Lũ Người Quỷ Ám - Chương 32
6
Đầu tiên Piot’r đến thăm Kirillov và thấy anh này đứng giữa phòng có một mình đang tập thể dục; chân dang rộng, quơ hai tay trên đầu một cách kỳ khôi. Có một quả bóng cao su trên sàn nhà, và tách trà buổi sáng bỏ dở nguội lạnh trên bàn. Piot’r đứng trên ngưỡng cửa cả một phút để ngắm, rồi anh vừa bước vào phòng vừa cất to tiếng vui vẻ chào hỏi:
- Tôi thấy anh đang chăm sóc sức khỏe cẩn thận lắm. A, anh có trái bóng đẹp quá! Nó nảy hay ghê! Anh có dùng cả
nó để tập thể dục nữa
không?
Kirillov khoác áo vào và lạnh lùng đáp:
- Có, nó cũng tốt cho sức khỏe. Ngồi chơi.
- Tôi chỉ ghé thăm một phút, nhưng thôi ngồi cũng được. Anh nghĩ về sức khỏe cũng là điều hay, nhưng tôi tới để
nhắc nhở anh về thỏa ước giữa chúng ta. Có thể nói thời gian đã gần kề, - Piot’r lúng túng xoay trở trong
ghế mà báo
tin.
- Thỏa ước gì?
Piot’r lo lắng hỏi, dường như phát hoảng:
- Anh định nói sao mà hỏi lại tôi thế đó?
- Không có thỏa ước nào cả. Tôi không có nghĩa vụ gì.
- Anh lầm.
Piot’r càng rối thêm. Anh chồm phắt dậy:
- Cơ sự ra làm sao?
- Tôi hành động theo ý chí mình.
- Ý chí nào?
- Như trước đây.
- Như thế tôi phải hiểu ra sao? Nó có nghĩa là anh vẫn giữ những suy nghĩ trước kia?
- Dĩ nhiên. Chỉ có điều là không có thỏa ước gì hết và tôi không mắc nợ anh gì cả. Trước kia là ý chí tự do của
tôi, và bây giờ cũng là ý chí tự do của
tôi.
Kirillov lạnh lùng giải thích, vẻ mặt khinh miệt. Piot’r ngồi xuống ghế, dường như lấy làm thỏa mãn:
- Thế đối với tôi là được rồi; thì cho là ý chí của anh cũng được, miễn là nó không thay đổi. Anh chỉ chơi chữ.
Tôi để ý thấy anh gần đây lúc nào cũng dễ nổi nóng, và đó là lý do tôi tránh tới gặp anh. Nhưng nói cho
ngay, tôi cũng đinh ninh rằng anh không thay
đổi.
- Tôi rất không ưa anh, nhưng anh cứ yên tâm. Tuy nhiên, tôi không thừa nhận thay đổi hoặc không thay đổi.
Piot’r lại lo lắng nói:
- Khoan đã, chúng ta phải thanh toán vấn đề này một lần cho trót - nó cần phải chính xác, mà anh thì cứ làm tôi
điên đảo. Anh cho phép tôi nói
chứ?
- Anh nói đi. - Kirillov trừng mắt ngó vào một góc phòng.
- Từ lâu anh quyết định quyên sinh tôi muốn nói ý tưởng đó đã nảy ra trong óc anh. Tôi diễn tả như thế có đúng
không? Hay có sai
lầm?
- Tôi vẫn giữ nguyên ý tưởng đó.
- Tốt lắm, và anh hãy thừa nhận là ở đây không có ai ép buộc anh làm chuyện đó.
- Dĩ nhiên không. Anh nói gì mà ngu ngốc thế!
- Được rồi, tôi nhận là tôi trình bày có phần ngu ngốc. Ép buộc một người khác làm chuyện đó thì ngu ngốc thật.
Bây giờ tôi xin tiếp tục: anh là một hội viên trong Phong trào dưới tổ chức cũ, và anh thú nhận với một hội
viên
khác.
- Tôi không thú nhận gì cả - tôi chỉ nói.
- Phải. Thú nhận chuyện đó thì kỳ cục quá. Thú nhận như thế là ra làm sao? Vậy, anh nói thôi. Hoàn toàn đúng.
- Không, chẳng có hoàn toàn đúng gì cả, bởi vì anh cục tác nhiều quá. Tôi không mắc mớ gì phải giải thích cho
anh cả, và hơn nữa anh cũng không thể nào hiểu được tư tưởng của tôi. Tôi muốn quyên sinh bởi vì tư tưởng đó
nảy ra với tôi, bởi vì tôi không muốn sợ chết, bởi vì, bởi vì... Chuyện đó không ăn nhằm gì tới anh cả. Tất
cả cái đó dính líu gì tới anh? Uống trà? Nguội rồi, đợi đó, tôi sẽ rót cho anh một tách
khác.
Thực ra Piot’r đã chộp lấy ấm trà và đang tìm một cái tách không. Kirillov đi lại bên tủ và lấy một cái tách gạch. Piot’r nói:
- Tôi vừa dùng bữa ở nhà Karmazinov, và nghe lão ta thuyết đến chảy cả mồ hôi rồi tôi chạy một mạch lại đây,
làm mồ hôi càng tuôn dữ - vì thế, bây giờ tôi rất
khát.
- Uống đi. Trà lạnh uống hay lắm.
Kirillov lại ngồi xuống ghế và chú mục vào một góc phòng. Anh tiếp tục bằng một giọng in như trước:
- Trong Phong trào người ta quyết định rằng tôi có thể hữu ích bằng cách tự sát. Vậy nên, khi các anh gây rối ở
đây và cảnh sát bắt đầu lùng bắt, tôi sẽ đột nhiên tự bắn mình, để lại một mẩu giấy nói rằng, tất cả là do
tôi làm; thế là họ sẽ để yên cho các anh ít nhất là một
năm.
- Dù chỉ một vài ngày cũng là quan trọng, dù chỉ một ngày cũng đỡ.
- Phải. Vì vậy, nghĩ như thế rồi, họ yêu cầu tôi chờ, nếu có thể và tôi nói - được, tôi sẵn lòng chờ đến một
lúc thích hợp cho Phong trào, bởi vì cái đó đối với tôi không ăn nhằm gì
cả.
- Đúng, nhưng nhớ rằng anh đã hứa là khi thảo lá thư cuối cùng của anh đó anh sẽ tham khảo ý kiến với tôi, và
khi anh về nước anh sẽ tự đặt mình dưới.. phải, dưới quyền điều động của tôi - còn ngoài ra trong mọi cái
khác, dĩ nhiên, anh hoàn toàn tự do, - Piot’r nói thêm, ra chiều ngọt
xớt.
- Tôi không hứa hẹn gì cả. Tôi chấp nhận bởi vì tôi cóc cần.
- Tốt lắm, tốt lắm. Tôi không hề có chút ý định lấn lướt vào chuyện riêng tư hay động đến tự ái của anh,
nhưng...
- Chuyện đó không liên can gì tới tự ái...
- Nhưng anh nhớ là họ đã đóng góp một trăm hai chục taler77 để mua vé xe cho anh về nước, vậy là chót hết anh cũng có nhận tiền.
Kirillov đỏ mặt nổi giận:
- Làm gì có chuyện đó. Không ai ăn tiền để làm chuyện kia cả.
- Cũng có người.
- Anh nói láo. Như đã hứa trong thư, tôi đã trả tiền lại cho các anh - cho ngay cá nhân anh. Một trăm hai chục taler - và số tiền ấy hẳn phải được gửi sang bên ấy, trừ khi chính anh không gửi đi.
- Phải, phải, tôi không phủ nhận điều đó. Tôi có gửi tiền đi rồi. Cái chính yếu là ahh chưa thay đổi ý định
chứ?
- Tôi chưa. Bất cứ khi nào anh tới và bảo cho tôi biết thời gian đã đến, là tôi sẽ làm. Sắp chưa?
- Một vài ngày nữa. Nhưng nhớ là chúng ta sẽ cùng nhau soạn lá thư, ngay đêm đó.
- Ngày hay đêm, tôi cóc cần. Anh nói rằng tôi sẽ nhận trách nhiệm về các truyền đơn?
- Đúng, và thêm một thứ khác nữa.
- Tôi không nhận trách nhiệm về đủ mọi thứ.
Piot’r lại lo lắng:
- Anh không nhận trách nhiệm về những gì?
- Về bất cứ cái gì mà tôi cầm thấy không thích. Nhưng thế đủ rồi. Tôi không muốn nói thêm về chuyện đó nữa.
Piot’r dằn mình và đổi đề tài.
- Được, nói thứ khác: anh có đến thăm chúng tôi tối nay không? Bữa nay sinh nhật Virghinxki và chúng ta sẽ lấy
cớ đó mà túm năm tụm
ba.
- Tôi không muốn tới.
- Anh làm ơn tới cho - anh thực thế nào cũng phải tới. Chúng ta phải làm cho họ ngợp bằng số đông và bằng cốt
cách của chúng ta - con người anh có cốt cách của định
mệnh.
Kirillov cười:
- Thực à? Thôi được, tôi sẽ tới, nhưng không phải vì cái cốt cách của tôi. Mấy giờ?
- Càng sớm càng tốt. Nếu có thể, anh hãy có mặt ở đó lúc sáu giờ rưỡi. Và nếu muốn, anh có thể bước vào, ngồi
xuống, và không nói một tiếng, dù thiên hạ có đông đúc đến đâu cũng mặc. Nhưng anh đừng quên mang bút chì và
giấy
theo.
- Để làm gì?
- Anh làm thế như một đặc ân cho tôi, vì với anh chuyện đó không ăn thua gì. Anh cứ ngồi đó, không trao đổi một
lời với ai, thỉnh thoảng, anh đóng bộ ghi chú một hai điều - anh có thể vẽ nguệch ngoạc hay gì khác tùy
thích.
- Ba lăng nhăng! Như thế có chủ đích gì?
- Nhưng với anh chuyện đó không ăn thua gì cơ mà! Anh cứ thường nói đi nói lại là chẳng có chuyện nào ăn thua
gì
hết.
- Nhưng tại sao phải làm mọi thứ đó?
- À, một thanh tra trong Phong trào của chúng ta bị kẹt lại ở Moskva, và tôi đã đi nói lung tung với họ ở đây
là ông có thể ghé thăm chúng tạ. Vậy họ sẽ xem anh là viên thanh tra, và bởi anh đã đến đây cả ba tuần, thực
tình họ sẽ càng ngạc
nhiên.
- Bịp, các anh cũng chẳng có thanh tra nào ở Moskva hết.
- Giả sử không có, thì đã sao? Anh có cần cóc gì? Nhớ đi, chính anh cũng lạ một hội viên của Phong trào.
- Nói với họ rằng tôi là thanh tra và tôi sẽ ngồi im không nói gì, nhưng tôi không ưa bút chì và giấy.
- Tại sao lại không ưa?
- Tôi không ưa là không ưa.
Piot’r nổi xung. Mặt anh ta tái đi. Nhưng anh tự cầm mình và với lấy chiếc mũ. Chợt anh ta hỏi bằng một giọng thì thào:
- Thế lão có ở đây không?
- Có.
- Tốt. Tôi sẽ đưa lão ra khỏi đây ngay, anh đừng có lo.
- Tôi không có lo. Lão chỉ ngủ đêm ở đây. Bà già nằm ở nhà thương và cô con dâu của bà thì chết rồi; hai ngày
nay tôi ở có một mình. Tôi đã chỉ cho lão chỗ ở hàng rào, nơi có thể cạy tấm ván, và đó chính là nơi lão
chui vào; không ai thấy lão vào đây
cả.
- Tôi sẽ cất cho anh gánh nặng về lão trong một thời gian rất gần. Lão bảo tôi là lão có khối chỗ có thể ngủ
đêm
được.
- Lão nói láo. Họ đang lùng lão, và ở đây ít ra hiện nay lão cũng được yên thân. Nhưng anh có nói chuyện với
lão
không?
- Có, chúng tôi nói chuyện suốt đêm. Lão coi thường anh lắm. Tôi đọc sách Khải huyền cho lão nghe và uống trà.
Lão nghe, rất chú ý là đằng khác, suốt cả
đêm.
- Mẹ kiếp, anh dụ hắn vào đạo mất.
- Lão vẫn là tín đồ rồi. Anh không cần phải lo; lão sẽ cứa cái cổ kia cho anh. Nhưng này, anh định nhờ lão giết
ai
đó?
- Không, đó không phải là việc tôi định dùng lão. Tôi có những kế hoạch khác đối với lão. À, còn Satov có biết
gì về Fedca
không?
- Tôi không nói chuyện với Satov và cũng không gặp hắn ta nữa.
- Hai người giận nhau hay sao?
- Không, chúng tôi đâu có giận nhau; gặp nhau chúng tôi chỉ ngó lơ. Ở bên Mĩ chúng tôi đã năm bên nhau quá lâu.
- Tôi sắp đi thăm hắn ta đây.
- Đó là việc của anh.
- Lát nữa, Xtavroghin và tôi có thể ghé lại thăm anh nữa, vào khoảng mười giờ, sau khi chúng tôi ở nhà Satov ra.
- Được, cứ tới.
- Tôi có chuyện quan hệ cần bàn với hắn ta. Nghe đây anh cho tôi trái bóng của anh nhá? Anh dùng nó làm cái gì?
Tôi cũng muốn dùng nó để tập thể dục nữa. Tôi sẵn lòng hoàn lại anh
tiền.
- Không cần. Lấy đi.
Piot’r lượm trái bóng lên và nhét nó vào túi sau. Kirillov lầm bầm khi dẫn khách ra về:
- Nhưng anh đừng trông mong tôi làm chuyện gì chống Xtavroghin.
Piot’r nhìn anh ta ngạc nhiên, nhưng không nói gì. Lời nhận xét sau cùng đó của Kirillov làm Piot’r bối rối không ít. Anh ta không có thì giờ nghiền ngẫm nó khi leo cầu thang lên phòng Satov, chỉ kịp đổi nét mặt hậm hực thành một cái cười toe toét vui vẻ.
Satov có nhà. Anh ta không được khỏe và nằm bệt ở giường, mặc dù quần áo tươm tất.
Ngay khi còn ở cửa, Piot’r đã kêu lên:
- Ồ, xin chia buồn! Tôi mong không có gì nghiêm trọng cả chứ?
Vẻ vui tươi vuột khỏi khuôn mặt Piot’r và một thoáng căm hận lóe lên trong khóe mắt. Satov hấp tấp ngồi nhỏm dậy và đáp lại:
- Không có gì. Tôi chỉ đau đầu xoàng. Anh có vẻ bối rối vì cuộc viếng thăm bất ngờ này.
Piot’r nói mau, bằng một giọng kẻ cả:
- Tôi đến thăm anh vì một công chuyện không cho phép ta được đau ốm. (Anh ta vừangồi xuống vừa nói thêm) Tôi
ngồi được chứ? Và anh cũng ngồi ở giường đi. Được rồi. Tối nay, đa số bọn mình sẽ tụ tập ở nhà Virghinxki,
ngoài mặt làm ra vẻ dự lễ sinh nhật của hắn. Không có người ngoài tham dự. Các biện pháp cần thiết đã được
áp dụng. Tôi sẽ đến cùng với Nicolai Xtavroghin. Dĩ nhiên, xét theo tinh thần anh bây giờ, tôi không muốn
lôi anh tới đó - tôi muốn nói là tôi không định làm khổ anh, chứ không phải vì chúng tôi sợ bị anh tố giác.
Nhưng tình thế đòi hỏi sự có mặt của anh, không có không được. Anh sẽ gặp những người quyết định phương thức
cho anh rút lui khỏi Phong trào và anh có thể chuyển nhượng những công tác anh được giao phó. Chúng ta sẽ
hành sự hết sức kín đáo. Tôi sẽ đặt anh ngồi ở một góc, và vì thiên hạ đông đảo, hầu hết mọi người sẽ không
hay biết gì cả. Tôi thú thật là đã phải tranh luận rất nhiều để bênh vực cho anh, và bây giờ họ đã đồng ý,
dĩ nhiên với điều kiện là anh giao lại máy in và tất cả giấy tờ. Sau đó, anh tự do muốn đi đâu tùy thích.
Satov cau mày giận dữ lắng nghe Piot’r nói. Anh không còn cảm thấy chút bối rối hay sợ hãi
nào.
Anh nói dứt khoát:
- Tôi không nhận có nghĩa vụ gì về phần tôi phải trình bẩm với lũ trẻ ranh các anh, và tôi không việc chó gì
phải xin phép một ai để đi bất cứ nơi nào tôi
thích.
- Điều đó không đúng hẳn. Anh đã được giao phó nhiều thứ và anh không có quyền dứt bỏ ngang xương như vậy. Sau
chót, anh cũng chưa bao giờ trình bày ý định của anh một cách rõ ràng; do đó anh đã đặt chúng tôi vào một vị
thế hàm
hồ.
- Ngay khi về tới tôi đã gửi thư tuyên bố lập trường rõ ràng.
Piot’r bình tĩnh tiếp tục biện luận.
- Không, không được rõ ràng. Thí dụ, tôi gửi cho anh bài thơ Vị anh hùng để in, và bảo anh, trữ các bản đã in ở đây tại nhà anh cho đến khi chúng tôi hỏi đến. Bài đó và hai tờ truyền đơn khác nữa. Thế mà anh gửi tất cả lại trả tôi, kèm theo một lá thư vô nghĩa khó hiểu.
- Tôi thẳng thắn từ chối in những vật đó.
- Không, đâu có thẳng thắn gì. Anh viết thư bảo rằng anh không thể, nhưng đâu có giải thích vì sao anh không
thể đâu. Tôi không thể không có nghĩa là tôi từ chối. Người ta có thể cho rằng những nguyên nhân bên ngoài
đã ngăn cản anh và đó chính là cách người ta diễn giải mẩu giấy kia của anh. Cũng bởi trong đó không có dấu
hiệu nào khác cho thấy anh có ý định ly khai Phong trào, nên Phong trào có thể lại giao phó cho anh một
chuyện khác, và như thế nguy hại cho sự an ninh của Phong trào. Có những người ở đây chủ trương rằng anh chỉ
tìm cách dụ họ giao cho anh một công tác quan trọng, để rồi anh đi chỉ điểm về Phong trào. Tôi hết sức bênh
vực anh, và đưa cho họ xem mẩu giấy trả lời anh viết nguệch ngoạc hai hàng, như một tài liệu minh chứng sự
vô tội của anh. Nhưng bây giờ, đọc đi đọc lại hai hàng chữ đó, tôi phải nhận rằng nó dẫn đển hiểu
lầm.
- Suốt từ đó đến nay anh vẫn giữ mẩu giấy ấy cẩn thận đến thế cơ à?
- Chắc chắn rồi, ngay bây giờ tôi cũng vẫn còn giữ đây.
Satov hét lên giận dữ:
- Được rồi. Tôi cóc cần. Cứ để cho bọn ngu si của anh nghĩ là tôi đã tố giác họ. Tôi có coi ra cái thá gì! Tôi
rất muốn xem các anh làm gì được
tôi.
- Người ta sẽ để ý đến anh, và một khi cách mạng thành công, sẽ treo cổ anh lên trước.
- Anh muốn nói khi các anh đã nấm được chính quyền và kiểm soát nước Nga?
- Điều đó không có gì đáng cười cả. Tôi nhắc lại một lần nữa: tôi đã đứng lên bảo vệ cho anh. Dù anh nghĩ sao
thì nghĩ, tôi vẫn khuyên anh bữa nay nên tới nhà Virghinxki. Phí nhiều lời và kiêu ngạo hão làm gì? Sao
không chia tay một cách thân hữu? Anh biết rằng trong bất kỳ trường hợp nào, anh cũng phải giao hoàn máy in,
bát chữ, cùng giấy tờ cũ. Đó, chúng ta sẽ thảo luận về đề mục
đó.
Satov cúi đầu do dự. Anh ta càu nhàu:
- Được, tôi sẽ đến đó.
Piot’r, không hề di động, liếc mắt quan sát Satov. Thình lình Satov ngẩng đầu lên, và hỏi:
- Xtavroghin cũng có mặt ở đó chứ?
- Dĩ nhiên là có.
- Ha!
Cả hai lại im lặng trong giây phút. Satov vẫn thở mạnh và gương mặt lộ vẻ chán chường.
- Thế còn bài thơ khốn nạn của anh - cái bài mà tôi từ chối in đó thì sao? Sau cùng đã có ai in nó chưa?
- Có rồi.
- Có phải để rồi người ta cam đoan với bọn học sinh là chính Herzen đã viết ra bài đó trong cuốn sổ của anh?
Phải, đích thân
Herzen.
Họ lại im lặng chừng ba bốn phút, sau đó Satov rời giường đứng dậy nói:
- Cút đi mau. Tôi không muốn ở chung trong một phòng với anh.
Piot’r nói nhỏ nhẹ và lập tức đứng dậy:
- Tôi đi đây. Thêm câu chót: có phải Kirillov chỉ có một mình trong chái lều, không có bà vú già không?
- Phải, anh ta chỉ có một mình. Nhưng đi đi - tôi không chịu nổi sự có mặt của anh trong phòng này chút nào
nữa.
Piot’r ra đến ngoài đường mà đầu đầy ý nghĩ vui: “Phải, mi thực sự ở trong một tâm trạng thích hợp rồi, và tối nay tâm trạng mi càng hợp hơn! Đó chính là điều ta mong muốn mi xử sự hôm nay, tốt hơn cả hi vọng. Ngay vị Thượng đế Nga dường như cũng giúp đỡ ta nữa.”
7
Ngày hôm đó Piot’r hoạt động và thành công, bởi vì người ta thấy khuôn mặt anh ta nở nụ cười toe toét mãn nguyện khi đến nhà Xtavroghin bữa tối hôm đó, vào đúng sáu giờ. Tuy nhiên, người ta không cho anh ta vào gặp Nicolai ngay. Anh ta nghe nói là Nicolai đang khóa chặt cửa phòng sách đàm đạo với Mavriki. Mẩu tin này làm Piot’r hoảng hồn, và anh ta nép cạnh cánh cửa phòng Nicolai chờ khách về. Anh ta không phải chờ đợi lâu. Piot’r nghe thấy một tiếng động lớn, rồi một giọng nói lanh lảnh sắc như dao; kê cửa phòng bật mở và Mavriki mặt tái xanh như tàu lá vọt ra. Mavriki đi băng ngang mà anh ta không nhìn thấy, và Piot’r lao ngay vào phòng.
Tôi không thể không nán lại ở đây để kể lại cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa hai địch thủ. Nó ngắn ngủi thật, và xét hoàn cảnh thì không thể nào có được, thế mà nó vẫn xảy ra.
Đầu đuôi câu chuyện như thế này. Nicolai Xtavroghin đang chập chờn trên trường kỷ trong phòng sách sau bữa ăn tối, thì người lão bộc là Alecxei bước vào báo tin có ông khách bất ngờ tới thăm. Nghe tên, Nicolai nhảy nhổm lên như không thể tin được lời người lão bộc. Nhưng chỉ giây lát, một nụ cười đắc thắng ngạo mạn nở trên môi anh, tuy vẻ sửng sốt, bán tin bán nghi còn vương trong cặp mắt. Mavriki Drozdov khi bước vào hẳn là choáng váng vì nụ cười và nét mặt của Nicolai. Dù sao đi nữa, anh ta cũng đứng sững lại ngay giữa phòng, không biết nên tiến tới hay quay mình rút lui. Trong khi khách còn ngập ngừng, Nicolai đã đổi ngay nét mặt và bước tới đón với một vẻ ngạc nhiên nhưng không cười cợt. Mavriki không bắt bàn tay giơ ra chào, mà lúng túng nắm lấy một chiếc ghế, kéo lại về phía mình, và ngồi xuống không chờ mời mọc. Nicolai cũng ngồi xuống chiếc trường kỷ, nửa đối diện với khách nửa nhìn nghiêng, và chờ đợi.
Mavriki chợt buột miệng, và xét theo âm điệu của câu nói, khó có thể đoán đó là một lời cầu xin, một câu khuyên nhủ, một sự nhượng bộ, hay một yêu cầu.
- Cưới Liza đi, nếu anh có thể làm điều đó.
Nicolai vẫn giữ yên lặng. Nhưng dường như đó là tất cả những gì Mavriki có để nói ra với Nicolai. Anh chờ cậu trả lời, đôi mắt đăm đăm ngó Nicolai. Cuối cùng Nicolai nói:
- Nếu tôi không lầm - và chắc chắn tôi không lầm - thì cô Liza đã đính hôn với anh rồi.
Mavriki dõng dạc và minh bạch xác nhận:
- Phải, cô ta đã đính hôn với tôi.
-Vậy hai người xích mích với nhau hay sao? Xin lỗi cho tôi hỏi câu đó, anh Mavriki.
- Không, theo lời cô ta thì cô ta thích và kính nể tôi, và ý kiến cô ta đối với tôi là thứ quí báu nhất trên
đời. Tôi tin chắc là thế.
- Nhưng anh cũng biết rất rõ là dù ngay ngày cưới, dù trong giáo đường hay trước bàn thờ, cô ta vẫn bỏ tôi, hay
bất kì người nào khác, để chạy theo tiếng gọi của anh.
- Ngay khi đứng trước bàn thờ?
- Phải, và cả sau khi làm lễ ở bàn thờ nữa.
- Anh có lầm chăng?
- Không, dưới cái hận thù sâu đậm mãnh liệt và ngùn ngụt của nàng đối với anh, lúc nào tôi cũng nhìn ra những
tia lửa yêu đương - và điên cuồng. Phải, tình yêu cùng sự điên cuồng thật thà, mãnh liệt và ngùn ngụt nhất!
Ngược lại, dưới tấm tình của nàng đối với tôi, cũng thật thà và bền bỉ, lúc nào cũng âm ỉ một mối hận thù vĩ
đại! Trước khi tôi không thể nào ngờ rằng những biến đổi như thế có thể chung sống với
nhau.
- Tuy vậy, tôi vẫn ngạc nhiên là anh có thể đến đây; như thế này để đặt định số phận của Liza. Trừ phi là cô ta
cho phép anh làm như
thế?
Mavriki cau mày, và trong một phút, cúi thấp đầu. Bỗng chợt anh nói:
-Anh chỉ dùng những lời lẽ suông. Đó là những lời lẽ báo thù và đắc thắng. Tôi tin anh thừa hiểu những gì tôi không nói ra. Nhưng ở đây có thực còn chỗ cho cái kiêu hãnh nhỏ mọn không? Sự thể như thế này chưa hoàn toàn vừa bụng rồi sao? Hay tôi còn phải rành rọt chấm dấu các chữ i và gạch ngang các chữ tờ nữa? Được, nếu anh cần tôi phải nhục nhã hoàn toàn, tôi sẽ chấm dấu và gạch ngang cho anh: tôi không có quyền, và cũng không có lẽ nào nàng lại cho phép tôi tới đây. Cô Liza không hề biết gì, và người chồng chưa cưới của nàng thì đã mất hết trí khôn, đáng phải nhốt vào nhà thương - và trên hết, là đích thân tới để trình chuyện đó với anh. Khắp cả thế giới, anh là người duy nhất có thể làm cho nàng hạnh phúc - tôi chỉ có thể làm nàng mất hạnh phúc thôi. Anh theo đuổi nàng, hành hạ nàng; nhưng không hiểu vì một lý do gì, anh không muốn cưới nàng. Nếu đó chỉ là chuyện đôi tình nhân giận hờn nhau vì việc xảy ra ở nước ngoài, và chỉ cần hy sinh tôi đi là xong, thì xin cứ hy sinh tôi đi. Còn như bây giờ, nàng đau khổ quá, và tôi chịu hết nổi. Những lời của tôi không phải là sự cho phép cũng không phải mệnh lệnh, vậy chúng không thể nào làm anh phật lòng được. Nếu anh muốn thế chỗ của tôi bên cạnh nàng trước bàn thờ, anh cũng chẳng cần phải xin phép tôi, và tôi cũng không cần phải đến đây gặp anh mà phơi bầy cái điên rồ của mình. Dù sao đi nữa, bây giờ sau những gì tôi đã làm, việc hôn nhân giữa nàng và tôi không còn là vấn đề nữa. Tôi không sao còn có thể dẫn nàng đến trước bàn thờ sau khi đã xử sự một cách đê hèn như thế này, đã tới đây và kể hết sự tình cho anh nghe, anh - kẻ thù số một khôn nguôi của nàng - đối với tôi đây là một sự ti tiện tới mức không sao chịu nổi.
- Anh sẽ nổ súng tự sát khi chúng tôi đến trước bàn thờ làm lễ cưới?
- Không, sau này, thật lâu sau đó. Sao tôi lại nỡ lấy máu làm hoen tấm áo cưới của nàng? Nhưng cũng có thể là
tôi chẳng hề tự sát, dù ngay khi đó hay về sau
này.
- Biết đâu anh chỉ nói vậy để tôi yên tâm?
- Để anh yên tâm ư? Thêm hay bớt vài giọt máu đối với anh có ăn nhằm gì?
Mavriki tái ngắt và cặp mắt rực lửa. Trong khoảng một phút, họ rơi vào im lặng. Rồi Nicolai nói, để phá bầu không khí lặng lẽ:
- Anh tha lỗi cho những câu của tôi hỏi. Tôi biết có một số câu tôi không có quyền được hỏi. Tuy nhiên có một
câu tôi hoàn toàn được phép đặt ra: điều gì đã khiến anh tin rằng cảm tình của tôi đối với Liza lên tới mức
đó? Tôi muốn nói là sâu đậm tới mức đó. Anh quá tin vào điều ấy tới nỗi anh đến gặp tôi và - và liều đưa ra
đề nghị
kia.
Mavriki giật bắn người kêu lên:
Sao? Anh không theo đuổi nàng sao? Không phải anh còn quan hoài tới nàng nữa à? Anh không định nghĩ tính cho xong với nàng thực à?
- Thông thường, không bao giờ tôi thảo luận về tình tự của tôi với một người đàn bà trước mặt kẻ thứ ba nào -
thực ra là với bất kỳ ai ngoài người đàn bà liên quan - tôi cho đó là một bẩm tính căn cốt của tôi, xin anh
tha lỗi cho. Tuy nhiên, tôi sẽ nói thực với anh về mọi chuyện khác: tôi đã có vợ rồi, cho nên tôi không thể
thành hôn hay, như anh nói, “tính cho xong”
được.
Mavriki quá kinh dị, tới nỗi anh bật ngửa ra trong ghế, và nhìn Nicolai trừng trừng một lúc, không thốt nên lời.
Anh lắp bắp:
- Tôi phải nói là không bao giờ, không bao giờ, tôi ngờ đến chuyện đó. Bữa trước, anh nói rằng anh còn độc thân
và - và tôi tưởng...
Người anh mỗi lúc mỗi thêm tái ngắt, đổi dần thành xám như tro. Bỗng anh nắm tay và dùng hết sức giáng xuống bàn:
- Nếu sau lời thú nhận này, anh còn không buông tha cô Liza Tusina, và nếu vì bất cứ lỗi nào của anh mà cô ta
còn đau khổ, tôi sẽ đập chết anh như đập một con chó dại và để cho thối sình dưới cống
rãnh!
Anh bật dậy và lao ra khỏi phóng. Piot’r vọt vào trong phòng ngay khi Mavriki khuất dạng. Anh thấy Nicolai ở một trạng thái khác hẳn điều mình mong chờ. Nicolai vừa cười to vừa nói, như thể cười hẳn vào mặt Piot’r, là kẻ bỗng dưng không biết ở đâu ló đầu ra, mặt đầy vẻ hiếu kỳ và thở không ra hơi.
- A, té ra anh! Nghe lén phải không? Khoan - anh đến đây có chuyện gì? À, phải, tôi nhớ ra rồi, chúng ta phải
đi gặp “bạn bè”! Nào thì đi; ngay lúc này tới không còn thích gì hơn. Ý kiến của anh thật
hay!
Nicolai cầm lấy mũ và hai người lập tức rời khỏi nhà.
- Vậy ra nguyên sự kiện sắp gặp “bạn bè” cũng đủ làm anh phá ra cười? – Piot’r vui vẻ nói thao thao, và cố giữ
đồng hạng với bạn trên vỉa hè lát gạch, mặc dù thường khi, anh bị ép phải bước xuống bùn, vì Nicolai dường
như không để ý đến chuyện đó; cứ bước ngay giữa và choán cả vỉa
hè.
Nicolai vui vẻ đáp to:
- Tôi đâu có cười gì về việc đó. Thật ra; tôi còn tin chắc rằng họ là một bọn người quá ư đứng đắn là đằng khác.
- Có lần anh đã gọi họ là “một lũ ngu si ảm đạm.”
- Đôi lúc không có gì làm ta khoái chí hơn “một lú ngu si ảm đạm”.
- Chắc hẳn anh nghĩ tới Mavriki, phải không? Tôi đánh cá là hắn ta đến để nhường vị hôn thê cho anh. Đúng chưa
nào? Tôi gần như khuyên hắn làm việc đó - dĩ nhiên là một cách gián tiếp, anh hẳn cũng hiểu. Dù sao, nếu hắn
không tự nguyện giao cô ta cho mình, thì chính mình cũng tước cô ả của hắn, phải
không?
Dĩ nhiên, Piotr cũng biết tự dính dấp vấo những chuyện rắc rối kia là liều lĩnh, nhưng khi bị kích động, anh ta thà liều bất kể chuyện gì còn hơn là chịu ù ù cạc cạc. Nicolai chỉ cười. Anh hỏi:
- Vậy ra anh vẫn còn định giúp tôi?
- Nếu anh gọi đến tôi. Nhưng còn có một cách khác tốt nhất để thực hiện, anh biết không?
- Tôi biết cách của anh rồi.
- Không, anh chưa biết đâu. Nó còn là một điều bí mật. Nhưng, anh nhớ cho, bí mật là tiền đấy.
- Tôi cũng biết thừa nó đáng bao nhiêu, - Nicolai toan thốt lên, nhưng tự kiềm mình và lặng thinh.
Piot’r giật mình:
- Đáng bao nhiêu? Anh nói sao?
- Tôi nói mặc xác anh với các bí mật của anh. Tốt hơn anh nên kể cho tôi biết ở đó anh có những ai. Tôi biết
chúng ta đi dự tiệc sinh nhật, nhưng tôi muốn biết thực sự có mặt những ai ở đó.
- Ồ, tất cả bọn cà chớn đó - cả Kirillov nữa.
- Tất cả họ đều là hội viên hả?
- Trời, anh thực quá hấp tấp! Chúng ta chưa lập được đến một tiểu tổ ra hồn ở đây.
-Thế làm cách nào thà anh xoay xở rải được nhiều truyền đơn thế?
- Nơi chúng ta sắp tới, sẽ chỉ có bốn tổ viên thôi. Bọn còn lại thì tên này đang do thám tên kia, trông ngóng.
Họ giành nhau đến đưa tin cho tôi. Lũ đó rất đáng tin cậỵ. Chúng là tài nguyên còn cần phải tổ chức và phân
loại. Nhưng chính anh viết bản cương lĩnh, vậy chắc tôi khỏi cần giải thích thêm những chuyện đó với
anh.
- Thế sao? Tiến hành khó à? Có gì trục trặc?
- Công việc tiến hành tốt hơn mình mong. Để tôi kể cho anh, tức cười lắm: việc đầu tiên để tạo ra tác dụng lớn
là cần một bộ đồng phục. Không có gì mạnh hơn đồng phục. Thế cho nên tôi cố tình bịa ra cấp bậc và chức vụ.
Bây giờ tôi có tổng thư ký, mật sứ, thủ quĩ, chủ tịch, đăng ký viên, và các tay phụ tá. Tất cả đều thành
công lớn. Điều thứ nhì, dĩ nhiên, là dây đai tình cảm. Anh cũng biết, ở nước này, chủ nghĩa xã hội truyền bá
phần lớn là nhờ tình cảm. Nhưng cũng có lôi thôi trong đó nữa, bởi vì chúng ta thế nào cũng đụng phải những
viên thiếu úy nổi điên cắn người, hay đại loại. Rồi đến những tay lưu manh thuần. Họ là những kẻ tốt, và
thường rất có lợi cho Phong trào, hẳn rồi, nhưng họ cần sự giám sát thường xuyên, và như thế làm ta mất khối
thì giờ. Cuối cùng, lực lượng nòng cốt, chất keo giữ vững toàn thể cơ cấu, là sự xấu hổ của họ về những ý
kiến cá nhân. Phải, đó là một sức mạnh thực sự! Nhưng có ai khai thác cái đó? Và ai đã làm việc đó, ai đã
khiến cho đầu óc họ hoàn toàn rỗng không, chẳng còn một ý kiến cá nhân riêng tư nào sót lại?! Bây giờ họ lấy
làm xấu hổ về bất cứ tư tưởng nào do chính họ suy nghĩ
ra.
- Nhưng nếu tất cả chỉ như anh nói, thì việc gì anh phải khốn khổ quá như vậy?
- Tội gì mà không lợi dụng tình thế? Nêu có kẻ giơ tay về phía anh kêu cầu thì phải túm lấy ngay chứ. Bộ anh
thực sự không tin mình sẽ thành công sao? Tôi cho là anh có niềm tin, nhưng cái khiếm khuyết là ý chí hành
động chưa đủ. Phải, chúng ta có thể thành công chính vì dùng những tên như thế đó. Tôi cam đoan với anh, chỉ
cần tôi trách họ là chưa thực nhiệt thành tin tưởng, là họ sẵn sàng nhảy xuống nước, lao cả vào lửa nữa.
Những kẻ ngu ngốc trách tôi sao lại đi đánh lừa mọi người ở đây với “ủy ban trung ương” và vô số “ hệ thống
lãnh đạo”. Chính anh cũng có lần cự tôi về chuyện đó; nhưng tôi không cho đó là bịp bợm. Phải, ủy ban trung
ương là anh và tôi đây, và chẳng mấy chốc là chúng ta sẽ tha hồ có bao nhiêu hệ thống lãnh đạo, chi bộ và
tiểu tổ, tùy
thích.
- Toàn một giống hạ cấp!
- Đó chính là thử tài nguyên ta cần; thì ta sẽ sử dụng họ có hề gì.
- Còn tôi thì sao? Anh có cần tôi nữa không?
- Anh là lãnh tụ, là sức mạnh; tôi chỉ ở bên anh, như một thứ bí thư. Chúng ta sẽ...
Bước lên thuyền.
Vung chèo quế
Trương buồm điều
Và nơi bánh lái
Là nàng Liza mĩ miều...
như bài hát gì đó... tôi quên mất rồi...
Nicolai cười rộ:
- Ha, ha! Anh bị vấp rồi. Để tôi kể anh nghe một chuyện cổ tích còn hay hơn. Anh vừa bấm tay tính sổ những lực
lượng xa vời mà anh nắm được để tạo lập các tiểu tổ: Tất cả chỉ là tinh thần quan liêu và đa cảm, một thứ
keo sơn tốt đó. Nhưng còn có cái hay hơn nhiều: anh làm sao thuyết phục cho bốn tổ viên hạ sát kẻ thứ năm,
lấy cớ rằng hắn phản bội và đang sửa soạn chỉ điểm. Thế là họ bị buộc chặt với anh mãi mãi bằng máu đã đổ ra
kia. Họ sẽ thành nô lệ của anh, và không bao giờ dám đòi hỏi gì, hay nổi dậy chống anh. Anh nghĩ sao? Ha ha
ha!
Piot’r nghĩ thầm: “Tao sẽ bắt mày phải trả giá cho những lời đó, ngay tối nay thôi. Mày lộng quá rồi”. Đó là những gì trong đầu óc Piot’r, hay ít ra cũng là một cái gì đại loại như thế, khi họ tới nhà Virghinxki. Chợt Nicolai lên tiếng hỏi:
- Tôi đoán anh lại sắp bắt tôi làm một người của Phong trào, ở nước ngoài về, thanh tra thanh triếc của Quốc tế
chẳng hạn chứ
gì?
- Không, anh sẽ không phải là thanh tra; anh sẽ là một hội viên sáng lập ở nước ngoài về, và có dự phần trong
những bí mật hệ trọng nhất. Đó là vai trò của anh. Chắc hẳn anh sẽ đọc diễn từ
chứ?
- Ở đâu ra mà anh có ý tưởng đó vậy?
- Bây giờ thì anh phải nói.
Nicolai quá ngạc nhiên tới nỗi anh ngừng ngay bên cây cột đèn. Piot’r bình thản và ngạo mạn đón tia nhìn của bạn. Nicolai nhổ nước bọt và bước tiếp. Bỗng anh hỏi Piot’r:
- Nhưng chính anh cũng sẽ lên tiếng, phải không?
- Không, tôi chắc ngồi im nghe anh nói thì hơn.
- Mẹ kiếp. Anh thực giúp tôi có một ý kiến hay.
Piot’r giật mình:
- Ý kiến gì?
- Tôi nghĩ tôi sẽ đọc diễn văn, rồi sau đó tôi sẽ quất cho anh một trận - anh cứ tin tôi đi, một trận ra trò.
- À, nhân tiện nói với anh, sáng nay tôi có bảo với Karmazinov rằng anh nói lão đáng bị đòn, và đòn đau, như
kiểu một nông nô bị đánh
vậy.
- Nhưng tôi có nói thế bao giờ. Ha - ha - ha!
- Để ý làm gì. Bịa ra cho có chuyện.
- Được, dù sao cũng cảm ơn anh, thành thực cám ơn.
- Tôi kể cho anh nghe những gì Karmazinov nói với tôi nhé? Đại lược, lão bảo rằng chủ thuyết của chúng ta là sự
phủ nhận danh dự, và cách lôi cuốn người Nga dễ dàng nhất là hứa hẹn với họ quyển làm chuyện phi danh
dự.
Nicolai nói:
- Hay, thực là những lời vàng ngọc! Lão điểm đúng huyệt đó. Quyền phi danh dự. Họ sẽ ùa đến tất cả với chúng
ta, và phe kia không còn một mống nào nữa. Nhưng này Piot’r, anh nói thật với tôi, anh đang làm cho mật vụ,
phải
không?
- Nếu người ta có những ý nghĩ đó trong đầu, có ai lại phô bày ra.
- Đúng. Nhưng riêng chúng ta với nhau mà.
- Không, lúc này tôi chưa phải là người của mật vụ. Nhưng thôi, thế tạm đủ. Chúng ta tới nơi rồi. Nicolai, anh
lấy dáng diệu cho thích hợp. Tôi luôn luôn giữ tác phong khi xuất hiện trước họ. Anh cố làm ra vẻ càng
nghiêm càng hay - tất cả chỉ có thể. Không còn cần gì hơn. Giản dị lắm mà, có gì khó
đâu.