Lý Quang Diệu - Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới - Chương 02 - Phần 2

Điểu gì khiến bạn lo lắng về văn hóa Mỹ?

Tôi thấy có nhiều điều hoàn toàn không thể chấp nhận được: súng ống, ma túy, tội phạm bạo lực, tính không ổn định, ứng xử thiếu văn minh nơi công cộng, tóm lại là tình trạng sa sút của một xã hội dân sự. Việc mở rộng các quyền của cá nhân để ứng xử đúng đắn hay không đúng đắn tùy thích theo bản thân người ấy đã làm tổn hại đến xã hội có trật tự. Có rất nhiều điều cần phải làm trước tình trạng xói mòn nền tảng đạo đức của một xã hội và tình trạng giảm sút trách nhiệm cá nhân.

Truyền thống tri thức tự do phát triển sau Thế chiến II khẳng định rằng loài người sẽ tiến đến giai đoạn hoàn hảo trong đó mọi người cảm thấy tốt hơn nếu họ được phép làm và phát triển những điều của chính họ. Điều đó không đúng như vậy và tôi cho rằng sẽ không có chuyện đó. Ở Mỹ đã có sự phản ứng dữ dội chống lại những chính sách xã hội thất bại, dẫn đến việc người dân đi tiểu ở nơi công cộng, tình trạng ăn xin thô bạo trên phố và những đổ vỡ về mặt xã hội. Trong xã hội, bạn phải có trật tự. Súng ống, ma túy và tội phạm bạo lực luôn đi kèm với nhau, đe dọa trật tự xã hội.[75]

[75] Fareed Zakaria, Văn hóa là định mệnh: Đàm thoại với Lý Quang Diệu (Culture Is Destiny: A Conversation with Lee Kwan Yew), Foreign Affairs, tập 73, số 2 (tháng 3-4/1994), tr. 111-114.

Những ý tưởng về tính ưu việt của cá nhân khi đi quá giới hạn sẽ không có tác dụng gì. Chúng khiến cho việc duy trì xã hội Mỹ cố kết lại trở nên khó khăn. Châu Á có thể nhận thấy điều này không có tác dụng. Những người muốn một xã hội lành mạnh trong đó các thiếu nữ không bị những kẻ bán ma túy rình rập, sẽ không theo mô hình của Mỹ. Nhóm 3 đến 5% đứng đầu của một xã hội có thể giải quyết được cuộc “loạn đả” hay xung đột ý kiến này. Nếu bạn làm điều này một cách ồ ạt thì bạn sẽ chỉ có một mớ hỗn độn mà thôi. Ngày nào cũng có những hình ảnh bạo lực và khiêu dâm trên truyền hình thì cả xã hội sẽ bị phơi nhiễm và điều này sẽ hủy hoại cả một cộng đồng.[76]

[76] Nathan Gardels, Thành phố của tương lai: Nước Mỹ học được gì từ Singapore hậu tự do (City of the Future: What America Can Leam from Post-Liberal Singapore), Washington Post, 11/2/1996.

Khi người châu Á đến thăm Hoa Kỳ, nhiều người bối rối và thấy lo lắng trước những tình trạng ở đó: luật pháp và trật tự ngoài vòng kiềm soát, bạo động, ma túy, súng ống, cướp bóc, cưỡng hiếp và tội phạm; tình trạng đói nghèo ngay ở một đất nước vô cùng giàu có; các quyền thái quá của cá nhân làm ảnh hưởng đến cả cộng đồng; và tội phạm thường xuyên thoát khỏi sự trừng phạt vì luật pháp bảo vệ các quyền con người một cách thái quá. Ở Hoa Kỳ, mối quan tâm của cộng đồng bị hy sinh vì các quyền con người của những kẻ buôn bán và tiêu thụ ma túy. Tội phạm liên quan đến ma túy phát triển mạnh. Trường học bị tiêm nhiễm. Học sinh chểnh mảng học hành và bạo lực rất cao, tỷ lệ bỏ học cao, kỷ luật và dạy dỗ kém, tạo ra những sinh viên rồi những nhân công kém cỏi. Cái vòng tròn luẩn quẩn cứ tiếp diễn như vậy.[77]

Tôi không tin rằng nếu bạn là một người tự do, có đầy đủ những ý kiến khác nhau, có đầy đủ những ý tưởng trái ngược nhau nơi thương trường, có đầy đủ “âm thanh và cuồng nộ” thì bạn sẽ thành công.[78]

Ý nghĩa về tính ưu việt văn hóa của Mỹ lại một lần nữa thấy rõ khi truyền thông Mỹ ca ngợi Đài Loan, Hàn Quốc, Philippines hoặc Thái Lan trở thành các chế độ dân chủ và có một nền báo chí tự do. Đó là thái độ khen ngợi rất kẻ cả, những lời khen của một nền văn hóa cao hơn đang “xoa đầu” một nền văn hóa thấp hơn. Và cùng chính cái tính ưu việt văn hóa ấy dẫn truyền thông Mỹ đến chỗ nhắm vào Singapore và chỉ trích chúng tôi là chuyên quyền, độc tài; một xã hội bị thống trị, bị bó buộc, cứng nhắc và khô khan. Tại sao vậy? Bởi vì chúng tôi không đồng ý với những quan điểm của họ về cách chúng tôi quản lý chính mình. Nhưng chúng tôi không thể để người khác thí nghiệm với chính cuộc sống của chúng tôi. Quan điểm của họ chỉ là lý thuyết, những lý thuyết chưa được chứng minh, chưa được chứng minh ở Đông Á, thậm chí chưa được chứng minh ở Philippines sau khi họ đã kiềm soát Philippines suốt năm mươi năm. Chúng cũng chưa hề được chứng minh ở Đài Loan, hay Thái Lan, hoặc Hàn Quốc.[79]

[77] Lý Quang Diệu, phát biểu tại Diễn đàn Sáng tạo 21 Asahi, Tokyo, 20/11/1992.

[78] Lý và Lý (Li vs Lee), Wall Street Journal, 24/8/2004.

[79] Lý Quang Diệu, Những thời khắc thú vị phía trước (Exciting Times Ahead), phát biểu tại tiệc Quốc khánh Tanjong Pagar GRC, Singapore, 12/8/1995.

Đa văn hóa sẽ phá tan nước Mỹ. Có một nguy cơ là rất đông người Mexico và các nước khác từ Nam và Trung Mỹ sẽ tiếp tục tìm đến Hoa Kỳ và lan truyền văn hóa của họ ra khắp nước Mỹ. Nếu họ phát triển nhanh hơn nhóm WASP [những người da trắng gốc Anglo-Saxon theo đạo Tin Lành] và chung sống với nhóm này thì văn hóa của nhóm nào sẽ lấn át? Phải chăng nhóm WASP sẽ làm thay đổi họ, hay chính những di dân sẽ thay đổi nền văn hóa hiện tại? Họ sẽ thay đổi lẫn nhau, nhưng sẽ thật buồn cho văn hóa Mỹ bị thay đổi từng phần.[80]

[80] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu: Những sự thật khó khăn để giúp Singapore đi tới, tr. 56; và Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill, 2/12/2011.

Nói về lâu dài cho nước Mỹ, nếu bạn tiên đoán thêm 100 năm, 150 năm nữa sang hẳn thế kỷ 22, việc bạn vẫn còn ở vị trí dần đầu hay không tùy thuộc vào mô hình xã hội mà bạn sẽ tiến đến, bởi vì nếu các xu hướng hiện tại tiếp tục, bạn sẽ có yếu tố Tây Ban Nha chiếm đến 30, 40% trong xã hội của bạn. Cho nên, câu hỏi là bạn sẽ làm cho người gốc Tây Ban Nha thành người Anglo-Saxon về văn hóa hay họ sẽ làm cho văn hóa của bạn mang tính Mỹ Latin hơn? Nếu họ cứ xâm nhập từng ít một và bạn phân tán họ ra khắp nước Mỹ, khi đó bạn sẽ thay đổi được văn hóa của họ,nhưng nếu họ đến với số lượng lớn như ở Miami, và họ tụ lại cùng nhau, hoặc như ở California, thì văn hóa của họ sẽ tiếp tục, và họ có thể tác động rất lớn đến văn hóa Anglo-Saxon xung quanh họ. Đó là một bài kiềm tra thực tế.[81]

[81] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Tom Plate và Jeffrey Cole.

Tôi không tán thành cách vận động chính trị của Mỹ hay Anh. Tôi không dám chắc ở châu Âu hiện nay người ta có soi mói sâu vào chuyện gia đình của bạn hay không, nhưng ở Mỹ, người ta làm như vậy. Người ta bàn đến Michelle Obama, bọn trẻ, những con chó nuôi trong nhà và đủ thứ. Có lẽ điều đó đem lại cho họ cảm giác tốt hơn về gia đình, nhưng chuyện đó giúp gì cho họ trong việc quyết định xem liệu Obama có phải là một Tổng thống tốt hay không, hay liệu ông ấy có đang tập trung vào những điều đúng đắn để làm cho nền kinh tế đi lên hay không?[82]

[82] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu: Những sự thật khó khăn để giúp Singapore đi tới, tr. 434.

Nền quản trị hiệu quả có cần “người giám hộ” không?

Với Singapore, thách thức cơ bản vẫn chưa thay đổi: trừ phi chúng tôi liên tục có rất nhiều người có năng lực cao để đảm nhận cương vị Thủ tướng và Bộ trưởng, nếu không điểm đỏ nhỏ bé Singapore sẽ trở thành một chấm đen tí xíu. Để tìm được những con người có năng lưc, tận tụy, chính trực và sẵn sàng cống hiến giai đoạn sung sức nhất của mình, và dám vượt qua quá trình bầu cử đầy rủi ro, chúng tôi không thể trả lương thấp cho các vị Bộ trưởng, và nói rằng phần thưởng duy nhất của họ chính là sự đóng góp của họ cho lợi ích chung được. Chúng tôi không đưa Singapore từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất bằng việc săn lùng những vị Bộ trưởng sẵn sàng hy sinh tương lai con cái của mình khi phải gánh vác nhiệm vụ phục vụ công chúng. Chúng tôi có một quá trình rất thực dụng, không đòi hỏi người có năng lực phải từ bỏ quá nhiều vì cộng đồng. Chúng tôi không hạ thấp Singapore xuống thành một quốc gia bình thường khác ở thế giới thứ ba bằng việc né tránh vấn đề trả công cho các Bộ trưởng với mức lương cạnh tranh.[83]

Người ta nói con người nghĩ cho bản thân? Nói một cách trung thực thì bạn có tin rằng một gã không học hết tiểu học lại biết rõ kết quả lựa chọn của mình khi gã trả lời theo bản năng câu hỏi về ngôn ngữ, văn hóa và tôn giáo không? Nhưng chúng tôi thì biết kết quả. Chúng tôi sẽ chết đói, chúng tôi sẽ bị xung đột sắc tộc. Chúng tôi sẽ tan rã.[84]

[83] Lý Quang Diệu, thư gửi truyền thông Singapore. 18/1/2012.

[84] Han Fook Kwang, Warren Femadez và Sumiko Tan, Lý Quang Diệu: Con người và những ý tưởng (Lee Kwan Yew: The Man and His Ideas), Singapore: Straits Times, 1998, tr. 134.

Để có một chính phủ tốt, bạn phải có những con người giỏi trong chính phủ. Suốt bốn mươi năm qua, tôi đã quan sát thấy rằng ngay cả với một hệ thống chính phủ kém nhưng có những con người giỏi giang thì người dân vẫn có một chính phủ tạm ổn với mức tiến bộ kha khá. Mặt khác, tôi đã thấy nhiều hệ thống chính quyền lý tưởng bị thất bại. Hai nước Anh và Pháp đã viết hơn tám mươi bản hiến pháp cho các thuộc địa khác nhau của mình. Chẳng có gì sai với các bản hiến pháp, các thiết chế, vấn đề chi tiêu và các cán cân cả. Thế nhưng xã hội lại không có những nhà lãnh đạo vận hành được các thiết chế đó và cũng không có những con người tôn trọng các thiết chế đó. Các nhà lãnh đạo thừa kế những bản hiến pháp này không đủ khả năng đảm đương công việc, và đất nước của họ thất bại, và hệ thống của họ sụp đổ trong cảnh bạo loạn, đảo chính và cách mạng.[85]

Nếu một dân tộc đánh mất hẳn niềm tin vào các thiết chế dân chủ của mình bởi vì họ không tìm thấy người đủ năng lực điều hành họ cho dù hệ thống đó rất tốt, thì dân tộc đó sẽ suy tàn. Cuối cùng, chính người dân mới vận hành hệ thống để cho nó đi vào cuộc sống.[86]

[85] Lý Quang Diệu, Một Bộ trưởng giỏi đáng giá bao nhiêu? (How Much Is a Good Minister Worth?), phát biểu trong một cuộc tranh luận tại nghị viện Singapore về mức lương cho Bộ trưởng. Singapore, 1/11/1994.

[86] Michael D. Barr. Lý Quang Diệu: Những niềm tin đằng sau con người (Lee Kwan Yew: The Beliefs behind the Man), Washington D.C., Georgetown University Press, 2000, tr. 212.

Rất cần thiết phải bồi dưỡng một thế hệ ở trên đỉnh của xã hội sao cho thế hệ ấy có đủ phẩm chất cần thiết để dẫn dắt và đem lại cho người dân cảm hứng và động lực để đi tới thành công. Nói tóm lại, chính là tầng lớp tinh hoa, tất cả những người có tiềm năng phát triển rực rỡ đều phải được như vậy. Đó chính là mũi nhọn trong xã hội những con người để gửi gắm tốc độ tiến bộ của chúng ta[87].

[87] Lý Quang Diệu, Những gánh nặng mới trong hệ thống giáo dục của chúng ta (New Bearings in Our Education System), phát biểu với các hiệu trưởng trường học ở Singapore. Singapore. 29/8/1966.

Dân chúng chỉ có thể kiểm soát được chính mình và đạt được những nhu cầu của họ thông qua các nhà lãnh đạo truyền thống hoặc thông qua các nhà lãnh đạo đại diện. Một xã hội nề nếp với lịch sử liên lạc lâu đời, giống như Anh hoặc Nhật Bản, đều có tinh thần đoàn kết dân tộc và thiết chế dựa vào vua và hoàng gia, một tôn giáo và các chức sắc của giáo hội, tầng lớp tinh hoa trong các đảng cầm quyền thay nhau nắm quyền lực, tầng lớp tinh hoa trong giới công chức và lực lượng vũ trang, tầng lớp tinh hoa trong thương mại, công nghiệp và trong các ngành nghề.[88]

Không có cách nào để vận hành một đất nước tốt hơn là dùng người giỏi nhất cho công việc khó khăn nhất.[89]

Phải chăng Hoa Kỳ có nguy cơ trở thành chân Âu?

Nếu bạn theo ý thức hệ của châu Âu, bạn tất sẽ sụp đổ. Trong xã hội luôn có sự tranh giành, vì những người thành tích kém muốn được ủng hộ nhiều hơn nhưng việc giải quyết nhu cầu của họ phải được thực hiện theo cách thức không giết chết sự động viên, khích lệ.[90]

[88] Lý Quang Diệu, phát biểu tại một Tiệc lập nghiệp, Singapore. 25/9/1984.

[89] Faris Mokhtar, Nhân tài nước ngoài cho phép Singapore vượt xa sức mạnh của mình (Foreign Talent Allows Singapore to Punch above Its Weight), Yahoo, 22/7/2011.

[90] Bộ trưởng Lao động Chao gặp Lý Quang Diệu, Bộ trưởng cố vấn của Singapore. 29/8/2008, điện tín mật từ Patricia L. Herbolcl nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Singapore, 18/9/2008.

Các chính phủ ở Mỹ và châu Âu tin rằng họ có thể luôn sẵn sàng ủng hộ người nghèo và người có nhu cầu: góa phụ, trẻ mồ côi, người già và vô gia cư, những nhóm thiểu số thiệt thòi, những bà mẹ đơn thân. Các nhà xã hội học của họ giải thích lý thuyết cho rằng khó khăn và thất bại không phải do tính cách cá nhân con người mà do những lỗi trong hệ thống kinh tế. Cho nên công tác từ thiện trở thành “quyền”, và nỗi nhục phải sống nhờ vào lòng từ thiện biến mất. Thật không may, chi phí phúc lợi tăng nhanh hơn khả năng nâng thuế của chính phủ để chi trả cho các khoản đó. Chi phí chính trị của việc tăng thuế rất cao. Các chính phủ phải chọn cách dễ dàng là vay mượn để đem lại lợi ích lớn hơn cho thế hệ cử tri hiện tại và chuyển mọi chi phí cho thế hệ tương lai lúc này chưa phải là cử tri. Điều này dẫn đến thâm hụt ngân sách chính phủ thường xuyên và nợ công cao.[91]

[91] Lý Quang Diệu, Liệu Singapore có trở thành một quốc gia nữa phát triển chậm lại? (Will Singapore Be Another Slow-Growing Developed Nation?), phát biểu tại Đại học Công nghệ Nanyang, Singapore, 14/3/1996.

Chúng tôi thích người dân Singapore cạnh tranh với nền văn hóa tự lực này của Mỹ. Đặc điểm văn hóa này làm cho người Mỹ trở thành những doanh nhân vĩ đại có nghị lực, sức sống và nhiệt tình liên tục thích nghi và thay đổi hoạt động kinh doanh của mình, và do đó thay đổi nền kinh tế của họ tốt hơn hẳn người châu Âu hoặc người Nhật.[92]

[92] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm Trường Mỹ - Singapore. Singapore. 11/4/2006.

Nếu Hoa Kỳ giống châu Âu hơn, với mạng lưới an sinh xã hội rộng khắp, trợ cấp cho người thất nghiệp, chăm sóc y tế sẽ tiêu tốn của họ thêm 1,2 nghìn tỷ đô la trong vòng mười năm tới - tôi không biết sẽ lấy đâu ra số tiền này - nếu Hoa Kỳ đi theo con đường đó, Hoa Kỳ sẽ trở thành một nền kinh tế chậm chạp hơn, kể cả sau khi khối doanh nghiệp tư nhân tiếp quản.[93]

Mỹ cần làm gì để duy trì địa vị bá chủ toàn cầu?

Thế kỷ 21 sẽ là một cuộc tranh giành vị trí đứng đầu ở khu vực Thái Bình Dương, bởi vì đây chính là nơi tăng trưởng. Đó cũng là nơi khơi nguồn cho sức mạnh kinh tế toàn cầu. Nếu Hoa Kỳ không giữ được vị thế của mình ở Thái Bình Dương, Hoa Kỳ sẽ không thể là thủ lĩnh của thế giới.[94]

Lợi ích cốt lõi của Hoa Kỳ đòi hỏi rằng nước này phải duy trì được vị thế siêu cường ở Thái Bình Dương. Từ bỏ vị trí này sẽ hủy hoại vai trò của Mỹ trên toàn thế giới.[95]

[93] Phiên hỏi đáp với Lý Quang Diệu tại Hội nghị Thượng đỉnh CEO của APEC, Singapore, 13/11/2009.

[94] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Charlie Rose, 22/10/2009.

[95] Lý Quang Diệu, phát biểu tại tiệc kỷ niệm 25 năm của Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ- ASEAN.

Để bám trụ tại Thái Bình Dương. Hoa Kỳ không nên để xảy ra tai họa thâm hụt tài chính. Nếu có thâm hụt tài chính và xảy ra tình trạng sụt giảm đồng đô la vì bất kỳ lý do gì và các ngân hàng, tất cả các quỹ phòng ngừa rủi ro (hedge fund) cùng tất cả người dân đi đến kết luận rằng Hoa Kỳ sẽ không giải quyết được thâm hụt này, khi đó mọi người bắt đầu chuyển tài sản của họ ra, thì điều này sẽ tạo ra rắc rối thật sự. Nợ của Mỹ là điều khiến tôi lo lắng nhất, bởi vì chắc chắn nó sẽ tác động mạnh mẽ đến vai trò lãnh đạo toàn cầu của Mỹ.[96]

Hoa Kỳ không thể để những lo lắng của mình với khu vực Trung Đông - Iraq, Iran, Israel và dầu mỏ - cho phép những nước khác, đặc biệt là Trung Quốc, chiếm mất những lợi ích của mình tại Đông Nam Á. Người Trung Quốc không hề bị phân tâm. Họ đang tìm kiếm năng lượng ở khắp mọi nơi, và họ đang kết bạn ở khắp mọi nơi, kể cả ở đây.[97]

[96] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Charlie Rose.

[97] Christopher s. Bond và Lewis M. Simong, Mặt trận tiếp theo: Đông Nam Á và con đường đi tới hòa bình trên toàn cầu với đạo Hồi (The Next Front: Southeast Asia and the Road to Global Peace with Islam), New York: John Wiley and Song, 2009, tr. 223.

o0o