Lý Quang Diệu - Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới - Chương 10 (Hết)

Chương 10. Kết luận

Khi các nhà làm chính sách ở Washington, các chuyên gia chính sách đối ngoại, các lãnh đạo doanh nghiệp và những công dân am hiểu đọc xong tập sách tóm lược này, chúng tôi tự tin rằng họ sẽ có cái nhìn rõ rệt hơn về những điều phức tạp và thách thức mà nước Mỹ sẽ phải đối mặt trong thập kỷ tới và sau đó nữa. Như tiêu đề sách đã gợi ý, Lý Quang Diệu đem lại cho vị Tổng thống tiếp theo và tất cả chúng ta một chiếc la bàn đáng tin cậy để chèo lái cả thế giới. Ở đây, chúng tôi xin kết luận bằng một vài hiểu biết mang tính chiến lược mà chúng tôi thấy là có giá trị nhất từ người đàn ông lặng lẽ, nói năng lưu loát, cực kỳ tự tin nhưng vô cùng khiêm tốn này, một con người mà chúng ta học hỏi được rất nhiều.

1. Ý định của Trung Quốc là trở thành cường quốc lớn nhất thế giới. Chính sách của mọi chính phủ đối với Trung Quốc, đặc biệt các quốc gia láng giềng, đã lưu ý đến điều này. Các chính phủ này đang định vị lại chính họ bởi vì họ biết rằng sẽ có những hậu quà nếu họ làm phật ý Trung Quốc khi những lợi ích cốt lõi của nước này bị đe dọa. Trung Quốc có thể áp đặt những hình thức trừng phạt kinh tế chỉ đơn giàn bằng cách không cho tiếp cận thị trường 1,3 tỷ người của mình, với mức thu nhập và sức mua đang ngày càng tăng lên.

2. Các cách thức Trung Quốc thể hiện sức mạnh của mình chắc chắn sẽ khác hẳn so với thời kỳ trước đây. Hãy thử xem trường hợp hiện tại của Đông Á, nơi rõ ràng họ đã xác lập được một vị thế kinh tế thống trị trong mối quan hệ với các nước láng giềng, và sử dụng vị thế đó, kể cả việc tiếp cận một thị trường 1,3 tỷ dân và những khoản đầu tư lớn vào các nước khác, sao cho có lợi cho mình. Nếu các nước hoặc các doanh nghiệp không chấp nhận vị thế của Trung Quốc và có thái độ tôn trọng thích hợp thì họ sẽ đối diện với nguy cơ bị chặn lại trước một thị trường 1,3 tỷ người đang tăng trưởng rất nhanh.

3. Những phép ngoại suy trực tiếp từ một lịch sử đặc biệt đều không mang tính thực tiễn. Trung Quốc có nhiều bất lợi khi tiến tới và nhiều trở ngại phải vượt qua hơn so với hầu hết các nhà quan sát nhận ra. Nổi bật trong số này là những vấn đề cai trị của họ: tình trạng thiếu pháp quyền, mà ở Trung Quốc hiện nay rất gần với sự cai trị của một hoàng đế; một đất nước quá lớn trong đó những tiểu hoàng đế cát cứ một vùng rộng lớn và có ảnh hưởng rất lớn ở địa phương; những thói quen văn hóa làm hạn chế óc tường tượng và năng lực sáng tạo, chỉ ban thưởng cho thái độ phục tùng; một ngôn ngữ định hình cho tư duy thông qua ngạn ngữ và 4.000 năm văn tự nhưng đều gợi ý rằng mọi thứ đáng nói đều đã được nói ra, và được nói hay hơn hẳn bởi những tác giả thời xưa; một ngôn ngữ quá khó cho người nước ngoài nắm vững để đón nhận Trung Quốc và được đón nhận vào xã hội Trung Quốc; và những hạn chế rất lớn đối với khả năng thu hút và đồng hóa nhân tài từ các xã hội khác trên thế giới.

4. Ông ấy [Tập Cận Bình, Chủ tịch mới của Trung Quốc] là người kín đáo - không phải chỉ ở khía cạnh ông ấy sẽ không nói với bạn những gì ông ấy thích và không thích. Trên gương mặt ông ấy luôn có nụ cười vui vẻ, cho dù bạn có nói điều gì đó khiến ông ấy khó chịu hay không. Trong tâm hồn ông ấy có sư cương nghị. hơn hẳn Hồ Cẩm Đào, người bước lên vũ đài mà không phải trải qua những thử thách và đau khổ như ông Tập đã chịu đựng.

5. Trung Quốc sẽ không trở thành một nền dân chủ tự do; nếu làm như thế, họ sẽ sụp đổ. Tôi rất tin chắc điều đó, và giới trí thức Trung Quốc cùng hiểu điều đó. Nếu bạn tin rằng sẽ có một cuộc cách mạng dưới hình thức nào đó ở Trung Quốc nhằm mục đích dân chủ thì bạn đã nhầm. Những sinh viên vụ Thiên An Môn giờ ở đâu? Họ chẳng có liên quan gì cả.

6. Tôi hiểu Đặng Tiểu Bình khi ông ấy nói: nếu phải bắn 200.000 sinh viên, hãy bắn họ, bởi vì nếu không làm vậy Trung Quốc sẽ hỗn loạn thêm 100 năm nữa. Đặng hiểu, và ông ấy nới lông dần dần. Không có Đặng, Trung Quốc đã tan rã.

7. Hoa Kỳ sẽ trải qua một giai đoạn gập ghềnh với những khoỏn nợ và thâm hụt nhưng tôi tin chắc rằng nước Mỹ sẽ không bị tụt xuống vị trí thứ hai về mặt lịch sử, Hoa Kỳ đã chứng minh khả năng đổi mới và hồi sinh tuyệt vời. Sức mạnh của nước Mỹ không phải bao gồm tư duy theo lối mòn mà là khả năng bao quát rất rộng, giàu tường tượng và thực dụng; sự đa dạng của các trung tâm xuất sắc cạnh tranh trong việc phát minh và tiếp nhận những ý tưởng mới và công nghệ mới; một xã hội thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới và đồng hóa họ thành người Mỹ một cách dễ dàng; và một ngôn ngữ tương ứng với một hệ thống mở và rõ ràng là ngôn ngữ chung của các thủ lĩnh trong khoa học, công nghệ, sáng chế, kinh doanh, giáo dục, ngoại giao và những người vươn lên đỉnh xã hội của họ trên toàn thế giới.

8. Các vị Tổng thống sẽ không tái đắc cử nếu họ cho người dân một liều thuốc đắng. Cho nên có xu hướng trì hoãn những chính sách không được lòng dân để thắng cử. Cho nên những vấn đề như thâm hụt ngân sách, nợ nần, và thất nghiệp cao sẽ được chuyển từ chính phủ này sang chính phủ khác.

9. Việc những nhóm nhân quyền ở Mỹ chọc tức Trung Quốc, và lời đe dọa tước bỏ quy chế tối huệ quốc cùng những hình phạt khác của Quốc hội và chính quyền Hoa Kỳ vì vi phạm nhân quyền và chuyển giao công nghệ đạn đạo, đều cố tình không nhìn nhận những khác biệt về văn hóa giá trị và lịch sử, đồng thời xem nhẹ những tính toán chiến lược về quan hệ Trung - Mỹ trong chương trình nghị sự đối nội của Mỹ. Cách tiếp cận cẩu thả như vậy có nguy cơ biến Trung Quốc thành một địch thủ lâu dài của Hoa Kỳ. Bớt nhạy cảm hơn và hiểu rõ hơn về những thực tiễn văn hóa của Trung Quốc có thể có lợi cho một mối quan hệ bớt đối đầu hơn.

10. Người Mỹ dường như nghĩ rằng châu Á giống như một bộ phim và rằng bạn có thể “làm đông cứng” quá trình phát triển ở đó bất kỳ khi nào Hoa Kỳ vướng bận ở những nơi khác trên thế giới. Nhưng hoàn toàn không phải như thế. Nếu Hoa Kỳ muốn có tác động một cách căn bản đến quá trình tiến triển chiến lược của châu Á, thì họ không thể đến rồi bỏ đi được.

11. Ấn Độ đã bỏ phí nhiều thập kỷ với cơ chế kế hoạch hóa và nhà nước kiểm soát khiến cho họ bị sa lầy vào tình trạng quan liêu và tham nhũng. Một hệ thống phân quyền sẽ cho phép có thêm nhiều trung tâm như Bangalore và Bombay phát triển và lớn mạnh. Hệ thống đẳng cấp là kẻ thù của chế độ nhân tài. Ấn Độ là một đất nước vĩ đại bất thành. Tiềm năng của họ bị bỏ hoang. không được tận dụng.

12. Có nhiều hạn chế trong chế độ hiến định của Ấn Độ và hệ thống chính trị Ấn Độ khiến cho nước này không thể phát triển với tốc độ cao được. Bất kỳ điều gì giới lãnh đạo chính trị muốn làm đều phải đi qua một hệ thống rất phức tạp ở trung ương, và sau đó thậm chí một hệ thống còn phức tạp hơn ở nhiều bang. Người Ấn Độ sẽ phát triển với một nhịp độ do hiến pháp, sự hỗn tạp sắc tộc, những mô hình bầu cử và các chính phủ liên minh của họ quyết định, điều đó làm cho việc ra quyết định rất khó khăn.

13. Đạo Hồi không phải là vấn đề. Tuy nhiên, đạo Hồi cực đoan đương đại, hay chủ nghĩa Hồi giáo, lại là vấn đề. Dầu mỏ không có chủ nghĩa Hồi giáo có thể là một vấn đề, nhưng chủ nghĩa Hồi giáo cộng thêm dầu mỏ sẽ trở thành một hỗn hợp đáng sợ. Chủ nghĩa Hồi giáo cộng thêm dầu mỏ cộng thêm vũ khí hủy diệt hàng loạt tương đương với một hiểm họa. Một nước Iran có khả năng về hạt nhân sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cân bằng địa chính trị. Một cuộc xung đột ở Trung Đông liên quan đến loại bom mà Iran đang phát triển sẽ có tác động rất tai hại đến thị trường. Chương trình hạt nhân của Iran là thác thức mà cả thế giới chắc chắn sẽ phải náo loạn. Nếu Iran có bom, Saudi Arabia sẽ mua bom từ nước nào đó, và sau đó bạn sẽ có một Trung Đông hạt nhân hóa. Khi đó một sự bùng nổ hạt nhân ở khu vực này chỉ còn là vấn đề thời gian.

14. Ngày [Mikhail] Gorbachev nói với quần chúng ở Moscow: không phải sợ KGB, tôi đã hít một hơi thở sâu. Người đàn ông này là một thiên tài thật sự, tôi nói. Ông ấy ngồi trên đỉnh một cỗ máy khủng bố nắm giữ tất cả và ông ấy nói: không phải sợ. Chắc chắn ông ấy phải có chương trình dân chủ hóa mạnh mẽ. Cho tới khi tôi gặp ông ấy, và tôi thấy ông ấy hoàn toàn hoan mang trước những gì đang diễn ra quanh mình. Ông ấy đã nhảy xuống phần rất sâu của một cái bể bơi mà không hề học cách bơi.

15. Người Nga đang suy thoái. Không rõ lý do tại sao nhưng tình trạng nghiện rượu là một phần; thái độ bi quan, tỷ lệ sinh suy giảm và tuổi thọ suy giảm cũng góp phần. Siberia và Vlapostock đang ngày càng có nhiều người Trung Quốc. Những dải đất dọc sông Amur sẽ toàn người Trung Quốc sinh sống. Người Nga có thể đột ngột quyết định rằng tương lai rất đáng sống và đẻ thêm nhiều con để đảo ngược xu hướng nhân khẩu này, nhưng tôi không thấy có sự thay đổi đó diễn ra trong tương lai gần.

16. Chưa hề có tiền lệ lịch sử về cách duy trì hòa bình và an ninh cũng như bảo đảm sự hợp tác trong một thế giới gồm 160 quốc gia. Và kỷ nguyên thông tin liên lạc tức thời và giao thông nhanh chóng, với công nghệ phát triển một cách phi thường, làm cho vấn đề này trở nên rất phức tạp. Trong một thế giới phụ thuộc và liên hệ lẫn nhau, tình trạng giảm sút vai trò thống trị tương đối của các nhà lãnh đạo của hai khối làm tăng khả năng xuất hiện một thế giới đa cực và cùng với đó là những khó khăn về hợp tác đa phương.

17. Không thể có khả năng nào khác thay thế cho hội nhập toàn cầu. Chủ nghĩa bảo hộ trá hình dưới dạng chủ nghĩa khu vực sớm muộn sẽ dẫn tới xung đột và chiến tranh giữa các khối khu vực khi họ tranh giành lợi ích ở những khu vực không hình thành khối, như là các nước dầu mỏ ở vùng Vịnh. Chủ nghĩa toàn cầu là câu trả lời duy nhất có tính công bằng, chấp nhận được và sẽ giúp duy trì hòa bình thế giới.

18. Họ [các nước BRIC] là những quốc gia khác nhau ở những lục địa khác nhau có vẻ như đang phát triển nhanh hơn so với các nhóm nước khác ở những lục địa của họ cho nên ai đó nói: tại sao lại không đưa họ lại với nhau và biến họ thành một lực lượng toàn cầu? Trung Quốc và Ấn Độ không hề cùng chung giấc mơ. [Chúc bạn đọc sách vui vẻ tại www.gacsach.com - gác nhỏ cho người yêu sách.]

19. Người phương Tây đã bỏ mất nền tảng đạo đức cho xã hội, vì tin rằng mọi vấn đề đều có thể giải quyết nhờ một chính phủ tốt. Ở phương Tây, đặc biệt sau Thế chiến II, chính phủ được xem là thành công nếu họ có thể hoàn thành tất cả những nghĩa vụ vốn do gia đình đảm nhiệm nếu ở trong những xã hội kém hiện đại hơn. Ở phương Đông, chúng tôi bắt đầu bằng sự tự lực. Ở phương Tây ngày nay thì ngược lại. Chính phủ nói họ giao quyền cho tôi và tôi sẽ giải quyết tất cả các vấn đề của xã hội.

20. Trong bất kỳ xã hội nào, cứ 1.000 trẻ em sinh ra, có một phần gần như là thiên tài, có một phần ở mức trung bình, có một phần là những kẻ khờ khạo. Chính nhóm gần như là thiên tài và trên trung bình mới quyết định hình thức của những gì sắp đến. Chúng ta muốn một xã hội công bằng. Chúng ta muốn dành cho mọi người cơ hội công bằng. Nhưng, trong tư duy của chúng ta, chúng ta không bao giờ tự lừa gạt chính mình rằng hai con người công bằng với nhau về thể lực, về động cơ, về sự cống hiến và về năng lực bẩm sinh.

21. Tôi không muốn được ghi nhớ như là một chính khách. Trước hết, tôi không tự coi mình là một chính khách. Tôi nhận mình là có quyết tâm, nhất quán và kiên định. Tôi đặt mục tiêu làm gì đó. Tôi kiên trì theo đuổi mục tiêu đó cho tới khi thành công. Chỉ có vậy. Bất kỳ ai nghĩ rằng mình là một chính khách đều cần tới gặp bác sĩ tâm thần.

o0o

Thực hiện bởi

nhóm Biên tập viên Gác Sách:

Sienna – vuthngoc – Tiểu Bảo Bình

(Tìm - Chinh sửa - Đăng)