Lũ Người Quỷ Ám - Chương 44

Chương Bốn

QUYẾT ĐỊNH CUỐI CÙNG

1

Sáng hôm đó, tất cả những ai gặp Piot’r đều kể lại là hắn ở trong một trạng thái rất dễ kích động. Lúc 2 giờ trưa hắn đến tìm Gaganov, anh này đã từ trại lên thành phố ngày hôm trước. Nhà Gaganov đầy khách khứa và họ sôi nổi bàn tán về những biến cố mới rồi. Piot’r nói nhiều hơn bất cứ ai, buộc người khác phải nghe hắn. Thiên hạ vẫn luôn luôn xem hắn như cái máy nói không có siết đinh ốc, nhưng lần này hắn nói chuyện về bà Julia fon Lembke, và trong sự reo hò chung, bà trở thành một đề tài hấp dẫn. Hắn nói với uy tín của một người cho mãi đến gần đây, vẫn là bạn tâm sự thân thiết nhất của bà và tiết lộ nhiều chi tiết động trời. Trong câu chuyện, và dĩ nhiên bất chợt, hắn nhắc lại những gì bà đã nói những lúc riêng tư về mấy nhân vật có máu mặt trong tỉnh, và tự nhiên chạm tới tự ái một số người. Những điều hắn nói chẳng rõ ràng mà cũng chẳng mạch lạc cho lắm. Hắn ra vẻ như một kẻ thẳng ruột ngựa và ngô nghê phải đối đầu với nhiệm vụ khổ nhọc là cắt nghĩa cho ra bao nhiêu là ngộ nhận chồng chất, và bản chất phác thực và vụng về làm hắn không biết đầu đuôi xuôi ngược ra làm sao. Hoàn toàn vô ý vô tứ, hắn buột ra sự kiện là bà Lembke đã biết cái bí mật của Nicolai và thực ra bà đứng sau tất cả âm mưu. Tuy thế, bà cũng nói dối với hắn nữa, bởi hắn, Piot’r Verkhovenxki, cũng si tình cô gái Liza đáng thương - nhưng bà Lembke đã điều động khéo đến nỗi gần như hắn phải đánh xe đem Liza đến cho Nicolai.

Hắn kết luận:

- Hỡi ôi, tôi biết, quí vị tha hồ mà cười nhạo tôi, nhưng chắc chắn quí vị phải nhận thức rằng nếu tôi biết

trước câu chuyện kết liễu như

thế...

Đối với những câu hỏi lo lắng về việc Nicolai có thể dính líu đến việc ám sát anh em nhà Lebiadkin, Piot’r tuyên bố rằng, theo ý hắn, vụ giết người kia là một trường hợp thuần túy ngẫu nhiên và chính Lebiadkin đã tự chuốc lấy họa vì cứ đi tung tẩy mà khoe tiền, về điểm này hắn hoàn toàn gây được tin tưởng. Một vị khách đưa lời nhận xét rằng ông không tin hắn và ông nghĩ rằng Piot’r đã dựng đứng tất cả mọi chuyện. Hơn nữa, dù sao hắn cũng ăn uống và gần như sống luôn ở nhà bà Lembke mà bây giờ nói về bà như thế là không nên không phải. Nhưng Piot’r lập tức phản công bằng cách đáp:

- Tôi ăn uống ở đó, không phải vì tôi không có tiền mua đồ ăn thức uống, nhưng vì họ khẩn khoản mời mọc tôi,

vậy đó không phải là lỗi ở tôi. Vậy xin làm ơn cho phép để riêng tôi xét tôi phải mang ơn họ tới mức

nào.

Nói tổng quát, hắn gây một ấn tượng thuận hảo. Ý kiến chung có thể tóm tắt như sau:

- Thôi được, dù cho anh ta có là một tay ấm ớ và rởm đời, cũng không có duyên cớ nào chính đáng để đổ tội cho

anh ta về sự ngu ngốc của bà Lembke. Thực ra, dường như anh còn cố ngăn chặn bà ta

nữa.

Khoảng hai giờ, có tin đồn rằng Nicolai, mà thiên hạ hôm đó bàn tán quá xa, đã đáp chuyến xe lửa trưa đi Petersburg. Điều đó gây một sự xôn xao đáng kể. Nhiều người cau mày. Piot’r chưng hửng tới nỗi mấy kẻ bảo hắn biến sắc mặt, và than một tiếng lạ kì: “Đời thuở nhà ai lại để anh ta đi?” Hắn lập tức lao ra khỏi nhà Gaganov; tuy nhiên, sau đó người ta còn thấy hắn có mặt ở hai ba nhà khác.

Trước lúc nhá nhem hôm đó, Piot’r còn xoay xở để bà Lembke chịu tiếp ở nhà, mặc dù chuyện đó không phải dễ, vì bà một mực từ chối. Chỉ ba tuần lễ sau tôi mới biết ra chuyện ấy, do chính bà Lembke tiết lộ, ngay trước khi bà lên thủ đô. Bà không đi vào chi tiết, mà chỉ nói rằng trong dịp đó “anh ta làm tôi chưng hửng quá đỗi.” Tôi đoán rằng hắn đã cảnh cáo rằng nếu có khi nào bà quyết định “nói”, chính bà sẽ phải đương đầu với lời buộc tội đồng lõa. Hắn cảm thấy phải giữ cho bà kín tiếng để ngăn bà khỏi làm hư các kế hoạch của hắn, mà dĩ nhiên là lúc đó bà không hề hay biết gì. Chỉ năm ngày sau bà mới hiểu duyên cớ hắn nghi ngại đến thế về sự kín miệng của bà, và sợ bà bất chợt nổi sùng đến thế.

Tất cả thành viên trong tổ năm người địa phương tụ tập sau lúc nhá nhem, vào khoảng tám giờ tối, tại phòng thiếu úy Erkel ở một căn nhà nhỏ ọp ẹp trong ngõ Fomin mãi tận cuối thành phố. Giờ họp do Piot’r ấn định từ trước, nhưng hắn trễ hẹn một cách không thể tha thứ được, cả tổ năm người phải chờ hắn suốt một giờ. Erkel là viên sĩ quan trú đóng ngoài thành phố và đã ngồi từ đầu đến cuối bữa “tiệc sinh nhật” ở nhà Virghinxki với cuốn sổ và chiếc bút chì trong tay. Anh mới đến thành phố chúng tôi và ở trọ một nhà nằm tại một quận hẻo lánh do hai bà già thuộc đám thợ thuyền làm chủ. Buổi họp hiển nhiên đã được sắp đặt sao cho ít lôi cuốn sự chú ý nhất. Erkel là một thanh niên dị kì và ít nói khác thường; anh có thể cả mười tối liền đi với bọn bạn bè quấy phá và bàn tán những chuyện lạ lùng nhất quanh mình mà không hề thốt một lời, chỉ lắng nghe và thô lố cặp mắt trẻ thơ nhìn người khác. Khuôn mặt anh vui tươi, có thể nói thông minh là đằng khác. Anh không thuộc tổ năm người địa phương chúng tôi (các tổ viên này cho là anh đã nhận được một thứ chỉ thị thi hành của một kẻ nào ở đâu đó giao phó cho). Ngày nay chúng tôi biết rằng anh không hề có chỉ thị gì ráo và có lẽ anh cũng không có ý niệm gì về ngay cả địa vị của anh. Anh chỉ cảm phục Piot’r, là người anh mới gặp đây, một cách vô bờ bến. Nếu anh gặp một quái vật bại hoại nào lấy cái cớ không tưởng là phục vụ xã hội, mà thuyết phục anh họp một đám đông và, để thử thách anh, hắn ra lệnh cho anh làm sao để đám đông kia hạ sát bất kì người nào gặp đầu tiên, chắc hẳn anh sẽ vâng lời. Anh có một bà mẹ đau bệnh rề rề ở đâu đó và anh gửi cho bà nửa số lương nhà binh còm cõi của anh; tôi có thể tưởng tượng ra bà hôn mái tóc mượt đẹp của anh và hằng nghĩ tới, cầu nguyện, cũng như lo âu về đứa con. Lí do độc nhất tôi kể lể dông dài về anh là vì tôi quá tiếc cho anh.

Các tổ viên trong tổ năm người địa phương của chúng tôi rất kích động. Những biến cố đêm hôm qua đã gây ấn tượng trong đầu óc họ và tôi nghĩ họ hẳn chết nhát. Vụ tai tiếng trong công chúng mà họ cố tình khơi ra đột nhiên đã rẽ sang một hướng làm họ bất ngờ. Đám cháy hồi hôm, án mạng anh em nhà Lebiadkin, quần chúng bạo động với Liza - tất cả đều là những đòn choáng váng không nằm trong chương trình. Bây giờ họ giận dữ buộc tội bàn tay điều động họ là chuyên chế và thiếu cởi mở. Và trong khi chờ đợi Piot’r tới, họ đã kích động quyết tâm đòi hạn phải chính thức trình bày cho ra lẽ, và nếu một lần nữa hắn lại tìm cớ thoái thác, họ sẵn sàng giải tán tổ năm người và tổ chức một hội kín mới để thay thế mà “truyền bá tư tưởng” - nhưng lần này sẽ tự lực mà hoạt động dựa trên các nguyên tắc dân chủ và bình quyền. Liputin, Sigaliov,và “nhà chuyên viên về nhân dân” ủng hộ lề lối hành động này; Liamsin không nói gì, nhưng ra vẻ tán đồng; Virghinxki thì ngần ngừ và, bất cứ ra sao, cũng muốn nghe Piot’r Verkhovenxki nói lên trước cái đã. Vậy nên họ quyết định nghé Piot’r tuyên bố cho ra ngô ra khoai, nhưng mãi hắn chưa tới, sự ngạo mạn tới mức đó làm họ càng thêm tức giận tràn hông. Erkel hoàn toàn giữ im lặng và đi xuống gọi pha trà, rồi anh đích thân bưng lên, trà đã rót sẵn để trên một cái khay. Anh không chịu để chị hầu gái mang ấm vào phòng.

Mãi tới tám giờ rưỡi Piot’r mới đến. Bằng những bước chân ngắn và mau, hắn tiến lại cái bàn tròn bên bộ trường kỉ mà những kẻ kia đang ngồi. Hắn cầm mũ ở tay và từ chối uống trà. Trông hắn bực bội, nghiêm nghị, và trịch thượng. Nhìn mặt họ hắn hẳn phải thấy ngay là họ đang có tâm trạng nổi loạn.

Hắn nhếch mép cười gằn một cách tinh quái trong khi lần lượt chiếu tướng từng người:

-  Ngay trước khi mở miệng, tôi muốn các bạn phát biểu lên. Tôi thấy là có điều gì làm các bạn khó chịu.

Liputin “nhân danh tất cả” để nói lên, giọng anh run rẩy vì hậm hực. Anh ta nói rằng “nếu chúng ta cứ tiếp tục như thế này, chẳng mấy lúc chúng ta sẽ hộc máu mũi”. Dĩ nhiên họ không sợ bị hộc máu mũi và còn không thèm để tâm đến chuyện đó, miễn là nó đẩy mạnh Lí tưởng. (Tất cả xao động và có vài tiếng tán đồng). Bởi thế, Piot’r nên thành thật với họ hơn nữa và cho họ biết trước bước sắp tới là gì, vì “chuyện không thể cứ tiếp tục như kiểu thế này”. (Lại xao động và có vài tiếng phát ra từ cổ họng). Lối cư xử của hắn cho đến nay vừa nguy hiểm vừa có tính cách nhục mạ đối với họ. “Và đó không hề vì chúng tôi sợ hãi, nhưng nếu chỉ có một người suy nghĩ và tất cả đều là tốt đen, rất có cơ sau rốt anh ta vấp váp và rồi cả bọn đều sa lưới”. (Có nhiều tiếng la: “Đúng, đúng!” Tất cả đồng ý).

-  Vậy các bạn muốn cái khỉ mốc gì?

Liputin rít lên:

- Trước tiên, chuyện tình tọt riêng tư bẩn thỉu của Nicolai có dính dáng gì tới mục tiêu của phong trào chúng

ta cái đã? Hắn rất có thể liên hệ với tổ chức trung ương một cách bí mật nào đó - ví bằng một tổ chức như

thế có thực đi chăng nữa - nhưng dù vậy, chúng tôi cũng không muốn dây dưa gì với các vụ âm mưu của hắn.

Đồng thời, một án mạng đã xảy ra, cảnh sát đã báo động, và lần theo từ đầu mối này tới đầu mối khác, thế nào

cũng phăng ra chúng

ta.

“Chuyên gia về nhân dân” chêm vào:

-  Nếu họ tóm được anh với Nicolai, chẳng sớm thì muộn họ cũng dò ra bọn tôi.

Virghinxki kết luận một cách u ám:

-  Và như thế chẳng ích gì cho Lí tưởng.

-  Tào lao! Án mạng là do tên Fedca phạm, và động lực là cướp bóc.

Liputin nhăn mặt đưa ra lời nhận xét:

- Hừm, một sự trùng hợp khá lạ kì, phải không?

- Phải, nếu các bạn muốn thế, tôi xin bảo cho các bạn biết chính do lỗi các bạn mà chuyện đó xảy ra.

- Anh nói sao mà lại lỗi do chúng tôi?

- Trước hết, bạn, Liputin, can dự vào âm mưu đó; và thứ hai - và đây là điểm chính - người ta đã dặn bạn là

tống khứ Lebiadkin khỏi thành phố và trả tiền cho hắn, nhưng bạn đã làm gì? Nếu bạn tống hắn đi, đâu có

chuyện gì xảy

ra...

- Nhưng không phải chính anh nói nếu để hắn xuất hiện và ngâm bài thơ kia là một ý kiến hay ư?

- Đó là lời đề nghị, không phải một mệnh lệnh. Lệnh sai tống hắn ra khỏi thành phố.

- Lệnh là cái gì? Đó là một chữ khá mơ hồ. Nhưng dù sao đi nữa, anh ra lệnh cho tôi trì hoãn chuyến đi của hắn.

- Bạn nhầm rồi, và bạn tỏ ra ngu xuẩn cũng như vô kỉ luật. Vụ ám sát do Fedca làm, và hắn ta chỉ cướp bóc.

Nhưng bạn đã lắng tai nghe những thứ rác rưởi loan truyền quanh đây, và bạn tin thật. Bạn gà chết. Nicolai

không đến nỗi ngu xuẩn mà dính vào một chuyện như thế, và sự kiện anh ta đáp chuyến tàu hỏa mười hai giờ sau

buổi hội kiến với quan phó tổng đốc minh chứng điều đó - họ không đời nào cho phép anh ra đi Petersburg giữa

ban ngày ban mặt, nếu họ sinh nghi anh ta điều

gì.

Liputin lúc này mặt dạn mày dầy rít lên như rắn độc:

- Nhưng chúng tôi có khẳng định Nicolai đích thân thực hiện việc giết người bao giờ đâu. Thực ra, có thể hắn ta

còn chẳng biết gì không chừng, cũng như chính tôi chẳng biết gì, sự kiện đó anh quá rành và nó cũng chẳng

tránh được cho tôi khỏi bị như cá nằm trong rọ chút

nào.

Piot’r trừng mắt nhìn Liputin và hỏi:

- Vậy, bạn buộc tội ai?

- Những ai cảm thấy cần phóng hỏa thành phố.

- Điều tệ hại nhất là bây giờ bạn cố vùng vẫy thoát ra. Nhưng có lẽ bạn sẽ cảm thấy cách khác, khi đã đọc xong

cái này và đưa cho mọi người khác xem. Tuy nhiên, xin bạn lưu ý cho, đó chỉ là để thông báo cho bạn

thôi.

Đoạn Piot’r rút trong túi ra lá thư nặc danh của Lebiadkin gửi cho ông Lembke và trao cho Liputin. Liputin đọc thư, ngạc nhiên ra mặt, và trao cho người kế bên mà trầm ngâm nghĩ ngợi. Lá thư chẳng mấy chốc chạy vòng quanh bàn. Sigaliov hỏi:

-  Phải đó là do tay Lebiadkin không?

Liputin nói:

-  Đúng của hắn rồi.

Và Tolcatrenco, nhà chuyên gia về nhân dân, cũng xác nhận điều ấy. Piot’r vừa thâu lá thư về vừa nói:

- Đó chỉ là để các bạn đi kịp tình hình, vì dường như tất cả các bạn đều ân hận cho Lebiadkin lắm. Vậy quí vị

thấy rõ rằng, do một sự hoàn toàn ngẫu nhiên, Fedca đã loại cho chúng ta một kẻ nguy hiểm. Các bạn thấy rằng

đôi khi một chuyện ngẫu nhiên được việc lắm! Các bạn đồng ý

không?

Họ liếc mắt cho nhau. Piot’r lấy vẻ trang trọng nói tiếp:

- Thưa quí vị, bây giờ đến lượt tôi xin nêu vài câu hỏi. Đầu tiên, tôi muốn biết cái gì đã khiến các bạn phóng

hỏa đốt thành phố mà không được

phép?

Vài tiếng phản kháng nổi lên:

-  Vậy ra bây giờ lại là chúng tôi phóng hỏa! Thật là đổ vạ! Tội ông ba bị đổ cho con nít!

Piot’r tiếp tục, phớt lờ những lời phản đối:

- Tôi biết rằng phần nào các bạn làm quá lố, nhưng các bạn phải hiểu rằng vụ hỏa hoạn này không thể bỏ qua như

bao nhiêu trò nghịch tinh khác mà các bạn quậy phá dưới sự che chở của bà Lembke. Thưa các bạn, tôi triệu

tập các bạn lại đây để giải thích cho các bạn thấy mối nguy ghê gớm do các bạn tự chuốc lấy một cách ngu

xuẩn đến thế, và ngoài cá nhân các bạn, nó còn làm cho nhiều cái khác bị khốn

khó.

Virghinxki, cho đến lúc này vẫn giữ yên lặng, như nổi cộc mà ngắt lời:

- Khoan đã. Chính chúng tôi đang sắp sửa phản đối anh về những phương thức chuyên chế và phi dân chủ đã khiến

anh có thể chọn một đường lối hành động nghiêm trọng và đồng thời khó hiểu đến như vậy, mà không hề tham

khảo với các anh em trong nhóm gì

hết.

- Vậy ra bạn cố chối, phải không? Nhưng tôi chủ trương rằng chính bạn, chứ không phải ai khác, là người phóng

hỏa đốt khu ngoại ô. Đừng nói dối với tôi - tôi có những tin tức không thể chối cãi về vấn đề ấy. Thưa các

bạn, bằng sự vô kỉ luật đó, các bạn đã làm nguy cả phong trào của chúng ta. Hãy nhớ cho, các bạn chỉ là một

mắt trong chuỗi xích vô tận và các bạn có bổn phận phục tùng vô điều kiện tổ chức trung ương. Bất kể đến

điều đó, ba người trong các bạn đã xúi giục bọn thợ Spigulin đốt nhà mặc dù không có lệnh trên, và chúng đã

nổi

lửa.

- Ba người nào? Ba người trong chúng tôi ư? Là những ai?

- Hai ngày trước đây, vào khoảng ba giờ sáng, chính bạn, Tolcatrenco, đã xúi tên Fomca Zavialov đốt nhà tại một

quán rượu tên là Đừng - Quên - Em -

Nhé.

Tolcatrenco nhảy dựng lên:

- Trời đất! Tôi chỉ nói có mỗi một tiếng và cũng không có chủ ý, chỉ nhân tên kia sáng đó bị quất mấy hèo và

tôi cũng thôi nói với hắn khi nhận ra hắn say mèm. Nói cho ngay, tôi quên phắt chuyện đó mãi cho đến lúc này

anh nhắc lại. Không, tôi không tin là một lời nói đó của tôi lại có thể gây ra những vụ hỏa hoạn kia

được.

- Bạn làm tôi nhớ đến cái anh chàng sửng sốt trước việc một tia lửa nhỏ lại có thể nổ tung cả một kho thuốc

súng.

Tolcatrenco càng bấn loạn:

- Dù sao đi nữa, chúng tôi ngồi tận trong góc và tôi thì thầm vào tai hắn, vậy làm sao anh có thể biết tôi nói

với hắn những

gì?

- Tôi ngồi ngay dưới gầm bàn. Bất kì thế nào, các bạn cứ yên chí là tôi biết từng đường đi nước bước của các

bạn. Bạn Liputin, sao bạn lại mỉm cười gian ngoan thế kia? Để tôi kể cho bạn nhé? Phải, tôi biết bốn bữa

trước đây, khoảng nửa đêm, bạn cấu véo cô vợ yêu quí của bạn đến khi chị ta tím bầm cả mình mẩy trong phòng

ngủ của bạn, ngay sau khi hai người vào giường

nằm.

Liputin há hốc miệng và mặt tái ngắt.

(Sau này khám phá ra rằng Piot’r biết được điều ấy là nhờ chị người làm tên Agafia ở nhà Liputin chịu nhận tiền và làm do thám cho hắn.)

Thình lình Sigaliov đứng dậy:

-  Tôi phát biểu được chứ?

-  Cứ việc.

Sigaliovngồi xuống, trân mình cứng ngấc.

- Theo những gì tôi được biết, và tôi nghĩ rằng tôi chẳng thể lầm, bức tranh mà thoạt đầu anh phác ra, và sau

này hết lời hùng biện, mặc dù khá nặng nề về mặt lí thuyết, là bức tranh một nước Nga chi chít một màng lưới

kết bằng các tiểu tổ. Mỗi tiểu tổ này, đồng thời với việc chiêu vận và phân nhánh ra đến vô tận, còn tham

gia công cuộc tuyên truyền khuynh đảo nhà cầm quyền địa phương, làm dân chúng hoang mang, tạo ra những vụ

tai tiếng, đẩy mạnh thói vô liêm sỉ, phá đổ niềm tin vào bất cứ cái gì, sách động đòi cải thiện điều kiện

sinh hoạt, và cuối cùng, đến đúng thời cơ mong muốn, dùng việc phóng hỏa (là một phương thức gây ấn tượng

mạnh trong quần chúng) để xô cả nước vào sự tuyệt vọng và hỗn loạn. Tôi đã cố gắng dùng chính lời lẽ của anh

để mô tả bức tranh của chính anh. Nào, đó có phải là kế hoạch hành động mà anh thông báo cho chúng tôi theo

lệnh của tổ chức trung ương hay không, cái tổ chức mà cho đến ngày hôm nay chúng tôi hoàn toàn mù tịt và,

theo như chỗ chúng tôi biết, chỉ là một huyền

thoại?

- Phải rồi, nhưng việc gì bạn phải lê thê như vậy?

- Ai cũng có quyền tự phát biểu theo cung cách mình cảm thấy thích hợp. Thế rồi, khi anh lái cho chúng tôi tin

tưởng rằng màng lưới hiện tại đã bao trùm khắp nước Nga và gồm hàng trăm tiểu tổ, anh bảo rằng, nếu mỗi tổ

thi hành công tác đắc lực, thì đến một ngày đã định sẽ có một hiệu lệnh ban ra, và rồi cả

nước...

Piot’r xoay trở trong ghế và bực bội kêu lên:

- Úi chà, đồ chết tiệt, chúng ta có bao nhiêu chuyện phải làm, đâu có rỗi hơi mà nghe anh!

- Được, tôi sẽ vắn tắt và rút lại chỉ xin hỏi anh một câu thôi: chúng ta đã có những vụ tai tiếng, chúng ta đã

chứng kiến dân chúng bất mãn, chúng ta đã góp phần vào việc làm sụp đổ chính quyền địa phương, và sau rốt,

chúng đã mục kích tận mắt thành phố bốc lửa - vậy sao anh lại lấy làm bất bình? Đó không phải là tất cả

chương trình của chính anh đó sao? Anh còn buộc tội chúng tôi về cái gì

nữa?

Piot’r giận tràn hông quát:

- Về tội vô kỉ luật! Khi nào còn tôi ở đây, các bạn không có quyền hành động nếu không được tôi cho phép. Nhưng

thế đủ rồi. Tên điểm chỉ đã soạn xong thư tố giác và có lẽ ngày mai - rất có thể ngay đêm nay - các bạn sẽ

bị bắt, tuốt luốt. Bây giờ các bạn biết đó. Tin tức của tôi tuyệt đối đích

xác.

Cả bọn há hốc miệng nhìn hắn.

- Người ta sẽ bắt giữ các bạn không những chỉ vì xúi bẩy bọn phóng hỏa, mà vì còn là thành viên tổ năm người ở

địa phương. Tên điểm chỉ biết rành mọi chi tiết của hệ thống. Đó là tình cảnh lộn xộn do các bạn tự

chuốc.

Liputin nói:

-  Chắc mười mươi là do Nicolai!

Piot’r lẩm bẩm, dường như thảng thốt:

-  Nicolai? Tại sao? Sao lại anh ấy?

Nhưng rồi hắn trấn tĩnh được ngay và nói:

- A, mẹ kiếp. Đó là Satov; tên điểm chỉ là Satov. Tôi chắc tất cả các bạn đều biết rằng trước đã có lúc Satov

nằm trong Phong trào của chúng ta. Nay tôi phải thú nhận rằng, nhờ những người mà hắn không nghi ngại canh

chừng, tôi đã hết sức ngạc nhiên mà khám phá ra rằng hắn ta cũng biết cả một số bí mật về tổ chức của hệ

thống chúng ta và cũng - phải, đủ thứ chuyện. Vậy, để được miễn tố vì trước có liên hệ với Phong trào, hắn

đã chuẩn bị tố cáo chúng ta. Cho đến nay hắn còn ngần ngại và tôi đã tha hắn. Nhưng việc phóng hỏa của các

anh đã kích động hắn, hắn không lưỡng lự nữa. Ngày mai người ta sẽ bắt chúng ta về việc phóng hỏa và tội

phạm chính

trị.

- Mọi chuyện đó có thực sao? Làm thế nào Satov biết được việc ấy?

Họ băn khoăn khôn tả.

- Chuyện, hoàn toàn có thật, mặc dù tôi không được tự tiện tiết lộ nguồn tin của tôi cho các bạn. Tuy nhiên

việc này tôi có thể làm cho các bạn: tôi có thể, hành động qua một người khác, ép Satov hoãn sự tố giác lại,

nhưng chỉ trong vòng hai mươi bốn giờ thôi. Vậy là, các bạn có thể coi như an toàn trong hai mươi bốn giờ -

cho đến sáng ngày kia. Nhưng thế là

rồi.

Im lặng tiếp theo. Tolcatrenco là kẻ lên tiếng đầu tiên:

-  Vậy ta trừ khử hắn đi cho rồi!

Liamsin phụ họa và hùng hổ đấm xuống bàn:

-  Lẽ ra chúng ta phải làm thế từ lâu!

Liputin ấp úng:

-  Nhưng hành sự như thế nào bây giờ?

Piot’r chộp lấy ngay câu hỏi đó và đề nghị kế hoạch hành động của hắn. Nó gồm việc nhử cho Satov đến địa điểm hắn đã chôn giấu cái máy in lậu giao cho anh ta, lấy cớ là tổ chức muốn chuyển nó cho một kẻ khác. Hắn đề nghị họ có thể định một ngày, “vào buổi tối, và một khi hắn tới đó ta có cách đối phó”. Rồi hắn đi vào nhiều chi tiết chuyên môn mà chúng ta lướt qua, và giải thích mối tương quan hàm hồ giữa Satov và Phong trào, mà tôi đã đề cập trong phần trước.

Liputin ngần ngừ nói:

- Tất cả hay lắm, nhưng bởi nó lại là một cái... một cuộc phiêu lưu khác cùng kiểu... vậy nên nó có thể làm

người ta nghĩ ngợi lôi

thôi.

Piot’r xác nhận:

-  Hẳn thế rồi. Nhưng có một phương cách hóa giải mọi nghi ngờ.

Rồi hắn kể cho họ nghe rành rọt chi tiết về chủ định tự tử của Kirillov cũng như lời hứa chờ đợi Phong trào ra hiệu trước khi tiến hành, và hắn sẽ để lại mẩu giấy trong đó hắn sẽ nhận hết những gì người ta đọc cho viết - tất cả những điều đó ta đã biết rồi.

Piot’r giảng giải:

- Ý chí cương quyết tự kết liễu cuộc đời của hắn - nó có tính cách triết lí, và theo ý tôi là điên rồ - đã được

rõ từ bên ấy. Họ không bỏ sót một mảy lông hay một hạt bụi; họ lái mọi sự vào việc phụng sự cho lí tưởng.

Hài lòng vì có thể trông cậy vào chủ định của Kirillov và nhận thấy Lí tưởng có thể lợi dụng được nó, họ đã

gửi cho hắn số tiền mua tấm vé hồi hương (vì một lí do nào đó, hắn quyết định một mực là phải chết ở Nga mới

được), nhờ hắn làm một chuyện vặt (hắn có làm rồi), và cũng bắt hắn hứa không tự tử trước khi Phong trào bật

đèn xanh. Hắn chịu hứa. Xin các bạn làm ơn ghi nhớ cho rằng hắn có một số liên hệ đặc biệt với Phong trào,

nhưng tôi không thể tự tiện giãi bày ra được. Ngày mai, sau khi Satov đã bị loại trừ, tôi sẽ đọc cho

Kirillov viết một mẩu giấy trong đó nói rằng chính hắn đã giết Satov. Điều đó nghe ra rất có lí, vì rằng

trước đây họ làm bạn với nhau và cùng đi sang Mỹ và ở bên đó hai bên xích mích thực tình - tất cả những việc

đó đều ghi vào mẩu giấy. Dĩ nhiên, nếu hoàn cảnh cho phép, tôi xét ra có thể đọc cho Kirillov cả những việc

khác nữa - về vụ truyền đơn dấy loạn, chẳng hạn, có khi luôn cả vụ đám cháy không chừng. Nhưng tôi còn phải

ngẫm nghĩ lại đã. Sao thì sao, các bạn cũng đừng quá ngại, vì hắn không có thành kiến chấp nê gì hết. Tôi

nghĩ hắn sẽ chịu kí về bất kể chuyện gì.

      

Vài người tỏ vẻ hoài nghi. Câu chuyện xem ra quá sức hoang đường. Nhưng họ đều đã nghe những điều quái đản về Kirillov, và Liputin biết rành hơn hết thảy. Sigaliov nói:

-  Nhưng nhỡ anh ta nghĩ lại thì sao? Điên như anh ta khó tin cậy được lắm.

Piot’r nói như đinh đóng cột:

- Đừng lo, hắn không nghĩ lại đâu. Theo những điều khoản chúng tôi thỏa thuận với nhau, ta phải báo cho hắn hai

mươi bốn giờ trước - nghĩa là hôm nay. Vậy tôi đề nghị bạn Liputin đi với tôi đến chỗ ở của Kirillov và tìm

hiểu lấy xem có phải tôi nói thực với các bạn hay không, và sau đó trở lại đây báo cáo với các bạn. Thế

nhưng các bạn muốn làm sao thì làm! - Hắn thình lình nói một cách vô cùng bực bội, như thể hắn chợt thấy

rằng mình coi trọng bọn vô tích sự này quá đáng và chộn rộn quá vì chúng. - Nếu các bạn không muốn dứt

khoát, thì mọi liên hệ giữa chúng ta phải cắt đứt vì sự bất phục tùng của các bạn, và các bạn có thể xem như

tự tiện. Nhưng nhớ là - trong trường hợp ấy, ngoài vụ rắc rối Satov, các bạn sẽ phải đối đầu với một sự

phiền hà nhỏ mà các bạn đã được cảnh giác đàng hoàng khi gia nhập Phong trào. Còn đối với tôi, thưa quí vị,

tôi không hề sợ các bạn. Và cũng đừng nghĩ rằng tôi bị buộc chặt vào các bạn một cách vô phương cứu chữa.

Tóm lại, cái đó tùy các

bạn..

- Không, tôi nghĩ chúng tôi sẽ dứt khoát.

Tolcatrenco lẩm bẩm:

-  Không có lối thoát nào khác, và nếu Liputin trở lại và xác nhận những gì anh mới nói với chúng tôi về

Kirillov...

Virghinxki đứng dậy tuyên bố:

-  Tôi phản đối! Tôi cực lực phản đối nghị quyết sát nhân này.

Piot’r hỏi:

-  Nhưng sao?

-  Nhưng sao cái gì?

-  Bạn nói nhưng, vậy nên tôi chờ đợi.

-  Tôi không nghĩ là tôi nói nhưng... Tôi chỉ muốn nói là nếu quyết định, thì...

-  Thì làm sao?

Virghinxki nín thinh. Rồi Erkel chợt quyết định mở miệng. Anh nói:

- Nói tổng quát, tôi tin rằng chúng ta có thể bỏ qua việc cứu xét đến sự sống còn của cá nhân, nhưng nếu nó có

cơ nguy đến sự an ninh của Phong trào, chúng ta có bổn phận bảo vệ con người mình bằng mọi phương tiện sẵn

có và không thể coi thường sự nguy

hiểm...

Anh nói lúng búng, đỏ bừng mặt, và nín khẽ.

Erkel cất tiếng một cách quá ư đột ngột đến nỗi họ, dù cho mỗi người đều bận mối lo âu riêng, đều trố mắt nhìn anh, ngạc nhiên là cóc lại mở miệng.

Virghinxki thình lình tuyên bố:

- Tôi ủng hộ Lí tưởng chung của chúng ta!

Mọi người đều đứng lên. Quyết định là những sự sắp xếp tối hậu sẽ thực hiện vào trưa mai và họ sẽ thông báo với nhau mà không nhóm họp nữa. Họ được dặn dò về nơi chôn chiếc máy in và mỗi người được giao phó công tác riêng. Thế rồi Piot’r và Liputin lập tức đi thăm Kirillov ngay.

2

Họ đều yên trí rằng Satov sắp sửa tố giác mình - và họ cũng biết rằng Piot’r đang dùng họ như những quân tốt đen không hơn không kém. Vậy nên tất cả đều biết đêm mai mình sẽ có mặt tại nơi hẹn và Satov tới số. Họ cảm thấy như những con ruồi mắc kẹt trong màng lưới của một con nhện khổng lồ - họ nổi sùng, nhưng run rẩy vì sợ.

Hiển nhiên Piot’r đã nạo họ một cách sai quấy. Mọi chuyện lẽ ra có thể êm xuôi và dễ dàng hơn nếu hắn chịu cố làm cho thực tại bớt thế thảm đi. Thay vì trình bày những gì họ phải thi hành như một nghĩa vụ cao cả và chẳng khác nào một nhóm anh hùng La Mã thời xưa tranh đấu cho tự do, hắn đã đánh thẳng vào nỗi sợ hãi thú tính của họ, vào sự đe dọa treo lơ lửng ngay trên tính mạng của họ - nói cho cùng, đó là một điều hết sức bất lịch sự. Dĩ nhiên, cuộc cạnh tranh sinh tồn len lỏi vào mọi khía cạnh của đời sống, và ai cũng biết, nó là động lực duy nhất hướng dẫn đời sống, vân vân; tuy nhiên...

Nhưng Piot’r cũng không còn bụng dạ nào mà huy động hình bóng anh hùng La Mã trong họ; chính hắn cũng mất thăng bằng. Việc bỏ đi của Nicolai là một đòn nặng đối với hắn; hắn hoàn toàn bị đè nghiến. Hắn đã nói dối khi bảo rằng Nicolai đã hội kiến với quan phó tổng đốc: điều nguy hơn hết chính là sự kiện Nicolai không hề nói với ai một lời. Anh bỏ đi mà cũng chẳng hề vào thưa với mẹ, và lạ nữa, là nhà cầm quyền chẳng làm khó dễ gì anh cả. (Về sau, nhà cầm quyền bị đòi phải giải thích riêng về vụ này). Piot’r chạy đôn chạy đáo suốt ngày cố công cố sức tìm hiểu những gì xảy ra, nhưng hắn chẳng biết được gì, thế nên hắn càng lo lắng hơn bao giờ hết. Hắn không thể bỏ phắt luôn Nicolai một cách bỗng dưng như vậy được! Thế nên, không lấy gì làm ngạc nhiên nếu hắn không kiên nhẫn cho lắm với những thành viên địa phương của Phong trào; ngoài mọi chuyện, họ còn buộc hắn chặt cứng. Hắn ngong ngóng muốn lao mình đuổi theo Nicolai, nhưng hắn không thể rời thành phố mà đi trước khi thanh toán nợ nần với Satov và gắn bó cái tổ năm người địa phương bằng máu, nếu cần. Tôi phỏng đoán hắn đã lí luận rằng: “Ta không thể vứt bỏ tiểu tổ này một cách mặc tình như vậy. Nó còn có thể được việc không chừng”.

Còn về Satov, Piot’r hoàn toàn tin chắc là con người đó sắp biến thành tên điểm chỉ. Hắn đã nói dối khi bảo họ hắn biết Satov đã soạn sẵn một thư tố giác - hắn chưa hề nghe phong thanh gì về chuyện ấy. Chỉ riêng cá nhân hắn tin chắc rằng Satov sắp sửa tố cáo, nhưng hắn không hồ nghi gì. Hắn nghĩ rằng Satov không thể nào chịu đựng nổi cái chết của Liza và Maria Lebiadkina và thế nào cũng quyết định mách nhà cầm quyền. Và biết đâu, có thể hắn có lí lắm chứ. Tôi cũng biết rằng hắn đố kỵ cá nhân với Satov - họ đã cãi nhau một lần và Piot’r không bao giờ quên mối nhục nào. Về phần tôi, tôi đinh ninh rằng đó là nguyên cớ chính của những gì xảy ra.      

Vỉa hè nhỏ hẹp ở thành phố chúng tôi lát gạch và đôi chỗ lót ván. Piot’r đi ngay giữa vỉa hè không thèm bận tâm về việc Liputin bị buộc phải lẽo đẽo đằng sau, hay hễ khi nào đi sóng hàng với Piot’r thì phải lội bùn trên đường. Piot’r chợt nhổ, mấy hôm về trước, chính hắn đã bị buộc phải lẽo đẽo đằng sau Nicolai và bước cả xuống bùn, in hệt như Liputin bây giờ, bởi vì lúc ấy Nicolai đi ngay giữa vỉa hè và không thèm nhường tí chỗ nào cho Piot’r. Hắn nhớ từng chi tiết cảnh tượng đó và cơn giận làm cho hắn tức nghẹn.

Liputin cũng tức nghẹn vì căm hờn. Anh ta không màng việc Piot’r đối xử với những kẻ khác ra sao, nhưng điều gì đã khiến Piot’r nghĩ rằng có thể đối xử như thế với anh ta? Chắc chắn là Liputin biết nhiều hơn bất cứ ai trong bọn kia, và mặc dù gián tiếp, anh ta thực sự liên hệ mật thiết với Phong trào. Hỡi ơi, anh ta ý thức rằng, trong trường hợp khẩn cấp, Piot’r vẫn có thể khai tử anh ta; tuy nhiên không phải cái nguy hiểm làm anh ta ghét Piot’r, mà là cái giọng điệu trịch thượng, coi như rơm rác của Piot’r khi nói chuyện với anh ta. Và bây giờ họ đã quyết định dấn vào công việc này, anh ta còn tức giận vì Piot’r hơn là tất cả những kẻ khác gộp lại. Nhưng than ôi, anh ta biết rất rõ rằng ngày mai anh ta sẽ là người đầu tiên đến đó, “hệt như một tên nô lệ”, và anh ta còn trông chừng sao cho mọi kẻ kia cũng đều đến đó nữa. Anh ta lại biết rằng nếu bây giờ anh ta có thể hạ sát Piot’r mà không phải đền mạng, chắc chắn anh ta đã làm liền.

Mải mê trầm tư, Liputin không nói gì và chỉ lẽo đẽo theo sau kẻ hành hạ mình. Chính Piot’r dường như cũng quên phắt Liputin, và chỉ thỉnh thoảng lơ đãng lấy cùi chỏ xô anh này ra khi đi sóng ngang với mình. Chợt, ngay giữa con phố đông đảo nhất trong thành phố, Piot’r dừng lại và bước vào một tiệm ăn.

Liputin giận dữ la lên:

- Anh làm chi vậy? Đây là tiệm ăn, anh biết không?

- Tôi thấy thèm một miếng thịt chiên.

- Nhưng chỗ này lúc nào cũng chật ních!

- Thì đã sao?

- Nhưng chúng ta trễ mất. Đã mười giờ rồi.

- Tới đó chẳng thể nào trễ được.

- Nhưng tôi bị trễ; anh em chờ tôi trở về.

- Mặc cho họ chờ. Dù sao đi nữa, bạn quay về chỗ họ chỉ tổ ngu xuẩn. Còn tôi, tôi lỡ bữa ăn tối, vì mất cả thì

giờ với các bạn. Và chúng ta càng tới nhà Kirillov trễ, càng chắc gặp hắn ở

nhà.

Piot’r sai dọn bữa ăn trong một ô ngăn riêng. Liputin nổi nóng và giận tràn hông, ngồi ở một ghế bành trong góc ô và nhìn hắn ăn. Hơn nửa giờ sau, Piot’r ăn vẫn chưa xong. Hắn dường như không vội vã gì, ăn rất khoái khẩu, bấm chuông gọi hầu bàn, đòi một loại nước chấm khác, rồi lại bấm chuông gọi mang bia. Hắn chẳng hề mở miệng nói với Liputin một lời. Hắn hình như nghĩ rất lung về một chuyện gì đồ và người ta ít khi thấy một kẻ làm hai việc cùng một lúc trọn vẹn như vậy: nghĩ rất lung, và ăn rất hứng. Liputin giận dữ bừng bừng không sao rời mắt nổi khỏi Piot’r; nỗi giận dữ gần như một cơn điên. Anh ta đếm từng miếng thịt chiên Piot’r tống xuống họng, ghét cay ghét đắng cái lối hắn há miệng, cái lối hắn nhai, cái lối hắn liếm môi thưởng thức những miếng ngon. Sự căm hận của anh ta lây sang cả ngay đến miếng thịt. Sau cùng, mọi vật bắt đầu quay cuồng, và những làn sóng lúc thì hừng hực, lúc thì tê buốt, chạy suốt xương sống anh ta.      .

Bất chợt Piot’r liệng cho anh ta một tờ giấy cuốn tròn và nói:

-  Bạn không làm gì thì đọc lấy nó.

Liputin chộp lấy và giơ gần ngọn nến. Tờ giấy viết chữ nhỏ nhít, xấu xí, gần như hàng nào cũng có bôi xóa. Khi Liputin mở xong, thì Piot’r đã thanh toán hóa đơn rồi và đang đi ra. Đến vỉa hè, Liputin trao lại cho hắn tờ giấy.

- Giữ lấy đi, tôi sẽ nói với bạn về chuyện đó sau - à không, nghĩ lại, bạn nói cho tôi cảm nghĩ về nó ngay lúc

này

đi.

Liputin lắc đầu:

-  Theo ý tôi, một bản tuyên ngôn loại đó thực là lố bịch và ấm ớ.

Cơn giận của anh ta đã thoát ra, và anh ta cảm thấy như có đôi tay nhấc bổng anh ta lên và đưa anh ta lên tít.

Liputin nói bằng một giọng rùn rẩy vì cả người anh ta rung lên bần bật:

- Nếu chúng ta phân phát loại văn chương như thế, sự xuẩn ngốc của nó và sự không nắm được những vấn đề đối

diện với chúng ta chỉ làm cho thiên hạ khinh miệt

mình.

Piot’r cắm đầu đi thẳng và nói:

- Tôi hiểu. Nhưng tôi lại nghĩ khác.

- Và tôi nói rằng anh sai. Phải chính anh soạn nó không?

- Đó không phải là việc của bạn.

- Và tôi cũng cho rằng cái bài thơ hèn mọn mủi lòng nhan đề Vị anh hùng kia là thứ thơ con cóc nhất hạng -

không đời nào lại do Herzen viết

được.

- Bạn không biết cái chó gì mà cũng nói - bài thơ đó rất hay.

Liputin hứng khởi nói tiếp, vẫn lẽo đẽo chạy theo:

- Điều làm tôi ngạc nhiên nữa là chúng ta lại bị xui khiến làm việc một cách chắc chắn trước sau gì cũng đưa

đến sự sụp đổ hoàn toàn. Ở Âu châu ao ước cái sụp đổ đó thì có thể còn có lí, bởi vì bên họ là giai cấp vô

sản. Nhưng ở nước Nga này, chúng ta chỉ thuần là hạng tài tử lau nhau và tôi xem ra như thể những điều chúng

ta đang làm ở đây chỉ toàn là giả

tưởng.

- Tôi ngỡ bạn là một tín đồ của Fourier?

- Fourier đâu có nói như thế - tôi cam đoan với anh, không hề có nói thế.

- Tôi biết, toàn điều lăng nhăng.

- Không, Fourier đâu có nói lăng nhăng. Tôi mong anh tha lỗi cho, nhưng thực sự tôi cóc tin là tháng năm sắp

tới sẽ có một cuộc nổi

dậy.

Liputin nóng quá đến nỗi phải cởi nút áo. Piot’r nói một cách dửng dưng dễ sợ:

- Thôi được, thế tạm đủ. Còn bây giờ bạn sẽ phải sắp chữ và in tờ truyền đơn này. Bạn phải tự mình làm chuyện

đó. Khi đào cái máy in của Satov lên, bạn sẽ lĩnh nó. Bạn sẽ in tờ truyền đơn này ra càng nhiều bản càng

tốt, trong thời gian tối thiểu, và rốt cuộc mùa đông bạn sẽ lo chuyện phân phát. Đúng lúc, chúng tôi sẽ

khuyến cáo bạn các phương thức tiến hành. Bạn phải sản xuất càng nhiều truyền đơn càng tốt bởi vì các nơi

khác sẽ hỏi

xin.

- Không, anh làm ơn tha cho tôi việc ấy. Tôi không thể đảm nhận một cái... như thế. Tôi từ chối.

- Tuy nhiên, tốt hơn bạn nên nhận đi. Tôi làm theo lệnh Ủy ban trung ương và bạn phải vâng lời.

- Nhưng tôi nói là các ủy ban trung ương ở nước ngoài kia đã quên phắt thực trạng nước Nga. Họ đã mất tiếp xúc

với thực tại - họ mê sảng mất rồi chứ chẳng không. Tôi còn ngờ là không làm gì có hàng trăm tổ năm người

khắp nước Nga, là, nói cho ngay, chúng ta là tổ năm người duy nhất hiện hữu, và chẳng hề có một hệ

thống...

Anh ta sau cùng ngừng lại, thở không ra hơi.

- Điều đó chỉ càng làm cho bạn thêm đáng khinh, vì đã theo chúng tôi mà không vững tin vào Lí tưởng của chúng

tôi. Chẳng khác nào bạn đang chạy theo tôi bây giờ, như một con chó

ốm.

- Anh lầm rồi, tôi không việc gì phải theo anh. Chúng tôi hoàn toàn có quyền từ bỏ anh và gây một phong trào

mới, độc

lập.

Piot’r bất chợt gầm lên, mắt hắn tóe lửa đe dọa:

-  Đồ ngu!

Trong một lúc họ đứng mặt đối mặt. Rồi Piot’r quay đi và lại tiếp tục bước về cùng một hướng như trước. Một tư tưởng loé qua đầu Liputin: “Mình nên quay lại chăng? Nếu không làm bây giờ thì sẽ chẳng bao giờ làm nổi.” Ý nghĩ này trội bật nhất trong tâm trí anh ta, khi anh ta ngần ngừ lê mười bước đằng sau Piot’r. Nhưng rồi đến bước thứ mười một, một quan niệm mới, tuyệt vọng, nảy ra trong anh ta và anh ta không quay lại.

Họ đã trông thấy nhà của Filippov, nhưng trước khi đến đó, họ rẽ vào một đường mòn mù mờ dọc theo hàng rào và có lúc dò men theo bò một con hào sâu, tay vịn hàng rào để khỏi tuột xuống hào. Tới địa điểm tối om nhất, Piot’r dừng lại, nhấc một tấm ván khỏi cái hàng rào cũ kĩ và bò qua khe hở. Liputin khá sửng sốt, nhưng cũng theo đuôi. Rồi họ đặt lại tấm ván. Đây là lối đi bí mật mà Fedca thường dùng để đến nhà Kirillov.

Piot’r lạnh lùng nói thầm:

- Không được để cho Satov biết mình có mặt ở đây.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3