình trạng bóc lột ở các vùng nông thôn từng bị cô lập trước đây ở Trung Quốc. Và, hơn thế nữa, người Trung Quốc biết rằng với quá trình công nghiệp hóa của mình, hằng năm có hơn mười triệu người sẽ dịch chuyển vào các đô thị mới mà họ đang xây dựng cho người dân. Nếu họ thay đổi một cách thiết thực, như họ đang làm, kiểm soát chặt chẽ an ninh và không cho phép bạo động hay nổi loạn nhưng đồng thời nới lỏng, trao quyền nhiều hơn cho cấp tỷnh, cấp thành phố, cấp cơ sở thì có thể kiềm soát được.[27]

Trung Quốc không hề phải lo ngại về phần còn lại của thế giới khi còn là một đế quốc. Nhưng lần này, họ buộc phải lo lắng về phần còn lại của thế giới bởi vì thiếu các nguồn lực, dầu mỏ, niken, bất kỳ thứ gì, thì tăng trưởng của họ sẽ chấm dứt.[28]

[27] Tom Plate, Trò chuyện với Lý Quang Diệu: Singapore công dân: Làm cách nào xây dựng một quốc gia (Conversation with Lee Kwan Yew: Citizen Singapore: How to Build a Nation), Singapore: Marshall Cavendish, 2010, tr. 72.

[28] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Charlie Rose, 22/10/2009.

Trung Quốc hiện nay đối mặt với một Bắc Mỹ, châu Âu và Nhật Bản rất phát triển, và một Đông Nam Á cùng Ấn Độ tương đối phát triển. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc trong vòng ba mươi năm nữa vẫn biết rằng mặc dù đến năm 2050, Trung Quốc sẽ là nền kinh tế lớn nhất xét về GNP (Tổng sản phẩm quốc dân), bình quân đầu người nhưng họ sẽ vẫn rất nhỏ và về mặt công nghệ, họ vẫn còn tụt hậu. Cho nên để vươn tới, họ phải rất thực tiễn. Họ phải giống như các nhà lãnh đạo Singapore, hiểu rất rõ về những gì có thể và không thể làm. Họ phải biết rằng kiềm chế châu Á là điều không thể.[29]

[29] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Leonard M. Apcar, Wayne Amold và Seth Mydans, Iníernational Herald Tribune, 29/8/2007.

Những ngoại suy đều đặn từ một cơ sở như vậy là phi thực tiễn. Trung Quốc gặp nhiều bất lợi để tiến về phía trước và nhiều trở ngại phải vượt qua hơn hẳn mức mà hầu hết các nhà quan sát nhìn nhận, cốt yếu trong số này chính là vấn đề quản trị của họ: tình trạng thiếu pháp trị, điều mà ở Trung Quốc ngày nay rất gần với cách cai trị của một hoàng đế; một đất nước quá lớn trong đó các tiểu hoàng đế ở khắp mọi nơi duy trì ảnh hưởng ở địa phương; những thói quen văn hóa làm hạn chế sức tưởng tượng và sáng tạo, chỉ khuyến khích sự phục tùng; một ngôn ngữ định hình cách tư duy thông qua thi pháp và 4.000 năm văn tự chỉ ra rằng mọi thứ đáng nói đến đều đã được nói đến, và đã được nói bởi các bậc trí giả thời xưa; một ngôn ngữ vô cùng khó cho người nước ngoài nắm bắt đủ để tiếp nhận Trung Quốc và được xã hội Trung Quốc tiếp nhận; và những câu thúc gay gắt đối với khả năng thu hút và đồng hóa nhân tài từ các xã hội khác trên thế giới.

Trong khi Singapore có chung với Trung Quốc nhiều di sản triết học cốt lõi của Khổng giáo nhưng trong bốn mươi năm qua chúng tôi đã cố gắng xác định tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất của mình, và tiếng Trung là ngôn ngữ thứ hai. Tại sao lại như vậy? Chắc chắn không phải ngẫu nhiên hay không hề có thái độ phản đối mạnh mẽ. Chúng tôi làm vậy để cởi mở chính mình với thế giới và cho phép chính mình tham gia vào những lực lượng khám phá, sáng chế và sáng tạo chính yếu vốn chỉ xuất hiện không bằng ngôn ngữ mà còn bằng tư duy của tiếng Anh.

Chúng tôi có thể làm được điều đó ở một quốc gia đô thị bằng vai trò lãnh đạo mạnh mẽ. Tôi có lần khuyên một nhà lãnh đạo Trung Quốc hãy lấy tiếng Anh làm ngôn ngữ chính cho Trung Quốc nhưng điều đó rõ ràng không thực tiễn cho một đất nước, một nền văn hóa tự tin và đồ sộ như vậy. Nhưng đó lại là một khiếm khuyết nghiêm trọng.[30]

[30] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill, 11/5/2011.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy mức độ cấp bách đến đâu trong việc đạt được địa vị đứng đầu ở khu vực và xa hơn nữa?

Người Trung Quốc không hề vội vàng muốn thay chân Hoa Kỳ ở vị trí cường quốc số 1 thế giới và gánh lấy gánh nặng phải mang của vị trí đó. Lúc này, họ cảm thấy khá thoải mái với việc là một phần của một nhóm lớn hơn kiểu như G20, nơi các quan điểm của họ sẽ được xem xét một cách nghiêm túc và những quyền lợi kinh tế được bảo đảm, nhưng trách nhiệm thì lại được chia sẻ giữa 20 quốc gia thành viên.[31]

Rõ ràng là có nhiều tiếng nói kêu gọi Trung Quốc hành động nhanh hơn nữa trong việc xác lập vị thế vượt trội của mình, giành lấy sự nề trọng đi kèm với vị thế ấy và thực thi vai trò của mình, nhưng thái độ trọng tâm của giới lãnh đạo lại là thận trọng và bảo thủ. Họ hành động trên cơ sở đồng thuận và có một tầm nhìn lâu dài. Trong khi một số người có thể hình dung rằng thế kỷ 21 sẽ thuộc về Trung Quốc thì một số khác lại kỳ vọng cùng chia sẻ thế kỷ này với Hoa Kỳ rồi mới kiến tạo thế kỷ của Trung Quốc.[32]

[31] Lý Quang Diệu, phát biểu tại Lễ trao giải thưởng Lincoln. Washington D.C., 18/10/2011.

[32] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill, 11/5/2011.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận vai trò của Hoa Kỳ như thế nào ở khu vực châu Á đang thay đổi khi Trung Quốc trở thành số 1?

Giới lãnh đạo nhận ra rằng với tư cách cường quốc hàng đầu trong khu vực suốt bảy thập kỷ kể từ Thế chiến II Hoa Kỳ đã đem lại sự ổn định tạo thuận lợi cho quá trình phát triển chưa từng có của nhiều quốc gia, trong đó có Nhật Bản, những con hổ châu Á, và chính Trung Quốc. Trung Quốc biết rằng họ cần tiếp cận thị trường Hoa Kỳ, công nghệ của Hoa Kỳ và những cơ hội cho sinh viên Trung Quốc học tập tại Hoa Kỳ để mang về Trung Quốc những ý tưởng mới mẻ về những lĩnh vực mới. Do đó, họ không thấy có lợi gì khi đối đầu với Hoa Kỳ trong vòng 20 đến 30 năm tới theo cách thức có thể làm hỏng những lợi ích này.

Thay vào đó, chiến lược của họ là lớn mạnh trong khuôn khổ, chờ thời cơ đủ mạnh để tái xác định lại trật tự kinh tế và chính trị này một cách thành công.

Trong lĩnh vực an ninh, người Trung Quốc hiểu rằng Hoa Kỳ bỏ ra nhiều hơn hẳn và đã tạo được những lợi thế khiến cho mọi sự thách thức trực tiếp đều trở thành vô nghĩa. Chỉ tới khi nào Trung Quốc vượt được Hoa Kỳ về phát triển và ứng dụng khoa học thì họ mới có thể tính đến chuyện đối đầu với Hoa Kỳ về mặt quân sự.[33]

[33] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill, 11/5/2011.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận vai trò của Hoa Kỳ như thế nào ở khu vực châu Á đang thay đổi khi Trung Quốc trở thành số 1?

Người Mỹ sẽ ứng phó với Trung Quốc như thế nào? Kiểm soát Đông Á chăng? Người Trung Quốc không cần tranh giành Đông Á. Từ từ và dần dần, họ sẽ mở rộng các mối quan hệ kinh tế của mình với Đông Á và trao cho khu vực này thị trường 1,3 tỷ người tiêu dùng của họ. Có thể ngoại suy rằng cần thêm mười, hai mươi năm nữa và họ sẽ là quốc gia xuất nhập khẩu hàng đầu của tất cả các nước Đông Á. Làm sao người Mỹ cạnh tranh nổi về thương mại?

Tôi không thấy khả năng người Mỹ rút khỏi châu Á. Nhưng tôi thấy sức mạnh Trung Quốc đang tăng lên. Thái độ của Trung Quốc là: chúng tôi không chống lại các vị; chúng tôi hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ - bởi vì họ biết họ không thể thay thế Mỹ - và các nước ở đây cùng hoan nghênh người Mỹ. Cho nên họ chỉ chờ đợi và mạnh dần lên, về mặt kinh tế và quân sự, họ có thể không đuổi kịp trong vòng 100 năm xét về công nghệ, nhưng nói một cách bất cân xứng thì họ có thể tạo ra những thiệt hại lớn cho người Mỹ.[34]

[34] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu: Những sự thật khó khăn để giúp Singapore đi tới, tr. 302.

Liệu mức tăng trưởng hai con số mà Trung Quốc duy trì được trong suốt ba thập kỷ có tiếp tục trong những thập kỷ tiếp theo hay không?

Trong ba thập kỷ qua, nền kinh tế Trung Quốc đã tăng trưởng với một tốc độ phi thường là 10% mỗi năm, có lúc thậm chí còn vượt 12%. Liệu Trung Quốc có duy trì được tỷ lệ cao như vậy ít nhất thêm một thập kỷ nữa không? Tôi nghĩ là họ có thể. Trung Quốc xuất phát từ một nền tảng thấp hơn, và 1,3 tỷ người tiêu dùng nội địa của họ sẽ duy trì tốc độ này bởi vì thu nhập thực sự của họ đang tăng lên.[35]

[35] Lý Quang Diệu, Sự vươn lên của Trung Quốc: Thay đổi ảnh hưởng toàn cầu (China’s Rise: A Shift in Global Iníluence), Forbes. 20/12/2010.

Liệu Trung Quốc có trở thành một nền dân chủ hay không?

Không. Trung Quốc sẽ không trở thành một nền dân chủ tự do; nếu làm được như vậy thì họ sẽ sụp đổ. về điều này, tôi tin chắc như vậy, và giới tri thức Trung Quốc cùng hiểu điều đó. Nếu bạn tin rằng sẽ có một cuộc cách mạng dân chủ dưới dạng nào đó ở Trung Quốc thì bạn nhầm.

Liệu nó có trở thành một nền dân chủ nghị viện không? Đây có thể là khả năng xảy ra ở cấp làng xã và thị trấn nhỏ. Người Trung Quốc rất sợ tình trạng hỗn loạn và sẽ luôn thiên về phía thận trọng. Đây sẽ là một quá trình tiến hóa lâu dài nhưng có thể dự tính được những thay đổi như vậy. Giao thông và thông tin liên lạc đã trở nên nhanh hơn và rẻ hơn nhiều. Người Trung Quốc sẽ được tiếp cận những hệ thống và nền văn hóa khác, và biết đến những xã hội khác nhờ du lịch, internet và điện thoại di động. Có một điều rất chắc chắn: hệ thống hiện tại sẽ không giữ nguyên trong 50 năm tới.[36]

[36] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ trao giải thưởng Lincoln.

Để hiện đại hóa Trung Quốc, các nhà lãnh đạo Cộng sản đã chuẩn bị tinh thần thử nghiệm tất cả phương thức, trừ chế độ dân chủ với cơ chế mỗi người một lá phiếu trong một hệ thống đa đảng. Hai lý do chính của họ là họ tin rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc phải nắm độc quyền lãnh đạo để bảo đảm sự ổn định; và họ lo ngại về tình trạng bất ổn trong một xã hội tự do đa đảng, điều sẽ dẫn tới việc để mất quyền kiểm soát của trung ương đối với các địa phương, kéo theo những hậu quà kinh khủng, giống như giai đoạn các sứ quân những năm 1920 và 1930.[37]

[37] Lý Quang Diệu, phát biểu tại Hội nghị Doanh nhân Trung Quốc Thế giới, Singapore. 10/8/1991.

Tôi không tin rằng bạn có thể áp đặt cho các quốc gia khác những chuẩn mực xa lạ và hoàn toàn không có liên hệ gì với quá khứ của họ. Cho nên khó đòi hỏi Trung Quốc phải thành một nền dân chủ, khi mà trong lịch sử 5.000 năm thành văn của họ điều đó chưa bao giờ hình thành cả; tất cả những người cầm quyền đều cai trị bằng quyền của hoàng đế, và nếu bạn không đồng ý, bạn sẽ mất đầu. Nhưng tôi đồng ý rằng trong thế giới của vệ tinh và thông tin liên lạc không ngừng này bạn không thể có cách hành xử tàn bạo và nói đó là vấn đề nội bộ của mình được. Nhưng giờ về nhân quyền, người ta đã bắt đầu nói đến và họ nhận ra rằng nếu họ muốn được tôn trọng trong cộng đồng thế giới thì họ phải có được một vị thế nhất định đối với phần còn lại của thế giới, không chỉ với các quốc gia phát triển, mà thậm chí với các nước đang phát triển, cho nên họ không thể hành xử một cách thô bạo với người dân của chính họ được.[38]

[38] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Cơ quan Phát thanh truyền hình Công, 5/5/2001.

Trung Quốc hiểu rằng để vận hành một nhà nước hiện đại thì cần có nền pháp trị. Họ đã có một hệ thống luật pháp toàn diện đến tận năm 2035 và biết rằng một hệ thống pháp lý bền vững, cùng với những quy định hành chính rõ ràng, thực tế giúp củng cố quyền lực trung ương. Chính quyền địa phương và tỷnh làm sai sẽ bị trừng phạt thông qua quy trình luật pháp phù hợp, một phương pháp hiệu quả hơn hẳn so với cách đàm phán triền miên từng thịnh hành trước đây. Tương tự, với pháp trị, những công dân bình thường giờ đây được bào vệ tránh khỏi nạn chuyên quyền của quan chức. Các doanh nghiệp cùng có thể lập ra những kế hoạch đầu tư dài hạn. Vai trò độc lập của ngành tư pháp cần thêm hai mươi năm nữa để trở thành hiện thực, bởi vì truyền thống lịch sử vốn đòi hỏi các vị quan án sát, với tư cách là quan lại của hoàng đế, thực thi các lệnh chi của triều đình, đã ăn sâu bén rễ trong chế độ hành chính quan liêu của Trung Quốc (dự đoán năm 1993 của Lý Quang Diệu về cách vận hành của bộ máy chính quyền Trung Quốc vào năm 2150).[39]

Lợi thế lớn của họ không phải là ảnh hưởng quân sự mà là ảnh hưởng kinh tế. Họ có nguồn nhân lực để làm được mọi thứ rẻ hơn hẳn về mặt giá trị kinh tế so với bất kỳ khu vực nào trên thế giới. Ảnh hưởng của họ chỉ có thể tăng lên và vượt hẳn khả năng của Mỹ.[40]

[39] Lý Quang Diệu, Thông tin từ hộp thời gian (News from a Time Capsule), Economist, 11/9/1993.

Liệu Trung Quốc có trở thành số 1 trên thực tế không?

[40] Lý Quang Diệu, Những nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Singapore: Sau này và hiện tại (The Fundamentals of Singapore’s Foreign Policy: Then and Now), bài thuyết trình S. Rajaratnam, Singapore. 9/4/2009.

Khả năng đi chệch đường lối ở Trung Quốc - nếu có những nhà lãnh đạo thực tiễn, thực dụng không phiến diện về ý thức hệ - là một phần năm. Tôi không nói là bằng không, bởi vì các vấn đề của họ rất lớn: thay đổi hệ thống, thay đổi văn hóa kinh doanh, giảm tham nhũng và hình thành lối tư duy mới.[41]

Người Trung Quốc hình dung ra rằng nếu họ giữ được “sự trỗi dậy hòa bình” và chỉ cạnh tranh vị thế số một về kinh tế và công nghệ thì họ sẽ không hề thua.[42]

[41] “Biên bàn Hội nghị Tin tức của Bộ trưởng Cao cấp với truyền thông địa phương tại Bắc Kinh ngày 12/6/2001”, 15/6/2001.

[42] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Tom Plate và Jeffrey Cole, AsiaMedia, 9/10/2007.

Thế kỷ 21 sẽ chứng kiến châu Á phục hồi vị thế của mình trên thế giới. Tiến bộ của khu vực này trong ba mươi năm qua đã khiến cho người dân Đông Á, trong đó có Trung Quốc, lạc quan về tương lai của mình. Nếu không có một thảm họa bất ngờ lớn nào đó gây ra hỗn loạn hoặc làm cho Trung Quốc một lần nữa chia năm xẻ bày thành nhiều tiểu quốc cát cứ thì việc người Trung Quốc tái tổ chức, tái giáo dục và rèn luyện chính mình để tận dụng khoa học và công nghệ hiện đại chỉ còn là vấn đề thời gian mà thôi. Trung Quốc sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển của mình bằng cách sử dụng những nguồn lực đầu vào của các nước công nghiệp và mới công nghiệp hóa, bắt kịp các nước này và trở thành một xã hội công nghiệp hoàn chinh, sau đó là một xã hội công nghệ cao - nếu không phải là trong vòng năm mươi năm thì cùng là một trăm năm nữa.[43]

[43] Lý Quang Diệu, Châu Á và thế giới trong thế kỳ 21.

Nên đánh giá Tập Cận Bình như thế nào?

Ông ấy có một cuộc đời cam go hơn Hồ Cẩm Đào. Cha ông ấy bị đuổi về vùng nông thôn và ông ấy cũng vậy. Ông ấy vượt qua điều này dễ dàng, tự tìm con đường riêng của mình ở các tỷnh phía nam và trở thành bí thư tỷnh Phúc Kiến. Sau đó ông ấy tới Thượng Hải, và rồi Bắc Kinh. Con đường của ông ấy không hề thuận buồm xuôi gió. Những trải nghiệm cuộc sống khiến ông ấy cứng rắn.

Ông ấy kín đáo - không phải theo nghĩa ông ấy sẽ không nói chuyện với bạn, mà là ông ấy sẽ không tiết lộ những gì ông ấy thích và không thích. Trên gương mặt ông ấy luôn nở nụ cười dễ chịu, cho dù bạn có nói điều gì đó khiến ông ấy khó chịu hay không. Ông ấy có lý trí cứng rắn hơn hẳn Hồ Cẩm Đào, người thăng tiến mà không hề trải qua những thử thách và đau khổ mà ông Tập đã phải chịu.[44]

Tôi xếp ông ấy vào nhóm người giống như Nelson Mandela. Một người có sự vững chãi về tình cảm. không cho phép những bất hạnh và đau khổ của cá nhân làm ảnh hưởng đến phán quyết của mình. Nói cách khác, ông ấy rất ấn tượng.[45]

[44] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill, 28/3/2012.

[45] Simon Elegant, Nelson Mandela của Trung Quốc(China’s Nelson Mandela), Time, 19/11/2007.

o0o