Trên Chuyến Bay Đêm - Chương 05 - Phần 1
Chương 5
Bây giờ là lần đầu tiên trong đời, Nancy Lenehan tăng cân. Bà đúng thẳng người để soi gương trong căn phòng khách sạn Adelphi ở Liverpool, bên cạnh đống hành lý đợi chuyển đến tàu Orania, vẻ mặt hoảng hốt.
Bà ta không đẹp không xấu, nét mặt đều đặn - sống mũi thẳng, tóc đen và cứng, cằm phẳng phiu – và khi bà ăn mặc cẩn thận, trông bà hấp dẫn, mà việc ăn mặc cẩn thận là việc thường thấy nơi bà. Hôm nay bà mặc bộ áo quần hàng len thật nhẹ may ở nhà hàng Paquin, vải có màu đỏ tươi, chiếc áo lót bằng xoa màu xám. Chiếc áo vét bó sát eo theo kiểu thời trang, và chính cái áo quá bó sát vào người báo cho bà biết bà đã tăng cân. Khi cài áo, nút áo kéo khuy căng ra.
Việc này chỉ có một cách giải thích: eo của chiếc áo vét nhỏ hơn eo của bà Lenehan.
Việc tăng cân của bà là vì những bữa ăn trưa và ăn tối ngon lành trong các nhà hàng ăn uống sang trọng ở Pans trong suốt tháng Tám vừa qua. Bà thở dài.
Chắc bà phải kiêng ăn trong chuyến trở về mới được. Hy vọng khi trở về New York, bà sẽ lấy lại vóc dáng như trước.
Trước đây chưa bao giờ bà phải kiêng ăn kiêng uống. Nghĩ đến chuyện kiêng ăn, bà thấy bực mình: bà thích ăn ngon, nhưng không dám ăn nhiều, thật là chuyện không vui chút nào hết. Chắc đây là dấu hiệu cho thấy bà đã già.
Hiện bà đã bốn mươi tuổi.
Bà thường đặt may đo áo quần cho mình. Nhờ thân hình mảnh khảnh nên bà mặc áo quần dễ đẹp. Bà ghét mặc kiểu áo phủ quá mông của thập kỷ 20, và bà thích kiểu áo dài thắt ở eo. Bà bỏ nhiều thì giờ và vàng bạc để mua sắm áo quần.
Thỉnh thoảng bà dùng cách ăn mặc hợp thời trang, lịch sự, để gây ảnh hưởng trong nghề nghiệp, nhưng thực ra, bà chỉ là người thích ăn mặc đẹp đẽ.
Bố bà đã xây dựng một xưởng giày ở Brockton cạnh Boston bang Massachusetts, vào năm Nancy ra đời, năm 1899. Ông làm thêm mẫu giày hảo hạng của Luân Đôn, nhưng bán giá rẻ hơn; rồi ông bắt chước cách rao hàng của thiên hạ:
– “Quí vị có thấy khác nhau không”. Người ta đọc quảng cáo thấy một đôi giày ở Luân Đôn bán 29 đô la, còn một đôi giày sao chép của xưởng giày Black chỉ có 10 đô la. Ông làm việc cật lực, công việc làm ăn phát đạt, rồi trong trận đại chiến, ông ký hợp đồng đóng giày cho quân đội, việc này đã tăng thu nhập cho gia đình rất nhiều.
Trong những năm của thập niên 20, ông mở thêm một loạt các cửa hàng bán giày, hầu hết ở vùng Nòuvene Angletaue. Khi tình hình kinh tế suy thoái, ông cho giảm tỷ lệ sản xuất xuống còn năm phần trăm thôi, và bán giá đồng hạng chỉ có 6 đô la một đôi, bất kỳ mẫu mã giày như thế nào. Sự mạnh dạn của ông đã đem lại kết quả tốt, cho nên trong khi mọi người bị phá sản thì xưởng giày Black của ông giàu lên.
Ông thường nói rằng, làm giày xấu giá nhân công cũng đắt như làm giày tốt, và thiên hạ làm việc cực nhọc không nên để cho họ đi giày xấu. Trong lúc người mua giày đóng đế bằng giấy bìa chỉ đi được trong vài ngày, thì nhà máy đóng giày Black sản xuất giày giá không đắt hơn mấy mà lại đi lâu. Bố bà rất hãnh diện về việc này, cũng như Nancy. Chất lượng giày của gia đình bà sản xuất đã minh chứng cho mọi người thấy qua ngôi nhà lộng lẫy của họ ở Black Bay, chiếc xe Packard có tài xế lái, những đêm dạ vũ, những áo quần đẹp đẽ và số gia nhân Đông Đức. Bà không phải như những tiểu thư con nhà giàu đã thừa hưởng gia tài với mặc cảm tội lỗi trong lòng.
Bà ước chi có thể nói rõ điều này cho em trai bà biết.
Peter đã ba mươi tám tuổi. Khi bố họ mất, cách đây năm năm, ông để lại tài sản trong công ty cho Peter và Nancy với tỷ lệ bằng nhau, mỗi người bốn mươi phần trăm. Em gái của ông, cô Tilly, được hưởng mười phần trăm, mười phần trăm còn lại dành cho Danny Riley, lão luật sư già bất lương.
Nancy thường cho rằng thế nào bà cũng nắm quyền điều khiển công ty khi bố bà mất. Nhưng ông lại thích để cho Peter điều hành. Phụ nữ điều hành công ty ít có hiệu quả hơn, nhưng việc này đã chứng minh ngược lại nhất là trong lĩnh vực áo quần.
Bố bà có người phụ tá, Nat Ridgeway, ông ta là người có năng lực, và mọi người đều biết ông ta rất muốn giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Giày Black.
Nhưng chức vụ này Peter cũng thích và anh ta là con trai. Nancy thường nghĩ mình là con cưng của bố. Nhưng nếu Peter không thừa hưởng quyền của cha, thì thế nào anh ta cũng thất bại nhục nhã. Nancy không muốn đẩy em trai vào con đường thất bại, nhưng bà đã chấp thuận để cho anh ta quyền điều khiển công ty. Hai chị em có đến 80 phần trăm cổ phần, cho nên khi họ nhất trí với nhau thì họ muốn làm gì cũng được.
Nat Ridgeway đã từ nhiệm và đến làm cho Tổng công ty Dệt ở New York.
Đây là sự mất mát cho công ty, đồng thời cũng là sự mất mát cho Nancy. Ngay trước khi bố bà mất, bà và Nat bắt đầu cặp kè đi với nhau.
Chuyện này xảy ra đã năm năm rồi, từ ngày Sean chồng bà mất đi, thì Nat là người đàn ông đầu tiên bà bằng lòng đi chơi với ông ta chỉ vì bà bắt đầu ngán cuộc sống bù đầu công việc, và cũng có cảm tình với ông ta nữa. Họ thường đi ăn tối với. nhau, thỉnh thoảng cùng nhau đi xem hát và mỗi khi ông đưa bà về nhà, bà hôn ông rất tình tứ nhưng khi cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra họ không vượt qua được sự khó khăn, và khi Nat rời khỏi công ty Black thì mối tình giữa họ cũng chấm dứt, để Nancy ngậm ngùi thất vọng. Kể từ đấy, Nat đã gây dựng cho mình một sự nghiệp vững vàng ở Tổng công ty dệt, và bây giờ ông ta là chủ tịch công ty. Ông ta cũng đã lấy vợ, vợ ông ta là một cô gái tóc vàng xinh đẹp nhỏ hơn Nancy đến mười tuổi.
Trái lại, Peter không thành công. Thực vậy, anh ta không có khả năng làm chủ tịch. Từ ngày anh đảm nhiệm chức vụ đến nay đã năm năm, công việc làm ăn tiếp tục thua lỗ. Các cửa hàng không mang lại gì hết, lợi tức chỉ đủ bù chi phí. Peter đã mở một cửa hàng sàng trọng trên đại lộ Năm ở New York, anh bán áo quần phụ nữ loại đắt tiền; anh đầu tư công sức và thì giờ vào đây rất nhiều, nhưng vẫn thua lỗ.
Chỉ có nhà máy do Nancy điều khiển làm ăn phát đạt. Đến giữa thập niên 30, khi nước Mỹ thoát khỏi cuộc suy thoái kinh tế, bà bèn cho sản xuất loại dép phụ nữ bán với giá rẻ và mẫu mã rất bình dân. Bà tin rằng đối với giày dép phụ nữ, nếu hàng sản xuất nhẹ nhàng, có màu sắc đẹp và rẻ tiền thì thế nào cũng bán rất chạy.
Bà nghĩ bà có thể tăng số bán lên gấp đôi, và nhà máy gia tăng sản xuất.
Nhưng lợi nhuận của nhà máy chỉ đủ đem sang bù vào số tiền thua lỗ của Peter, vì anh ta không làm cho công ty phát triển lên được.
Cho nên chỉ còn một giải pháp bán dãy cửa hàng đi có lẽ bán cho người đang quản lý, để có được số tiền mặt. Số tiền bán này đem dùng vào việc hiện đại hóa nhà máy, trang bị cho nhà máy bằng hệ thống sản xuất theo dây chuyền, hệ thống mà các nhà máy sản xuất giày hiện đại đang dùng. Peter phải giao cho bà quyền điều khiển và anh ta chỉ điều khiển cửa hàng ở New York thời, nhưng phải chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt khi chi tiêu tiền của cửa hàng. Bà muốn cứ để cho anh ta nhận chức chủ tịch công ty và có quyền ưu tiên dành cho anh, nhưng anh phải từ bỏ hết quyền năng mà anh hiện có.
Bà đã đưa ý kiến này vào trong tờ trình đặc biệt nới về vai trò của Peter. Anh hứa sẽ suy nghĩ về vấn đề này. Nancy nhẹ nhàng nói với Peter rằng anh không thể để cho công ty tiếp tục xuống dốc, và nếu anh không bằng lòng kế hoạch của bà, buộc lòng bà phải đưa vấn đề này ra trước hội đồng quản trị - như thế có nghĩa là anh sẽ bị truất quyền và bà làm chủ tịch công ty. Bà rất hy vọng anh ta sẽ thông cảm. Nếu anh ta ương ngạnh không chịu chấp nhận, bà sẽ nêu rõ việc làm ăn thất bại tồi tệ của anh, và như thế tình ruột thịt sẽ tan vỡ, không bao giờ hàn gắn lại được. Mãi cho đến bây giờ anh ta vẫn chưa có phản ứng gì. Anh ta có vẻ bình tĩnh, trầm ngâm, và hòa nhã với bà. Hai chị em thỏa thuận cùng đi Pans, Peter thì để mua các mẫu mã áo quần tân thời cho cửa hàng của mình, còn Nancy thì đi xem hàng hóa vừa kiểm tra việc chi tiêu cửa em. Nancy rất thích châu Âu, nhất là Pans, và bà rất mong đến Luân Đôn nhưng khi đến đây thì chiến tranh bùng nổ.
Họ quyết định quay về Hoa Kỳ ngay tức khắc, nhưng mọi người đều cùng làm như thế, dĩ nhiên, nên họ rất khó khăn trong việc tìm ra phương tiện để về. Cuối cùng Nancy mua được vé tàu thủy, tàu sẽ khởi hành ở Liverpool. Sau một chuyến đi dài bằng tàu hỏa và bằng phà, họ đến được cảng vào hôm qua và hôm nay họ sẽ lên tàu.
Việc chuẩn bị chiến tranh ở Anh đã làm cho bà sốt ruột. Chiều hôm qua một nhân viên trong khách sạn đến phòng bà để thiết lập trên cửa sổ một hệ thống màn che ánh sáng. Tối đến, tất cả các cửa sổ phải tuyệt đối tối để tư trên không, máy bay không thấy được thành phố. Người ta dán băng vải vào kính để phòng khi bị dội bom, kính vỡ sẽ không văng xa có thể gây thương tích cho người.
Người ta chất những bao cát trước khách sạn, và phía sau khách sạn có hầm trú ẩn.
Điều bà sợ nhất là Hoa Kỳ tham gia chiến tranh, vì như thế hai cậu con trai của bà, Liam và Hugh, sẽ bị động viên. Bà nhớ khi Hitler lên nắm quyền, bố bà nói rằng người Đức Quốc xã ngăn cấm nước Đức trở thành Cộng sản; và đấy là quyết định sau cùng của Hitler. Bà có quá nhiều việc phải làm, không cần phải bận tâm đến châu Âu. Bà không quan tâm đến nền chính trị quốc tế, không quan tâm đến cán cân quyền lực, cũng không quan tâm đến việc lớn mạnh của chủ nghĩa phát xít: những điều viển vông xa vời như thế hoàn toàn vô nghĩa so với đời sống của các con bà. Người Ba Lan, người Áo, người Do thái và người Slavơ phải tự lo cho mình. Công việc của bà là lo cho Liam và Hugh.
Thực ra các cậu con trai của bà không cần bà lo lắng. Nancy lấy chồng sớm và bà có con liền, nên hai con của bà bây giờ đã trưởng thành. Liam đã có vợ, hiện ở tại Houston, còn Hugh vừa học hết năm cuối cùng ở Yale. Hugh không học hết mình, và bà kinh ngạc khi biết cậu ta đã mua chiếc xe thể thao, nhưng cậu đã qua tuổi nghe lời khuyên của mẹ.
Bà nghĩ, chiến tranh sẽ làm cho công việc làm ăn phát đạt, và thế nào cũng có sự bùng nổ kinh tế ở nước Mỹ. Cho dù Hoa Kỳ có tham chiến hay không, thì quân đội cũng phải phát triển, và như thế sẽ có sự gia tăng về đơn đặt hàng của chính phủ - thêm nguyên do để nhà máy hiện đại hóa.
Nhưng khi bà nghĩ đến chuyện các con bà có thể bị gọi vào quân đội, bà thấy tất cả đều không... có gì quan trọng nữa, vì con bà sẽ đi chiến đấu tại một chiến trường xa xôi, và có thể chết ở đấy. Người phu mang hành lý bước vào, cắt đứt dòng suy nghĩ vẫn vơ của bà. Bà hỏi anh ta để biết Peter đã cho người mang hành lý đi chưa. Bằng giọng địa phương nặng trịch khiến bà phải hết sức cố gắng mới hiểu, anh ta nói rằng em trai bà đã cho mang hành lý xuống thu từ tối hôm qua.
Muốn biết chắc Peter đã đi chưa, bà đến gõ cửa phòng của anh ta. Người đàn bà giúp việc mở cửa, và cũng với giọng địa phương khó nghe, chị cho biết Peter đã rời khách sạn từ đêm qua.
Nancy quá sửng sốt. Đêm qua bà ăn tối trong phòng để ngủ cho sớm, và Peter cũng nói anh sẽ làm như bà. Nếu anh ta đổi ý, thì đêm qua anh ta ở đâu Bà đi xuống tiến sảnh để điện thoại, nhưng bà không biết gọi ai. Cả bà và Peter đều không quen biết ai ở Anh hết. Liverpod nằm đối diện với Dublin.
Phải chăng Peter sang Ailen để thăm gốc gác của gia đình Black. Từ đầu, hai chị em đã có ý định ấy. Nhưng Peter cho rằng, nếu đi thì anh ta sẽ không về kịp để lên tàu.
Bỗng bà nảy ra trong óc một ý, bà yêu cầu cô phụ trách điện thoại gọi số điện thoại của cô Tilly ở Hoa Kỳ. Điện thoại từ châu Âu sang Mỹ là một việc rất phiêu lưu. Đường dây thường bận và người ta phải đợi, có thể đợi thật lâu mà cũng có thể trong vài phút. Đường dây lại thường bị nhiễu, người nói phải la lên đầu giây bên kia mới nghe.
Ở Boston giờ này chắc chưa được 7 giờ sáng, nhưng cô Tilly chắc đã dậy rồi. Như bao nhiêu người có tuổi, bà ngủ ít và dậy sớm. Bà rất tỉnh ngủ.
Vì trời còn sáng sớm nên công việc kinh doanh buôn. bán ở Hoa Kỳ chưa bắt đầu cho nên chỉ khoảng năm phút sau, chuông vang lên trong buồng. điện thoại.
Nancy nhấc ống nghe và nghe tiếng nói quen thuộc vang lên. trong máy. Bà mường tượng cô Tilly đang mặc áo ngủ bằng xoa, mang giày vải lót lông thú, bước nhanh trên sàn nhà bếp bóng loáng để đến nhấc máy điện thoại màu ở tiền sảnh.
– Alô?
– Cô Tiny hả, Nancy đây.
– Lạy Chúa, cháu khỏe không đấy?
– Rất khỏe. Chiến tranh bùng nổ rồi, nhưng người ta chưa bắt đầu bắn nhau, ít ra chưa ở Anh. Cô có tin tức gì về mấy thằng con của cháu không?
– Cả hai đều mạnh khỏe. Cô vừa nhận tấm bưu ảnh của Liam: nó ở Palm Beach và nó nói Jacqueline có nước da rám nắng rất đẹp, chưa bao giờ đẹp như thế Hugh có chở cô đi một vòng trên chiếc xe mới của nó, chiếc xe rất đẹp.
– Nó lái có nhanh không?
– Cô thấy nó lái cẩn thận lắm, nó từ chối không uống rượu, nó nói rằng uống rượu thì không được lái xe.
– Cháu thấy yên tâm rồi.
– Chúc cháu sinh nhật vui vẻ! Cháu làm gì bên Anh thế?
– Cháu đang ở tại Liverpool, chuẩn bị đáp tàu về Hoa Kỳ, nhưng cháu không thấy Peter đâu hết. Không biết cô có tin tức gì về cậu ấy không?
– Có cháu à! Nó đã triệu tập Hội đồng quản trị họp vào ngày mốt vào đầu giờ.
Nancy sững sờ.
– Cô nói họp vào sáng thứ sáu à?
– Phải, cháu à, thứ sáu, tức là ngày mốt, - cô Tilly trả lời với giọng hơi gay gắt. Giọng cô như muốn nói: tao chưa già đến độ lẩm cẩm không như ngày tháng trong tuần.
Nancy chẳng hiểu ất giáp gì hết. Tại sao triệu tập Hội đồng quản trị khi không có bà mà cũng không có Peter. Hai người còn lại trong ban quản trị là Tilly và Danny Riley, họ không đủ tư cách để quyết định công việc.
– Có lẽ có một âm mưu gì rồi đây. Phải chăng Peter có ý đồ gì đen tối?
– Buổi họp vào ngày mốt sẽ bàn về chuyện gì, thưa cô?
– Để cô đọc lệnh họ cho cháu nghe, - Tilly đọc to:
“Biểu quyết việc bán công ty giày Black cho Tổng công ty dệt với những điều kiện đã được chủ tịch công ty thương lượng”.
– Lạy Chúa lòng lành! - Nancy nghẹn ngào. Bà cảm thấy bủn rủn. Cả người như muốn xỉu. Peter bán công ty sau lưng bà. Cố hết sức giữ bình tĩnh, bà nói, giọng run run:
– Cô làm ơn đọc lại lệnh họp.
– Làm sao Peter làm được chuyện này nhỉ? Anh ta thương lượng khi nào?
Chắc anh ta đã làm việc này từ khi bà đưa cho anh ta tường trình bí mật của mình.
Anh ta đã làm ra vẻ suy nghĩ về những lời đề nghị của bà, nhưng thực ra anh ta đã lén âm mưu sắp đặt việc này sau lưng bà.
Bà thường nghĩ Peter là con người yếu đuối, nhưng bà không ngờ anh ta đã hành động phản bội như thế này.
– Nancy, cháu còn ở đấy chứ?
Bà nuốt nước bọt, đáp:
– Vâng, còn. Nhưng cháu quá sửng sốt. Peter không nói gì với cháu về chuyện này hết.
– Thế sao? Làm thế là sai rồi.
– Rõ ràng cậu ta muốn thông qua việc này trong lúc cháu vắng mặt... nhưng chắc cậu ta không về kịp để dự phiên họp được. Hôm nay chúng cháu mời lên tàu thủy chúng cháu không về nhà được trước năm ngày.
– Thế nhưng, bà nghĩ, Peter đã biến mất rồi.
– Không có máy bay à?
– Chiếc Clipper - Nancy bỗng nhớ ra. Bà đã đọc trong báo. Người ta có thể vượt Đại Tây dương trong một ngày.
– Đúng rồi, chiếc Clipper. - Tilly đáp. – Danny Riley đã nói Peter sẽ về bằng chiếc Clipper, nó sẽ có mặt ở đây đúng vào giờ họp hội đồng quản trị.
Nancy nghĩ đến chuyện Peter đã nói láo với bà, ta đi với bà đến Liverpool để cho bà tin rằng anh ta sẽ đi tàu thủy. Chắc anh ta đã ra đi ngay sau khi hai chị em chia tay ở trên hành lang khách sạn, và đi suốt đêm để đến Southampton đúng giờ. Và có thể nói rằng trong lúc hai người nói chuyện, ăn trưa, ăn tối với nhau ở Pans, thì anh ta đã lừa gạt bà rồi.
Cô Tilly hỏi:
– Tại sao cháu không cùng đi chiếc Clipper?
– Đã trễ quá chưa nhỉ. Hẳn là Peter đã trừ tính sao cho khi bà biết anh ta ở đâu, thì bà không còn có đủ thì giờ đuổi kịp anh nữa. Nhưng biết đâu.
– Cháu sẽ cố thử, - bỗng Nancy đáp với giọng quả quyết – Chào cô. - Nói xong, bà móc máy.
Bà suy nghĩ một lát. Hôm nay chiếc Clipper sẽ rời Southampton để đến New York vào ngày mai, như thế là Peter sẽ có mặt ở Boston để họp vào thứ sáu.
Lòng buồn rầu, bà đến bàn tiếp tân hỏi người trực nhật chiếc Clipper sẽ cất cánh ở Southampton lúc mấy giờ?
– Bà đi không kịp đâu, thưa bà, - anh ta đáp.
– Anh vui lòng xem lại thời biểu xem sao? – Bà nói, cố giữ bình tĩnh.
Anh ta lấy tờ giấy thông báo giờ tàu bay đi và đến, mở ra xem rồi đáp:
– Máy bay cất cánh lúc 2 giờ.
Bà xem đồng hồ, đúng 12 giờ trưa.
– Bà không thể đến Southampton đúng giờ được đâu, - người trực nhật nói. - Cho dù bà đi máy bay tư nhân.
– Không có máy bay à? - Bà khăng khăng hỏi.
Mặt người nhân viên tỏ vẻ kiên nhẫn, sự kiên nhẫn của nhân viên khách sạn chiều chuộng khách nước ngoài ngốc nghếch. Anh ta đáp:
– Có một bãi đáp máy bay cách đây khoảng 15 cây số. Thường khi, người ta có thể tìm gặp ở đấy người phi công sẵn sàng chở khách đến bất kỳ nơi đâu để lấy tiền. Nhưng phải đến tận bãi đáp, tìm gặp phi công, thỏa thuận lộ trình, đáp xuống gần Southampton, rồi phải đi từ bãi đáp đến bến tàu. Chắc bà không thể đi được trong vòng 2 giờ.
Bà bỏ đi, lòng thất vọng ghê gớm.
Từ lâu bà đã có kinh nghiệm rằng sự tức giận chẳng ích gì cho công việc.
Khi gặp chuyện xấu thì nên tìm cách để lật ngược tình hình. Bà tự nhủ: mình không thể về Boston được thì mình có thể từ đây ngăn cản việc bán công ty cũng được.
Bà quay lại buồng điện thoại. Bây giờ ở Boston mới quá 7 giờ. Thế nào luật sư của bà, ông Patrick Machride, cũng có mặt ở nhà. Bà nói số cần gọi cho tổng đài viên điện thoại.
Mac là người mà em bà lo ngại. Khi Sean chết, Mac đứng ra lo liệu hết mọi việc: kiểm tra, chôn cất, di chúc và tài chánh riêng của Nancy. Ông ta đối xử với các con bà rất tuyệt, dẫn chúng đi xem bóng đá, đến dự các buổi trình diễn của chúng tổ chức ở trường, rồi khuyên chúng nên chọn trường đại học nào và chọn nghề gì. Khi có dịp, ông ta chuyện trò thân mật với các cậu về việc đời Khi bố Nancy mất, ông khuyên bà không nên để cho Peter làm chủ tịch Công ty. Bà không chịu nghe và bây giờ bà mới thấy Mac nói đúng. Bà biết ông ta đem lòng yêu thương bà, nhưng tình yêu này không đi đến đâu được: Mac là người theo Thiên chúa giáo ngoan đạo, rất trung thành với người vợ nhỏ nhắn tròn trịa, không có sắc đẹp. Nancy thương mến ông ta nhưng ông ta không phải loại người làm cho bà yêu say đắm: ông ta dịu dàng, tròn trịa, cử chỉ khoan thai, cái đầu hơi hói, mà bà thì chỉ thích những người mạnh mẽ, nhiều tóc - những người như Nat Ridgeway. Chính anh chàng này đã âm mưu với Peter, muốn nắm quyền kiểm soát công ty Giày Black.
Mặc dù bà không gặp Nat, nhưng bà biết ông ta có đến Pans để thu thập mẫu hàng may mặc. Peter và ông ta chắc đã lợi dụng cơ hội này để bàn chuyện lập kế hoạch phản bội bà.
Khi bà nghĩ đến chuyện họ âm mưu lừa gạt mình, bà rất giận. Điện thoại reo, bà nhấc máy, may là đường dây không bận.
Mac trả lời điện thoại, miệng ngồm ngoàm thức ăn chắc ông ta đang ăn sáng.
– Hứ?
– Mac đấy à, Nancy đây.
Ông ta vội nuốt nhanh rồi đáp:
– Thật ơn Chúa, bà đã gọi về! Tôi tìm bà mãi ở châu Âu, Peter muốn...
– Tôi biết rồi, tôi nghe nói, - bà cắt ngang lời ông ta. - Điều kiện thỏa thuận như thế nào?
– Cứ một cổ phần của Tổng công ty Dệt ăn 5 cổ phần của công ty Black, mỗi cổ phần của công ty Dệt là hơn 2.700 tiền mặt.
– Lạy Chúa, như thế chẳng khác nào quà tặng.
– Tính cả lợi túc của phần bà, giá này không thấp quá. – Nhưng tài sản của chúng tôi giá trị nhiều hơn thế!
– Ấy! Tôi không có ý chống lại bà dâu, - ông ta cãi lại
– Xin lỗi, Mac, tôi quá tức.
– Tôi hiểu...
Bà nghe có tiếng con nít gây gổ nhau lần đâu đấy. Ông ta có năm đứa con, toàn con gái. Bà còn nghe có tiếng rađiô, và tiếng nước sôi kêu phì phì.
Một lát sau, ông ta nới tiếp:
– Tôi đồng ý đề nghị đưa ra là quá thấp. Đề nghị phản ảnh mức thu hiện thời của công ty, đúng thế, nhưng người ta không nghĩ đến giá trà của tài sản và tiềm năng của nó.
– Tôi cũng nghĩ thế.
– Chuyện chưa hết đâu.
– Còn gì nữa?
– Peter sẽ tiếp tục điều khiển công ty Black trong thời gian năm năm sau khi nằm dưới quyền kiểm soát của bên kia: Nhưng không dành gì cho bà hết.
Nancy nhắm mắt lại. Đây là đòn ác độc nhất. Bà cảm thấy buồn nôn.
– Cái thằng Peter lười biếng, vô tích sự, kẻ đã được bà che chở bao bọc, sẽ ngồi yên vị trí; còn bà, người gây dựng duy trì công ty, thì sẽ phải ra đi. – Tại sao em trai tôi lại làm như thế với tôi?
– Tôi rất thất vọng, Nancy à.
– Cám ơn.
– Tôi không bao giờ tin tưởng Peter hết.
– Bố tôi đã gây dựng cơ đồ này, - bà nói lớn, - không thể để cho Peter phá hủy đi được.
– Bà muốn tôi phải làm gì?
– Ông không ngăn cản hắn lại được à?
– Nếu bà về kịp tham dự buổi họp, tôi tin chắc bà sẽ thuyết phục được bà cô của bà và ông Dauny Riley từ chối lời đề nghị...
– Tôi không làm sao về kịp. Ông không thuyết phục họ được sao?
– Có thể được nhưng chẳng ích lợi gì: Peter có cổ phần nhiều hơn. Hai người ấy chỉ có mỗi người 10 phần trăm, còn anh ta có đến 40.
– Ông không biểu quyết thay tôi được à?
– Tôi không có giấy ủy quyền.
– Tôi biểu quyết qua điện thoại được không?
– Ý kiến rất hay... Nhưng tôi nghĩ còn tùy thuộc vào hội đồng quản trị, và Peter sẽ dùng đa số để bác bỏ.