Lý Quang Diệu - Bàn Về Trung Quốc, Hoa Kỳ Và Thế Giới - Chương 09 - Phần 2

Bạn phải tin vào điều gì đó. Bạn không thể chỉ xây lên những căn nhà để người dân có thể sinh nở và lấp kín những căn nhà đó. Bạn làm những việc này bởi vì bạn tin rằng, rốt cuộc, bạn sẽ tạo ra một quốc gia hạnh phúc và lành mạnh, một xã hội trong đó con người tìm thấy sự thỏa mãn. Nếu bạn đối xử với con người như các loài vật, bạn chỉ cho họ ăn, nuôi cho họ béo tốt, tập luyện đầy đủ, khỏe mạnh như những con chó hay mèo, thì tôi không nghĩ rằng việc đó sẽ suôn sẻ. Các quốc gia trải qua những tình cảnh vô cùng thiếu thốn và khó khăn để đạt được những mục tiêu cụ thể giúp truyền cảm hứng và kích thích trí tưởng tượng của họ.[361]

[359] Lý Quang Diệu, phát biểu tại lễ ra mắt Quỹ Bảo trợ Đào tạo và Nghiên cứu Devan Nair, Singapore, 24/9/1966.

[360] Lý Quang Diệu, phát biểu trước các công chức Singapore, Singapore 14/6/1962.

[361] Michael D. Barr, Lý Quang Diệu: Những niềm tin đằng sau con người (Lee Kuan Yew: The Beliefs behind the Man), Washington D. c., Georgetown University Press, 2000, tr. 77.

Một trong những lý do tại sao một xã hội đặc quyền đặc lợi dựa trên đặc quyền về tài sản và địa vị lại phải nhường bước cho một xã hội trong đó người dân được hưởng theo năng lực và đóng góp của họ cho xã hội chính là chỉ khi người dân được khuyến khích cống hiến nhiều nhất thì xã hội mới tiến bộ. Trong lịch sử không tồn tại xã hội nào trong đó tất cả mọi người đều bình đẳng và được hưởng như nhau. Nếu có điều đó, và kẻ lười biếng và bất tài được hưởng ngang với những người chăm chỉ và thông minh, thì xã hội đó sẽ đi đến chỗ tất cả những người giỏi sẽ cống hiến càng ít càng tốt để không phải đóng góp nhiều hơn những đồng bào yếu kém hơn của họ. Nhưng có thể tạo ra được một xã hội trong đó mọi người không được hưởng như nhau, nhưng có những cơ hội như nhau, và nơi phần thưởng khác biệt không phải theo mức độ sở hữu tài sản, mà theo giá trị sự đóng góp của một người cho xã hội đó. Nói cách khác, xã hội cần làm cho con người có giá trị khi đóng góp nhiều nhất cho đất nước. Đây chính là cách để tiến bộ.[362]

Tôi không hiểu một cuộc sống được nuông chiều sẽ có hại như thế nào đến tinh thần của một dân tộc, làm giảm khát vọng phấn đấu và thành công của họ. Tôi tin rằng của cải đến một cách tự nhiên từ lúa mì trồng trên cánh đồng, những vườn quà đơm hoa kết trái mỗi mùa hè và những nhà máy sản xuất ra mọi thứ mới là cần thiết để duy trì một cuộc sống thoải mái. Chỉ hai thập kỷ sau, khi tôi phải làm cho một nền kinh tế tập trung và phân phối đã lỗi thời nuôi sống cả một dân tộc, tôi mới thật sự nhận ra chúng tôi cần tạo ra của cải trước khi có thể chia sẻ nó. Và để tạo ra của cải, động lực rất cao và sự khích lệ là rất cần thiết để thúc đẩy người dân phấn đấu, chấp nhận mạo hiểm để thu lợi hoặc sẽ chẳng có gì để chia sẻ cả.[363]

[362] Lý Quang Diệu, phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Klang. Singapore. 16/4/1964.

[363] Lý Quang Diệu, phát biểu tại tiệc lễ kỷ niệm Đại học Hoàng gia, London. 22/10/2002.

Bạn phải thèm muốn. Đó là điều rất quan trọng. Trước khi bạn sở hữu, bạn phải muốn sở hữu đã. Và để muốn có được những phương tiện thì trước hết phải nhận thức được những gì bạn muốn; thứ hai, cách rèn luyện thành kỷ luật và tổ chức cho bản thân để sở hữu những gì bạn muốn - tài lực công nghiệp của nền tảng kinh tế hiện đại của bạn; và thứ ba, sự can đảm và khả năng chịu đựng, có nghĩa là những đột biến văn hóa trong cách sống ở nhiều khu vực nhiệt đới rộng lớn của thế giới nơi con người chẳng bao giờ thấy cần phải làm việc vào mùa hè, thu hoạch trước mùa thu và tiết kiệm cho mùa đông. Ở nhiều nơi trên thế giới, một mô thức văn hóa được xác định. Chừng nào mô thức đó còn tồn tại thì sẽ chẳng có gì xuất hiện. Và để nó xuất hiện, những thành phần dám đấu tranh của những quốc gia “nắm giữ” phải có mong muốn rèn đúc những quốc gia “không có” theo mô hình của chính họ.[364]

[364] Lý Quang Diệu, phát biểu tại một bữa tối của Hội Ký giả nước ngoài, Tokyo, 21/3/1967.

Cho phép tôi nêu những gì tôi muốn theo một cách tích cực. Thứ nhất, một cộng đồng luôn cố gắng, có khả năng lĩnh hội. Bạn không thể có một dân tộc chỉ cố gắng vì một lý tưởng lờ mờ được. Họ phải có khát vọng cải tiến. Bạn phải bố trí phần thưởng tương ứng với thành tích, bởi vì không thể có hai người muốn giống như nhau. Họ muốn những cơ hội ngang bằng để họ có thể chứng tỏ xem người này giỏi hơn người kia như thế nào. Tiếp đó, chúng ta muốn có sự quản lý tốt hướng về phía trước. Nếp gia đình cổ xưa là một trong những vấn đề ở Singapore. Và thứ ba, tính linh hoạt xã hội dễ dàng. Một trong những lý do góp phần vào sự phục hồi của Nhật Bản và Đức là những nhà tư bản, quản lý, chuyên gia, kỹ sư và công nhân bại trận của họ, được kích thích bởi một mục tiêu duy nhất: làm cho đất nước của họ lại đứng trên đôi chân mình.[365]

[365] Lý Quang Diệu, phát biểu tại dạ tiệc thường niên của Liên đoàn Chủ lao động Singapore, Singapore, 10/5/1968.

Để tối ưu hóa các cơ hội của chúng tôi, chúng tôi phải kiềm chế sức mạnh của cái xã hội đa chủng tộc-ngôn ngữ-văn hóa-tôn giáo của mình lại. Chúng tôi có lợi thế được giáo dục hoàn toàn bằng tiếng Anh trong một thời đại khi tiếng Anh là ngôn ngữ chung của thế giới và Internet. Tuy nhiên, chúng tôi không được phép để mất sức mạnh cơ bản của mình, đó là sức sống các nền văn hóa và ngôn ngữ nguyên thủy của chúng tôi. Chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa thực dụng rất cần thiết để vượt qua những vấn đề mới. Chỉ có những yếu tố căn bản đã được minh chứng là đúng đắn trong quá khứ mới không cần thay đổi trừ khi thật sự cần thiết. Trong số đó có sự trung thực và liêm chính, tính chất đa chủng tộc.

Sự bình đẳng về cơ hội, chế độ trọng nhân tài, sự công bằng trong tưởng thưởng theo đóng góp cho xã hôi, tránh hội chứng tiệc tự chọn (buffet syndrome) trong đó, với một giá tiền cố định, bạn có thể lấy và ăn tùy thích. Đó là lý do vì sao phúc lợi và bao cấp hủy hoại động cơ thể hiện và thành công.[366]

[366] Phát biểu của Bộ trưởng cố vấn Lý Quang Diệu tại tiệc Tết Nguyên đán Tanjong Pagar, Singapore, 10/2/2006.

Trong một xã hội dân tộc, một trong những tiêu chuẩn cơ bản để hòa nhập vào cái xã hội dân tộc đó là có kiến thức đủ về ngôn ngữ thống nhất của xã hội ấy. Chính tiêu chuẩn ngôn ngữ này bảo đảm cho những người Mỹ có được sức mạnh thống nhất cơ bản đó về mặt chủng tộc, những di dân là người Đức, Italia, Tây Ban Nha và thậm chí Nhật Bản. Nhưng thực tế rằng nhà nước Mỹ kiên trì với tiêu chí phải nắm vững tiếng Anh Mỹ trước khi chấp nhận di dân thành công dân của mình đã giúp bảo đảm được sức mạnh thống nhất của một trong những ngôn ngữ chung trong dân chúng.[367]

[367] Lý Quang Diệu, Châu Á, Mỹ và châu Âu trong thiên niên kỷ tới: Tiến tới sự bổ sung và hội tụ kinh tế (Asia:America and Europe in the Next Millennium: Towards Economic Complementarity and Convergence). phát biểu tại Hội thảo ABN-AMRO, Amsterdam, 6/6/1997.

Tại sao tiến bộ công nghệ của Trung Quốc lại chậm dần và dừng lại, đúng vào lúc giai đoạn Phục hưng bắt đầu tại châu Âu? Sự đình trệ của Trung Quốc là do thái độ ngạo mạn và thói tự mãn của họ. Họ từ chối học hỏi từ phương Tây. Khi phái viên người Anh, Huân tước Macartney đến Bắc Kinh năm 1793, mang theo mình những thứ kỳ diệu của cách mạng công nghiệp, thì Hoàng đế Càn Long không lấy gì làm ấn tượng. Vị hoàng đế vĩ đại nói với nhà quỷ tộc Anh: “Chúng ta chẳng thiếu và chẳng cần gì từ những sản phẩm của đất nước ngươi cả.” Cái giá mà Trung Quốc phải trả cho sự ngạo mạn này là 200 năm đi xuống và suy sụp, trong khi châu Âu và Mỹ vươn lên. Hai trăm năm sau, nhà lãnh đạo Trung Quốc khác, người chín chắn và thực tế hơn, quyết tâm khắc phục tổn thất này. Đặng Tiểu Bình mở cửa Trung Quốc vào năm 1978.[368]

Người Israel rất khôn ngoan. Tôi đã hỏi một Chủ tịch Ngân hàng Mỹ tại sao người Do Thái lại khôn ngoan như vậy? Ông ấy nhấn mạnh cách tăng những gen trội lên. Ông ấy nói các giáo sĩ Do Thái ở bất kỳ xã hội Do Thái nào thường là những người thông minh và đọc nhiều nhất, có tư duy như thế nào. Học nhiều nhất bởi vì họ phải biết tiếng Hebrew, họ phải biết kinh Talmud, họ phải biết rất nhiều ngôn ngữ, và vân vân. Cho nên con cái của các giáo sĩ này luôn được những người Do Thái thành công săn lùng để đem những nguồn gen tốt vào gia đình mình. Đó là cách họ tăng nguồn gen tốt, gen trội. Tóm lại như vậy.[369]

[368] Lý Quang Diệu, phát biểu tại Viện Quốc tế Nghiên cứu Chiến lược, Singapore, 12/9/1997.

[369] Plate. Trò chuyện với Lý Quang Diệu, tr. 110-111.

Quan điểm của ông về lý do các xã hội trì trệ hoặc suy thoái có ảnh hưởng như thế nào đến tư duy chiến lược của ông?

Nước Anh không có được số dân đông và kích thước đủ lớn để duy trì được vị thế các quốc gia đứng đầu cùng với Mỹ và Liên Xô. Nhưng không phải là tất yếu khi giới doanh nhân và động lực mà người Anh đạt được bị mai một bởi chủ nghĩa phúc lợi, được Công đảng Anh đưa ra năm 1945 với những lý do đáng khâm phục nhất. Chủ nghĩa phúc lợi quan tâm từ lúc sinh ra đến lúc qua đời đã làm nhụt tham vọng của nhiều doanh nhân tiềm năng. Tệ hơn nữa. mức thuế cá nhân cao còn khiến cho khát vọng của nhiều người muốn đạt được thành công và giàu có bị cùn nhụt.[370]

[370] Lý Quang Diệu, Quan hệ Singapore - Anh quốc: Đưa tình hữu nghị xưa tiến tới (Singapore - UK Relations: Bringing Forward an Old Friendship), phát biểu tại tiệc kỷ niệm lần thứ 50 của Phòng Thương mại Anh quốc, Singapore, 8/1/2004.

Người Anh từng có những phát minh vĩ đại - động cơ hơi nước, máy dệt và các động cơ điện. Họ giành được nhiều giải Nobel khoa học. Tuy nhiên, họ không thương mại hóa những phát minh của mình. Tại sao lại có tình trạng thiếu khả năng thương mại hóa những cách tân này? Tôi tin đó là vì văn hóa của họ. Rất nhiều năm đế chế Anh tồn tại hơn hai thế kỷ đã hình thành một xã hội trong những người giàu có kiểu cũ và tầng lớp quỷ tộc có đất đai được xem trọng. Những người mới giàu có phần bị xem thường. Những người giỏi giang có khát vọng thành công và được ngưỡng mộ vì tri thức của họ như luật sư, bác sĩ, giáo sư. là những người sử dụng bộ não của mình và đôi tay luôn sạch sẽ, khác với những kỹ sư hoặc những người làm việc quần quật và phải để đôi tay lấm lem. Những người mới giàu không được đón nhận vào các tầng lớp trên của xã hội. Chỉ con cái của họ mới có thể mong được chào đón sau khi đã đi qua những trường học và trường đại học công lập nhất định, và sự giàu có mới nối của họ đã chín muồi để trở thành cũ. Điều kiện và văn hóa quyết định một dân tộc hoặc một nhóm nhỏ của dân tộc ấy có đầu óc kinh doanh đến mức độ nào. Đây lã bốn đặc điếm đáng chú ý của văn hỏa doanh nghiệp Mỹ: (1) sự chủ trọng ở quy mô quốc gia đến sự độc lập và tự lực của cá nhân, (2) thái độ tôn trọng dành cho những người tự lập nghiệp, (3) chấp nhận thất bại trong nỗ lực kinh doanh và đối mới, và (4) thái độ khoan dung đối với tình trạng chênh lệch thu nhập mức độ cao.[371]

[371] Lý Quang Diệu, Văn hóa doanh nhân cho Singapore (An Entrepreneurial Culture for Singapore), bài thuyết trình Lãnh đạo khu vực công ở châu Á Ho Rih Hwa, Singapore, 5/2/2002.

Những phẩm chất gì định hình nên một nhà lãnh đạo thành công?

Những tình huống cách mạng tạo ra các lãnh tụ vĩ đại, những người đòi hỏi máu, mồ hôi và nước mắt; những tình huống thoải mái tạo ra những nhà lãnh đạo hứa hẹn với người dân một cuộc sống dễ chịu hơn nữa.[372]

Từ quan sát theo kinh nghiệm của tôi về con người và những lãnh tụ, tôi tin 70 - 80% năng lực, xu hướng, khí chất của một con người mang tính di truyền. Ngày bạn được thụ thai, ít nhất 70% trong bạn đã được định hình trong bào thai. Nếu chắn chắn bạn là một người có năng lực, bạn sẽ trưởng thành thành người có năng lực. Nếu bạn chắc chắn sẽ chậm chạp, bạn sẽ chậm chạp. Chẳng có gì có thể thay đổi điều đó. Tôi không tin, ngược lại với những gì sách vở ở Mỹ nói, rằng bạn có thể dạy ngươi ta trở thành lãnh đạo. Tôi nghĩ bạn là một nhà lãnh đạo bẩm sinh hoặc chẳng thể làm lãnh đạo. Bạn có thể dạy một người trở thành nhà quản lý, nhưng không phải nhà lãnh đạo. Họ phải có động lực lớn, hứng thú đối với tri thức, sự kiến trì rất lớn và ý chí vượt khó.[373]

[372] Lý Quang Diệu, Với các nhà lãnh đạo thế giới thứ ba: Hy vọng hay tuyệt vọng? (For Third World Leaders: Hope or Despair?), bài thuyết trình Colling Family International Fellowship, Cambridge, Massachusetts, 17/10/2000.

[373] Tổng hợp cuộc trò chuyện giữa Lý Quang Diệu và John Thomson tại Diễn đàn Toàn cầu Future China, Singapore, 11/7/2011.

Đó là một công việc rất khắc nghiệt, đặc biệt trong lãnh đạo chính trị. Là một CEO hay một vị tướng trong quân đội rất khác. Bạn không phải thuyết phục những người có thể la ó với bạn để họ đứng về phía bạn. Khi vận động tranh cử, không ai cần phải lắng nghe bạn cả. Và khi chiến dịch tranh cử kết thúc, người ta phải tin rằng bạn có gì đó cho họ mà bạn có thể làm được đế khiến họ bỏ phiếu cho bạn. Điều đó đòi hói một loạt kỹ năng hoàn toàn khác. Những kỹ năng đó chỉ có thể được phát triển nếu bạn có một động lực tự nhiên, một sự quan tâm bản năng đến con người, đến việc muốn Làm gì đó cho họ, mà họ có thể cảm nhận được. Nếu bạn không có được điều đó và bạn chỉ muốn là một nhà lãnh đạo lớn thì xin hãy thử công việc khác.[374]

[374] Bàn tròn Lãnh đạo Đại học Harvard với Lý Quang Diệu, Những khúc xạ cá nhân lên vai trò lãnh đạo (Personal Reílectiong on Leadership), Cambridge, Massachusetts, 18/10/2000.

Tôi đã mất bốn mươi năm cố gắng lựa chọn người cho những công việc lớn lao. Tôi đã trải qua nhiều thể chế, nói chuyện với nhiều CEO. Tôi quyết định rằng hãng Shell có hệ thống tốt nhất, và chính phủ chuyển từ 40 thuộc tính xuống còn ba cái mà người ta gọi là “các phẩm chất trực thăng”. Đó là gì? Sức mạnh của phân tích; nắm bắt thực tế một cách logic; tập trung vào những điểm cơ bản, rút ra những nguyên tắc. Bạn đạt điểm cao về toán học, bạn có được điều này. Nhưng như thế chưa đủ. Người ta còn phải có đầu óc thực tiễn của những gì có thể xảy ra. Nhưng nếu bạn chỉ thực tiễn không thôi, bạn trở thành một khách bộ hành, một người bình dân, bạn sẽ thất bại. Do đó, bạn phải có khả năng vượt lên trên thực tiễn và nói “Điều này hoàn toàn có thể” - một sức tưởng tượng.[375]

Trừ phi bạn muốn tình trạng vô chính phủ và hỗn loạn kéo dài, nếu không bạn phải tạo ra một cơ cấu quyền lực tự tồn tại được. Con người nên bình đẳng. Nhưng họ không bao giờ như vậy được. Một số người có thể làm nhiều hơn; một số có thể cống hiến nhiều hơn những người khác. Làm cách nào chúng ta dự đoán được điều đó? Tại sao thông thường chúng ta không thể làm được? Vấn đề là con người chưa thể đánh giá được cái gọi là “cá tính”. Thật lạ là có rất nhiều người rất thông minh trên thế giới lại chẳng đóng góp gì cho sự cường thịnh của đồng loại. Và đây là một đặc tính không thể xác định hoặc, nói cách khác, không thể đo đếm được, gọi là “cá tính” mà, cộng với năng lực tâm thần hoặc kiến thức hoặc kỷ luật của bạn, hun đúc nên khả năng lãnh đạo. Trong những xã hội đã định hình, tất cả những nhà lãnh đạo đều đến từ rất nhiều nhóm người đã được đào tạo ở đại học. Sẽ tốt hơn nhiều nếu một người cùng trải qua một quá trình rèn luyện kỷ luật có hệ thống học lấy tất cả những chuẩn mực cơ bản, những gì lịch sử phải đưa ra và kinh nghiệm con người phải đưa ra, và sau đó đảm nhận vai trò lãnh đạo đó.[376]

[375] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu: Con người và những ý tưởng, tr. 103.

[376] Lý Quang Diệu, phát biểu tại một hội nghị Đào tạo Lãnh đạo và Thanh niên Tư vấn, Singapore. 10/4/1967.

Các nhà lãnh đạo thường hay phạm phải sai lầm chính sách công nào nhất?

Có lúc họ không chống lại được thái độ ngạo mạn và tự tin thái quá, và có lúc họ bỏ lỡ mất cơ hội thay đổi khi nó đến.[377]

[377] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Graham Allison và Robert D. Blackwill, 28/3/2012.

Ông ngưỡng mộ nhà lãnh đạo nào nhất và tại sao?

De Gaulle, Đặng Tiểu Bình, Wington Churchill, De Gaulle bởi vì ông ấy rất có khí phách. Đất nước của ông ấy bị xâm chiếm. Ông ấy là thiếu tướng và ông ấy đại diện cho nước Pháp. Khi quân Anh và quân Mỹ chiếm lại Bắc Phi, ông ấy đến Algeria và Algiers, và ông ấy nhìn thấy một vị tướng Pháp ở đó, một đại tướng. Ông ấy nói: “Gtraud, ngài là một vị tướng của nước Pháp. Binh sĩ Mỹ đang làm gì ở ngoài kia để bảo vệ ngài?” Ông ấy là một người gan góc, ông ấy có khí phách và sự quyết đoán. Đặng Tiếu Bình là một người vĩ đại vì ông ấy thay đối Trung Quốc từ một nhả nước kiệt quệ, suýt tan tành như Liên Xô, thành đất nước như bây giờ, theo con đường trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới. Churchill, bởi vì bất kỳ người nào khác cũng sẽ từ bỏ, nhưng ông ấy nói. “Chúng ta sẽ chiến đấu trên bờ biển. Chúng ta sẽ chiến đấu trên cánh đồng và trên đường phố. Chúng ta sẽ không bao giờ đầu hảng.” Để nói được như thế khi quân đội của bạn bị đánh bại đòi hỏi một ý chí, nhiệt tình và quyết tâm rất lớn để không chấp nhận chịu thua người Đức. Nếu bạn hỏi người Mỹ xem họ ngưỡng mộ ai, họ sẽ nói Roosevelt. Nhưng Roosevelt chỉ có quyền lực và sức mạnh công nghiệp của Mỹ mà thôi.[378]

[378] Han Fook Kwang, Zuraidah Ibrahim. Chua Mui Hoong. Lydia Lim, Ignatius Low, Rachel Lin và Robin Chan, Lý Quang Diệu: Những sự thật khó khăn để giúp Singapore đi tới (Lee Kuan Yew: Hard Truths to Keep Singapore Going). Singapore: Straits Times, 2011, tr. 389-390.

Trong tất cả các cộng sự của tôi trong Nội các, chỉ có Goh Keng Swee (Ngô Khánh Thụy) tạo ra sự khác biệt lớn cho kết quả của Singapore. Ông ấy có một tư duy tốt và một cá tính mạnh mẽ. Khi ông ấy có quan điểm trái ngược, ông ấy sẽ chất vấn quyết định của tôi và buộc tôi phải kiềm tra lại những tiền để cho quyết định ấy. Kết quả, chúng tôi đi đến những quyết định tốt hơn cho Singapore. Trong một cuộc khủng hoảng, phân tích của ông ấy luôn sắc bén, với sự suy xét độc lập về học thuật và sự khách quan giúp tôi an tâm. Cách tiếp cận táo bạo của ông ấy đối với các vấn đề khuyến khích tôi chứ ý đến những điều tưởng như không thể. Ông ấy là chuyên gia khắc phục sự cố của tôi. Tôi đặt ra những điều kiện chính trị để những chính sách quyết liệt của ông ấy mà chúng tôi cùng hình thành có thể được triển khai. Ông ấy nắm rõ những vấn đề quốc phòng, đọc những tác phẩm kinh điển về chiến lược, Tôn Tử, Clausewitz và Liddell Hart. Ông ấy đặt mua những tạp chí quân sự để biết được những thông tin mới nhất về vũ khí quân sự, ông ấy gửi cho tôi sách và bài viết, đánh dấu những chỗ cần lưu ý, nhắc nhở rằng tôi phải có đủ hiểu biết để quyết định những gì tôi phải thông qua.[379]

[379] Lý Quang Diệu, bài điếu văn tại lễ tang cấp nhà nước của Goh Keng Swee5 Singapore, 23/5/2010.

Ông mong muốn được mọi người nhớ về mình như thế nào?

Tôi không muốn được ghi nhớ như một chính khách. Trước hết, tôi không xem mình là một chính khách- Tôi tự nhận là người quyết đoán, nhất quán và kiên định. Tôi xuất hiện để làm gì đó. Tôi kiên trì theo đuổi nó cho tới khi thành công. Chỉ có vậy. Bất kỳ ai nghĩ rằng mình là một chính khách đều cần đến gặp bác sĩ tâm thần.[380]

Tôi không nghĩ tôi có thể quyết định xem mình sẽ được ghi nhớ như thế nào. Tôi sống cuộc đời mình theo những gì tôi nghĩ là đáng làm. Tôi chẳng bao giờ muốn tham gia vào chính trị. Tôi muốn trở thành một luật sư và có thu nhập cao, là một luật sư giỏi, nhưng tôi bị cuốn vào chính trị do tất cả những biến động chính trị đã xảy ra. Cho nên tôi phải gánh lấy trách nhiệm, và tôi chỉ phải sống sao cho có trách nhiệm để cho mọi việc suôn sẻ, tất cả những gì tôi có thể làm là để bảo đảm rằng khi tôi rút lui, mọi thiết chế vẫn ổn, tốt, trong sạch, hiệu quả, và có một chính phủ biết rõ cần phải làm gì và tìm kiếm một chính phủ đủ năng lực để kế tục mình.[381]

Tôi không nói rằng mọi thứ tôi làm là đúng, nhưng mọi thứ tôi làm là vì một mục đích cao đẹp. Chắc tôi cùng đã làm những việc nhơ nhớp, giam giữ dân mà không xét xử. Hãy đậy nắp quan tài lại, rồi quyết định. Khi đó bạn hãy đánh giá tôi. Tôi có thể vẫn làm gì đó ngu ngốc trước khi nắp quan tài của tôi đóng lại.[382]

[380] Kwang và các cộng sự, Lý Quang Diệu: Những sự thật khó khăn để giúp Singapore đi tới, tr. 390.

[381] Lý Quang Diệu, phỏng vấn với Mark Jacobson, 6/7/2009.

[382] Seth Mydang, Ngày phán xét với con người định hình lên Singapore (Day of Reflection for the Man Who Deíĩned Singapore), New York Times, 11/9/2010.

o0o