Lũ Người Quỷ Ám - Chương 33

Chương Bảy

GIỮA ĐÁM BẠN BÈ

1

Nhà riêng của Virghinxki, nghĩa là của vợ anh, ở tại đường Con Kiến. Đó là một căn nhà một tầng bằng gỗ, và chỉ có gia đình Virghinxki cư ngụ. Lấy cớ nhân dịp sinh nhật của chủ nhà, khoảng chừng mười lăm người đã hội nhau lại ở đó, nhưng bữa tiệc đã chẳng giống chút nào như người ta thường mong đợi nơi một buổi ăn sinh nhật ở tỉnh lẻ. Từ khi lấy nhau, vợ chồng Virghinxki đã quyết cho rằng mời mọc khách khứa vào dịp sinh nhật thì thật là ngu. Hơn nữa, ngày ra đời chẳng có gì đáng ăn mừng chút nào. Trong vài năm họ đã hoàn toàn tạo được cuộc sống xa cách với xã hội. Mặc dù Virghinxki là tay khéo léo về đủ mọi mặt, nhưng anh vẫn thường bị coi như kẻ thích sống cô đơn, xa vời, và lại tỏ ra hãnh diện về chuyện đó. Về phần vợ Virghinxki, chị ta làm nghề cô đỡ. Đời sống tách rời đã làm chị ta không mấy có địa vị xã hội, còn thấp hơn địa vị của vợ mục sư,- dù chồng chị cũng là người có chức quyền đáng nể. Vậy mà chị lại thiếu cái nhũn nhặn cần có cho hợp với địa vị khiêm nhường của mình. Thêm nữa, sau vụ lăng nhăng với thằng cha Lebiadkin, vụ lăng nhăng trắng trợn công khai theo “nguyên tắc” của chị, làm ngay các bà các cô có đầu óc rộng rãi nhất cũng đã né tránh, chê bai ra mặt. Nhưng chị chấp nhận tuốt luốt như là chính chị muốn như vậy. Điều đáng để ý là mấy bà mấy cô đó lại đến thăm chị, mỗi khi cần đến cô mụ, thay vì đi chọn ba bà mụ khác ở địa phương. Ngay cả những gia trang ở ngoài thành cũng mời chị đến để đỡ đẻ cho vợ các điền chủ. Họ hết sức tin tưởng vào tài năng, vào cái hên của chị, và vào hai bàn tay chắc ăn của chị, trong những giờ phút ngặt nghèo. Cuối cùng, chị giới hạn công việc, chỉ còn làm cho những người giàu có, vì chị yêu tiền một cách say mê. Khi đã nhận ra cái uy quyền của mình, chị chẳng còn giữ gìn gì cả. Rõ ràng trong những lần đến đỡ tại những nhà sang trọng nhất, - chị thích dọa mấy phu nhân bồn chồn đang đau đẻ bằng cách quên tiệt mọi phép lịch sự, hay bằng cách nhạo báng “mọi chuyện thiêng liêng”, ngay lúc các điều thiêng liêng có thể ích lợi nhất. Bác sĩ Rozanov ở địa phương chúng tôi đã quả quyết với chúng tôi rằng có lần một người đàn bà đang quằn quại rặn đẻ; trong cơn đau đớn bắt đầu kêu cầu trời đất phù hộ, thì chị Virghinxcaia đã choảng ra một câu tư tưởng tự do làm sản phụ như bị một phát súng lục, khiến bà ta sợ quá mà đẻ non. Nhưng dù có là đệ tử của phái hư vô, chị Virghinxcaia vẫn không miệt thị thành kiến xã hội, ngay cả những thành kiến lỗi thời nhất, nếu chị cảm thấy có lợi lộc. Chẳng hạn, chị sẽ không bao giờ quên dự lễ rửa tội cho một đứa nhỏ mà chị đã đỡ. Những dịp này chị luôn luôn diện bộ áo lụa màu xanh có đuôi dài, mái tóc uốn cẩn thận, dù cho vào những lúc khác, chị có vẻ thích thú đặc biệt khi xuất hiện luộm thuộm trước đám đông. Mặc dù người mục sư chủ lễ bối rối cùng cực, chị luôn luôn giữ vẻ khinh khỉnh trong suốt lễ rửa tội, và khư khư giữ chân bưng sâm banh (đó là lí do tại sao chị ăn diện và đến dự lễ). Khốn nạn cho người khách nào cầm lấy li rượu mà quên để tiền trên khay trả công cho chị.

Khách khứa tụ họp ở nhà Virghinxki buổi tối hôm đó (hầu hết là đàn ông) thật là tạp nhạp. Không có nhậu nhẹt và cũng chẳng có bài bạc. Ở giữa gian phòng khách khá rộng, tường dán giấy màu xanh đã bạc phếch, là hai cái bàn ăn kê khít nhau, trên phủ một cái khăn bàn rộng quạ khổ không mấy sạch lắm, hai cái ấm nước lớn đang sôi phì phì, một cái khay vĩ đại đựng hai mươi lăm cái li; và ở phía cuối bàn là một cái rổ chứa những lát bánh mì Pháp không phết bơ, in như loại bánh tại các trường nội trú của nam nữ học sinh. Người rót trà là bà chị chưa chồng ba mươi tuổi của chị Virghinxcaia, một cô gái già còn trinh, lầm lì và độc địa, chân mày chẳng có. Tuy vậy, cô này lại cùng chung những ý nghĩ tân tiến với em gái, và làm chính Virghinxki cũng phải sợ khi sống ở nhà.

Có ba phụ nữ cả thảy trong gia đình: chị Virghinxcaia, bà chị vợ không chân mày và cô em chồng. Chị Virghinxcaia, là chủ nhà, khoảng chừng hai mươi bảy tuổi, hơi bê bối, nhưng nhan sắc hãy còn tươm tất lắm. Chị mặc bộ áo len thường ngày màu xanh lá cây nhạt, ngồi nhìn đám khách với cặp mắt sáng ngời ra cái điều muốn nói: “Đó, trên đời này ta không sợ gì cả”. Cô em gái Virghinxcaia vừa từ Petersburg tới, người trông khá mập mạp, thấp, tròn lẳn, má đỏ, và là sinh viên đại học theo thuyết hư vô. Cô ngồi cạnh chị dâu, trên người còn mặc bộ đồ đi đường, tay ôm chặt lấy gói đồ vào lòng. Cô ta quan sát đám khách với cặp mắt sáng quắc, bồn chồn. Virghinxki hơi mệt trong người, nhưng vẫn xuất hiện. Anh ngồi trong cái ghế bành bên cạnh bàn. Đám khách ngồi ghế dựa quanh bàn, cứng ngắc và trang trọng. Rõ ràng họ đang chờ một phiên họp chính thức khai mạc. Không khí mong chờ lồ lộ, dù họ vẫn nói chuyện phiếm khá ầm ĩ. Khi Xtavroghin và Virghinxki xuất hiện, tất cả lặng như tờ:

Tôi tưởng cũng nên giải thích một vài điều ở đây, để làm cho tình hình dễ hiểu hơn. Tôi chắc rằng mỗi người trong đám khách đã đến họp với hi vọng sẽ được nghe một chuyện gì lý thú, một chuyện gì mà họ đã được mách trước. Họ đại diện cho tinh hoa của phong trào tự do ưu tú nhất tại thành phố cổ kính của chúng tôi. Họ đã được tự tay Virghinxki chọn lựa cẩn thận cho buổi “hội thảo” này. Xin ghi nhận thêm rằng chỉ có một vài người trong đám khách là chưa hề bước chân đến căn nhà này. Dĩ nhiên, hầu hết đám khách không có ý tưởng rõ rệt tại sao họ được mời, mặc dù tất cả đều nghĩ Piot’r Verkhovenxki là mật sứ đặc quyền từ nước ngoài về. Ngay ý tưởng đó không biết tại sao lại thịnh hành; và tự nhiên là họ lấy làm hãnh diện. Mặt khác, trong nhóm đó một số ít đã nhận được chỉ thị rõ ràng. Verkhovenxki, đã xoay xở thành lập một tổ năm người ở tỉnh chúng tôi và còn những tổ năm người khác, gồm các sĩ quan đồn trú tại quận chúng tôi, theo đường dây cửa một tiểu tổ anh đã thành lập trước đó ở Moskva. Người ta đồn anh cũng có một tiểu tổ năm người ở tỉnh Kharkov. Nay thì năm người của tiểu tổ địa phương chúng tôi đang ngồi tại bàn đây. Nhưng họ làm ra vẻ không chú tâm và bình thường đến nỗi không người nào có thể đoán họ là ai. Bây giờ không còn gì bí mật nữa, tôi có thể kể ra: khởi đầu là Liputin, rồi đến Virghinxki, rồi anh chàng Sigaliov tai dài, tức anh vợ của Virghinxki, Liamsin, và Tolcatrenco. Tolcatrenco, một người đàn ông lạ lùng chừng bốn mươi, là kẻ nổi tiếng biết người sâu rộng, nhất là về bọn lường gạt và tội phạm. Ông ta suốt đời đi hết xó này đến xó khác (chẳng cần phải là lúc đi tìm hiểu con người, ông mới làm như vậy). Ông ta nổi bật trong đám chúng tôi vì bộ quần áo cắt may luộm thuộm, đôi giầy thợ kệch cỡm, cái nhìn tinh quái nơi cặp mắt lim dim, và vì ông ưa dùng các tiếng lóng rắc rối. Liamsin đã mang ông đến các buổi họp ở nhà Xtepan Verkhovenxki một hai lần, nhưng ông ta chẳng làm cho ai chú ý. Ông ta thường đến tỉnh chúng tôi khi thất nghiệp vì ông kiếm được việc làm tại sở Hỏa xa ở đây. Năm vị tấp tểnh làm chính khách này đã gia nhập tiểu tổ đầu tiên với niềm tin sắt đá: tiểu tổ của họ chỉ là một trong hàng trăm hàng ngàn những tổ năm người tương tự rải rác khắp nước Nga; tất cả đều dưới dự kiểm soát của một tổ chức trung ương bí mật và rộng lớn nào đó, có liên lạc mật thiết với các phong trào cách mạng ở châu Âu và khắp thế giới. Vậy mà khốn thay, ngay lúc này đấy, những dấu hiệu hục hặc giữa họ với nhau đã bắt đầu xuất hiện. Sự việc xảy ra như thế này: mặc dầu từ mùa xuân họ đã chờ Piot’r đến mà trước là Tolcatrenco và sau là Sigaliov đã loan báo cho họ, mặc dầu họ đã mong đợi Piot’r thực hiện được những phép lạ, mặc dầu họ đã chấp nhận tức khắc, không mảy may thắc mắc, thành lập tiểu tổ ngay khi Piot’r vừa mới đề nghị với họ, nhưng khi vừa mới thành lập tổ họ đã đầy ấm ức, có lẽ vì chính sự hăm hở khi họ đồng ý. Dĩ nhiên lý do chính của họ khi đồng ý là sợ rằng sau này họ có thể bị trách móc đã không có gan gia nhập, nhưng họ vẫn cảm thấy Piot’r Verkhovenxki lẽ ra phải thưởng cho nhiệt tâm mau mắn của họ bằng cách tiết lộ cho họ biết một chuyện gì thực sự quan trọng. Nhưng Piot’r đã chẳng hề nghĩ tới việc thỏa mãn sự tò mò chính đáng này, và cũng chẳng thèm kể cho họ được điều gì đặc biệt. Nói đúng ra, anh đã đối xử với họ rất là bất nhã và khinh thị. Điều đó khiến họ bực bội; và tổ viên Sigaliov sẵn sàng tìm cách đốc thúc những người khác đòi hỏi Piot’r phải có lối giải quyết “chính thức”, nhưng dĩ nhiên không ở tại nhà Virghinxki lúc này được, vì có sự hiện diện của quá nhiều người ngoài.

Nói về những người ngoài này, tôi nghi rằng những nhân viên của tổ năm người đầu tiên nói trên cũng có lòng ngờ rằng giữa đám khách tụ tập tại nhà Virghinxki buổi tối hôm đó cũng có tổ viên của những tổ năm người khác do Piot’r gây dựng tại địa phương, và thuộc cùng một tổ chức bí mật. Vì vậy đám khách khứa hội họp nơi đây đã thấy nghi lẫn nhau và ai nấy đều cố cư xử sao cho người khác phải chú ý tới mình. Điều đó càng khiến cho cuộc họp mặt có bầu không khí ngại ngùng, bí mật, và đồng thời đôi chút lãng mạn. Vậy mà vẫn có người chẳng bị ai nghi ngờ gì hết, tỉ như viên thiếu tá lục quân, một người bà con gần của Virghinxki. Ông ta đến tình cờ, không ai mời, mà có lẽ cũng chẳng thể đuổi ông ta đi được. Virghinxki không thấy ngại ông ta lắm, vì dù không mấy ưa tư tưởng chính trị của họ, viên thiếu tá này “sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới việc chỉ điểm” họ, bởi lẽ dù cho khờ khạo, ông ta khoái có mặt trong cái đám đòi tự do quá khích, và thích nghe họ nói. Hơn nữa, hồi trẻ ông ta đã từng bị một vụ nguy kịch, khi cả chồng báo “Tiếng Chuông” của Herzen78 và hàng trăm truyền đơn kêu gọi khuynh đảo đã chuyển qua tay ông; mà chỉ nguyên việc mở chồng báo hay xấp truyền đơn đó ông ta cũng đã hết hồn. Nhưng ông ta cho rằng từ chối phân phát thì hèn quá. Cho tới bây giờ vẫn có nhiều người Nga như thế. Còn đám khách kia, họ hoặc là thuộc loại người ưu uất, chứa đầy những cao vọng lãng mạn và kiêu hãnh bị phẫn chí, hoặc là thuộc loại người tràn trề cái hăng say của tuổi trẻ hào hiệp. Có hai hay ba người làm nghề dạy học, mà một trong bọn đã quá bốn mươi lăm và què chân, một kẻ rất độc mồm và làm cao ra mặt. Cũng có hai hay ba sĩ quan. Một người là sĩ quan pháo binh trẻ tuổi không thấy nói câu nào, vừa mới tốt nghiệp ở trường võ bị, chưa có thì giờ quen biết nhiều ở trong tỉnh chúng tôi, nay thình lình ở trong nhà Virghinxki đây, tay cầm cây viết chì và một cuốn sổ. Anh ta hí hoáy ghi chép và không nói với ai nửa lời. Ai cũng để ý tới điều này, nhưng vì một lẽ gì đó, tất cả đều cố làm ra vẻ không thấy. Anh chàng cựu chủng sinh, người đã trợ giúp Liamsin nhét hình ảnh dâm ô vào đẫy của người đàn bà bán kinh Thánh, cũng có mặt. Anh ta vóc người to lớn, vẻ kênh kiệu nhưng thận trọng, với nụ cười mỉa mai pha lẫn sắc diện tự thị tự mãn hoàn toàn in rõ trên khắp gương mặt anh. Không hiểu vì lý do gì, người con trai của viên thị trưởng cũng hiện diện, cái anh chàng bất trị hoang đàng mà tôi đã nói trước đây trong câu chuyện buồn về người vợ của viên thiếu úy. Anh ta im lặng suốt buổi tối hôm đó. Cuối cùng là gã học sinh mới mười tám, ưa nóng mũi, ăn mặc xộc xệch với vẻ mặt u ám, bứt rứt; rõ ràng là chàng ta đang khổ tâm với cái tuổi mười tám của mình. Chú bé này là người đầu sỏ một nhóm khuynh đảo độc lập đã được thành lập ở lớp cao đẳng trường địa phương, mà sau này chúng tôi mới sửng sốt khám phá ra.

Tôi chưa kể đến Satov, người đang ở nơi góc bàn phía xa. Ghế của anh ta hơi thụt ra ngoài hàng ghế của những người khác. Anh ta mặt cúi gầm, giữ một vẻ im lặng ảm đạm, và chẳng buồn uống trà hay ăn bánh. Anh ta không có lúc nào chịu để cái mũ lưỡi trai xuống, mà khư khư cầm nó nơi tay; tưởng như muốn tỏ ra rằng anh chẳng phải là khách, nhưng có mặt ở đó chỉ vì công việc và đang định vọt đi ngay khi xong. Ngồi gần anh là Kirillov cũng cầm như hến, nhưng thay vì cúi gầm mặt xuống đất như Satov, anh lại lần lượt quan sát hết người này đến người khác nói. Anh nhìn họ với cặp mắt đen không hồn, im lặng nghe ngóng chẳng chút ngạc nhiên hay xúc động gì. Có vài ông khách chưa gặp anh bao giờ cứ liếc nhìn trộm anh.

Tôi không thể nói là chính chị Virghinxcaia biết có cái tổ năm người này hay không. Tôi ngờ chị biết, có lẽ qua miệng của chồng. Nhưng cô em sinh viên của Virghinxki thì chắc chẳng biết gì ráo. Thực vậy, cô đã có công việc riêng: cô định ở lại nhà người anh chỉ vài ba hôm, rồi tính sẽ còn đi xa nữa, di chuyển từ trường đại học tỉnh này đến trường đại học tỉnh khác để “chia sẻ nỗi đau khổ của các sinh viên nghèo và thúc đẩy họ đứng lên chống đối”. Cô mang theo vài trăm bản tuyên ngôn in thạch bản, mà tôi tin là do chính cô viết. Điều đáng ghi nhận là anh chàng học sinh chất chứa trong lòng một thù ghét cay đắng đối với cô này, ngay từ lúc họ nhìn thấy mặt nhau lần đầu tiên. Cô em gái của Virghinxki cũng đáp lại bằng cung cách in hệt, dù trước đó họ hoàn toàn nào đâu có biết nhau. Viên thiếu tá là chú cô, và đây lần đầu tiên sau mười năm họ gặp lại nhau. Khi Nicolai và Piot’r bước vào, hai má cô đang đỏ au lên như trái dâu, vì cô mới cãi nhau khủng khiếp với ông chú về những quan điểm của ông đối với vấn đề giải phóng phụ nữ.

2

Piot’r buông người xuống chiếc ghế ở phía đầu bàn, rõ ràng không thèm màng tới cả bọn. Anh ta chẳng thèm chào ai, và bây giờ ngồi nhìn mọi người chung quanh với vẻ khinh khỉnh cao kỳ.

Nicolai, trái lại, lễ phép cúi chào từng người.

Mặc dù ai nấy đều chờ họ đến, giờ đây ai cũng như đồng lòng làm bộ chẳng cần biết hai anh tới. Chị Virghinxcaia quay về phía Nicolai hỏi, giọng gắt gỏng:

- Uống trà không?

- Vâng, xin chị.

- Cho Nicolai tách trà. - Chị ta nói với người chị đang rót nước, rồi tiếp: - Còn anh thế nào đây, Piot’r?

- Uống là chắc rồi. Mà này, ai lại hỏi khách muốn uống trà hay không? Tách của tôi xin cho thêm chút bơ. Nhà

này toàn cho khách uống một thứ nước hầm bà làng chứ đâu phải trà, dù ngày tết hay ngày lễ rửa

tội.

Cô sinh viên bỗng phá lên cười:

-  Sao, anh mà cũng công nhận cả lễ rửa tội ư? Chúng tôi vừa bàn đến chuyện đó.

Từ phía cuối bàn đối diện, cậu học sinh càu nhàu:

-  Lại cái mớ cũ mèm.

Cô gái đốp lại liền, người chồm hẳn ra phía trước:

- Mớ cũ mèm là cái gì? Bài trừ mê tín là mớ cũ mèm à? Tôi sợ đó hãy còn là chủ đề hợp thời đối với chúng ta;

nhục nhã thế đấy. Dù sao, tôi cho là mọi sự mê tín đều có

hại.

Anh chàng học sinh càng thêm kích động:

- Tôi chỉ muốn nói rằng dù mê tín hẳn là thuộc về thời xa xưa và cần tiêu diệt, cái thói mê tín ngu ngốc như

kiểu rửa tội đã thanh toán từ lâu rồi. Ai mà chả biết đó là ngu xuẩn; vậy chẳng nên mất thì giờ bàn cãi làm

gì; nên dùng đầu óc cho đúng chỗ, vào những vấn đề quan trọng hơn

nhiều.

Cô sinh viên gào lên tức giận:

-  Nói vòng vo hoài. Chẳng thế nào biết anh đang muốn nói gì cả.

-  Ai cũng có quyền phát biểu ý kiến. Nếu tôi muốn nói những gì tôi nghĩ, tôi phải được nói cho đến hết.

Bây giờ đến lượt bà chủ nhà cắt ngang:

- Không ai muốn tước quyền ngôn luận của anh. Chỉ yêu cầu anh đừng tán nhăng kiểu đó, vì không ai có thể hiểu

anh muốn nói

gì.

Anh chàng học sinh ấp úng, hầu như thất vọng và hoàn toàn lúng túng:

- Tôi e rằng tôi phải phản đối. Tôi không được đối đãi đúng phép lịch sự. Nếu tôi không trình bày hết tư tưởng

của tôi thì không phải tôi thiếu tư tưởng mà đúng ra tại tôi nhiều quá

đó.

Cô sinh viên phạng ngay:

-  Được, nếu không biết trình bày, thì anh im đi.

Anh chàng học sinh nhảy chồm lên:

- Tôi chỉ muốn tuyên bố, - giọng hắn la lớn, mặt đỏ gay vì mắc cỡ, chẳng dám nhìn quanh, - rằng ngay khi ông Nicolai đến, cô lôi chuyện này ra chỉ cốt để khoe trí thông minh. Đó là sự thật!

Cô gái bật nói:

- Nói một chuyện dơ dáy và vô lý như thế chứng tỏ là bạn hãy còn ở thời kỳ trí óc chưa phát triển. Và kể từ giờ

phút này tôi không còn muốn nghe bạn nói chuyện với tôi

nữa.

Bà chủ nhà nói:

- Anh Nicolai, trước khi anh tới họ đã bàn muốn điên đầu về quyền gia đình. Nhìn về phía viên thiếu tá, chị ta

gật đầu: - Ông này đây bào chữa đúng ra là tôi không muốn phiền anh chút nào về những chuyện tầm phào cổ lỗ

như vậy đã được giải quyết từ lâu, nhưng tôi vẫn muốn biết tất cả những cái thứ bổn phận và uy quyền gia

đình đó ở đâu mà ra. Nghĩa là tôi muốn hỏi đấy có phải là hình thức mê tín còn truyền đến đời chúng ta hay

không? Đây là câu hỏi của tôi: ý kiến của anh về vấn đề đó thế

nào?

- Cái gì, chị muốn nói sao? - Nicolai hỏi lại.

Cô sinh viên lại xía vô, mắt long lên hướng về Nicolai:

- Sao, như chúng ta đã biết, mê tín về Thượng đế chẳng hạn bắt nguồn từ sấm chổp! Ngày nay, ai cũng biết rằng

vì sự sợ hãi sấm và chớp mà người thời xưa thần thánh hóa kẻ thù vô hình, bởi vì họ cảm thấy bất lực trước

sức mạnh thiên nhiên đó. Nhưng còn thói mê tín về gia đình thì bắt nguồn từ đâu? Cái quan niệm về gia đình

do đâu mà

có?

Chị Virghinxcaia cố chặn bồt cô em chồng:

-  Cái đó không hẳn như thế đâu.

Nicolai nói:

-  Tôi e rằng câu trả lời về vấn đề đó sẽ bất lịch sự.

Cô sinh viên ngạc nhiên nhoài người ra phía trước và nói:

-  Anh bảo sao?

Có tiếng cười rúc rích từ phía nhóm thầy giáo, và liền sau đó từ phía cuối bàn vọng lại tiếng cười của Liamsin, rồi đến anh chàng học sinh, và một lát sau viên thiếu tá cũng cười lên hô hố.

Chị Virghinxcaia nói với Nicolai:

-  Anh viết kịch tếu được lắm.

Cô sinh viên nói lớn, vẻ hoàn toàn bực bội:

-  Nhận xét đó không làm vẻ vang gì cho ông cả, ông... Tôi không biết tên ông là gì.

Viên thiếu tá nói với cô cháu gái:

- Lần sau đừng có bạ ai cũng lăng xăng kiểu đó nghe. Phải nhớ mày là con gái, ăn nói phải giữ gìn. Mày thừa

biết chuyện gì xảy ra khi con gái ngồi phải cọc

chứ.

- Tôi sẽ cám ơn ông nếu ông im lặng cho, và bỏ cái kiểu phát ngôn suồng sã đó đi. Cũng xin miễn cho cái kiểu ăn

nói bóng gió thô bỉ kia. Tôi đâu có gặp ông hồi nào, và cũng đâu có nhận ông là bà

con.

- Nhưng tao vẫn cứ là chú mày. Tao bồng ẵm mày khi mày còn bé xíu mà!

- Tôi cóc cần ông bồng ẵm ai. Tôi đâu có bảo ông bồng bế tôi, thưa vị Sĩ quan Bất lịch sự. Do đó, tôi chắc chắn

ông làm chuyện đó vì ông khoái. Một lần nữa xin nhắc nhở là tôi sẽ không tha thứ nếu ông còn dùng cái điệu

ăn nói suồng sã đó với

tôi.

Viên thiếu tá đấm mạnh tay xuống bàn, và rõ là ông muốn nói với Nicolai đang ngồi đối diện:

- Chúng nó như vậy đó. Tôi phải nói là tôi rất chú ý đến chủ nghĩa tự do và các vấn đề hiện đại. Tôi thích thú

được nghe những cuộc bàn luận sáng suốt. Nhưng tôi cầu mong chuyện đó chỉ nên dành cho đàn ông. Tôi cóc cần

nghe những thứ của bọn phụ nữ tân tiến

đó!

Ông ta hét vào mặt cô cháu gái đang lăn lộn trên ghế:

- Thực chịu không nổi cái thứ đó rồi. Mày bỏ cái thói lẳng lơ đó đi. Tao cũng có quyền ăn quyền nói. Tao bị lấn

lướt quá rồi.

Bà chủ nhà lầm bầm với giọng bực tức:

-  Ông chỉ được cái ngăn người khác nói. Còn ông thì chẳng có cái quái gì để nói.

Viên thiếu tá nóng mặt:

- Không. Nghe tôi nói những gì mà tôi đang suy nghĩ đây này. Ông Nicolai, tôi trọng ông, vì ông mới tới, dù tôi

không có hân hạnh được biết ông. Tôi tuyên bố rằng: không có bọn đàn ông, bọn đàn bà sẽ chết như bầy ruồi.

Tất cả cái mớ giải phóng giải phiếc phụ nữ đó chẳng chứng tỏ được gì ngoài cái thiếu sáng kiến của họ. Tôi

đoan chắc với ông rằng tất cả cái phong trào rầm rộ đó là do đàn ông nghĩ ra cho bọn đàn bà, trong một lúc

lầm lạc, và tự gây cho mình biết bao rắc rối. Tạ ơn Chúa là tôi chưa lấy vợ. Đàn bà chẳng thể nào có được

chút sáng kiến: ngay cái mẫu thêu cũng nghĩ không ra, cũng phải nhờ vào đàn ông. Thí dụ đây, nhìn nó mà coi:

khi nó còn bé bỏng, tay tôi bồng ẵm nó; khi nó lên mười, tôi nhảy điệu Mazurca79 với nó, và bây giờ khi nó

đến, tự nhiên là tôi chạy tới ôm chầm lấy nó. Và rồi nó ngay từ lần thứ hai bảo với tôi là không có Chúa! Ít

ra là từ lời thứ ba, thế mà nó vội nói ngay. Đúng, có thể người sáng suốt không tin Chúa. Nhưng đó là do trí

tuệ của họ. Nhưng mày chỉ là một đứa nhãi con. Mày hiểu gì về Chúa? Tao cá là mày học cái ngữ ấy từ một

thằng bạn nào đó. Phải chi nó đã dạy mày thắp đèn trong cung thánh trước tượng Đức Mẹ, chắc mày cũng làm

hăng hái như vậy

lắm.

Cô gái nói với giọng khinh khỉnh, tựa như nói với một người như ông thì mất cả phẩm cách:

- Ông chỉ nói láo và ưa thù vặt. Tôi đã chứng minh cho ông sự mâu thuẫn trong các quan điểm của ông. Tôi đã nói

rằng, ở lớp dạy sách bổn, chúng ta ai cũng được dạy rằng nếu ta tôn kính phụ mẫu, ta sẽ được sống lâu và

giàu có. Câu đó ở trong Mười Điều Răn. Nếu Chúa cho rằng cần phải thưởng cho những người biết thương yêu,

thì nhất định ta phải coi Chúa là vô luân rồi. Quan điểm của tôi được trình bày như vậy đó và không phải khi

mới gặp ông tôi đã tuôn ra ngay - tôi chỉ nói vì ông đòi có quyền đối với tôi. Bây giờ lỗi tại ai, nếu ông

quá khờ còn chưa chịu biết? Điều đó làm ông khó chịu rồi ông nổi cáu; cái tư cách của cái thế hệ già như ông

đều thế

cả.

- Đồ ngu! - viên thiếu tá mắng.

Cô gái nói lại:

-  Còn ông là đồ ngốc.

-  Cứ chửi tao nữa đi.

Từ đầu bàn phía kia, Liputin kêu lên the thé:

- Khoan đã, thiếu tá. Tôi đoan chắc chính ông nói với tôi là ông không tin Chúa mà.

- Thì đã sao? Đối với tôi đó lại là vấn đề khác, Có thể tôi tin Chúa nhưng không hoàn toàn tin. Dù cho không

hoàn toàn tin Chúa, tôi cũng chẳng bao giờ đi rêu rao phải đem Chúa mà bắn bỏ. Hồi còn phục vụ trong đơn vị

khinh kị binh, tôi thường hay thắc mắc về Chúa. Trong tất cả các bài ca, người ta xuyên tạc là lính khinh kị

chỉ biết uống rượu và ăn chơi. Nhưng xin quí vị hãy tin rằng dầu ngay lúc say mèm, tôi cũng thường nhảy

xuống giường chân còn đi tất, khoanh tay trước bàn thờ Chúa và cầu xin Chúa ban cho đức tin. Vì ngay chính

lúc đó, tôi cũng không thể không thắc mắc về vấn đề có Chúa hay là không. Vâng, lúc đó tôi khổ lắm. Dĩ

nhiên, tới sáng là quên hết, đức tin cũng biến luôn. Thưa, nói chung thì ban ngày lòng tin hình như giảm

đi.

Piot’r vừa ngáp sái quai hàm, vừa hỏi bà chủ nhà:

-  Có bộ bài nào không đây bà?

Cô sinh viên kêu lên, mặt càng đỏ gay vì tức giận viên thiếu tá:

-  Câu hỏi của anh hợp lắm!

Chị Virghinxcaia nhìn chồng trách móc:

-  Toàn nói chuyện khùng, làm mất cả thời giờ quí báu của người ta.

Cô sinh viên đứng dậy:

- Tôi cần thông báo cho buổi họp về nỗi thống khổ của anh chị em sinh viên cùng với sự phản kháng của họ. Bây

giờ, vì lý do thời giờ đã mất vào những chuyện bàn cãi tầm phào, vô đạo

đức...

Không thể nhịn được khi thấy cô gái mở mồm, anh chàng học sinh cũng lên tiếng:

-  Không có chuyện gì gọi là đạo đức hay vô đạo đức cả!

-  Thưa ông học sinh, tôi thừa biết chuyện đó, và biết chuyện đó từ khuya rồi, trước khi người ta dạy ông.

Anh chàng học sinh hăng tiết, nói tiếp:

- Tôi muốn nói, chị chỉ là con nhài ranh. Chị chẳng cần phải nói những chuyện ai cũng đã biết, chỉ vì chị ở

Petersburg xuống. Còn cái điều răn “Phải thờ kính cha mẹ” mà chị nhắc lại cũng không nên hồn, cả cái xứ Nga

này ai cũng biết câu đó vô luân từ khi Belinsky chỉ giải

rồi.

Chị Virghinxcaia nói với chồng bằng giọng cương quyết:

-  Sẽ không bao giờ chấm dứt được cái chuyện tào lao này à?

Vì là chủ nhà, chị tự thấy xấu hổ với cuộc bàn cãi ngu xuẩn, nhất là lúc chị thấy vài người mỉm cười và hai người mới tới trao nhau những cái nhìn ngơ ngác.

Virghinxki cất giọng, nói thình lình:

- Thưa các anh, các chị, nếu ai muốn nói gì có liên quan mật thiết tới công việc ngay bây giờ, hay là nếu có

điều gì tuyên bố, tôi đề nghị người đó nói ngay ra đi, đừng chần chờ gì

nữa.

Từ đầu vẫn ngồi im lặng trang nghiêm, người thầy giáo què lúc đó cất tiếng:

- Nếu có thể, tôi xin phép được hỏi một câu. Tôi muốn biết đám ta họp nhau đây để lo công chuyện hay chỉ là một

mớ thường nhân tới thăm viếng bạn bè? Tôi hỏi chính là vì vấn đề hình thức, nhưng cũng để ngăn chặn mọi hiểu

lầm, nếu

có.

Câu hỏi xéo vậy mà có ảnh hưởng. Người này nhìn người kia, chờ nhau trả lời. Rồi cuối cùng ai nấy đều ngó Piot’r và Nicolai.

Chị Virghinxcaia nói:

-  Tôi đề nghị chúng ta chỉ cần bỏ phiếu xem có họp chính thức hay không.

Liputin nói:

-  Tôi ủng hộ đề nghị đó, dù hành văn không rõ mấy.

Nhiều giọng nhao nhao:

-  Tôi ủng hộ nữa.

-  Tôi cũng vậy...

Virghinxki biểu đồng tình:

-  Vâng, cái đó sẽ giúp cho công việc tiến triển có trật tự hơn.

Bà chủ nhà tuyên bố:

- Vậy chúng ta đầu phiếu. Bạn Liamsin, làm ơn đến ngồi nơi chiếc dương cầm. Khi cuộc bỏ phiếu bắt đầu, bạn ngồi

đó bỏ cũng

được.

Liamsin phản đối:

- Gì nữa đây? Gõ đến thế cho các bạn nghe chưa đủ à?

- Trân trọng yêu cầu bạn ngồi xuổng và đàn đi. Trừ phi bạn không muốn phục vụ cho lý tưởng nữa.

- Chị Virghinxcaia, tôi chắc không ai nghe lỏm đâu. Chị tưởng tượng thôi. Cửa sổ cao thế này, có ai hiểu được

chuyện gì xảy ra trong đây đâu, dù có cố

nghe.

Có tiếng lầu bầu:

-  Chính bọn mình cũng còn chẳng hiểu nổi cơ mà.

Chị Virghinxcaia hướng về Piot’r, giảng giải:

- Càng cẩn thận càng tốt. Dám có mật thám lắm. Nếu nghe thấy tiếng đàn, chúng sẽ tưởng mình ăn sinh nhật thực

sự.

Liamsin chửi thề:

Khốn nạn thật. Anh ta ngồi xuống nơi chiếc dương cầm và chơi một bản nhạc valse, tay anh như đấm xuống phím đạn.

Chị Virghinxcaia nói giọng lảnh lót:

-  Những ai muốn cuộc họp mặt này là một buổi hội chính thức thì giơ tay phải lên.

Vài người giơ tay; vài người không. Cũng có người giơ tay rồi lại bỏ xuống ngay.

Một viên sĩ quan kêu lên:

-  Trời, tôi chẳng hiểu cái khỉ gì cả.

Một người khác nói:

-  Tôi cũng vậy.

Có người nói lớn:

-  Tôi hiểu. Nếu đồng ý thì giơ tay.

-  Nhưng đồng ý cái gì chứ?

-  Nghĩa là chúng ta thuận đây là một buổi hội chính thức.

-  Không, đây đâu có phải là hội chính thức được.

Cậu học sinh hướng về phía chị Virghinxcaia, la lên:

- Tôi bầu cho buổi hội.

- Vậy sao anh không giơ tay?

- Tôi đang coi chị, và vì chị không giơ tay nên tôi cũng không giơ.

- Bạn ngu quá: tôi không giơ tay bởi vì tôi là người đưa ra ý kiến. Thưa quí bạn, tôi đề nghị chúng ta bắt đầu

lại tất cả. Lần này, ai ưng hội hãy ngồi yên và không giơ tay. Ai chống, hãy giơ tay phải

lên.

Anh chàng học sinh ngơ ngác hỏi:

-  Ai chống thì giơ?

Chị Virghinxcaia giận dữ la lối:

-  Này, có phải bạn cố ý không đấy?

Hai, ba giọng phản đối:

-  Bà chị cho một phút. Những ai muốn đây là buổi hội, hay những ai không, thì giơ tay phải lên? Xin nói rõ cho.

-  Những người không muốn.

Một viên sĩ quan kêu lên, giọng tuyệt vọng:

-  Vâng, vâng, nhưng phải làm gì đây, giơ tay hay không giơ tay nếu như không muốn?

Viên thiếu tá đưa ra nhận xét:

-  Cha! Coi bộ chúng ta chưa đủ già giặn để có quốc hội đâu!

Người thầy giáo què nài nỉ:

- Ông Liamsin, xin nhẹ tay cho một chút. Cái kiểu ông đập thế chúng tôi không thể nghe được tiếng nào, để biết

công việc tiến hành tới

đâu.

Liamsin từ chiếc ghế đẩu đứng phắt dậy, và nói:

- Chị Virghinxcaia, tôi bảo đảm không có đứa nào rình nghe đâu! Hơn nữa, tôi không muốn chơi nhạc suốt ngày.

Tôi đến đây với tư cách là khách, chứ đâu có phải là thằng đánh

trống!

Virghinxki đề nghị:

-  Thưa quí bạn, bây giờ phát biểu ngay cho: chúng ta hội hay không đây?      

Từ mỗi phía vang lên:

- Hội, hội!

- Vậy được rồi. Không cần bỏ phiếu nữa. Thế quá đủ rồi. Tất cả đều đồng ý hay có ai vẫn cảm thấy cần bỏ phiếu

nữa?

- Không cần, không cần, chúng tôi hiểu rồi!

- Lỡ ai trong đám quí bạn không muốn đây là buổi hội thì sao?

- Không, không, tất cả chúng tôi đều muốn hội.

- Nhưng hội là cái gì chứ?

Có tiếng hỏi, nhưng chẳng ai trả lời. Từ mọi phía vang lên:

-  Cần phải bầu chủ tọa!

-  Dĩ nhiên chủ nhà rồi, Virghinxki!

Người chủ tọa được bầu bắt đầu:

- Thưa quí bạn, nếu quí bạn muốn vậy, tôi sẽ nhắc lại đề nghị lúc đầu của tôi là ai có điều gì cần đả thông mật

thiết với công việc sắp tiến hành, xin nói đi kẻo mất thì

giờ.

Trong sự im lặng bao trùm, mắt ai nấy đều lại hướng về Piot’r và Nicolai, chờ đợi.

Chị chủ nhà hỏi ngay:

-  Piot’r, anh có gì tuyên bố không?

Piot’r thưỡn người trong ghế, vừa ngáp vừa trả lời:

-  Không, chẳng có gì cả. Trừ phi... chờ chút. Chị làm ơn cho xin li rượu.

-  Còn Nicolai, anh thì sao?

-  Không, cám ơn chị, tôi nhậu không được.

-  Tôi không nói chuyện nhậu, tôi hỏi anh có muốn phát biểu gì hay không?

-  Phát biểu cái gì? Không, không có.

Chị Virghinxcaia nói với Piot’r:

-  Họ sẽ mang rượu lại cho anh.

Cô sinh viên đứng dậy. Trước đó, cô đã vài lần cố làm cho người ta chú ý đến mình:

- Tôi đến đây để tường trình nỗi khốn khổ của các sinh viên thiếu thốn, cùng các đường lối thúc đẩy họ trỗi dậy

phản kháng, trên khắp

nước...

Nhưng cô ta ngừng ngang, ở đầu bàn đối diện, một diễn giả khác xuất đầu lộ diện, và ai nấy đều hướng nhìn anh ta. Sigaliov tai dài, với vẻ thảm đạm rầu rĩ, chậm rãi đứng dậy, buồn bã đặt lên bàn cuốn sổ tay dầy cộm chi chít chữ. Anh đứng im lặng hồi lâu. Nhiều người nhìn cuốn sổ ngạc nhiên. Liputin, Virghinxki, và người thầy giáo què trái lại có vẻ rất hài lòng.

Sigaliovnói với giọng thế lương nhưng quả quyết:

-  Tôi xin được thưa với buổi hội.

Virghinxki cho phép anh lên tiếng:

-  Xin nhường lời cho anh.

Sigaliov ngồi xuống, giữ im lặng đến nửa phút, rồi trịnh trọng:

-  Thưa quí bạn...

-  Rượu đây!

Bà chị vợ Virghinxki giữ nhiệm vụ rót trà, cất lời với giọng khinh khỉnh và khó chịu. Chị ta đem lại một cái chai và một cái li kẹp giữa những ngón tay, chẳng khay dĩa gì cả, và đặt trước mặt Piot’r.

Diễn giả bị cắt lời nhìn quanh với vẻ uy nghi bị xúc phạm. Piot’r vừa rót rượu vào li vừa la lớn:

-  Không hề chi, cứ tiếp tục đi. Tôi đâu có nghe.

Sigaliovlại bắt đầu:

- Thưa với quí bạn, tôi yêu cầu quí bạn chú ý cho và, như quí bạn sẽ thấy sau đây, tôi xin quí bạn giúp đỡ

trong một vấn đề tối quan trọng. Nhưng trước hết, tôi cần có vài lời giới thiệu chủ điểm của

tôi.

Piot’r chợt hỏi:

Này chị Virghinxcaia, chị có kéo không?

Chị Virghinxcaia trố mắt nhìn Piot’r:

-  Anh cần kéo làm gì?

Piot’r lơ đãng nhìn đám móng tay dài, cáu đất, và nói:

-  Tôi quên cắt móng tay. Định làm đã ba ngày nay rồi.

Chị Virghinxcaia giận đỏ cả mặt, nhưng cái lối cắt lời của Piot’r có vẻ làm cô sinh viên thích thú. Cô nói:

-  Hình như tôi thấy nó ở trên thành cửa sổ mà.

Cô đứng dậy, tìm ra cây kéo và mang lại cho Piot’r. Anh cầm lấy mà chẳng màng nhìn cô gái, và khởi sự cắt móng tay. Chị Virghinxcaia nghĩ chắc Piot’r có lý do gì đó để hành động như vậy, và bỗng nhiên chị cảm thấy hổ thẹn về phản ứng lúc đầu của mình. Những người dự họp khẽ liếc mắt ngó nhau. Người thầy giáo què ngắm Piot’r chăm chú với vẻ căm hận và ghen tức. Sigaliov tiếp tục nói:

- Vì đã hiến dâng tất cả năng lực cho công cuộc nghiên cứu một tổ chức xã hội tương lai để thay thế cho tổ chức

xã hội hiện tại, tôi đã đi đến kết luận rằng từ thượng cổ tới nay tất cả những ai đã thiết định ra các hệ

thống xã hội đều chỉ là những người mơ mộng, chuyên viết chuyện thần tiên, và là những thằng điên tự mâu

thuẫn, vì họ chẳng hiểu gì hết về các khoa học tự nhiên hay về cái con vật kỳ lạ tên gọi là con người kia.

Platon80! Rousseau81! Fourier chỉ là những trụ cột bằng nhôm. Cái đó có thể hợp cho bầy chim sẻ, nhưng chắc

chắn không hợp cho xã hội con người. Nhưng chúng ta cần biết tổ chức xã hội tương lai sẽ ra sao, nhất là bây

giờ đây đã sắp đi vào hành động, để chúng ta sẽ không còn phải nghĩ gì về chuyện đó nữa. Vì vậy, tôi mong

được đề nghị hệ thống tổ chức thế giới do tôi thảo

ra.

Sigaliov vỗ lên cuốn sổ tay ở trước mặt mà nói:

- Tất cả ở trong đây. Tôi đã ước mong có thể trình bày cuốn sách của tôi với buổi hội bằng một hình thức ngắn gọn; nhưng giờ đây tôi thấy sẽ còn cần phải giảng giải thêm nhiều bằng miệng. Vì thế, một cuộc trình bày toàn triệt sẽ mất ít nhất mười buổi tối, mỗi buổi về một chương sách của tôi. (Có tiếng cười từ phía thính giả). Hơn nữa, tôi cần báo cho quí vị bạn rõ là hệ thống của tôi chưa hoàn tất. (Lại có nhiều tiếng cười nữa). Các dữ kiện đã thâu thập làm tôi lúng túng. Và những điều tôi kết luận lại trái hẳn với ý tưởng căn bản lúc đầu. Khởi đi từ một ý tưởng tự do vô hạn, tôi đã đi tới một nền chuyên chế vô hạn. Tuy vậy, cần phải nói thêm rằng bất cứ giải pháp nào về vấn đề xã hội, ngoài giải pháp của tôi ra, đều không thể thực hiện được.

Tiếng cười trở nên mỗi lúc một lớn thêm; những người trẻ, rõ là ít bị tiêm nhiễm, cười lớn tiếng hơn cả. Chị Virghinxcaia, Liputin, và người thầy giáo què có vẻ hơi bực bội.

Một người trong nhóm sĩ quan thận trọng hỏi:

- Nếu chính bạn thất bại trong việc phát triển một hệ thống khả dĩ chấp nhận, và lại còn tuyệt vọng không tìm ra được một hệ thống, thì chúng ta phải làm gì lúc đó?

Sigaliov sắc bén trả lời:

- Bạn nêu ý kiến hay đó. Bạn dùng chữ “tuyệt vọng” thực là đúng. Vâng, tôi đã tuyệt vọng, nhưng điều đó không

làm lay chuyển được sự việc là những gì viết trong sách này không có gì thay thế được, và sẽ không ai tím ra

được giải pháp nào khác. Vì vậy, tôi mời tất cả những ai đã đến hội họp nơi đây bỏ ra mười tối để nghiên cứu

cuốn sách của tôi, và sau đó phát biểu ý kiến về đề tài ấy. Bây giờ, nếu buổi hội từ khước nghe tôi, chúng

ta tốt hơn nên nói ngay ở đây rằng: xin quí ông cứ việc trở lại phụng sự nhà nước, và quí bà cứ quay về với

bếp núc. Vì nếu không chấp nhận cuốn sách của tôi, sẽ không ai tìm ra được giải pháp nào khác. Vô phương

thức! Nếu ai bỏ lỡ cơ hội tôi đem đến, người đó sẽ chỉ thấy thiệt thân. Vì sau này, họ buộc phải đương đầu

với các sự kiện

ấy.

Mọi người quay sang hỏi nhau: “Sao, có phải hắn ta bị điên hay không nhỉ?”

Liamsin kết luận:

- Thế nghĩa là tất cả đều do nỗi tuyệt vọng của Sigaliov. Và do đó, câu hỏi mấu chốt đặt ra là Sigaliov nên hay

không nên tuyệt

vọng.

Anh chàng học sinh lên tiếng:

-  Sự tuyệt vọng của Sigaliov chỉ là việc cá nhân.

Một viên sĩ quan vui vẻ nói:

- Tôi đề nghị là chúng ta hãy biểu quyết xem sự tuyệt vọng của Sigaliov có ảnh hưởng đến lý tưởng chung của

chúng ta hay không; và chúng ta có nên bỏ ra nhiều tối như thế để nghe ông nói hay

không?

Người thầy giáo què cuối cùng cố chêm vào. Ông ta vừa nói vừa nhếch mép cười châm biếm, khó mà đoán được thực tâm hay không:

- Tôi nghĩ vấn đề không phải là đó đâu, thưa quí bạn. Xin có ý nghĩ thế này, có lẽ ông Sigaliov đã hơi quá tận

tụy với vấn đề, lại thêm tính quá nhũn nhận. Tôi biết cuốn sách của ông. Ông trình bày giải pháp xã hội

chung cuộc là đem chia nhân loại ra làm hai phần không đồng đều. Một phần mười sẽ được hưởng quyền tự do cá

nhân tuyệt đối và có quyền hạn vô biên trên đầu số chín phần mười còn lại bị mất hết nhân cách và trở nên

đại khái như một đàn bò. Dần dần, với sự phục tùng vô hạn và qua hàng chuỗi những lần biến đổi, họ sẽ đạt

tới tình trạng khờ khạo như người thời cổ sơ, từa tựa như loại địa đàng nguyên thủy, mặc dù dĩ nhiên là họ

sẽ phải làm việc. Phương thức mà ông Sigaliov đưa ra rất hay. Nó sẽ tước đoạt ý chí tự do của chín phần mười

nhân loại, và sẽ biến họ thành một bầy súc vật, bằng cách thức cải huấn liên tiếp nhiều đời. Phương thức này

dựa trên các dữ kiện thâu thập được từ các khoa học tự nhiên, và rất hợp lý. Chúng ta có thể không đồng ý

với vài kết luận của ông. Nhưng chúng ta phải ghi nhận đúng mức sự thông minh và kiến thức rộng rãi của tác

giả. Tiếc thay lời yêu cầu xin chúng ta bỏ mười tối để nghe lý thuyết của ông không hợp với thực tế, nếu

không tôi đoan chắc quí vị sẽ được nghe nhiều tư tưởng rất lý

thú.

Chị Virghinxcaia hỏi người thầy giáo què, có phần kinh hoàng:

- Anh nói giỡn đấy chứ? Hóa ra ông này, không biết xoay sở ra sao về con người, bèn đem biến chín phần mười

nhân loại thành nô lệ hết! Từ lâu tôi đã ngờ ông ta

rồi!

Người thầy giáo què nhắc chị:

-  Nhớ nghe, chị đang nói tới ông anh của chị đó.

-  Ai thèm để ý tới liên hệ gia đình! Anh lại nhân dịp tặng tôi một cú giò lái, phải không đấy?

Cô sinh viên nói:

-  Còn những kẻ kia phải làm việc cho bọn quí tộc và vâng lời họ như thần thánh thì thật là đê nhục!

Sigaliov nói quả quyết:

- Cái mà tôi đề ra không phải đê nhục, mà là thiên đàng trên trái đất. - Anh kết luận: - Dù sao, cũng chẳng có

giải pháp nào

khác.

Liamsin la lớn:

- Nhưng thay vì cái thiên đàng trên trái đất của anh, tôi sẽ tóm lấy cái bọn chín phần mười nhân loại kia mà

liệng lên trời, chỉ để lại thế gian đám một phần mười có học thức, để họ sống hạnh phúc mãi mãi, hợp với

phương pháp khoa

học.

Cô sinh viên giận dữ kêu lên:

-  Chỉ có hề mới nói như thế!

Chị Virghinxcaia thì thầm vào tai cô:

-  Đúng anh ấy là hề, nhưng là thứ hề có ích.

Sigaliov hăng hái quay về phía Liamsin nói:

- Có lẽ giải pháp của anh thực là giải pháp hay nhất cho vấn đề. Chính anh không biết tầm quan trọng của lời

anh nói, anh bạn khôi hài ơi. Nhưng vì đề nghị của anh không thực tiễn, chúng ta phải tự bằng lòng với cái

gọi là thiên đàng hạ giới

vậy.

Piot’r dù vẫn loay hoay cắt móng tay và tỏ vẻ dửng dưng cũng văng ra một tiếng:

-  Tầm bậy thật.

Người thầy giáo què chồm tới, như thể chỉ chờ Piot’r mở miệng là tấn công:

- Sao cái đó lại tầm bậy. Tầm bậy sao được? Dù sao ông Sigalov cũng là người nhiệt thành với chủ nghĩa nhân

đạo, nhưng hãy nhớ đến Fourier, Cabet, và ngay cả chính Prudon82 coi. Họ cũng đưa ra bao nhiêu giải pháp độc

đoán và quái dị thì sao. Giải pháp của ông Sigaliov có lẽ còn thực tế hơn các giải pháp của họ nữa. Tôi đoan

chắc với ông, khi đọc cuốn sách đó, ta không thể không đồng ý với một số điều ông ta nói được. Ông ta có lẽ

ít đáng bị kết tội là viển vông hơn bất cứ ai. Cái thiên đàng trên trái đất của ông ta hầu như là đúng: đó

là xã hội hoàng kim nguyên thủy, đánh mất nó - nếu nó là có thật - nhân loại than khóc mãi khôn

nguôi.

Piot’r lại lầu bầu:

-  Chán thiệt! Biết thế đánh cá mẹ nó là thế nào cũng phải nghe cãi cọ.

Người thầy giáo quê càng lúc càng hăng hơn. Ông nói tiếp:

- Để xin hầu chuyện ông. Người thời nay hầu như bó buộc phải nghĩ tới và bàn cãi về cơ cấu xã hội tương lai. Đó

là mối bận tâm suốt đời của Herzen. Về phần Belinsky, tôi biết chắc ông đã bàn luận suốt bao buổi tối với

bạn bè về một tổ chức xã hội tương lai và quyết định trước cả những chi tiết nhỏ nhặt nhất của cái tạm gọi

là sự sắp đặt trong gia

đình.

Viên thiếu tá bỗng đưa nhận xét:

-  Vài tên mát bỏ mẹ.

Cuối cùng, dường như Liputin đã lấy hết can đảm để khởi công; anh nói rít lên:

-  Tuy thế, tôi cho là bàn bạc có khả năng tìm ra đôi điều, còn hơn là chỉ ngồi làm phách.

Piot’r nói lúng búng:

- Khi tôi nói tầm bậy, tôi không có nói Sigaliov. - Anh hơi ngước mắt khỏi đám móng tay và nói tiếp: - Tôi muốn

nói là, theo ý tôi, tất cả sách vở của những Fourier, Cabet83, luôn cả cái mớ của Sigaliov, và cái việc lo

cho nhân quyền, tất cả chỉ là một thứ chuyện phịa. Các bạn có thể viết cả trăm ngàn cuốn truyện phịa như thế

nếu các bạn thấy thích. Nó chỉ là một cái thú giải trí thẩm mỹ. Tôi thừa hiểu các người thấy nhàm chán nơi

cái tỉnh lẻ này, nên các người kiếm bất cứ mẩu giấy nào miễn là trên đó có chữ

viết.

Người thầy giáo què bồn chồn trên ghế, ngắt lời:

- Xin ông một phút, chỉ một phút thôi. Tôi nhìn nhận chúng tôi chỉ là dân tỉnh lẻ, và chỉ riêng điều đó thôi,

cũng đáng thương hại rồi. Song chúng tôi thấy khá chắc chắn rằng chưa từng có cái gì xảy ra trên thế giởi mà

chúng tôi chịu bỏ sót hết. Thí dụ như chúng tôi hiện đang được kêu gọi - qua các truyền đơn ở nước ngoài -

siết chặt hàng ngũ và thành lập các tiểu tổ với mục đích duy nhất đạp đổ tất cả, vì chủ trương là chẳng còn

cách nào cứu chữa cái thế giới này, và con đường duy nhất là biện pháp triệt để đem chặt một trăm triệu cái

đầu đi. Rồi, sau khi nhẹ gánh, chúng ta sẽ vượt qua trở ngại không mấy khó khăn. Chắc chắn đó là ý tưởng rất

hay, nhưng tôi phải thú nhận rằng nó cũng viển vông như lý thuyết của ông Sigaliov, mà ông vừa nhắc tới với

vẻ khinh

thường.

Piot’r khẽ lẩm bẩm chửi thề và nói:

-  Tôi đâu có đến để tranh luận.

Dường như không biết mình lỡ lời, anh kéo cây đèn cầy tới sát hơn để xem mình cắt móng tay tới đâu rồi.

-  Thật đáng tiếc là anh không đến đây để tranh luận, và cũng đáng tiếc là anh quá lo sửa sang về sắc đẹp lúc

này.

-  Sao chuyện sửa sang của tôi lại làm phiền bạn được?

Liputin đánh liều một lần nữa:

- Chặt một trăm triệu cái đầu cũng khó như cải tạo thế giới bằng tuyên truyền vậy - trên thực tế còn khó hơn

nhiều, đặc biệt là đối với nước Nga

này.

Một sĩ quan đưa ra nhận xét:

-  Dù gì nước Nga cũng là hy vọng chính của họ.

Người thầy giáo què lại nhào vào cuộc đấu khẩu:

- Đúng, ta đã nghe nói cái hy vọng chính của họ là nước Nga. Ta biết rằng có ngón tay huyền bí đang chỉ về mảnh

đất đẹp đẽ của chúng ta như là xứ sở thích hợp nhất để lãnh cái nhiệm vụ cao cả này. Chỉ có một điều: Riêng

tôi, tôi cảm thấy tôi còn có thể kiếm được một cái gì qua một giải pháp tiệm tiến bằng tuyên truyền - ít ra

nó cũng cho tôi một cái cớ để tán dóc sơ sơ, rồi tôi lại có thể được chính phủ ban thưởng là đã có công

trong việc giác ngộ quần chúng và thăng tiến xã hội. Còn giải pháp cấp tốc với cả trăm triệu cái đầu lăn

lông lốc thì tôi có ăn cái giải gì? Tôi mà vừa bắt đầu tuyên truyền cái kiểu đó thì thiên hạ còn xẻo lưỡi

tôi

trước.

Piot’r nói:

- Chắc chắn thiên hạ sẽ xẻo lưỡi bạn.

- Đó, chính anh cũng thấy rằng, ngay dưới những hoàn cảnh thuận lợi nhất, cái lề lối đồ tể đó cũng không sao

hoàn tất trong vòng dưới năm mươi năm, hay tối thiểu cũng phải gọi là ba mươi năm. Nói cho cùng, người ta

đâu có phải bầy bò; họ sẽ không chịu ngoan ngoãn để đưa vào lò sát sinh như thế đâu. Chẳng thà là khăn gói

lên đường, bỏ xứ vượt biển ra một vài hòn đảo an lành nào đó, nhắm mắt bỏ mặc chuyện đời mà sống cho yên

thân, không hơn ư? Tin tôi đi (ông lấy ngón tay gõ nhịp trên bàn đắc ý) kết quả duy nhất cho cái lối tuyên

truyền của anh chỉ là sự di cư - không còn gì

khác!

Nói xong diễn văn đó ông trông rất khoái chí. Liputin mỉm cười giảo hoạt. Virghinxki lắng nghe cuộc tranh luận, với vẻ mặt buồn nẫu người. Tất cả những người khác, nhất là giới phụ nữ và quân nhân, hết sức chăm chú theo dõi. Tất cả họ đã nhìn thấy rõ là kẻ chủ trương chặt một trăm triệu cái đầu đã bị dồn vào chân tường, và họ đang đợi xem kẻ đó phản ứng ra sao.

Piot’r nói, giọng càng bất cần và càng lộ vẻ chán ngấy hơn trước:

- Tôi phải nói là bạn điễn tả rất hay. Họ di cư là điều tốt. Nhưng nếu, dù cho có mọi bất lợi hiển nhiên mà bạn

tiên đoán, càng ngày càng có nhiều người tự nguyện chiến đấu cho sự nghiệp chung, thì tôi cho là chúng tôi

có thể xoay xở mọi chuyện cũng xong, không cần đến bạn. Ông bạn tốt của tôi ơi, bạn thấy là chúng tôi có một

tôn giáo mới để thay thế cho tôn giáo cũ; đó là lý do chúng tôi có nhiều người chí nguyện đến thế, và có thể

hoạt động đại qui mô. Nhưng bạn cứ việc di cư đi! Tuy nhiên, tôi xin mách bạn tỉnh Dresden, hơn là những hòn

đảo an lành ngoài khơi tít mù kia, bởi vì trước hết Dresden là một thành phố xưa nay chưa hề có nạn dịch, và

một người văn minh như ông bạn đương nhiên là sợ chết; thứ hai là Dresden ở gần biên giới Nga, và bạn có thể

tiếp nhận mau chóng lợi tức từ nước mẹ mến yêu của bạn gửi qua; và điều thứ ba là Dresden đầy những cái gọi

là kho tàng nghệ thuật, và bạn hẳn phải là một người có thị hiếu thẩm mĩ, vì nếu tôi nhớ không lầm, bạn

trước đây là giáo sư văn chương; cuối cùng, Dresden có một khung cảnh Thụy Sĩ bỏ túi có thể gợi hứng thơ

thẩn cho bạn, vì tôi chắc chắn bạn rất sính làm thơ; nói tóm lại, Dresden là một kho tàng chứa trong một gói

thuốc lá tí

hon!

Có xao động trong đám người hội họp, nhất là ở các sĩ quan. Chỉ một lát là ai nấy sẽ đều cất tiếng loạn xạ. Những ông thầy giáo què nóng nảy mắc ngay phải bẫy.

- Không, chúng tôi chưa quyết định bỏ lý tưởng chung ngang xương vậy đâu. Ông không được gạt ra như thế, thưa

ông...

Piot’r đặt kéo xuống bàn, vung ngay một câu:

-  Vậy bạn có đồng ý trở thành một người trong tổ năm người không, nếu tôi mời bạn tham gia?

Mọi người trong buổi hội giật mình: con người bí mật cuối cùng dường như đã xuất đầu lộ diện; anh ta còn công khai đả động đến tiếng “tổ năm người” nữa.

Người thầy giáo què cố vùng vẫy ra khỏi bẫy:

-  Một người tự trọng không chùn mình trước công tác làm vì sự nghiệp chung, nhưng...

Piot’r ngắt lời một cách dứt khoát và kẻ cả:

- Không thưa ông, đừng dùng những chữ “nhưng” mà né tránh. Thưa quí vị, tôi tuyên bố tôi cần một câu trả lời

thẳng thắn. Tôi hiểu rất rõ là khi tới đây, và khi yêu cầu quí vị gặp gỡ tại địa điểm này, tôi có bổn phận

phải giải thích với quí vị đôi lời, - anh lại loan báo một điều bất ngờ nữa, - nhưng tôi không thể giải

thích gì trước khi tôi biết ý kiến quí vị ra sao. Bỏ qua thảo luận - vì nhất định chúng ta không muốn lại ba

mươi năm khoa môi múa mỏ nữa, như chúng ta đã làm trong ba mươi năm qua - tôi muốn hỏi quí vị thích đằng nào

hơn: quí vị muốn giải pháp chậm chạp là viết tiểu thuyết xã hội và dự liệu định mệnh nhân loại một cách quan

liêu trên giấy cho hàng ngàn năm trước, trong khi đó bọn bạo chúa giành giật những miếng ngon đáng lẽ sẽ

phải tới miệng quí vị; hay quí vị ủng hộ một giải pháp cấp tốc, bất kỳ nội dung nó ra sao, miễn là sau rốt

nó khiến cho con người tự tổ chức lấy xã hội của mình, không phải chỉ trên giấy tờ mà là trong đời sống

thực? Vài người làm rùm beng về chuyện một trăm triệu cái đầu lâu sẽ bị quay lông lốc, nhưng, nói cho cùng,

đó chỉ là một lối ẩn dụ. Dù sao đi nữa, có lẽ nào chúng ta phải chùn chân trước việc đó khi chúng ta nghĩ

lại rằng, trong khoảng chừng một trăm năm, ách bạo tàn sẽ xâu xé không phải một trăm triệu mà là năm trăm

triệu con người? Cũng xin ghi nhận rằng một con bệnh nan y thì không thể nào chữa chạy gì được, dù cho quí

vị có kê đơn bất kỳ thang thuốc nào. Trái lại, nếu chúng ta chần chừ lâu nữa, nó sẽ mắc dịch mà rồi lây ra

chúng ta và hết thẩy những sức mạnh trẻ trung mà ngày nay chúng ta còn có thể trông mong; vậy là cuối cùng

chuyện gì rồi cũng hỏng. Tôi hoàn toàn đồng ý là khoa môi múa lưỡi thuyết tràng giang đại hải về chủ nghĩa

tự do thì rất mực thú vị, còn hành động cho chủ nghĩa đó có thể thiệt đến thần. A, tôi nói cũng không được

hay cho lắm. Tôi đến đây để thông báo cho các bạn vài chuyện, vậy tôi sẽ yêu cầu cuộc họp đầy giá trị này

không phải đầu phiếu, thực thế, mà là đơn giản nói cho tôi rõ các bạn thích cái nào hơn - kéo lê bước như

rùa trong cái đám bùn lầy kia, hay mở hết máy lao qua cho rồi, càng mau càng

tốt.

Cậu học sinh hét lên say mê:

-  Tôi ủng hộ mở hết máy tiến tới.

Liamsin phụ họa:

-  Tôi nữa.

Một sĩ quan làu bàu:

-  Không có vấn đề chọn lựa gì nữa cả.

Lời phát biểu của ông được một sĩ quan khác và một kẻ nữa tán đồng. Sự loan báo của Piot’r là anh có vài chuyện sẽ thông báo đã nhằm trúng; họ đang trông chờ anh sẽ cho họ biết ngay bấy giờ và tại đó luôn. Piot’r nhìn quanh phòng họp và nói:

- Thưa quí bạn, tôi thấy là hầu như tất cả quí bạn quyết định theo tinh thần các bản tuyên ngôn.

Tiếng xác nhận nhao nhao gần khắp lượt:

-  Phải, phải, tất cả chúng tôi!

Viên thiếu tá nói:

- Tôi thú nhận là tôi vốn ưa giải pháp nhân đạo kia hơn, nhưng bởi vì mọi người khác đều chung một tình, thì

thôi tôi chắc cũng phải

theo.

Piot’r hỏi ông thầy giáo què:

-  Vậy, xem ra ông cũng không chống đối chứ?

Ông thầy giáo đỏ mặt ấp úng:

- Tôi thực ra không chống đối, nhưng nếu tôi đồng ý với tất cả, lần này, đó chỉ là vì để khỏi làm xáo trộn sự

đồng

thanh...

- Đó, cái lối các ông bao giờ cũng thế! Đầu tiên ông cãi hàng nửa năm chỉ cốt để trổ tài hùng biện và rồi ông

cũng bỏ phiếu theo với mọi người! Nhưng, khoan đã - tôi đề nghị là mỗi người trong các bạn trước hết hãy suy

nghĩ lại xem mình có thực sự sẵn sàng

chưa?

Họ phải sẵn sàng làm gì? - Đó là một câu hỏi mơ hồ, nhưng nó đầy cạm bẫy!

Mọi phía đều tuyên bố: - Dĩ nhiên, chúng tôi sẵn sàng cả, - mặc dầu có nhiều người đưa mắt liếc ngang.

- Nhưng có thể các bạn sau này sẽ tự trách vì chấp nhận quá mau lẹ như vậy. Điều đó luôn luôn xảy ra với những

người như các

bạn.

Tất cả lại xao động đủ kiểu. Ông thầy giáo què lại đấu với Piot’r:

- Tuy nhiên, tôi muốn vạch rõ với anh rằng, trả lời những câu hỏi như thế, lẽ thường là tùy thuộc vào một số

điều kiện. Dù cho chúng tôi có thỏa thuận, anh vẫn phải hiểu rõ trong óc là một câu hỏi nêu ra một cách lạ

lùng như

thế...

- Một cách lạ lùng như thế nào?

- Không theo cách những câu hỏi như thế thường được nêu ra.

- Xin làm ơn giải thích cho, ông muốn nói gì. Ngoài ra, tôi cũng đã tin chắc thế nào ông cũng là người thứ nhất

hậm hực vì đã chấp nhận quá mau

mắn.

- Anh đã ép chúng tôi tuyên bố sẵn sàng hành động tức khắc, nhưng anh có quyền gì mà xử sự như thế? Ai cho phép

anh đặt những câu hỏi kia ra với chúng

tôi?

- Lẽ ra ông phải hỏi chuyện đó từ hồi nãy! Sao ông lại trả lời? Bây giờ, sau khi chấp thuận, ông mới chợt nghĩ

ra.

- Nhưng, theo ý kiến tôi, cái sự bộc trực bất chợt trong câu hỏi chính của anh cho thấy là anh thực sự không

được ai cho phép, mà cũng không ai ủy quyền nêu nó ra. Anh chỉ hỏi để thỏa mãn cái tính tò mò của chính

anh.

Piot’r la lên, dường như hốt hoảng:

-  Ông định lái đi đâu dây?

Ông thầy què đốp chát:

- Tôi định lái đến chỗ này - là các đảng viên mới người ta chiêu mộ bí mật, chứ không có công khai, ngay giữa

cuộc hội của hàng hai chục người

lạ.

Trút được điều này trong thâm tâm là ông mệt nhoài cả người. Piot’r làm như chột dạ liếc nhìn khắp đám người có mặt:

- Thưa quí vị, tôi thấy có bổn phận phải tuyên bố là tất cả những điều đó thật ngớ ngẩn và câu chuyện của chúng

ta đã đi quá xa. Tôi chưa hề chiêu mộ một ai và cũng không ai có quyền nói là tôi đang chiêu mộ - chúng ta

chỉ thảo luận các ý kiến. Phải thế không? Nhưng dù có phải thế hay không, thái độ của quí vị cũng làm tôi

buồn, - anh nói, một lần nữa lại quay về ông thầy què: - Tôi không bao giờ ngờ rằng những chuyện vô hại như

thế mà ở đây chỉ thảo luận mật được thôi. Nhưng có lẽ quí vị sợ rằng một kẻ trong đây có thể chỉ điểm mọi

người? Có lẽ nào trong đám chúng ta hiện nay lại có một tên đi chỉ điểm anh

em?

Mọi người đều lên tiếng cùng một lúc, gây ra sự rối loạn chung. Piot’r tiếp tục:

- Nếu có một tên chỉ điểm ở đây, tôi bị liên lụy hơn là bất cứ ai khác, vậy nên tôi đề nghị các bạn trả lời cho

câu hỏi sau đây - đó là nếu các bạn muốn trả lời - tôi xin để các bạn hoàn toàn định

liệu.

- Câu hỏi gì? Nó ra làm sao?

- Đó là một câu hỏi sẽ làm sáng tỏ hoặc chúng ta còn có điểm nào để giữ vững sự kết hợp với nhau hay chúng ta

nên cầm ngay lấy mũ mà ai đi đường

nấy.

- Rồi, câu hỏi ra làm sao?

- Nếu mỗi người trong chúng ta biết rằng có những kế hoạch cho một vụ ám sát chính trị đang chuẩn bị tiến hành,

thì người đó, nhìn trước thấy mọi hậu quả, sẽ đi chỉ điểm, hay lặng lẽ ở tại nhà chờ đợi? Ý kiến về vấn đề

này có thể khác biệt nhau, và sự trả lời cho câu hỏi của tôi sẽ nói cho chúng ta biết nên chia tay hay vẫn

kết hợp với nhau - và tôi muốn nói không phải chỉ cho riêng tôi nay mà thôi. Vậy tôi xin phép được đặt câu

hỏi với ông trước tiên. - Piot’r hướng về ông giáo

què.

- Tại sao lại phải là tôi trước tiên?

- Bởi vì chính ông đầu têu ra hết. Xin ông làm ơn, đừng tránh né. Sự khéo léo của ông không giúp ích gì được ở

đây đâu. Tuy nhiên, chính ông có quyền trả lời hay

không.

Ông thầy giáo càng vặn mình hơn:

-  Xin lỗi, câu hỏi đó hạ nhục...

-  Xin chính xác hơn, - ông làm chúng tôi mất thì giờ.

Ông thầy giáo què bực dọc nên không trả lời kẻ làm tội làm tình mình nữa, và chỉ nhìn chòng chọc vào anh qua mục kỉnh. Piot’r la lên:

-  Có hay không? Ông có đi chỉ điểm hay không?

Ông giáo còn hét to hơn:

-  Chắc chắn tôi không đi chỉ điểm;

Có nhiều tiếng lao xao:

-  Không ai chỉ điểm! Dĩ nhiên, là không có ai!

Piot’r tiếp tục:       

- Bây giờ xin phép ông cho tôi hỏi! Thưa thiếu tá, ông có đi chỉ điểm hay không? Và tôi muốn ông ghi nhận rằng tôi đã cố tình chọn ông lần này.      

- Thưa ngài, tôi sẽ không chỉ điểm.

- Nhưng, giả dụ ông biết có người định giết người cướp của, một kẻ bình thường thôi, ông sẽ đi tố cáo hắn, phải

không?

- Dĩ nhiên, nhưng trong trường hợp đó là bổn phận công dân, trong khi vấn đề trước là tố giác chính trị. Tôi

chưa bao giờ làm cò mồi, thưa

ngài.

Có nhiều tiếng cất lên:

- Không ai trong chúng ta từng làm cò mồi cả. Phí thì giờ mà đi hỏi câu đó. Chúng tôi đồng thanh trả lời anh

trong chúng ta không có ai cò

mồi.

Cô sinh viên chợt kêu lên kinh ngạc:

-  Sao ông kia lại đứng dậy?

Chị Virghinxcaia nói với cô:

-  Đó là Satov. Sao anh đứng lên thế, Satov?

Satov đứng dậy; mũ cầm trong tay, và nhìn thẳng vào Piot’r. Dường như anh muốn nói điều gì với Piot’r, nhưng lại ngần ngừ. Mặt anh tái và giận dữ, nhưng anh tự kìm mình, và không nói một lời, bước ngang phòng tiến ra cửa.

Piot’r la với theo, như ám chỉ một chuyện gì:

-  Satov, anh có biết hành động như thế bất lợi cho anh không?

Satov từ cửa hét vọng vào:

-  Nhưng như thế có lợi cho anh, kẻ mưu mô đê tiện, kẻ phản bội!

Nói xong anh bỏ đi. Tiếp theo đó là sự xôn xao lớn và có nhiều tiếng cất lên. Có kẻ nói:

-  Các ngài thấy không, điều đó là thử lòng hắn!

Một tiếng nói khác tán đồng:

- Thật vừa đúng lúc!

- Nhưng, bây giờ có phải quá trễ chăng? - Người thứ ba nói.

- Ai mời hắn tới? Tại sao lại chấp nhận hắn? Satov kia là ai? Hắn có tố cáo chúng ta hay không? - Các câu hỏi

tuôn ra từ tứ

phía.

- Nếu hắn ta thực sự là tên chỉ điểm, hắn đã ngồi im; nhưng xem ra hắn cóc cần - hắn dông luôn.

Cô sinh viên kêu lên:

-  Nicolai cũng đứng dậy nữa kìa. Nicolai cũng chưa trả lời câu hỏi mà!

Nicolai đứng dậy thực, và ở phía bàn đối diện, Kirillov cũng đứng dậy luôn.

Bà chủ nhà gay gắt hỏi anh:

- Xin khoan, ông Nicolai. Mọi người chúng tôi ở đây đã trả lời câu hỏi, mà ông lại bỏ đi không nói gì cả thế

này.

Sao?

Nicolai lẩm bẩm:

-  Tôi thấy không cần trả lời.

Có người la to:

-  Nhưng chúng tôi đều đã liên lụy, còn ông thì chưa!

Nicolai cười, nhưng cặp mắt rực lửa:

-  Dù cho các người liên lụy, có ăn nhằm gì tới tôi?

Nhiều tiếng vang lên, vài người nhảy chồm khỏi ghế:

-  Anh định nói gì?

Ông giáo què thét lên:

- Khoan đã, quí ngài, khoan đã. Nên nhớ rằng chính ông Verkhovenxki cũng chưa trả lời - ông mới chỉ nêu câu

hỏi.

Nhận xét này có một tác dụng kinh khủng. Nicolai bật cười hô hố trước lời của người thầy giáo, và bỏ đi; Kirillov theo sau. Piot’r nói bước họ vào trong hành lang; Hắn vừa chộp lấy tay Nicolai hết sức siết chặt vừa lẩm bẩm:

-  Anh đã làm gì với tôi thế?

Nicolai giựt tay ra, không thốt một lời.

-  Anh sẽ đến nhà Kirillov. Tôi sẽ tới đó. Tôi nhất định, nhất định phải...

Nicolai ngắt lời:

-  Theo tôi, tuyệt đối không có gì cần thiết.

Kirillov nói để giải quyết vấn đề:

-  Anh ấy sẽ có mặt ở đó. Nicolai, rất cần anh ở đó. Anh sẽ hiểu lý do khi chúng ta đến đó.

Rồi họ đi.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3