Trên Chuyến Bay Đêm - Chương 04 - Phần 2
Diana vào phòng để các hộp lê và sữa, Cô mở hộp lê rồi đem ra bàn cho ông.
Cô nhìn ông ăn lê, lòng lại sợ nghĩ đến chuyện mình sắp làm. Việc này làm cô cảm thấy mình là một kẻ phá hoại không thể nào tha thứ được. Như chiến tranh đang đến, nó sẽ tàn phá tất cả. Bỗng cô nhận thấy không thể nào cô bỏ ra đi được.
Mervyn để muỗng xuống, nhìn đồng hồ.
– Bảy giờ rưỡi rồi, ta đi nghe tin tức thôi.
– Em không nghe được, - Diana, nói lớn.
– Tại sao thế?
– Em không nghe được, - cô lặp lại. Cô sẽ hủy bỏ hết. Cô sẽ đi gặp Mark ngay và nói cho anh biết cô đã thay đổi ý kiến, cô sẽ không bỏ trốn theo anh nữa.
– Tại sao em không nghe rađiô được? – Mervyn bực bội hỏi...
Diana nhìn vào mặt chồng:
– Em phải đi, - cô đáp, cố hết sức nghĩ ra lý do. - Doris Williams đang nằm bệnh viện, em phải đi thăm chị ấy.
– Trời đất, Doris Winiams là ai thế?
Làm gì có tên ấy, nhưng Diana ứng khẩu đáp liền:
– Anh đã gặp chị ấy rồi. Người ta sắp sửa giải phẫu cho chị ấy.
– Anh không nhớ đã gặp chị ấy, - ông đáp, nhưng ông không trách mình, ông không nhớ nỗi tên người khác.
Bỗng Diana nảy ra một ý bất thần, cô hỏi chồng:
– Anh đi với em được không?
– Lạy Chúa, không được đâu. - Ông đáp, đúng như lòng mong đợi của cô.
– Vậy thì em mượn xe để đi.
– Trời tối đấy, đừng chạy nhanh quá. - Ông đứng dậy, đi qua phòng khách nơi có máy thu thanh.
Diana nhìn theo ông một lát. Cô buồn bã nhủ thầm: ảnh không biết mình định bỏ ảnh mà đi chút nào hết.
Diana đội mũ, lấy áo măng tô. Ơn Chúa, xe mở máy thì nổ liền. Cô chạy ra đường đi Manchester.
Đoạn đường đi thật khủng khiếp. Dù hấp tấp, nhưng cô vẫn phải lái xe chạy chậm, vì đèn xe đã bị che bớt ánh sáng, cô chỉ thấy trước mặt mấy mét thôi; ngoài ra, mắt cô nhòa cả lệ, cố mấy nước mắt vẫn cứ chảy ra. Nếu cô không biết đường, chắc thế nào cũng xảy ra tai nạn.
Đoạn đường chỉ có 15 cây số mà Diana phải đi mất hơn một giờ. Khi dừng lại tại khách sạn Midland, cô mệt nhoài, phải ngồi nghỉ một lát, để lấy lại tinh thần. Cô trang điểm lại mặt mày để xóa tan hết dấu vết nước mắt trên mặt.
Diana nghĩ thế nào Mark cũng đau khổ; nhưng anh ấy là kiểu người chịu đựng được đau khổ. Rồi ra anh phải xem việc này chỉ là một mối tình lãng mạn mùa hè. Chấm dứt một mối tình ngắn ngủi, cuồng nhiệt, là ít tàn bạo hơn là cắt đứt, cuộc hôn nhân năm năm. Mark cô sẽ nhớ mãi cái mùa hè 1939 này.
Cô lại bật khóc nức nở.
Khóc một lát, cô quyết định vào tìm anh và chấm dứt mối tình, vì cứ ngồi đây mà nghĩ quanh nghĩ quẩn chẳng ích lợi gì. Cô trang điểm lại, rồi bước xuống xe.
Cô đi qua tiền sảnh khách sạn và lên thang lầu, chứ không dừng lại ở bàn tiếp tân. Cô đã biết số phòng của Mark. Phụ nữ đi thẳng lên phòng đàn ông.
Trong khách sạn như thế này, dĩ nhiên là sẽ mang tiếng rồi; nhưng Diana cương quyết chống lại các quy ước của xã hội. Nếu không lên như thế này, cô chỉ còn là nước gặp Mark ở phòng khách hay ở quầy rượu mà thôi và như thế, cô không thể nào nói cho anh biết chuyện này trước mắt mọi người.
Diana gõ cửa. Cô cầu trời anh có trong phòng. Không biết ảnh có đi ăn nhà hàng hay đi xem xi nê không? Không có tiếng trả lời, cô gõ cửa lại, to hơn. Làm sao anh có thể đi xem xi nê trong hoàn cảnh như thế này.
Cuối cùng có tiếng hỏi:
– Ai đấy?
Cô gõ cửa nữa và đáp:
– Em đây!
Diana nghe tiếng chân bước nhanh. Cửa mở rộng, Mark hiện ra, vẻ kinh ngạc. Anh cười sung sướng, kéo Diana vào trong, đóng cửa lại và ôm cô vào lòng.
Bây giờ Diana cảm thấy thiếu chung thủy với anh như hồi này cô cảm thấy thiếu chung thủy với Mervyn vậy. Cô hôn anh với cảm giác có tội, rồi dục tình quen thuộc nổi lên trong đôi vú; nhưng cô vội nhích ra và nói:
– Em không thể đi với anh được.
Anh tái mặt.
– Đừng nói bậy.
Cô nhìn quanh. Anh đã chuẩn bị xong hành lý. Tủ treo áo quần và các ngăn kéo đều mở toang, các va li để dưới đất, áo sơ mi đã xếp gọn gàng, khăn, vải để thành chồng bít tất đã cho vào túi xách. Anh rất cẩn thận. Cô lặp lại:
– Em không thể đi được.
Anh nắm tay cô, kéo vào phòng. Họ ngồi xuống giường. Anh có vẻ chán nản. Anh nói:
– Em nói đùa phải không”.
– Mervyn yêu em, anh ấy và em đã sống chung năm năm. Em không thể bỏ anh ấy mà đi được.
– Thế còn anh thì sao?
Cô nhìn anh. Anh mặc chiếc áo len cũ màu hồng, thắt nơ bướm, quần nỉ màu xanh xám và đi giày thấp không buộc giây. Anh có vẻ rầu rĩ. Cô đáp:
– Cả hai người đều yêu em. Nhưng anh ta là chồng em.
– Cả hai yêu em, nhưng anh thì em hài lòng hơn.
– Anh không tin em cũng hài lòng anh ấy sao?
– Anh không tin anh ấy hiểu em. Này nhé, anh ba mươi lăm tuổi. Anh đã từng yêu.
Trước đây anh có người yêu, mối tình kéo dài sáu năm. Anh không lấy vợ, nhưng anh đã sống với người tình. Anh nghĩ chuyện này rất nghiêm trọng. Chưa bao giờ có chuyện gì nghiêm trọng như thế này. Em đẹp, em lạc quan yêu đời, em không nệ cổ, em rực rỡ và em thích làm tình. Anh không tệ, anh lạc quan yêu đời, anh không nệ cổ, anh thông minh, và anh muốn làm tình với em ngay tức khắc.
– Không, - Diana chống lại, nhưng cô không nghĩ thế.
Anh nhẹ nhàng kéo cô vào lòng và hai người hôn nhau.
– Chúng ta rất giống nhau, - anh thì thào nói. - Chắc em còn nhớ cái ngày chúng ta bút đàm dưới tấm biển “Im lặng” chứ? Em đã hiểu ngay trò chơi, không giải thích. Những phụ nữ khác cho là anh điên, nhưng em lại yêu anh vì trò chơi ấy.
Thực vậy, Diana nghĩ; khi cô có những hành động kỳ quặc như hút ống vố, không mặc quần lót hay tham gia các cuộc hội họp của người phát xít rồi báo động hỏa hoạn, Mervyn sẽ rất bực mình, còn Mark lại cười vang.
Anh vuốt ve tóc cô rồi thoa má. Dần dần, cô bình tĩnh hết hoảng sợ. Cô tựa đầu lên vai Mark, hôn cổ anh. Cô cảm thấy tay anh sờ lên chân cô, luồn dưới váy thoa lên phía trong đùi, nơi cuối cùng của chiếc vớ dài. Chắc không có chuyện gì xảy ra chứ, Diana tự hỏi mà lòng không mấy tin tưởng.
Anh nhẹ nhàng đè cô nằm ngửa trên giường, chiếc mũ của cô rơi xuống.
– Thế không tốt đâu - cô nói một cách yếu ớt.
Anh hôn lên môi cô, cắn nhẹ hai môi cô. Tay anh luồn dưới quần lót bằng xoa của cô, cồm rên lên khoái cảm. Một lát sau, tay anh trượt vào trong... Anh sành sỏi đấy chứ.
– Diana, anh yêu em, anh yêu biết bao!
Khi xong rồi, cô ôm cứng anh vào lòng, thở hổn hển, run run vì quá xúc động, muốn không bao giờ thả anh ra. Đáng ra Diana khóc nữa, nhưng cô không còn nước mắt để khóc.
Cô không đả động gì đến Mervyn hết.
Với tình thần sáng tạo, Mark đã tìm ra giải pháp và cô làm theo như thế khi về nhà, bình tĩnh và quả quyết Mervyn mặc pyjama và quàng áo ngủ, đang ngồi hút thuốc, nghe nhạc trong rađiô. Ông càu nhàu:
– Đi thăm gì mà lâu quá thế?
Hơi bực bội, Diana đáp:
– Em phải lái xe thật chậm. - Cô nuốt nước bọt, hít vào một hơi thật dài rồi nói tiếp:
– Ngày mai em không đến đấy nữa.
Ông có vẻ ngạc nhiên, hỏi cô:
– Em sẽ đi đâu?
– Em muốn đi thăm chị Thea và thăm cặp song sinh. Em muốn biết chắc chị ấy có khỏe không và ngoài ra em còn có lý do khác nữa: tàu hỏa bắt đầu chạy thất thường và với phần xăng cung cấp hạn chế, thế nào tuần sau cũng có ảnh hưởng đến việc đi lại của tàu bè.
Ông gật đầu đồng ý:
– Em nói phải. Tốt hơn là em nên đi thăm khi còn có thể đi được.
– Em lên lầu chuẩn bị va li hành lý.
– Chuẩn bị va li cho anh luôn thể, được không?
Diana giật mình lo sợ, cô sợ ông ta đi theo cô. Cô hỏi:
– Chuẩn bị va li cho anh làm gì?
– Anh không thể ngủ một mình trong ngôi nhà trống vắng được. Tối mai anh sẽ ở lại tại câu lạc bộ cải cách. Em sẽ về vào thứ tư chứ?
– Phải, - cô trơ tráo đáp, - thứ tư.
– Rất tốt.
Diana lên tầng một. Vừa cho vào va li của chồng áo quần và bít tất, cô vừa nghĩ: mình làm việc này lần cuối cho anh ấy. Cô mừng vì ông ta tin vào câu chuyện cô bịa ra, nhưng đồng thời cô cũng thất vọng, vì còn có chuyện cô không thực hiện được. Cô nghĩ là đáng ra cô phải nói cho ông ta biết lý do tại sao cô bỏ ông ta, mặc dù chuyện cô nói ra sẽ làm cho ông ta nổi cơn thịnh nộ.
Cô muốn nói cho ông ta biết ông ta đã làm cô thất vọng ông ta là người chuyên quyền, không còn thương yêu chiều chuộng cô như trước nữa. Nhưng cô không nói được những điều ấy, do đó cô cảm thấy hết sức thất vọng. Diana đóng va li của ông lại rồi bỏ đồ vào va li mình, cho vào túi xách các thứ dùng trang điểm và quần áo. Cô thấy thật buồn cười khi cho vào va li bít tất kem đánh răng và kem lót mặt để chấm dứt cuộc hôn nhân năm năm.
Một lát sau, Mervyn đi lên. Diana đang ngồi trước bàn trang điểm để tháo các trang sức trên mặt ra, trên người cô chỉ còn chiếc sơ mi ngủ xoàng xĩnh.
Ông đứng phía sau lưng cô, đưa tay sờ hai vú cô.
– Ôi đừng, Diana nhủ thầm. Tối nay đừng, đừng nhé!
Mặc dù cô hoảng hất lo sợ, nhưng cơ thể cô phản ứng lại ngay lập tức, và cô đỏ mặt ra vẻ người có tội.
Tay Mervyn véo vào hai dầu núm vú căng tròn, bỗng Diana cảm thấy vừa khoái vừa thất vọng. Ông nắm tay cô đỡ cô đứng lên. Khi ông dìu cô đi vào giường, cô ngoan ngoãn theo ông. Ông tắt đèn và hai người nằm trong bóng tối.
Ông leo lên liền, làm tình với thái độ hết sức buồn bã như thể ông biết cô sắp rời bỏ ông, mà ông không thể làm gì được để ngăn cản. Cô cảm thấy cơ thể mình phản bội mình, vì cô rên lên vì khoái cảm, và cô thấy xấu hổ. Cô rất đau đớn khi nghĩ chỉ trong vòng hai giờ mà cô cực khoái với hai người đàn ông khác nhau, cô cố dừng lại, nhưng làm sao được. Cô bật khóc trong khi đang hưởng lạc thú.
May thay, Menryn không hay biết gì hết.
Sáng thứ tư, Mark và Diana ngồi trong phòng khách sang trọng của khách sạn South Westem đợi tắc xi chở họ đến bến tàu số 108 tại cảng Southampton để đáp chiếc thủy phi cơ Clipper của hãng Pan American. Diana cảm thấy thắng lợi và tự do.
Trong phòng, mọi người nhìn cô hay là cố để không nhìn cô. Một thanh niên đẹp trai mặc bộ đồ xanh nhìn Diana đăm đăm với vẻ rất say mê, anh ta chắc nhỏ hơn cô cũng đến mười tuổi. Nhưng cô đã quen với cảnh như thế này rồi. Khi cô chưng diện vào là mọi người đều không rời mắt khỏi cô và hôm nay cô đẹp thật lộng lẫy. Cái áo dài màu kem nhạt có vẻ tươi mát, hợp với mùa hè. Đôi giày màu kem trông rất hài hòa và cái mũ rơm làm cho Diana càng thêm tuyệt vời.
Cô rất thích đi du lịch: thu xếp hành lý vào va li rồi lấy ra, gặp được nhiều người, được nuông chiều, âu yếm, được uống sâm banh đã đời và ăn đồ ngun ngút cổ vừa được ngắm xem những nơi mới lạ. Cô hơi thấy sợ khi nghĩ đến chuyện đi máy bay, nhưng vượt Đại Tây dương quả là một chuyến hành trình rết đặc biệt, vì qua bên kia là nước Mỹ. Diana mong chóng sang bên kia. Cô tưởng tượng ra cảnh nước Mỹ qua những gì cô đã thấy trong xi nê: cô thấy mình ở trong một căn hộ trang hoàng mỹ thuật, phòng nhiều cửa sổ và lắp nhiều gương soi có người hầu gái giúp cô mặc áo măng tô lông thú trắng toát; chiếc xe hơi dài màu đen đang nổ máy đậu ngoài đường với anh tài xế người da đen, đợi để đưa đến hộp đêm, ở đây cô gọi rượu Martini không pha loãng, và khiêu vũ theo điệu nhạc Jazz, ban nhạc có Bing Crosby tham gia. Diana nghĩ đây chỉ là giấc mơ, nhưng cô rất nôn nóng muốn chóng tìm sự thật ở bên ấy ra sao.
Tuy nhiên, Diana vẫn cảm thấy buồn bã khi rời nước Anh đang lâm chiến như thế này. Cô quen biết rất nhiều người Do thái. Manchester là nơi có cộng đồng dân Do thái đáng kể. Họ đã giúp dân Israel trồng được một ngàn cây ở Nazareth. Số bạn bè Do thái thân quen với Diana lấy làm khủng khiếp và lo sợ khi họ theo dõi các biến cố ở châu Âu. Ngoài họ ra còn có nhiều người khác nữa lâm vào cảnh khốn khổ: những người phe phát xít rất ghét dân da màu, người di-gan, giới đồng tính luyến ái và tất cả những ai bất đồng chủ nghĩa phát xít.
Diana có ông chú đồng tính luyến ái, chú ấy rất tử tế, dịu dàng với cô, xem cô như con gái của mình.
Diana đã quá tuổi nhập ngũ, nhưng nếu cô còn ở Manchester, chắc cô sẽ tình nguyện tham gia lực lượng hậu cần, cuốn băng cho Hội Chữ thập Đỏ.
Nhưng chuyện này thật khó tin, còn khó tin hơn cả chuyện cô khiêu vũ, vừa nghe Bing Crosby chơi nhạc. Vì Diana không phải là loại người cuốn băng.
Cuộc sống khắc khổ và bộ đồng phục không phải là những thứ làm ra để dành cho cô.
Nhưng mọi thứ đều vô nghĩa đối với Diana. Điều đáng kể duy nhất là cô đang yêu và được yêu. Cô sẽ đi đến bất cứ nơi nào Mark đến: Cô sẽ theo anh ra tận chiến trường nếu cần thiết. Họ sẽ cưới nhau và sẽ có con.
Nghĩ đến chuyện bay trên chiếc Clipper của hãng Pan American, là Diana run lên vì sung sướng. Cố đã đọc bài viết về chiếc máy bay này trên tờ Manchester Guarđian, không bao giờ Diana tưởng tượng ra được cảnh có ngày cô đi trên chiếc máy bay này. Đến New York chỉ hơn một ngày một chút quả là một phép lạ.
Diana đã viết giấy để lại cho Mervyn. Cô không nói gì những chuyện mà đáng ra cô đã nối với ông; cô không viện cớ ông ta đã vô tình, thờ ở lãnh đạm, nên đã đánh mất tình yêu của cô; cô không nói đến lý do vì Mark quá tuyệt vời.
Cô đã viết:
Mervyn thân mến, tôi bỏ anh ra đi vì thấy anh đã lạnh lùng với tôi, và tôi đã yêu người khác. Khi anh nhận được thư này thì chúng tôi đã ở Mỹ. Tôi rất buồn vì làm cho anh đau khổ, nhưng chuyện này là do anh mà ra. Cô không biết kết thúc bức thư ra sao: tuy nhiên cô không thể viết: Chúc anh khỏe hay là thương mến... Cho nên cô thấy chỉ viết gọn lỏn: Diana.
Ban đầu Diana định để bức thư trên bàn ăn nơi nhà bếp. Nhưng rồi cô sợ có thể ông ta thay đổi kế hoạch, nghĩa là thay vì ở lại tối tại Câu lạc bộ của ông thì ông, về nhà, và như thế sẽ sinh ra lắm chuyện rắc rối cho Mark trước khi anh rời khỏi nước Anh.
Cuối cùng, cô gởi bức thư đến nhà máy qua đường bưu điện vào hôm nay.
Diana nhìn đồng hồ (quà của Mervyn, ông ta thích nhất cô đúng giờ). Cô biết rõ ràng việc thường nhật của ông: buổi sáng ông bận bịu công việc ở xưởng máy, rồi gần trưa ông lên văn phòng làm việc, xem giấy tờ thư từ trước khi ăn trưa. Cô đã viết thư riêng trên phong bì để cô thư ký khỏi mở ra đọc. Ông sẽ tìm thấy bức thư trong đống hóa đơn, phiếu đặt hàng, các thư tín và chắc bây giờ ông đang đọc bức thư. Nghĩ thế, Diana cảm thấy ân hận, thầm buồn, nhưng đồng thời cô mừng vì đang ở một nơi cách xa ông đến ba trăm cây số.
– Xe tắc xi đón chúng ta đến kìa, - Mark nói. - Đến giờ đi rồi.
Cố xua đuổi hết lo sợ, Diana để tách cà phê xuống bàn, đứng lên và nhìn anh, duyên dáng mỉm cười.
– Phải, - cô nói với giọng vui vẻ. - Đến giờ bay rồi.
*
Eddie thường rất rụt rè trước mặt bọn con gái. Tốt nghiệp trường Annapolis rồi mà anh vẫn còn trinh. Khi anh vào quân đội, đóng Pearl Harbor, anh thường lui tới với gái điếm, và việc này đã làm cho anh não lòng. Sau khi rời khỏi hải quân, anh sống thật cô đơn, mỗi lần cần có người cho vui, anh phải đến quán rượu cách chỗ mình ở mấy cây số. Carol-Ann làm tiếp viên dưới đất cùng công ty với anh cảng Washington, LongIsland, trạm đến cuối cùng của thủy phi cơ ở New York. Cô có mái tóc vàng, người luôn luôn rám nắng, mắt xanh như màu của hãng Pan American - chưa bao giờ Eddie dám mời cô đi chơi. Nhưng một hôm, người nhân viên điều phối máy thu thanh cho anh hai cái vé đi xem vở “Lifewith Father” ở Broadway, và khi nghe anh nói anh không có ai để mời đi, anh điều phối viên thông tin bèn quay qua bàn bên cạnh hỏi Carol-Ann có muốn đi xem không.
– Đi chứ! - Cô đáp, và thế là Eddie nghĩ rằng nàng tiên này cùng thế giới với mình.
Sau đó, anh khám phá ra Carol-Ann rất cô độc. Nàng lớn lên ở nông thôn, nên rất khó chịu trước cuộc sống xô bồ của dân New York. Nàng có tình cảm nhưng không khéo xử thế khi có đàn ông suồng sã với nàng cho nên trong lúc bối rối nàng thường tức tối từ chối những lời mời mọc của họ. Tính tình nóng nảy đã biến nàng thành người lạnh lùng, nên không ai mời nàng đi chơi cả.
Nhưng nào Eddie có biết gì đến chuyện này. Cho nên khi kẹp tay nàng trong tay mình, anh cảm thấy mình như vua. Anh dẫn nàng đi ăn tối rồi thuê tắc xi đưa nàng về tận nhà. Trên ngưỡng cửa, anh cảm ơn nàng đã cho anh một buổi tối tuyệt vời, rồi anh hôn lên má nàng, khi anh hôn, bỗng nàng òa khóc, nói với anh rằng anh là người đầu tiên phù hợp với nàng ở cái đất New York này.
Trước khi anh kịp thổ lộ tâm tình, nàng đã mời anh đi chơi lần nữa.
Vào dịp đi chơi lần hai, anh yêu nàng. Hôm ấy là ngày thứ tư trời nóng vào tháng 7, họ đi đến Coney Island, nàng mặc quần trắng với áo tay cụt màu xanh da trời. Anh sửng sốt khi nhận ra nàng đẹp và rất hãnh diện khi đi với anh trước mặt mọi người. Họ uống nước đá giải khát, leo núi đi chơi, cặp tay nhau và thổ lộ tâm tình. Khi đưa nàng về nhà, anh thành “thật tuyên bố chưa bao giờ anh được sung sướng như hôm ấy”, và nàng làm cho anh ngạc nhiên thêm lần nữa khi trả lời anh rằng nàng cũng sung sướng không kém.
Chẳng bao lâu sau, anh bỏ bê nông trại, khi nào nghỉ là anh đến New York, ngủ trên ghế nệm dài của một anh bạn kỹ sư, anh này ngạc nhiên nhưng rồi thúc anh cứ thế mà tiến. Carol-Ann đưa anh đến Bristol, bang New Hampshire, để giới thiệu anh với gia đình nàng. Bố mẹ nàng người nhỏ con, tuổi trung niên, nghèo và cần cù lao động. Họ khiến anh nghĩ đến cha mẹ mình, nhưng anh không nghĩ đến tôn giáo cuồng tín của họ. Chắc họ không tin là họ đã sinh được một cô gái xinh đẹp như thế, và anh biết họ nghĩ gì vì chính anh cũng không tin là một cô gái như thế lại đi yêu anh.
Đứng như trời trồng trong khu vườn của khách sạn Langdown Lawn, nhìn vỏ cây sên xù xì, anh nghĩ đến nguyên do khi anh yêu nàng. Anh đã sống trong con ác mộng, giấc mộng hãi hùng thường thấy, thoạt tiên người ta cảm thấy được sống hạnh phúc và an toàn, nhưng rồi người ta mơ hồ cảm thấy điều tệ hại có thể xảy đến cho mình, và rồi bất ngờ nó xảy đến thật sự, nó đang đến mà mình lại bất lực, không làm gì được. Điều làm cho cơn ác mộng khủng khiếp thêm là ngay trước khi anh đi làm, hai người đã cãi vã nhau, hai người chia tay nhau mà không làm lành với nhau.
Hôm ấy, Carol-Ann ngồi trên chiếc ghế nêm dài, mặc áo lao động, ngoài ra không có gì hết, hai chân dài rám nắng duỗi ra phía trước, mái tóc đẹp xõa xuống hai vai như chiếc khăn quàng. Nàng đang đọc tạp chí. Cặp vú, trước đây nhỏ nhưng nay đã căng tròn. Anh cảm thấy muốn sờ, anh tự nhủ, tại sao không.
Anh bèn luồn tay dưới áo, mân mê núm vú của nàng. Nàng ngước mắt, dịu dàng nhìn anh, cười, nàng cúi xuống đọc tiếp... Anh hôn lên đầu nàng rồi ngồi xuống bên cạnh. Ngay từ đầu, Carol-Ann đã làm cho anh ngạc nhiên. Mới đầu, hai người cùng tỏ ra rụt rè, nhưng sau khi đi hưởng tuần trăng mật về một thời gian ngắn, khi đã cư ngụ ở trang trại cũ, bỗng nhiên nàng trở nên hung hăng dữ dội.
Thoạt tiên, nàng muốn làm tình dưới đèn sáng trưng. Eddie cảm thấy hơi bối rối, nhưng rồi anh nhượng bộ, và tự thâm tâm anh cũng thích thế. Rồi anh nhận thấy khi nàng tắm, nàng không khóa cửa. Sau đó, anh tự nhủ, nếu khi anh tắm mà khóa của phòng tắm thì trông có về kỳ cục, nên anh không khóa, và rồi một hôm nàng trần truồng vào phòng tắm để cùng tắm chung với anh. Cả đời chưa bao giờ Eddie thấy khó chịu như thế.
Nàng có thói quen mặc áo quần mỏng manh đi khắp trong trang trại. Có thể nói hôm ấy nàng mặc kín đáo hơn, cái áo chỉ để lộ mảnh vải trắng nhỏ có hình tam giác ở trên háng. Thường khi nàng mặc rất sơ sài. Anh pha cà phê trong nhà bếp thì nàng xuất hiện, chỉ mặc đồ lót, nàng đến nướng bánh mì, hay là anh đang cạo râu thì nàng hiện ra trên người chỉ có cái quần cụt, không có nịt vú, nàng đến đánh răng, hay là nàng mang khay điểm tâm vào phòng, người trần truồng như nhộng. Anh tự hỏi không biết nàng có hâm không. Nhưng anh cũng thích nàng như thế. Anh chưa bao giữ nghĩ đến chuyện anh sẽ có người vợ đẹp rực rỡ trần truồng đi trong nhà như thế. Anh thấy anh có nhiều may mắn.
Một năm sống chung đã thay đổi nếp sống của anh. Bây giờ anh đã quen cảnh ở truồng ấy từ phòng ngủ sang phòng tắm. Thỉnh thoảng anh chẳng thèm mặc pyjama khi đi ngủ, một hôm anh làm tình với nàng trên ghế trường kỷ trong phòng khách.
Anh phân vân tự hỏi mãi, không biết sống như thế có gì bất thường không, nhưng rồi anh nghĩ rằng chăng quan trọng gì mấy, vì Carol-Ann và anh cứ sống theo kiểu mình thích là được. Khi đã chấp nhận nguyên tắc này rồi, anh có cảm giác như con chim thoát khỏi lồng. Thật không tin nổi, thật kỳ diệu; y như ở trên thiên đàng.
Anh ngồi bên cạnh Carol-Ann không nói gì hết, tận hưởng lạc thú được bên cạnh vợ và thưởng thức ngọn gió mát từ rừng cây thổi vào qua những cánh cửa sổ rộng mở. Cái xách đi đường đã khóa rồi, chỉ còn vài phút nữa thôi là anh đến cảng Washington. Carol-Ann đã thôi làm việc cho hãng Pan American. Nàng không thể sống ở bang Maine và làm việc ở New York – và nàng đã kiếm việc trong một nhà hàng ở Bangor. Eddie muốn nói chuyện với vợ trước khi đi.
Carol-Ann ngước mắt khỏi tờ Life, hỏi:
– Chuyện gì thế?
– Anh có nói gì đâu.
– Nhưng anh muốn nói gì đấy, phải không?
Anh cười:
– Làm sao em đoán ra?
– Eddie, anh biết em có thể nghe óc anh hoạt động mà. Có việc gì phải không?
Anh để bàn tay to lớn vuông vức lên bụng vợ, anh cảm thấy bụng nàng nhúc nhích nhè nhẹ – Anh muốn em nghỉ việc.
– Còn sớm quá!
– Làm việc chẳng thêm được gì. Đời sống chúng ta dư dả rồi. Anh muốn em phải giữ gìn sức khỏe.
– Em sẽ giữ gìn sức khỏe. Khi nào cần nghỉ thì em sẽ nghỉ việc.
Anh cảm thấy bị chạm tự ái.
– Anh nghĩ em có vẻ khoái làm việc. Tại sao em muốn tiếp tục làm việc?
– Vì chúng ta cần làm việc, và em cũng phải làm cái gì chứ.
– Anh đã nói rồi, chúng ta dư súc để sống.
– Không làm việc em sẽ buồn lắm.
– Phần đông phụ nữ có chồng, không làm việc.
Nàng cao giọng nói:
– Eddie, tại sao anh cứ muốn trói tay trói chân em lại như thế?
Anh không muốn trói tay trói chân vợ, cho nên nghe nói như thế anh bỗng giận. Anh đáp:
– Tại sao em muốn chống lại anh như vậy?
– Em không chống đối anh. Em chỉ không muốn ngồi một chỗ, như một người vô dụng mà thôi.
– Bộ em không có việc gì làm à?
– Việc gì?
– Đan áo cho em bé, chế biến thức ăn, ngủ trưa...
– Ôi lạy Chúa... Nàng thốt lên với giọng khinh bỉ.
– Trời ơi, những việc như thế có gì sai trái sao? Anh hỏi, giọng tức tối:
– Em có đủ thì giờ để làm các thứ ấy khi con chúng ta ra đời. Em muốn tranh thủ những tuần cuối cùng được tự do.
Eddie cảm thấy bất bình nhưng anh không biết tại sao họ lại phải cãi nhau như thế này. Anh muốn đi Anh nhìn đồng hồ.
– Anh phải đi cho kịp tàu.
Carol-Ann có về buồn bã.
– Anh đừng giận em, - nàng nói, giọng hòa giải. – Nhưng anh vẫn giận.
Anh đáp lại bằng một giọng giận dữ.
– Thật anh không chịu nổi em!
– Em rất sợ cuộc sống tù túng.
– Anh đã cố để em sống thoải mái kia mà.
Anh đứng lên, đi vào nhà bếp, đến lấy cái áo khoác của bộ đồng phục móc trên giá. Anh muốn tỏ thái độ rộng lượng, còn vợ anh thì cho đấy là chuyện anh muốn áp đặt nàng.
Khi anh mặt áo khoác vào, nàng mang va li đưa cho anh. Nàng ngẩng mặt nhìn anh, hôn nhẹ lên môi anh.
– Đừng ra đi với vẻ giận dữ như thế. - Carol-Ann nói.
Nhưng anh đã ra đi với lòng ấm ức giận dữ.
Và bây giờ trong khu vườn này, ở nơi xứ lạ quê người này, xa cách Carol-Ann hàng ngàn cây số, Eddie phân vân không biết rồi anh có gặp lại được nàng hay không.