Lũ Người Quỷ Ám - Chương 28

3

Cũng ngày hôm đó - thực ra, có thể cũng thời gian đó - một cuộc gặp gỡ xảy ra giữa bà Xtavroghina và ông Verkhovenxki. Bà đã quyết định gặp ông từ lâu và đã thông báo cho người bạn cũ việc đó, nhưng không hiểu sao bà cứ lần lữa mãi cho tới nay. Họ gặp nhau ở Xcvoresniki. Bà Xtavroghina tới ngôi nhà ở đồng quê của bà trong lúc công việc bề bộn. Ngày hôm trước, cuối cùng người ta đã quyết định buổi tiếp tân sẽ được tổ chức ở nhà của vị điền chủ đầu tỉnh, nhưng con người ứng biến của bà Xtavroghina đã lập tức nghĩ rằng không gì có thể ngăn bà sau đó tổ chức buổi tiếp tân riêng của bà ở Xcvoresniki và mời cả tỉnh. Rồi người ta tự khắc biết nhà nào tốt hơn, ai tiếp đón ngon lành hơn và tổ chức được một buổi khiêu vũ tốt đẹp hơn. Nói chung, những ngày gần đây, hầu như khó có thể nhận ra con người cũ của bà. Bà hình như đã chịu một sự hóa thân, từ một vị phu nhân “tối cao” xa cách, như lời ông Verkhovenxki diễn tả, trở thành một người đàn bà hoạt động xã hội, tính khí bất thường. Nhưng đây có thể chỉ là một ấn tượng hời hợt.

Khi tới ngôi nhà bỏ trống ở đồng quê, bà quan sát các phòng, cùng với Alecxei người hầu già trung thành của bà; Foma, một chuyên viên trang trí trong nhà, và nói chung, là một người nhiều kinh nghiệm. Họ bàn luận xem phải đem đồ đạc và họa phẩm nào ở nhà trên tỉnh xuống và đặt những món đó ở đâu; phải lấy hoa nào ở nhà kính tới và trưng bày ra sao; treo màn cửa ở đâu; quầy rượu đặt đâu; cần một hay hai cái tủ chén đĩa, vân vân. Và, thình lình, giữa lúc lo lắng và bận rộn này, bà quyết định cho xe đi đón ông Verkhovenxki.

Ông Verkhovenxki, vì đã được báo từ lâu về cuộc gặp gỡ sắp tới và ngày nào cũng mong đợi một việc như vậy, cho nên ông đã sẵn sàng cho cuộc triệu mời bất ngờ. Khi lên xe, ông làm dấu thánh giá, bởi vì, đối với ông, đây là giờ phút quyết định. Ông thấy người bạn cũ của mình ở trong phòng khách chính, đang ngồi trên một chiếc trường kỷ trong góc. Trước mặt bà là một cái bàn bằng đá cẩm thạch nhỏ; tay cầm bút chì, bà ghi ghi chép chép trên giấy. Foma đang đo các cửa sổ và chiều cao của hành lang, còn bà Xtavroghina biên những con số và ghi chú ngoài lề. Không ngừng tay viết, bà gật đầu chào về hướng ông Verkhovenxki, và khi ông lí nhí vài lời chào hỏi bà vội đưa tay ra cho ông bắt. Không ngửng lên, bà chỉ vào một chỗ bên cạnh, mời ông ngồi xuống.

Sau này ông kể lại với tôi: “Tôi ngồi ở đó khoảng năm phút, cố đè nén tình cảm của mình. Người đàn bà trước mặt tôi không phải là người tôi đã quen thuộc trong hai mươi năm qua. Tôi cảm thấy mọi sự đã chấm dứt và sự tin tưởng này đã cho tôi một sức mạnh làm bà ta khá ngạc nhiên. Tôi thề rằng bà ấy thực sự sửng sốt trước sự quả cảm của tôi trong cái giờ cuối cùng này”.

Bỗng bà bỏ bút chì xuống cái bàn cẩm thạch và quay sang phía ông.

- Chúng ta có công chuyện phải bàn. Chắc hẳn ông đã sửa soạn đủ loại chữ đao to búa lớn và những lời bi đát,

nhưng theo tôi chúng ta nên đi thẳng vào công việc, ông đồng ý

không?

Ông nhăn mặt. Ông nghĩ quả thật bà ấy đang vội, nên mới định trước đường lối nói chuyện của hai người, và không hiểu chuyện gì sắp xảy ra đây.

Hãy gượm, ông cứ lặng yên; hãy để cho tôi nói hết những gì tôi phải nói đã, rồi ông hãy nói - mặc dù tôi biết trước sẽ chẳng hiểu ông nói gì, - bà nói thêm, rất nhanh. - Một ngàn hai rúp tiền phụ cấp của ông đó, tôi coi như là bổn phận thiêng liêng của tôi, tôi dành cho ông đến cuối đời... Mặc dù, tại sao đó lại là bổn phận thiêng liêng của tôi nhỉ? Chúng ta cứ giản dị gọi đó là một thỏa ước, được không? Như vậy thực tế hơn nhiều. Nếu ông muốn, ông có thể thỏa ước đó trên giấy tờ. Trường hợp tôi chết, đã có những điều khoản đặc biệt. Nhưng bây giờ, ngoài con số đó ra, tôi cung cấp cho ông một căn nhà, một người làm, và tiền giữ gìn, sửa sang. Tính ra nó có thể lên tới một ngàn năm trăm rúp, đúng không? Được rồi, tôi sẽ thêm vào đó ba trăm rúp nữa, tổng cộng vào khoảng ba ngàn rúp. Ba ngàn một năm ông có chịu không? Theo tôi như thế cũng đầy đủ lắm rồi. Trong trường hợp tối khẩn cấp, tôi vẫn có thể đứa ông thêm. Và bây giờ, ông cầm lấy tiền, gửi trả tôi những người làm và đi đâu mà sống một mình, Moskva, Petersburg, hay ở đây cũng được - bất cứ nơi nào ông muốn, nhưng không ở nhà tôi. Ông hiểu chứ?

Ông Verkhovenxki chậm rãi nói, với sự rành rọt buồn bã:

- Mới đây không lâu, một yêu cầu khác, cũng bất ngờ và kiên quyết như thế, được đưa ra cho tôi qua chính miệng

bà. Tôi đã phục tùng và bằng lòng nhảy nhót như một thằng hề để làm vừa lòng bà. Phải, tôi dám nói, y hệt

một tiểu kỵ mã Cozac vùng sông Đông nhảy nhót trên nấm mồ của chính mình. Thế mà bây

giờ...

- Ngừng lại đã! Ông dài dòng không thể chịu được, ông Xtepan ạ. Ông có nhảy nhót đâu, ông tới gặp tôi với chiếc

cà vạt mới, sơ mi mới, bao tay mới, tóc ông chải chuốt và bôi dầu cẩn thận, sực mùi nước hoa. Tôi nói cho

ông biết chính ông hăm hở lấy vợ. Cứ nhìn sự biểu lộ trên mặt ông là thấy ngay điều đó - một sự biểu lộ hoàn

toàn không thích hợp, tôi có thể nói thêm như vậy. Nếu lúc đó tôi không phê bình, giản dị chỉ vì tôi đã

không muốn chạm tự ái của ông, ông hãy tin tôi điều đó. Nhưng, như tôi nói, ông đã hăm hở lấy vợ, hăm hở

cùng cực, mặc dù ông cứ xoen xoét những lời hạ cấp về tôi và về vị hôn thê của ông. Nhưng đó là chuyện khác,

và tôi không hiểu tại sao ông lại lôi cái tên Cozac vùng sống Đông nhảy nhót trên mồ vào đây làm gì. Tôi

không hiểu ông nói thế ý nghĩa là làm sao. Chắc chắn tôi không muốn ông chết. Xin ông cứ tiếp tục sống càng

dai càng tốt, tôi sẽ rất hài

lòng.

- Trong một viện dưỡng lão?

- Tại sao lại trong một viện dưỡng lão? Người ta không nhận những người có ba ngàn rúp lợi tức hàng năm vào đấy

đâu. Ồ phải rồi, bây giờ tôi nhớ rồi, - bà ta cười một cách nóng nảy, - tôi nhớ cậu Piot’r con ông có lần đã

nói đùa về một viện dưỡng lão. Ờ, có một cơ sở đặc biệt loại đó mà chúng ta phải nhớ. Những nhà quí phái rất

đáng kính cũng sống ở đó, kể cả dăm bảy ông đại tá; tôi biết có một ông tướng mà cũng định vào. Nếu ông muốn

dưỡng già ở đó với số lợi tức của ông, ông có thể tìm thấy yên bình, an toàn, và sẵn người phục dịch. Ông có

thể chú tâm vào việc nghiên cứu bác học của ông; và lúc nào cũng có thể gây được một sòng

bài.

- Bỏ qua đi.

- Bỏ qua đi? - Bà Xtavroghina giận dữ. - Được rồi, đã thế thì thôi. Ông đã được thông báo rồi đấy: từ giờ trở

đi chúng ta sống hoàn toàn riêng

rẽ.

- Và như thế là hết? Hết cả những gì còn lại sau hai mươi năm? Có phải đó là lời vĩnh biệt của bà không?

- Ông vẫn không chừa được cái bệnh nghiện những lời ca thán, Xtepan ạ. Bây giờ không còn hợp thời nữa. Ngày nay

người ta nói chuyện một cách thô lỗ, nhưng ít ra cũng nói thẳng vào vấn đề. vả lại, tại sao ông cứ mang cái

hai mươi năm kia ra mãi thế? Đâu có hay ho gì mà chỉ là hai mươi năm tự khâm phục lẫn nhau. Tất cả thư từ

ông viết cho tôi suốt thời gian đó thực ra là để cho hậu thế chứ có cho tôi đâu. Ông là một nhà văn, không

phải một người bạn. Tình bạn chỉ là một lời văn hoa và tình bạn giữa chúng ta không khác gì việc trút đồ dơ

lên

nhau.

- Chúa ơi, bà toàn học mót lời người khác. Nghe như thể bà đã dụng tâm học thuộc lòng vậy. Ôi, họ đã khoác bộ

đồng phục vào cả bà nữa rồi! Bà mà cũng hớn hở chào đón mặt trời! Ôi, người bạn thân mến ơi, bà đã bán rẻ tự

do mất

rồi!

Bà Xtavroghina giận sôi lên:

- Tôi không phải là con vẹt, chỉ biết lặp lại lời người khác. Tôi cam đoan với ông là tôi khối lời lẽ riêng.

Ông đã làm gì cho tôi trong hai mươi năm nay? Ngay đến những quyển sách tôi gửi cho, ông cũng không đọc -

nếu tôi không sai đóng bìa lại thì chúng vẫn còn nguyên chưa rọc ra. Ông đã khuyên tôi đọc những quyển sách

nào, khi tôi xin ông hướng dẫn, suốt trong những năm đầu tiên? Lúc nào cũng chỉ Capfig65 với Capfig. Ông

ghen với cả sự học của tôi và làm hết cách để ngăn cản không cho tôi thu thập được tí văn hóa tổng quát nào.

Tuy nhiên người ta cười ông chứ có cười ai đâu. Thôi, thú thật rằng tôi, tôi chẳng bao giờ coi ông ra gì

ngoài một kẻ phê bình văn chương. Nhưng, trên đường đi Petersburg, tôi đã bảo ông tôi định xuất bản một tạp

chí và hiến trọn cuộc đời tôi cho việc đó, ông đã nhìn tôi chế nhạo và tỏ ngay một thái độ kẻ cả không thể

chịu đựng

được.

- Không phải như vậy, hoàn toàn không phải; hồi đó chỉ vì chúng ta sợ bị tầm nã...

- Không, những gì tôi nói là đúng. Tuyệt đối không có gì ông phải sợ, ít ra là khi còn ở Petersburg. Thế ông có

nhớ, về sau, vào tháng Hai, khi bị theo dõi, ông đã tới và yêu cầu tôi phải viết ngay cho ông một giấy chứng

nhận rằng ông không có liên hệ gì với tờ tạp chí, và rằng giới thanh niên tới là để gặp tôi chứ không phải

gặp ông, rằng ông chỉ là người giám hộ của con trai tôi, và ông còn ở nhà tôi là vì tôi nợ ông học phí chưa

trả hết. Ông quên thật rồi sao? Suốt đời lúc nào ông cũng xử sự kì quặc, ông Xtepan

ạ.

- Đó chỉ là một lúc yếu mềm, một lúc tôi hoàn toàn trông cậy vào bà, - ông thốt lên, đau đớn. - Nhưng có lẽ

nào, có lẽ nào chúng ta phải chấm dứt tất cả chỉ vì những chuyện nhỏ mọn như vậy? Sau bao năm trường, chẳng

lẽ bây giờ giữa chúng ta thực không còn gì nữa

sao?

- Ông thật tính toán kinh khủng - ông muốn gây cho tôi cảm tưởng rằng tôi vẫn còn mắc nợ ông. Khi ông trở về,

sau chuyến du hành nước ngoài, ông coi rẻ tôi và không cho tôi thốt một lời. Rồi khi tôi cũng đi nước ngoài

và cố bàn với ông cảm tưởng của tôi về bức họa Đức Bà, ông không thèm nghe tôi nói; ông ngạo mạn chúi đầu

mỉm cười với chiếc cà vạt của ông, làm như tôi không thể nào thưởng ngoạn những chuyện cao xa đó bằng ông

được.

- Không, bà nhầm, chắc chắn bà nhầm, tôi đã quên rồi.

- Không, tôi không nhầm - sự việc đúng như tội nói. Ngoài ra, - có gì thực sự đáng cho ông kiêu ngạo đâu? Tất

cả những cái ông kể cho tôi về bức tranh đó chỉ là chuyện tào lao và hoàn toàn do ông tưởng tượng ra. Ngày

nay, không ai còn ngây hồn trước tấm tranh Đức Bà đó nữa, trừ một vài ông già cổ lỗ sĩ. Tranh ấy chẳng ra

cái gì - điều đó đã được chứng

minh.

- Đã được chứng minh, thật sao?

- Tranh ấy không dùng được vào việc gì cả. Chiếc lọ này đây còn có ích bởi vì chúng ta đựng nước trong đó được;

cái bút chì này còn có ích vì nó giúp ta có thể viết bất cứ điều gì ta muốn. Nhưng tranh ấy chỉ là một bộ

mặt đàn bà - còn thua xa một bộ mặt mà thiên nhiên đã tạo ra. Bây giờ, thí dụ, thử vẽ một quả táo rồi đặt

một quả táo thật bên cạnh. Ông sẽ lấy cái nào? Tôi tin chắc ông sẽ không nhầm lẫn. Và tất cả những lý thuyết

của ông rốt cuộc chỉ có thể, khi bị lột trần trước tia sáng đầu tiên của cuộc nghiên cứu vô

tư.

- Vậy sao?

- Ông đang chế nhạo; cứ nhìn cái cười của ông là tôi đủ biết. Bây giờ thử xem ông đã nói gì với tôi về lòng từ

thiện? Cái thú vui phát xuất từ lòng từ thiện chẳng qua chỉ là cái thú vui của lòng kiêu hãnh - cái thú vui

của một người giàu có lợi dụng sự giàu sang và thế lực của mình đồng thời so sánh cái tầm quan trọng của

mình với cái không ra gì của kẻ bần cùng. Lòng từ thiện làm sa đọa cả người cho lẫn người nhận; hơn nữa, nó

cũng không làm được điều gì tốt lành, bởi vì nó chỉ kéo dài cái nghèo túng. Những kẻ lười biếng, những kẻ

không chịu làm việc, xúm quanh những kẻ vung tiền, y như những tay cờ bạc xúm quanh sòng bạc - với hi vọng

kiếm chác mà không phải đổ mồ hôi nước mắt gì. Nhưng những đồng xu khốn nạn ném ra kia không đủ để thỏa mãn

một phần trăm nhu cầu của họ. Suốt đời ông, ông đã bố thí được bao nhiêu? Vài chục bạc cắc là nhiều nhất.

Ông cố nghĩ xem. Cố nhớ lại xem. Lần cuối cùng ông bố thí là hồi nào? Hai năm trước? Có thể đến bốn năm

trước? Thật ra, ông chỉ lớn tiếng và làm cho vấn đề tệ hại hơn. Lòng từ thiện phải bị cấm đoán trong một xã

hội tân tiến. Dưới tổ chức mới sẽ không có ai là kẻ nghèo

khổ.

- Ôi, bà tuôn ra toàn những lời đúc sẵn! Bà mà cũng sa xuống “tổ chức mới” nữa. Đáng thương thay! Xin trời phù

hộ cho

bà!

- Phải đó ông Xtepan, tôi đã sa xuống đó rồi, như lời của ông. Ông đã thận trọng giấu giếm tôi tất cả những tư

tưởng mới mẻ mà nay ai cũng quen thuộc. Và ông che giấu tôi những tư tưởng đó chỉ vì lòng ghen ghét, muốn

duy trì quyền lực của ông. Ngày nay, ngay một người đàn bà như mụ Lembke kia cũng đi trước tôi cả trăm dặm.

Nay tôi đã mở mắt ra. Ông biết không, tôi bênh vực ông hết mình, nhưng mọi người - phải, mọi người - ai ai

cũng lên án ông

hết.

- Thôi được rồi! - ông nói và đứng phắt dậy. - Bây giờ, thiết tưởng tôi chỉ còn biết chúc bà một ngày nào đó sẽ

hồi

tâm.

- Ngồi xuống một phút đã, ông Xtepan. Tôi có chuyện khác muốn hỏi ông. Ông đã được mời đọc trước buổi văn nghệ

ban ngày đó, phải không? Chính tôi đã dàn xếp chuyện đó. Ông cho tôi biết, ông định đọc

gì?

- Tôi định đọc gì ư? Thì chắc chắn là về vị nữ hoàng đệ nhất, về lý tưởng của nhân loại kia - tức Đức Bà

Sistine - người mà bà cho rằng không bằng một cái lọ hay một cây bút chì

đó.

Bà Xtavroghina thất vọng đắng cay và nói:

- Thế đề tài của ông không phải là về lịch sử à? Người ta chẳng thèm nghe ông đâu. Ôi, ông thực bị Đức Bà

Sistine ám ảnh rồi! Này, ông cho tôi biết, làm thiên hạ ngủ gục thì thú vị gì? Xin ông tin cho là những gì

tôi nói bây giờ chỉ làm lợi cho ông. Ông nên lấy ra một giai thoại thời trung cổ trong lịch sử Tây Ban Nha,

ngắn thôi nhưng mà vui. Một chuyện gì đó xảy ra ở triều đình, hay tốt hơn nữa, nếu ông lựa ra một chuyện và

tự thêm thắt ba điều bốn câu khôi hài ý nhị. Triều đình của họ tráng lệ biết mấy, và họ có biết bao nhiêu

phi tần mĩ nữ cùng những vụ đầu độc bí ẩn trong thâm cung. Karmazinov còn nói, khó mà kể lịch sử Tây Ban Nha

một cách tẻ nhạt

được.

- Bây giờ lại đến lượt Karmazinov - cái tên ngu đần đã cạn đề tài đó - đi chọn đề tài cho tôi!

- Karmazinov hầu như có cái trực giác của một chính khách. Tôi thấy ông đã quá xấc xược rồi đó, ông Xtepan ạ!

- Karmazinov của bà là một mụ già ghen tị đã hết thời từ lâu. Ôi, bà bạn thân mến, bà đã thần phục hắn ta từ

bao giờ

vậy?

- Chính tôi, tôi cũng không thể chịu đựng được cái cung cách của hắn nhưng tôi phải nể cái thông minh của hắn.

Tôi nhắc lại, tôi đã hết lòng bênh vực ông. Sao ông cứ lố bịch và làm mọi người chán ngấy như thế? Tại sao

ông không lên sân khấu với một nụ cười hiền hòa, như đại diện của một thế hệ đã qua, và kể cho họ nghe đôi

ba giai thoại nhỏ bằng cái dí dỏm không ai bắt chước được của ông, qua cái cách kể chuyện độc đáo của ông?

Và, mặc dù ông có thể là một ông già, mặc dù ông có thể thuộc về một thế hệ khác, mặc dù ông có thể đã mất

liên lạc với họ - ông vẫn có thể tự thừa nhận điều đó với một nụ cười khi ra mắt, và họ sẽ thấy ông thật là

một tàn tích của thế hệ cũ, nhưng dễ thương, tử tế, và thông minh biết mấy. Tóm lại, ông sẽ cho họ thấy ông

là một kẻ lỗi thời, nhưng vẫn còn đủ tiến bộ để nhận định tất cả cái xấu xa của những tư tưởng chính ông

hằng tuyên dương cho đến ngày nay. Xin ông làm ơn làm như thế cho. Tôi van

ông.

- Thôi đủ rồi, bà bạn thân mến, đừng yêu cầu nữa, tôi không thể làm được. Tôi sẽ đọc cho họ nghe một bài về Đức

Bà, nó sẽ gây nên một cơn bão tố và sẽ nghiền nát hoặc họ hoặc

tôi.

- Chắc chắn ông sẽ là kẻ bị nghiền nát.

- Được, lúc đó tôi sẽ cho là số phận của tôi như thế. Tôi sẽ nói cho họ về cái kẻ nô lệ hạ cấp kia - cái kẻ tôi

tớ sa đọa thối tha kia - kẻ đầu tiên nhân danh bình đẳng, tham muốn... và cái dạ dày, leo thang với chiếc

kéo trong tay để rạch nát hình ảnh thần thánh của lý tưởng nhân loại. Lời nguyền rủa của tôi sẽ nổ vang và

rồi...

rồi...

- Rồi là nhà thương điên?

- Có thể. Nhưng dù ra sao mặc lòng, bại hay thắng ngay tối hôm đó tôi cũng sẽ vác bị gậy lên đường. Tôi sẽ bỏ

lại mọi thứ sở hữu, tất cả những tặng vật của bà, trợ cấp của bà, và những lời hứa về một tương lai no đủ.

Tôi sẽ cuốc bộ ra đi để chấm dứt cuộc đời tôi như một gia sư trong một gia đình buôn bán nào, hay chết đói

trong một cống rãnh bên đường. Tôi đã nói xong. Alea jacta

est66!

Ông lại đứng dậy.

Bà Xtavroghina cũng đứng dậy, bà kêu lên, cặp mắt nảy lửa:

- Tôi biết quá mà! Bao nhiêu năm nay tôi đã biết rằng sống chỉ cốt đợi lúc làm nhục tôi và cả nhà tôi bằng sự

phỉ báng của ông! Ông định nói gì? Một gia sư cho một nhà buôn, hay chết trong một cống rãnh là làm sao? Đó

chỉ là lòng oán hận, sự phỉ báng, không hơn không

kém!

- Bà luôn luôn khinh rẻ tôi, nhưng tôi sẽ chấm dứt cuộc đời như một hiệp sĩ trung thành với nương tử của lòng

chàng, bởi vì ý kiến của bà đối với tôi quan trọng hơn mọi thứ trên đời. Kể từ giây phút này trở đi tôi sẽ

không nhận của bà bất cứ vật gì và sẽ tôn sùng bà mà không cần đền

đáp.

- Chuyện gì nghe lẩm cẩm quá!

- Bà chưa hề kính trọng tôi. Có thể tôi có hàng ngàn nhược điểm. Phải, tôi đã ăn bám vào bà, nói theo ngôn ngữ

của bọn Hư vô67. Nhưng ăn uống không hề là động lực tối cao trong những hành vi của tôi. Chuyện đó tự nhiên,

tôi cũng không rõ nó đến như thế nào nữa... Nhưng tôi luôn luôn nghĩ rằng giữa chúng ta có một cái gì cao cả

hơn là việc ăn uống, và không bao giờ, không bao giờ tôi là một kẻ tính toán bần tiện! Cho nên bây giờ tôi

ra đi để chuộc lỗi. Tôi ra đi trễ tràng; trời đã vào cuối thu, sương mù giăng khắp cánh đồng, băng giá của

tuổi già bao phủ con đường tôi đi, và tiếng gió hú nhắc tôi nhớ tới nấm mồ xa xa; nhưng tôi sẽ lên

đường.

Khối tình vằng vặc một trời

Êm đềm giấc mộng trọn đời không quên

Ôi, giã từ mộng mị! Hai mươi năm! Alea jacta est!

Mặt ông bỗng đầm đìa nước mắt. Ông cầm lấy chiếc mũ.

-  Tôi không biết tiếng Latinh. - Bà Xtavroghina cố dằn xúc động.

Ai biết được, chính bà có lẽ cũng muốn khóc, nhưng lòng phẫn nộ và cái xung động nhất thời một lần nữa lại thắng thế.

- Tôi chỉ biết một điều, chẳng qua tất cả chỉ là một trò trẻ con. Ông sẽ không bao giờ có thể thi hành những

điều đe dọa đầy ích kỉ của ông. Ông sẽ không bao giờ đi đâu, cũng không đi làm cho một thương gia nào. Ông

sẽ chấm dứt cuộc đời trong tay tôi, sau khi sống bình an nhờ món trợ cấp và tiếp đón những người bạn vô tích

sự của ông ở nhà vào thứ ba mỗi tuần. Từ giã nhé, ông

Xtepan.

- Alea jacta est!

Ông cúi đầu thật thấp chào bà, rồi trở về nhà mà chết nửa cõi lòng.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3