Lý Quang Diệu - Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới - Chương 06

Chương 6. Tương lai tăng trưởng kinh tế quốc gia

Những bài học về sự vươn lên của Singapore từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất chỉ trong một thế hệ là gì? Đâu là những động lực chính cho sự tăng trưởng và cạnh tranh của quốc gia? Những nhân tố vô hình hơn như các giá trị đóng vai trò gì trong việc thúc đẩy tăng trưởng và cạnh tranh? Nhân công thời nay cần nắm giữ những năng lực cốt lõi gì? Câu trả lời thấu đáo của Lý Quang Diệu cho những câu hỏi này rút ra từ kinh nghiệm tuyệt vời của ông trong việc đưa Singapore đi từ thế giới thứ ba lên thế giới thứ nhất chỉ trong vài thập kỷ.

Những bài học từ sự vươn lên của Singapore từ thế giới thử ba lên thế giới thứ nhất chỉ trong một thế hệ là gì?

Định nghĩa của tôi về một dân tộc Singapore là chúng tôi chấp nhận rằng bất kỳ ai gia nhập với chúng tôi, là một phần của chúng tôi. Và đó là một quan niệm của người Mỹ. Bạn có thể giữ nguyên tên gọi của mình,

Brzezingktr Berlusconi, bất kỳ là gì, nhưng bạn đến, gia nhập với tôi, thì bạn là người Mỹ. Chúng tôi cần người tài, chúng tôi đón nhận họ. Đó là đặc trưng mang tính định nghĩa của chúng tôi.[229]

[229] Han Fook Kwang, Zuraidah Ibrahim. Chua Mui Hoong. Lydia Lim, Ignatius Low, Rachel Lin và Robin Chan, Lý Quang Diệu: Những sự thật khó khăn để giúp Singapore đi tới (Lee Kuan Yew: Hard Truths to Keep Singapore Going). Singapore: Straits Times, 2011, tr. 292.

Khi tôi mới bắt đầu, câu hỏi đặt ra là làm cách nào Singapore có thể kiếm sống so với các nước láng giềng có nhiều tài nguyên thiên nhiên, nhân lực và có diện tích rộng lớn hơn. Làm cách nào chúng tôi khác biệt được với họ? Họ không có những hệ thống sạch thì chúng tôi vận hành những hệ thống sạch. Pháp quyền của họ yếu thì chúng tôi bám chắc lấy pháp luật. Một khi chúng tôi đã đi đến thống nhất hoặc ra một quyết định, chúng tôi bám chắc theo nó. Chúng tôi lấy được niềm tin và tín nhiệm của các nhà đầu tư. Hạ tầng đẳng cấp thế giới, đội ngũ nhân viên hỗ trợ đẳng cấp thế giới, tất cả đều được đào tạo bằng tiếng Anh. Giao thông liên lạc thuận lợi bằng đường không, đường biển, cáp, vệ tinh, và giờ đây là qua Internet.[230]

Dục tốc bất đạt. Không ai muốn đánh mất bản sắc đạo đức, văn hóa, tôn giáo và thậm chí ngôn ngữ của mình cả. Để tồn tại như một quốc gia thống nhất, bạn cần phải có chung một vài đặc điểm nhất định, có những điểm chung nhau. Nếu bạn hành động kiểu “nỗi áp suất”, bạn sẽ gặp vấn đề. Nếu bạn đi nhẹ nhàng, nhưng vững chắc, logic của các sự kiện sẽ mang lại không phải là sự đồng hóa mà là sự hội nhập. Nếu tôi tìm cách gán ép tiếng Anh cho tất cả người dân Singapore, tôi sẽ đối mặt với tình trạng nổi loạn khắp nơi. Nếu tôi tìm cách gán ép tiếng Trung, tôi sẽ ngay lập tức bị phản đối. Nhưng tôi cho tất cả các bậc phụ huynh quyền lựa chọn giữa tiếng Anh và ngôn ngữ mẹ đẻ của họ, tùy họ lựa chọn gì cũng được. Nhờ sự lựa chọn tự do của họ cộng thêm những lợi ích của thị trường trong một thời gian chỉ ba mươi năm chúng tôi có tiếng Anh là ngôn ngữ thứ nhất và tiếng mẹ đẻ là thứ hai. Chúng tôi chuyển một trường đại học dạy bằng tiếng Trung chuyển sang dạy bằng tiếng Anh. Nếu việc thay đổi này bị ép uổng trong năm hoặc mười năm thay vì được tiến hành trong hơn ba mươi năm - và bằng quyền lựa chọn tự do - thì sẽ là một thảm họa.[231]

[230] Han Fook Kwang, Zuraidah Ibrahim. Chua Mui Hoong. Lydia Lim, Ignatius Low, Rachel Lin và Robin Chan, Lý Quang Diệu: Những sự thật khó khăn để giúp Singapore đi tới (Lee Kuan Yew: Hard Truths to Keep Singapore Going). Singapore: Straits Times, 2011, tr.156- 157.

[231] Fareed Zakaria, Văn hóa là định mệnh: Đàm thoại với Lý Quang Diệu (Culture Is Destiny: A Conversation with Lee Kwan Yew). Foreign Affairs, tập 73, số 2 (tháng 3 - 4/1994), tr. 120 (nhấn mạnh trong nguyên bàn).

Hầu hết những thất bại ở thế giới thứ ba là kết quả của các nhà lãnh đạo trong giai đoạn ngay sau khi giành được độc lập, những năm 1960 tới 1980, bám theo quan điểm thịnh hành khi đó rằng chủ nghĩa xã hội và doanh nghiệp nhà nước sẽ thúc đẩy phát triển. Các chính sách kinh tế can thiệp của họ dẫn tới tình trạng phân bổ sai các nguồn lực và làm tăng nguy cơ tham nhũng. Quan điểm đó bị phá bỏ khi Liên Xô sụp đổ. Không có lý do gì các nhà lãnh đạo thế giới thứ ba lại không thể thành công trong việc đạt được tăng trưởng và phát triển nếu như họ có thể duy trì được trật tự xã hội, giáo dục người dân, giữ gìn hòa bình với các nước láng giềng và giành được niềm tin của các nhà đầu tư bằng việc đề cao pháp trị.[232]

[232] Lý Quang Diệu, Với các nhà lãnh đạo thế giới thứ ba: Hy vọng hay tuyệt vọng? (For Third World Leaders: Hope or Despair?), bài thuyết trình Colling Family International Fellowship, Cambridge, Massachusetts, 17/10/2000.

Đâu là những động lực chính cho sự tăng trưởng và cạnh tranh của quốc gia?

Mức sống của một dân tộc tùy thuộc vào nhiều nhân tố cơ bản: trước hết là các nguồn lực họ có sẵn với người dân; thứ hai, mức độ năng lực công nghệ và các tiêu chuẩn phát triển công nghiệp; thứ ba, tiêu chuẩn giáo dục và đào tạo; và thứ tư, văn hóa, tính kỷ luật và động lực trong lực lượng lao động.[233]

Nhân khẩu, chứ không phải dân chủ, sẽ là nhân tố cần thiết nhất cho an ninh và tăng trưởng trong thế kỷ 21. Các nước đón nhận người nhập cư tốt nhất sẽ có lợi thế kinh tế, nhưng các chính sách di dân mở cũng đi kèm với những rủi ro. Những làn sóng người nhập cư mới sẽ rất khác biệt về sắc tộc, trình độ giáo dục thấp hơn, và đôi khi thiếu kỹ năng. Dần dần các chính phủ sẽ thấy rằng vấn đề nhập cư không thôi không thể giải quyết được những rắc rối về nhân khẩu và rằng sự tham gia tích cực hơn của chính phủ vào việc khuyến khích hay phản đối xu hướng sinh sản có thể lại là cần thiết.[234]

[233] Lý Quang Diệu, phát biểu tại cuộc mít tinh Quốc khánh tại Sành hội nghị Singapore, Singapore, 18/8/1985.

[234] Lý Quang Diệu, Sự sinh sôi tự do kinh doanh (Laissez-Fatre Procreation). Foreign Policy, 30/8/2005.

Chất lượng nguồn nhân lực của một quốc gia là nhân tố quan trọng nhất và duy nhất quyết định sức cạnh tranh của quốc gia. Chính tư duy đổi mới, đầu óc kinh doanh, khả năng làm việc nhóm và đạo đức nghề nghiệp của một dân tộc mới đem lại cho họ lợi thế cạnh tranh sắc bén.[235]

Có ba thuộc tính rất quan trọng trong cuộc cạnh tranh này - đầu óc kinh doanh, tư duy đổi mới và trình độ quản lý. Đầu tiên là đầu óc kinh doanh để tìm ra những cơ hội mới và chấp nhận mạo hiểm có tính toán. Bất động là con đường chắc chắn đi tới diệt vong. Thuộc tính thứ hai, tư duy đổi mới, là những gì tạo ra các sản phẩm mới cùng những quy trình làm tăng giá trị. Nhân tố thứ ba là trình độ quản lý tốt. Để tăng trưởng, bộ phận quản lý doanh nghiệp phải mở ra những thị trường mới và tạo ra những kênh phân phối mới.[236]

Kinh tế được thúc đẩy bởi kiến thức mới, những phát hiện mới về khoa học và công nghệ, những cách tân được các doanh nghiệp đưa ra thị trường. Cho nên trong khi học giả vẫn là nhân tố lớn nhất đối với tiến bộ kinh tế, họ sẽ chỉ làm được như vậy nếu họ sử dụng trí tuệ của mình - chứ không phải chỉ nghiên cứu những quốc sách hay những bài giảng kinh điển và thơ ca, mà cần nắm bắt và khám phá kiến thức mới, ứng dụng vào nghiên cứu và phát triển, quản lý và tiếp thị, ngân hàng và tài chính, và vô vàn những chủ đề mới cần được nắm bắt. Những người có đầu óc siêu việt để trở thành các học giả cùng cần trở thành những nhà phát minh, nhà cải cách, nhà tư bản và doanh nhân; họ phải mang những sản phẩm và dịch vụ mới tới thị trường để làm giàu cho cuộc sống của mọi người ở khắp mọi nơi.[237]

[235] Lý Quang Diệu. Tái tổ chức toàn cầu: Một cách hiểu về động nâng mới của châu Á (Global Realignment: An Interpretation of Asia’s New Dynamism), phát biểu tại Hội nghị Chiến lược Toàn cầu, Singapore. 6/6/1990.

[236] Lý Quang Diệu, Những thuộc tính để thành công (Attributes for Success). phát biểu tại tiệc và lễ trao giải Enterprise 50 năm 1999, Singapore, 25/11/1999.

[237] Lý Quang Diệu. Văn hóa Đông và Tây và hiện đại hóa (Eastem and Westem Cultures and Modemization), phát biểu tại Diễn đàn Khoa học Trung Quốc về khoa học nhân văn, Bắc Kinh, 21/4/2004.

Khung cảnh đầu tư toàn cầu đang thay đổi. Thứ nhất, những tiến bộ trong công nghệ và quá trình toàn cầu hóa làm giảm chi phí gia công, làm cho khoảng cách không còn là một trở ngại và làm thay đổi quan niệm kinh tế học về cách các doanh nghiệp có thể cơ cấu hoạt động của họ một cách tốt nhất ở nhiều quốc gia. Thứ hai, công nghệ và đổi mới trở thành những nhân tố quan trọng hơn đối với thành công kinh tế. Xếp hạng Cạnh tranh Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2000 chú trọng nhiều hơn đến sức sáng tạo kinh tế. Báo cáo này phân biệt giữa các nước đổi mới với các nước chỉ thuần túy là chủ thể tiếp nhận chuyển giao công nghệ, phản ánh sức nặng mà giới đầu tư dành cho mức độ tinh vi về công nghệ, và không chỉ đơn giản là chi phí lương thấp. Thứ ba. cạnh tranh đầu tư đã tăng lên. Chìa khóa cho đổi mới và công nghệ là con người. Chúng ta phải phát triển và bồi dưỡng những tài năng của mình để đổi mới và sáng tạo sẽ được gắn liền với giáo dục và đào tạo. Hệ thống giáo dục của chúng tôi đang được chinh đốn để khuyến khích đổi mới và sáng tạo, từ nhà trẻ tới đại học, và gắn với học tập suốt đời.[238]

[238] Lý Quang Diệu, phát biểu tại tiệc kỷ niệm của Phòng Thương mại Quốc tế Singapore, Singapore, 15/11/2000.

Hiện nay, đã có cả một thị trường toàn cầu vì hàng hóa, dịch vụ, vốn và kiến thức mang tính linh hoạt hơn nhiều. Những bước phát triển này thúc đẩy quá trình hòa nhập của các thị trường khu vực. Tuy nhiên, để được lợi từ toàn cầu hóa, các quốc gia cần bảo đảm rằng luật pháp và các thiết chế của họ tạo điều kiện cho lưu thông toàn cầu. Luôn có nhu cầu căn bản đối với pháp trị. Nó bảo đảm cho sự ổn định và khả năng dự đoán trước. Tiếp đến, giữa các quốc gia tham gia sẽ dần hình thành sự tương thích về luật pháp và quy định điều chinh thương mại và đầu tư. Pháp trị cùng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh tế bằng việc giảm bớt chi phí giao dịch. Các Đế chế La Mã và Anh quốc là những ví dụ trong lịch sử về sự phát triển của thương mại trong hàng trăm năm dưới sự bảo vệ của một hệ thống luật pháp toàn diện và thống nhất.[239]

[239] Lý Quang Diệu, phát biểu tại tiệc Hội nghị Luật pháp Thiên niên kỷ, Singapore. 11/4/2000.

Giờ đây các doanh nghiệp săn lùng nhân tài và cơ hội trên toàn cầu. Họ sáng chế, hợp tác hoặc giành được những công nghệ và năng lực tiềm tàng trên toàn cầu để bảo đảm khả năng cạnh tranh của mình. Nhờ Internet làm tăng khả năng thử thách các thị trường nên các doanh nghiệp ở châu Á phải cạnh tranh trên sân chơi này hoặc sẽ bị gạt ra ngoài lề. Đối tác tương ứng cấp quốc gia của các doanh nghiệp săn lùng nguồn lực trên toàn cầu chính là một xã hội chào đón những tài năng từ nước ngoài. Các xã hội thành công là những xã hội dễ dàng đồng hóa người nước ngoài. Thung lũng Silicon là một nơi như thế. Nơi đây không chỉ “mù màu” và trọng đãi nhân tài mà còn có một nền văn hóa thu hút những người mới. Các doanh nhân châu Á phải hình thành những đặc tính này và có nhận thức ở tầm toàn cầu.[240]

[240] Lý Quang Diệu, phát biểu tại Hội nghị Singapore TechVenture 2000, San Francisco, California, 9/3/2000.

Hội tụ và cạnh tranh cùng sẽ mang lại những thay đổi ở quy mô công ty và ngành. Các tập đoàn đa quốc gia sẽ trở thành các tổ chức đa văn hóa để cạnh tranh thành công trong những khu vực dựa trên tri thức. Các tập đoàn thu nhận ý tưởng từ một nền văn hóa duy nhất sẽ thua cuộc trong việc cách tân đổi mới. Những công ty có sự đa dạng đầy sáng tạo của nhiều nền văn hóa và ý tưởng sẽ vượt lên. Để cạnh tranh ở tầm vóc toàn cầu, các công ty sẽ phải tuyển mộ nhân tài vào các vị trí then chốt từ những quốc gia họ hoạt động. Các tập đoàn sẽ cần những người giỏi nhất trên khắp thế giới cho các vị trí quan trọng. Bậc thầy về quản lý Peter Drucker dự đoán rằng thay đổi lớn nhất trong cách tiến hành kinh doanh trong thế kỷ tới sẽ là sự gia tăng nhanh chóng các mối quan hệ không dựa vào sở hữu mà dựa vào quan hệ đối tác.[241]

[241] Lý Quang Diệu, Châu Á, Mỹ và châu Âu trong thiên niên kỳ tới: Tiến tới sự bổ sung và hội tụ kinh tế (Asia America and Europe in the Next Millennium: Towards Economic Complementarity and Convergence). phát biểu tại Hội thảo ABN-AMRO, Amsterdam, 6/6/1997 (nhấn mạnh trong nguyên bàn).

Chúng tôi cần tiếp tục thu hút càng nhiều càng tốt những người có tài và có năng lực từ Trung Quốc. Ấn Độ, trong khu vực và từ các nước phát triển, để bổ sung thêm cho đội ngũ của mình. Không có nguồn bổ sung nhân tài từ nước ngoài thì ngay cả Hoa Kỳ cùng không thể thành công đến vậy. Bom nguyên tử của họ là nhờ những nhân tài châu Âu trốn tránh chế độ Hitler vào những năm 1930 và 1940. Ngay cả chương trình không gian của Mỹ khởi động được cùng là nhờ nhà khoa học người Đức chuyên về tên lửa [Wemher] von Braun. người sáng chế ra bom V trong Thế chiến II và bị quân đội Hoa Kỳ bắt giữ khi chiến tranh kết thúc. Ông được đưa về Mỹ. Kể từ đó, hằng năm, hàng nghìn chuyên gia, học giả, nhà nghiên cứu và nhà văn tài năng được hút từ Anh và EU [Liên minh châu Âu] sang Hoa Kỳ bởi vì họ được chào đón tại Mỹ và được trao mọi phương tiện để nghiên cứu hoặc trở nên thành công trong chuyên môn hay lĩnh vực kinh doanh của mình. Điều này làm tăng thành tích của nước Mỹ. Nếu Mỹ, với 280 triệu người, cần vươn lên hàng đầu với người tài thì Singapore, với ba triệu dân, cùng phải làm như vậy hoặc chúng tôi sẽ bị sạt bỏ sang nhóm thứ hai hoặc thứ ba.[242]

[242] Lý Quang Diệu, Rất nhiều bất trắc (Uncertainties Abound). phát biểu tại tiệc Quốc khánh lần thứ 37 Tanjong Pagar, Singapore. 16/8/2002.

Chúng tôi thu hút nhân tài chỉ từ ba triệu dân của mình. Một dãy núi thấp không chắc đã có những đỉnh cao sánh bằng ngọn Everest. Bạn cần có một dãy núi chạy dài như Himalaya trừ phi bạn là một dân tộc đặc biệt như người Do Thái ở Israel. Với một dân số gồm bốn triệu người Do Thái nhưng họ có số lượng nhân tài của một dân số hơn bốn mươi triệu tất cả mọi người đều biết rằng người Thượng Hải là những người thông minh và sắc sảo nhất. Nhưng rất ít người biết tại sao. Đó là bởi vì, trong hơn 150 năm, kể từ khi nơi này trở thành một hải cảng cho các cường quốc nước ngoài, nó đã thu hút những con người có hoài bão nhất, mạnh mẽ nhất và tài năng nhất đến từ châu thổ sông Dương Tử. Triết Giang, Giang Tô và những tỉnh khác dọc con sông, một vùng lưu vực sông của khoảng 200 - 300 triệu người. Mặc dù Thượng Hải thường xuyên đề mất những nhà lãnh đạo cho Bắc Kinh, nhưng nơi đây vẫn có rất nhiều người tài, bởi vì thành phố không chỉ phụ thuộc vào mười hai triệu dân của mình.[243]

[243] Lý Quang Diệu, phát biểu tại tiệc kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 34 Tanjong Pagar, Singapore, 14/8/1999.

Bước tiến ấn tượng của những quốc gia công nghiệp có lực lượng lao động có ý thức về năng suất, chẳng hạn Nhật Bản, và sự đi xuống đáng buồn của những nước ở châu Âu với lực lượng lao động bị sa lầy trong những quan điểm tiêu cực của nghiệp đoàn, như Anh quốc, là những bài học thấy rõ mà chúng tôi phải học. Người Singapore phải ghi nhớ nằm lòng một sự thật đơn giản: trừ phi chúng tôi cải thiện được bản thân thông qua giáo dục và đào tạo, và thông qua phát triển ý chí trở thành một dân tộc năng suất, nếu không tương lai của chúng tôi sẽ không thể được bảo đảm.[244]

Áp lực của sự đố kỵ là điều tất yếu. Nhưng hãy nghĩ đến một khả năng khác, đó là tăng trưởng chậm chạp. Sự chênh lệch sẽ vẫn còn giữa bên cao và bên thấp do quá trình toàn cầu hóa, nhưng tất cả chúng ta đều nghèo đi, phải không nào? Tôi chẳng thấy lợi ích gì trong việc ngừng tăng trưởng, bởi vì sự đố kỵ vẫn còn đó.[245]

[244] Lý Quang Diệu, thông điệp Ngày Quốc tế Lao động, 1/5/1984.

[245] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu, tr. 173-174.

Những nhân tố vô hình hơn như các giá trị đóng vai trò gì trong việc thúc đẩy tăng trưởng và cạnh tranh?

Bên cạnh những thước đo kinh tế tiêu chuẩn về năng suất và sức cạnh tranh, còn có những nhân tố vô hình như văn hóa, tôn giáo và những đặc điểm sắc tộc và đặc tính quốc gia khác ảnh hưởng đến kết quả. Để một nền kinh tế hiện đại thành công được, tất cả dân số phải được giáo dục. Trung Quốc xây dựng cơ sở vật chất tốt hơn Ấn Độ. Bộ máy quan liêu của Trung Quốc rất có phương pháp trong việc tiếp nhận những cách làm hay nhất trong hệ thống quản trị và chính sách công của họ. Chính sức sáng tạo của giới lãnh đạo, thái độ sẵn lòng học hỏi từ kinh nghiệm ở đâu đó, triển khai những ý tưởng mới nhanh chóng và quyết đoán thông qua một hệ thống dịch vụ công hiệu quả, và thuyết phục đa số người dân rằng rất đáng tiến hành những cải cách mạnh mẽ, mới quyết định sự phát triển và tiến bộ của một quốc gia.[246]

[246] Lý Quang Diệu, Quản lý toàn cầu hóa: Bài học từ Ấn Độ và Trung Quốc (Managing Globalization: Lessons from India and China), phát biểu tại lễ ra mắt chính thức của Trường Chính sách công Lý Quang Diệu, Singapore, 4/4/2005.

Tinh thần đổi mới và doanh nghiệp còn quan trọng hơn cả khả năng công nghệ. Trong một thời đại của những thay đổi công nghệ đáng kinh ngạc, thì chính những cá nhân kinh doanh, luôn sẵn sàng nắm bắt lấy các cơ hội mới, những người sáng tạo ra các ý tưởng và lĩnh vực kinh doanh mới, mới luôn vượt lên phía trước. Những doanh nhân bình thường có thể kiếm sống bằng việc là những người ăn theo giỏi, nhưng những phần thưởng lớn luôn thuộc về những người đổi mới và biết kinh doanh.[247]

Bạn tạo ra các doanh nhân của mình từ đâu? Có phải từ tầng lớp cao nhất? Ở Singapore rất thiếu những tài năng kinh doanh. Chúng tôi phải bắt đầu thử nghiệm. Những việc dễ - chỉ cần có một bộ óc mới tinh để tiếp nhận kiến thức và đào tạo được - chúng tôi đã làm rồi. Giờ đến phần khó khăn. Để làm cho những bộ óc có học thức và giỏi tính toán trở nên cách tân hơn, năng suất hơn, quả thật không dễ. Nó đòi hỏi phải thay đổi nếp nghĩ, đòi hỏi có một tập hợp những giá trị khác hẳn.[248]

[247] Lý Quang Diệu, Singapore: Nền kinh tế thế kỷ (Singapore: A 21st-Century Economy), phát biểu tại Phòng Thương mại, Công nghiệp và Tàu biển Barcelona, Barcelona, 14/9/2005.

[248] Kevin Hamlin, Tái tạo Singapore (Remaking Singapore), Ingtitutional investor, tháng 5/2002.

Những thói quen đem lại năng suất cao ở đội ngũ nhân công chính là kết quả của những giá trị được cấy sâu vào họ ở nhà, ở trường học và ở nơi làm việc. Những giá trị này phải được củng cố qua thái độ của xã hội. Một khi đã hình thành, giống như một ngôn ngữ mà xã hội sử dụng, các thói quen có xu hướng trở thành một chu kỳ tự tái tạo, tự duy trì. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng 55% lực lượng nhân công của chúng tôi vẫn thừa nhận rằng họ sợ bị các đồng nghiệp ghét bỏ vì làm việc tốt. Chừng nào thái độ này còn tồn tại thì sẽ không thể khuyến khích được thành tích cao do những tiêu chuẩn còn thịnh hành của những nhân công kém cỏi. Những nhân công giỏi hơn sẽ ngại trở thành những đầu tàu. Thái độ này rất tiêu cực. Người Singapore phải hiểu rằng lợi ích nhóm của họ sẽ tăng lên nếu từng người lao động cố gắng đạt được thành tích cao nhất, và do đó khích lệ đồng nghiệp làm tốt hơn nữa, qua chính tấm gương của mình. Không có cách nào tốt hơn là ví dụ của chính bản thân những người quản lý và những lãnh đạo cấp cơ sở nhằm đem lại sự thay đổi về thái độ và giá trị. Những quan niệm lỗi thời rằng người quản lý là những kẻ bóc lột nhân công đã không còn phù hợp trong mỗi trường công nghiệp hiện nay. Lỗi thời không kém là những quan điểm quản lý rằng các nhà hoạt động nghiệp đoàn là những đối tượng chuyên gây phiền phức. Đây là những nếp nghĩ của quá khứ. Đây là những khuôn mẫu cần loại bỏ nếu chúng ta định xây dựng mối quan hệ tin tưởng và hợp tác giữa bộ phận quản lý, nghiệp đoàn và người lao động.[249]

[249] Lý Quang Diệu, Nâng suất: Thời điểm hành động (Productivity: Time for Action), phát biểu tại lễ phát động Tháng Năng suất 1983 tại Sành hội nghị Singapore, Singapore. 1/11/1983.

Chúng tôi đã tập trung vào những vấn đề thiết yếu có ở Singapore. Chúng tôi dùng gia đình đề thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, cụ thể hóa hoài bão của một người và gia đình anh ta thành kế hoạch. Chẳng hạn chúng tôi tìm cách cải thiện trẻ em thông qua giáo dục. Chính phủ có thể tạo ra một bối cảnh trong đó người dân có thể sống hạnh phúc, thành đạt và thể hiện bản thân, nhưng cuối cùng chính những gì người dân làm với cuộc sống của họ lại quyết định thành công hay thất bại về kinh tế. Chúng tôi đã rất may mắn có được nền tảng văn hóa này gồm niềm tin vào tiết kiệm, làm việc chăm chỉ. đức hiếu thảo và lòng trung thành trong các đại gia đình, và trên hết, thái độ coi trọng học vấn và hiếu học. Dĩ nhiên, có lý do khác nữa cho thành công của chúng tôi. Chúng tôi có thể tạo ra được tăng trưởng kinh tế bởi vì chúng tôi tạo điều kiện cho những thay đổi nhất định trong khi chúng tôi đi từ một xã hội nông nghiệp lên một xã hội công nghiệp. Chúng tôi có lợi thế vì biết rõ kết quả cuối cùng sẽ như thế nào nhờ nhìn vào phương Tây và sau đó là Nhật Bản.[250]

[250] Zakaria, Văn hóa là định mệnh, tr. 114-115.

Ngôn ngữ và văn hóa đều phải thay đổi để giúp một dân tộc giải quyết được những vấn đề mới. Trên thực tế, sức mạnh của ngôn ngữ và văn hóa tùy thuộc vào khả năng linh hoạt của những nhân tố này trong việc giúp người dân thích ứng với những điều kiện đã thay đổi. Chẳng hạn, tiếng Nhật và văn hóa Nhật ở một thế kỷ trước kể từ giai đoạn Phục hưng Minh Trị năm 1868 đã phát triển và thay đổi đáng kể để đáp ứng những nhu cầu mới. Người Nhật thành công trong việc tiếp thu khoa học và công nghệ phương Tây bởi vì họ linh hoạt và thực dụng đối với ngôn ngữ và văn hóa của mình. Họ vay mượn những ý tưởng và thiết chế phương Tây mới mẻ. Họ giới thiệu nền giáo dục phổ thông, tạo ra hệ thống quốc hội lưỡng viện, đưa ra các bộ luật, và cải tổ quân đội cùng hải quân theo mô hình của Đức và Anh. Họ tự do dung nạp các từ ngữ phương Tây, làm gia tăng sức mạnh của tiếng Nhật. Tương tự, sau khi bại trận trong Thế chiến II, trong quá trình Mỹ chiếm đóng Nhật Bản và sau đó, các từ ngữ, ý tưởng và tổ chức xã hội của Mỹ được dung nạp và biến cải một cách có kiểm soát và cải thiện thêm, giống như họ sao chép và nâng cao thêm nhiều cải tiến của người Trung Quốc, chẳng hạn như bàn tính.[251]

[251] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ đón Tết Nguyên đán, Singapore, 15/2/1984.

Nhân công thời nay cần nắm giữ những nâng lực cốt lõi gì?

Không như nhân công ở thời đại máy móc lặp đi lặp lại, nhân công của tương lai phải phụ thuộc nhiều hơn vào kiến thức và kỹ năng của chính mình. Họ phải quản lý được những hệ thống điều khiển của chính họ, giám sát bản thân và nhận lấy trách nhiệm tự nâng cấp. Họ phải có tính kỷ luật đủ để suy nghĩ độc lập và tìm cách vươn lên mà không cần có ai theo sát sau lưng. Nhân công trong nền kinh tế mới không thể hài lòng với việc giải quyết vấn đề và hoàn thiện thêm những điều đã biết. Họ phải mạnh dạn và cải tiến, luôn tìm kiếm những cách thức mới mẻ để làm việc, tạo ra giá trị gia tăng, lợi ích gia tăng.[252]

Ngày nay, vì năng lực trong tiếng Anh không còn là một lợi thế cạnh tranh nữa nên nhiều quốc gia đang cố gắng dạy trẻ em tiếng Anh. Đó là kỹ năng cơ bản mà nhiều trẻ em muốn có được trong thế kỷ 21. Nếu ai đó muốn thành công, họ sẽ cần nắm vững tiếng Anh bởi vì đó là ngôn ngữ của kinh doanh, khoa học. ngoại giao và học thuật.[253]

[252] Lý Quang Diệu, Năng suất: Mọi cả nhân tạo ra khác biệt (Productivity: Every Inpidual Makes the Difference), phát biểu tại lễ phát động Chiến dịch Năng suất 1999, Singapore. 9/4/1999.

[253] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ khai trương Viện Ngôn ngữ Anh của Singapore, Singapore, 6/9/2011.

o0o