Một đời như kẻ tìm đường - Chương 09
Chương 9
Một đời tình cảm
People confuse ego, lust, insecurity with true love.
Người ta hay lầm lẫn tự ái, ham muốn và sự bất an với tình yêu đích thực.
SIMON COWELL
Trong lĩnh vực tình cảm, người Việt chúng ta là một dân tộc vừa quá giản dị, lại vừa quá phức tạp. Lúc phải thật giản dị thì chúng ta phức tạp, nhưng lúc cần cân nhắc kỹ càng, chúng ta lại cứ
nhanh nhẩu nhảy vào chảo nước sôi. Ở đây tôi muốn nói chúng ta thường quá vội vàng, mù quáng trong tình yêu, lẫn lộn mọi cảm nhận và cuối cùng là tự dối lòng.
Cứ quan sát những câu chuyện phụ tình, tình phụ diễn ra nhan nhản ngoài xã hội, hay trên mục tâm sự mà tờ báo nào cũng có, hoặc trên các mạng xã hội, chẳng khó để nhận thấy một mô-típ rất phổ biến: “Kẻ phụ tình” đã mất tăm mất tích, hoặc im lặng không thèm lên tiếng, nhưng bên “bị phụ bạc” lại cứ ngoan cố khư
khư ôm chặt mối tình, cho dù đã bị đánh, bị đập, bị lừa, bị gạt, bị
phỉ báng, bị xúc phạm... Số đông “nạn nhân” là phụ nữ dù quằn quại trong nỗi đau vẫn sẵn lòng tha thứ để “thằng mất dạy” nó về
với mình. Và không thiếu những người đàn ông dù vợ ngoại tình từ
đầu tới chân, từ sáng tới tối vẫn còn giả định ngoại tình chẳng phải một cái tội rồi tìm mọi lý do để xóa tội cho người phụ bạc. Thật khó lý giải!
Khi viết đến đây, tôi cũng xin độc giả lượng thứ, vì cá nhân tôi chẳng dám thiếu khiêm tốn nói mình tài. Không ai trên đời này là chuyên gia về tình yêu cả, bản thân tôi cũng từng chết chìm chết nổi vì tình cảm khi ở tuổi thanh thiếu niên. Chỉ có một lý do tôi dám tự cho mình cái quyền bàn luận về đề tài này, đó là tôi đã chiêm nghiệm nhiều, rất nhiều trong hơn nửa thế kỷ.
Tôi đã đi nhiều nơi, bạn bè thân thiết của tôi ở khắp năm châu. Trong số đó, có những người gia đình riêng cực kỳ hạnh phúc, họ đang chuẩn bị kỷ niệm 60 năm ngày cưới với người vợ
duy nhất trong đời. Chồng, vợ của họ gọi là bạn trăm năm không sai, bạn nhi! Nhưng cũng có những người bạn xui xẻo, vớ phải Cô nào thì sớm hỏng chuyện với cô ấy, dù họ đều là người đàng hoàng, tử tế. Rồi tôi cũng có một bà bạn đã lấy tới ông chồng thứ
tư, mà ông trời không để gia cảnh được yên, cuộc hôn nhân ấy vẫn phải đi đến cái kết cục như ba cuộc hôn nhân trước. Chẳng biết bây giờ bà ấy đã vớ được người thứ năm hay chưa?! Đổi chồng xoèn xoẹt làm cho xã hội tưởng người ta lăng loàn, kỳ tình sự thật không phải thế. Đớn đau hơn nhiều, nhưng cũng lâm ly không ít.
Chương sách về tình cảm này cũng không khác mọi chương, tôi không có ý kể chuyện về tình yêu, mà chỉ muốn giúp bạn đọc tìm ra những lý do để lựa chọn, tìm đường và xây dựng hạnh phúc cho bản thân. Trong truyền thuyết Từ Thức, chúng ta đều hiểu là trên lộ trình của kẻ tìm đường, Từ Thức đã gặp được tình yêu lý tưởng. Chàng đã lên tới cõi tiên, đã hội ngộ với Giáng Hương, người con gái đẹp tuyệt vời mà chàng đã giải cứu dưới trần. Một bên sẵn lưu luyến người đẹp, một bên mang trong lòng sự cảm mến vị ân nhân cứu mạng khôi ngô. Họ đã được mẹ Giáng
Hương tác thành đôi lứa, có được cuộc sống vô tư, đủ đầy, sung sướng trên cõi tiên. Thế mà rút cục, Từ Thức vẫn muốn trở về cõi trần để sống cuộc đời giản dị với bằng hữu và dân gian.
Chuyện tình yêu của Từ Thức không gián đoạn do một khúc mắc tình cảm nào. Rõ ràng Từ Thức không phải kẻ rượu chè, cờ
bạc, Giáng Hương cũng chẳng phải một phụ nữ ướt át đa tình, thế
mà lộ trình hạnh phúc, rõ ràng được Trời và tiên phù hộ, vẫn không được suôn sẻ, vĩnh cửu. Lẽ đời là thế, ngay trong một mối tình lý tưởng, sự chán chường vẫn có thể xảy ra, đi từ sự thì thầm nồng nàn tới những than thở, thở than của một mối tình quá êm đềm.
Thành thử, nếu bạn từng thất bại nhiều lần trên hành trình tình cảm, bạn cũng chẳng thua kém ai. Còn nếu bạn đang luống cuống trong nghi hoặc, ghen tuông, bạn chẳng khác hàng trăm hàng ngàn tình huống éo le và cảnh ngộ tơi bời khác đang diễn ra hàng ngày trong xã hội loài người. Trong chương sách này, tôi xin cố gỡ rối và vẽ lộ trình mà bạn nên có trên con đường tình của mình. Bạn và tôi đều là kẻ tìm đường, chỉ có điều tôi đã gặp nạn, rồi thoát nạn nhiều lần - cái vấn nạn rất đáng trân quý: tình yêu!
LẦM LẪN VỀ BẢN CHẤT CỦA TÌNH YÊU
Tình yêu - hai chữ ấy được loài người luôn tôn thờ, thậm chí thần thoại hóa! Nền âm nhạc thế giới nếu cho chúng ta một tỷ
bài hát thì tôi đoán chắc, trong đó ít nhất phải có chín trăm năm mươi triệu bài xoay quanh đề tài tình yêu. Kho tàng thi văn của nhân loại cũng tặng cho chúng ta biết bao cuốn truyện, biết bao áng thơ viết về đủ mọi tình huống, mọi cung bậc, sắc thái của tình yêu, éo le có, vui tươi có, mộng mị có, ướt át có và hẳn là tàn bạo cũng có.
Hầu hết các tôn giáo đều tôn vinh cùng một loại tình yêu trong hôn nhân, một thứ tình yêu ngoan ngoãn trong không gian sùng bái. Tôn giáo nào cũng nhăn nhó khi nói tới chuyện ly dị, các phương pháp ngừa thai, hoặc mọi trò chơi kỳ dị chung quanh cơ
thể. Và tôi tin rằng những sự cấm đoán của các chính đạo đều nhắm vào bản năng tự nhiên của con người.
Dưới cách nhìn hơi lệch lạc của tôi, yêu đương lăng nhăng mới là bản chất thật của con người, cũng như của các loài vật biết yêu khác. Tôi nói như vậy để bạn nào đang sống thảm cảnh của sự
ghen tuông, đổ vỡ, chia tay, hiểu lầm... bình tĩnh lại mà bình thường hóa, hoặc tầm thường hóa cái mà các tôn giáo đều đẩy lên hàng thiêng liêng. Nói một cách khác, bạn sẽ rất thất vọng, đau khổ
nếu trót nhầm tưởng rằng tình yêu là vĩnh cửu, là muôn thuở và phải đẹp như đóa hoa hồng.
Thế giới súc vật nhắc nhở chúng ta rằng tình yêu không độc nhất và cũng không độc quyền trên bản chất. Loài vật có thể cạnh tranh nảy lửa giành bạn tình trong một thời điểm nào đó, nhưng rồi cuối cùng, chỉ là trước hay sau, đối tác nào rồi cũng đều được thỏa mãn, cho dù thắng hay thua.
Loài khi đổi đối tác mỗi ngày. Hổ, báo, rắn rết cũng chẳng vừa. Gà, vịt, heo, bò đều là những loài Chúa nặn ra, nhưng chúng chẳng cần biết tới cái gọi là hợp đồng hôn nhân – thứ vô vị do loài người chế ra. Và nếu bất thình lình Chúa công khai mọi mối liên hệ giữa con người và con người, thế giới ngày nay hẳn không còn những hình ảnh đạo đức như chúng ta vẫn tưởng. Nói một cách trắng trợn hơn, ngổ ngáo hơn, cả thế giới loài người và súc vật đều yêu sex, thậm chí nghiện sex. Sáng trưa chiều tối, bạn tin tôi đi!
Thành thử loài người và tôn giáo đã tạo ra hai lần những thứ
giả tạo mà thế giới súc vật không có. Một là chế ra cái hão huyền của tình yêu độc nhất, độc quyền. Hai là chế ra sự ghen tuông, trùng phạt, để rồi cuối cùng, người ngây ngô thấy đau đớn với tình yêu.
Tóm lại, bạn sẽ vững tâm hơn, thoải mái hơn và an nhiên hơn nếu ngay từ đầu bạn hiểu rõ bản chất của tình yêu: Thắm thiết nhưng vẫn lỏng lẻo, sâu sắc nhưng vẫn hời hợt, bất diệt nhưng vẫn chốc lát. Đẹp nhưng vẫn có chút nhơ. Thiêng nhưng vẫn có tí phàm tục. Thành thật nhưng vẫn giả dối.
Tình yêu là thế, chỉ có thế. Hiểu thấu được bản chất của tình yêu, bạn sẽ bớt được cảm giác đau khổ, tuyệt vọng vì bạn đã tự sắp sẵn cho bản thân khả năng chịu đựng, chấp nhận và thông cảm.
Chẳng cần tu với hành để tìm được sự bình yên trong tâm hồn, chỉ
cần nhìn nhận bản chất quá “dã man” của nó mà chấp nhận.
LẦM LẪN GIỮA TÌNH YÊU VÀ NGƯỜI YÊU
Trong những cuộc nói chuyện với học sinh, sinh viên nhiều trường trung học phổ thông, đại học mà tôi được mời tới với vai trò diễn giả, các em luôn có những câu hỏi về chuyện tình yêu vào cuối giờ, khi mọi khía cạnh liên quan tới việc lựa chọn ngành học, nghề nghiệp đã được thảo luận và làm cho các em bớt khát.
Trong những câu chuyện, những tình huống các em đặt ra nhờ tôi gỡ rối, điều khiến tôi ngạc nhiên là trong khi nhiều em chín chắn bao nhiêu trong suy nghĩ về tình yêu thì phụ huynh của các em lại ngớ ngẩn bấy nhiêu. Tôi dùng chữ ngớ ngẩn, sợ tỏ ra hơi bất công với các bậc cha mẹ, nhưng làm sao nói khác đi được khi tôi biết trong đám phụ huynh, có nhiều ông cũng léng phéng không kém thằng con trai và nhiều bà mẹ cũng không kém đa tình như
chính cô con gái. Vậy tại sao họ khắt khe với con đến thế, trong khi họ dễ dãi với bản thân như vậy? Cái gì giải thích được mâu thuẫn này?
Thật ra, chính vì thời tuổi trẻ, các bậc phụ huynh đã bị cấm đoán, kiểm soát chuyện yêu đương, nên đến khi có con, họ lặp lại mô hình muôn thuở là mang sự cấm đoán áp đặt lên con. Âu cũng là văn hóa. Thành thử, thứ tình yêu mà không đứng trước bàn thờ
tổ tiên đối với họ là tội lỗi. Hễ bị xem là tội lỗi thì người ta phải lén lút thôi, vì nhu cầu “yêu” khi nào chẳng có, dù có mang giáo lý, thánh thần ra để đe dọa. Tạo hóa sinh ra sự thèm khát yêu đương vào tuổi đôi mươi chính vì muốn gìn giữ khả năng sinh tồn cho nhân loại, nhưng vào tuổi đó, con người chưa thực sự hiểu hôn nhân là gì và tất nhiên, chưa thể cáng đáng được rất nhiều trách nhiệm với cuộc sống hôn nhân. Cản trở, đi ngược lại quy luật của
tạo hóa là điều không hay, đơn giản có thế, nhưng không phụ
huynh nào chịu hiểu.
Cha mẹ các em hầu như chỉ cấm đoán các em, mà không hướng dẫn, tư vấn cho các em những kiến thức cần thiết về tình dục, tình yêu. Trong khi việc hướng dẫn cho các em mới là quan trọng, là cần thiết, bởi tình yêu có thể dẫn tới hệ lụy như bệnh tật, tệ nạn xã hội. Cấm đoán là hoàn toàn thiếu thực tế, vì các em vẫn lén lút “đi chơi”. Công khai sẽ lành mạnh hơn, lén lút dễ đưa tới bệ
rạc. Đó là chưa nói tới sự thích thú, hồi hộp khi lén lút.
Nhưng tôi cũng ngạc nhiên không kém trước cách suy nghĩ
của nhiều bạn trẻ về tình yêu. Hàng xóm chung quanh tôi không thiếu những đứa trẻ mới 18, 19 tuổi đầu đã cuống quít tìm kiếm người yêu, để không thua bạn kém bè, không bị chê cười là “ế”.
Các em vẫn sống vịn vào dư luận nhiều nên tự mình nhập khẩu áp lực của xã hội vào cuộc sống riêng tư. Từ việc công khai mối tình của mình, dù thực hay giả, cho bạn bè, các em cảm thấy lòng tự ái bị động chạm nặng nề khi đối phương chia tay.
Người phương Tây thường không phô trương những mối tình của họ, ai biết ai hay mặc kệ, ai không biết cũng chẳng quan tâm. Với họ, việc có người yêu hay không chẳng phải chuyện của người khác, kể cả cha mẹ và anh em. Một mối tình ở các nước châu Âu hay châu Mỹ là chuyện hoàn toàn riêng tư, thực sự riêng tư. Đến khi chia tay cũng vô cùng đơn giản, chỉ cần cô này nói với anh kia: “Tôi đi đây, sẽ không trở lại, đừng hỏi tại sao, chúc anh may mắn”, thế là rụp, họ chấm dứt thật, không kèn không trống, không than thở, không tiếc nuối và nhất là không mỉa mai. Nhất nhất họ không cần chia sẻ với bất cứ ai, kể cả bạn thân. Và cũng không ai cần quan tâm hỏi han đến chuyện của họ, họa chăng là một vài ánh mắt hiếu kỳ.
Sự công khai hóa mang tới cho chim gãy cánh” sự quy luỵ, đôi khi van lạy. Tôi cảm nhận là nhiều bạn trẻ trong xã hội chúng ta dường như thấy tiếc cái tình yêu đã trót khoe khoang với thiên
hạ nay không còn nữa, sợ mang tiếng rằng mình bị bỏ rơi, lòng tự
trọng bị chà đạp hơn là tha thiết cái con người đã đi mất.
Giấu cha mẹ nhưng lại khoe rầm rộ với bạn bè là một trong những điều làm cho tôi ngạc nhiên nhất khi quan sát đời sống tình ái của số đông bạn trẻ chung quanh. Thích khoe hình như cũng là một tập tính của ta. Sắm được chiếc xe mới, việc đầu tiên là khoe bạn bè. Đi đâu, ăn gì, chơi gì cũng phải khoe ra cho nhiều người biết. Có người yêu, họ không cưỡng được sự thèm khát khoe nhân vật mới của đời mình. Chẳng trách đến khi chia tay thì không biết nói sao. Ở đây, tôi muốn khuyên các bạn trẻ: Yêu ai thì cứ yêu, nhưng bạn không cần khoe với thiên hạ. Bởi khi khoe khoang tình yêu, thực ra bạn chỉ yêu chính mình và cái tình yêu mà bạn cho, chứ người yêu không thực sự là chủ thể của mối tình. Tình yêu đích thực rất khác, lặng lẽ hơn, đằm thắm hơn, sâu đậm hơn, tình tứ hơn, tế nhị hơn. Nhường nhịn, thậm chí hy sinh mà vẫn thấy vui.
Các triết gia về tình yêu đều gặp nhau ở quan niệm về tình yêu đích thực, với 12 yếu tố để nhận diện:
1. Cho đi vô điều kiện và không chờ đợi đối tác đáp lại. 2.
Cảm thấy rất hạnh phúc khi chỉ đơn giản nhìn đối tác của mình cười hay nói chuyện, bất chấp mình đang ở trong trạng thái nào.
Đây là một thứ hạnh phúc đơn giản, trong vắt.
3. Khi có bất đồng với đối tác, người yêu đích thực có thể
buồn, nhưng không bao giờ tức giận. 4. Hy sinh để đối tác thật hạnh phúc, bất chấp đối tác có ghi nhận sự hy sinh đó hay không.
5. Không ngại nỗ lực để đối tác cảm nhận được họ là một con người thật đặc biệt. 6. Không cố tình làm cho đối tác đau đớn.
7. Bất chấp khó khăn đến đâu, khi đã hứa hay cam kết điều gì, người yêu đích thực luôn luôn giữ cam kết đó, ngay cả khi đối tác của tình yêu cũng không hay biết chuyện gì. 8. Khi yêu thực, đối tác trở thành một thành phần không rời được trong đời mình và tương lai của mình. 9. Cho dù ở trong tình huống khó khăn đến đâu vẫn sẵn sàng chia sẻ những khó khăn của đối tác. 10. Luôn luôn tự
hào về đối tác của mình, cho dù họ có thất bại hay thành công. 11.
Sẵn sàng nhận phần khổ về mình, với mục tiêu duy nhất là để đối tác hạnh phúc. 12. Không nông nổi ghen tuông.
Vậy, bạn có đang hoặc đã yêu thực sự ai chưa? Và cũng hỏi thật: bạn yêu người ấy, yêu cái tình yêu mà bạn cho, hay yêu chính mình?
VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA KHỔNG - MẠNH, MẮT CỦA
NGƯỜI ĐỜI
Phải nhìn nhận thảm cảnh của không ít gia đình Việt khi chạm đến vấn đề người yêu và hôn nhân là mâu thuẫn giữa cha mẹ
và con cái. Tình yêu trong văn hóa Việt Nam nhiều khi giống như
vở cải lương, một tích tuồng được diễn đi diễn lại, diễn tái diễn hồi không chán, dù khán giả đã thuộc lòng vở kịch xã hội này. Đại khái, một ngày nọ, phát hiện con có người yêu, ông bố phản đối quyết liệt mối quan hệ đó. Đứa con cứng đầu cãi lại, cương quyết bảo vệ tình yêu của mình làm ông bố bực tức lên cơn đột quỵ. Bà mẹ thấy thế thì sợ hãi khóc lóc, lạy van con tuân lời cha... Tới đây, chắc tôi cũng chẳng cần kế tiếp vì bạn đọc có lẽ cũng đã thuộc lòng vở kịch này từ lâu.
Điều đáng chú ý trong những câu chuyện kiểu này không phải tình yêu của đứa con, mà là sự xâm phạm vào cuộc đời đứa con của các bậc làm cha mẹ. Y như là con lấy vợ cho bố vui, cho mẹ có con dâu ngoan và cho nội ngoại có cháu để bế. Thật vô lý!
Và sự vô lý đó được thể hiện sau vài năm, thậm chí là vài tháng, khi những cuộc ly dị nhạt thếch xảy ra. Lấy vợ vì cho thấy không ổn thì bỏ, đem con dâu về cho mẹ bắt nạt không xong thì chia tay.
Lúc này, nội ngoại thích bế cháu thì cứ tiếp tục bế đi, vì vợ chồng chúng nó bỏ nhau rồi thì còn ai vào đó bế bồng, chăm sóc bọn trẻ?
Khía cạnh khôi hài nhất trong thảm kịch này là chính người cha lẫn người mẹ này thời trẻ đã từng bị các cụ cố phản đối, hay ép buộc vào những cuộc hôn nhân không mong muốn, mà không hiểu sao họ vẫn ngoan cố lặp lại, gây đau khổ cho con cái.
Một vở kịch kinh điển khác trong đời sống xã hội Việt Nam bao đời nay là mâu thuẫn mẹ chồng - nàng dâu. Vở kịch này cứ lặp đi lặp lại không bao giờ chấm dứt trong hầu hết các gia đình, qua các thế hệ, mà mỗi kịch sĩ nguyện trung thành với vai trò hơn là mang ý niệm hạnh phúc thật để kiến tạo. Tôi có một người em họ
mới cưới vợ cho con trai. Lúc hai cháu chưa cưới nhau thì bà o bế
cô con dâu tương lai đến nực cười, chỉ sợ cô này bỏ con trai mình đi lấy người khác. Thế mà chỉ ngay sau lễ gia tiên, khi hai đứa vừa trao nhẫn trước bàn thờ còn nghi ngút khói hương, chẳng chờ đợi thêm được nữa, bà nhăn nhó và bắt đầu mắng sa sả cô con dâu mới.
Bà này thuộc lòng hơn ai hết phần tuồng của mình, cứ thế
bắt nạt con dâu từ sáng đến tối khuya. Mặc kệ con dâu đi làm vất vả đến 8 giờ tối mới về, mặc kệ con dâu là tiến sĩ tốt nghiệp tại nước ngoài, mày mà không nấu cơm cho bố chồng xơi, không chiều chồng yêu quý của mày thì mày sẽ biết tay bà. Bà sẽ bắt máy rửa bát đến tối khuya. Còn ngày Tết đến thì khỏi nói, bà sai làm hết việc nọ việc kia, rồi hạch sách vặn vẹo, nào là tại sao mua cá chép thiếu cân lạng để cúng ông Táo, nào là tại sao gà luộc thờ tổ
tiên lại thiếu mào thiếu cổ, nào là tại sao mua chùm nho mà quên đếm số quả để ra con số không chẵn... Thôi thì đủ mọi đòn tâm lý để đứa con dâu cảm nhận được thấu xương kiếp hầu hạ của mình!
Điều quái gở là ba chục năm trước, bà cũng từng làm con dâu, từng bị bắt nạt, từng thấm thía nỗi khổ của phận làm dâu, vậy mà bà vẫn nhất quyết duy trì truyền thống, thay vì đáp ứng với thời mới.
Thêm một điều quái gở nữa là anh con trai yêu quý bênh mẹ
có hệ thống. Một trăm gã con trai là một trăm gõ bênh vực mẹ, thay vì tìm cách giảm nhẹ mâu thuẫn giữa hai người phụ nữ quan trọng nhất cuộc đời. Vợ khóc thút thít ban đêm chỉ làm cho gã chồng thêm vô cảm. Lại thêm một kịch sĩ rất thuộc bài truyền thống. Ông bố thì lúc nào cũng đóng vai thái thượng hoàng, nhưng hơi một tý lại đau tim hay đột quỵ. Đó là chưa kể đến việc ông chống lại mọi quyết định của ai khác trong cuộc hôn nhân của đứa
con. Gần như 100% người cha kịch liệt chống đối con trai mình khi cả gia đình chưa gặp mặt con dâu tương lai bao giờ. Gọi thế là yêu con hay là diễn kịch?
Không hiểu tại sao chúng ta thích diễn vở kịch này từ nhiều thế kỷ mà không chán, nhất là không bỏ được một phần nào những tình tiết nặng nề nay đã trở thành giả tạo trong thế giới đã biến đổi?
Thế thì thử hỏi tình yêu còn có chỗ đứng trong gia đình hay không? Tất nhiên là không! Thế rồi vở kịch chuyển sang màn cặp đôi trẻ đòi ly dị, sau đó là màn cha mẹ hai bên van xin họ đừng ly dị. Trong màn kịch này, mẹ chồng ra sức ni non thề thốt thương yêu con dâu, nhưng kỳ thực, họ nào có thương con dâu, thậm chí cả con trai ruột cũng vậy. Thực ra, họ chỉ sợ mất mặt với xã hội, SỢ những tin đồn, những ánh mắt dò xét, rằng làm sao mà mới lấy nhau có mười mấy tháng, chưa kịp đẻ đứa đầu lòng mà đã chia tay? Cô dâu về với cha mẹ để chi được nghe những lời khuyên kiểu như nên tiếp tục chịu đựng, kẻo mọi người đều phải mang tiếng xấu là cuộc hôn nhân đã thất bại ê chề.
Bạn ạ, nếu chẳng may vợ chồng bạn rơi vào tình huống của cặp đôi trẻ trên kia, hãy nhớ một điều: Đời sống vợ chồng là của riêng mình, các bạn phải có một mái ấm riêng, không chung đụng với người thân. Hãy bịt tai lại trước những lời nói có thể làm phương hại tới tình cảm của vợ chồng bạn từ chính người thân của mình. Hãy cười xòa để gió bão đi qua. Hãy nhớ rằng người bạn trăm năm của mình là vợ hoặc chồng, chứ không phải là cha, cũng không phải là mẹ, càng không phải là ông bà nội ngoại. Khi ông bà, cha mẹ đã già, không còn hơi sức để diễn kịch nữa cũng là lúc người vợ sẽ lên ngôi hoàng thái hậu. Chính mẹ chồng sẽ trao châu báu của gia đình cho cô con dâu đã trở thành thành viên cũ kỹ của gia đình. Vào đúng lúc đó, bạn sẽ nghĩ nếu như mình ly dị từ hồi xa lắc thì có lẽ sẽ không được sống những phút này. Thật mâu thuẫn và khôi hài! Chúc mừng bạn, và tôi chỉ xin dặn dò các bạn là hãy ngưng vĩnh viễn vở kịch với con dâu của mình trong tương lai, ngõ hầu chính con trai hay con gái của bạn sẽ không phải sống lại những pha gay cấn của vở kịch gia truyền.
Tóm lại, bạn hãy là chính mình, đừng để ai can thiệp, hoặc tệ hơn là xâm phạm vào cuộc sống riêng tư của vợ chồng bạn. Sự
lựa chọn của bạn tất nhiên phải cân bằng đối với quan điểm của mỗi người, nhưng phần chủ động là của bạn.
Nói về nội dung xong, lại phải nói đến hình thức. Rất đông bạn trẻ không ý thức được tâm lý của cha mẹ là thương con, không muốn con có quyết định sai lầm. Từ đó, các bạn trẻ khăng khăng biến những cuộc nói chuyện, tranh thành mâu thuẫn nóng.
Trên đà đó, chuyện chỉ có thể leo thang để rồi trong nhiều ngày, thậm chí nhiều tháng sau đó trở thành quá căng thẳng.
Trong tình huống tương tự, tôi khuyên các bạn trẻ nên vâng dạ “để con suy nghĩ”, rồi sau đó bạn muốn làm gì thì làm. Còn nếu bạn là phụ huynh, thái độ còn dễ hơn nhiều. Bạn cứ để cho mọi chuyện diễn ra tự nhiên, vì các đứa con của mình còn thay đổi bộ
bịch chán rồi chuyện nghiêm túc mới tới.
Tránh mâu thuẫn là thượng sách cho cả cha mẹ lẫn con gái khi phải bàn chung về vấn đề lập gia đình cho con. Hãy để thời gian trở thành đồng lõa, hãy để sự im lặng tạo bầu không khí êm đềm, thông cảm giữa các thành viên trong gia đình.
HIỂU VĂN HÓA "YÊU” MỚI
Xã hội đang thay đổi rất nhanh do hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và tính quảng bá vô cùng huyền diệu của Internet.
Ngày nay, đi tới một ngôi làng nhỏ bé ở Chile, bạn sẽ thấy cách ứng xử của các thế hệ người dân nơi đây chẳng khác mấy so với người Việt Nam, Thái Lan hay Canada.
Ở Việt Nam, sự biến đổi của xã hội còn nhanh hơn thế, vì văn hóa xã hội của chúng ta từ nơi khá xa, từ truyền thống lạc hậu cho tới xã hội hiện đại, nên chúng ta khó lòng tránh được bị sốc.
Về Việt Nam non 20 năm nay, tôi đã chứng kiến sự lột xác nhiều lần về ý niệm tình yêu trong xã hội chúng ta. Chỉ ít năm trước thôi, trinh tiết vẫn còn được xem là điều thiêng liêng, nhưng ngày nay,
hầu như các anh con trai chẳng còn nghĩ tới. Rồi bỏ nhau xoành xoạch, thả con về cho mẹ nuôi y như đi câu thả cá. Chuyện đồng tính càng ngày càng công khai, tỷ lệ dân số đồng tính chắc cũng chẳng kém gì mặt bằng của các thế giới văn minh. Còn chuyện có chồng có vợ rồi vẫn cặp bồ cặp bịch lung tung thì nhiều nhan nhản.
Đó là một công khai, chứ chẳng biết chừng tảng băng dưới mặt nước còn che giấu những gì.
Tóm lại, xã hội chúng ta chỉ còn thiếu một bước nữa là giống như xã hội Âu Tây - nhìn nhận nhu cầu yêu đương chính là bản chất của con người, mọi hình thức yêu đương cũng như cưới hỏi đều phải được chấp nhận để xã hội có được chút thoải mái. Và chính đây mới là bước tiến mà chúng ta cần đi tới. Xã hội phương Tây mở cửa cho tự do ân ái từ hơn một thế kỷ rồi và kết quả thì quá ấn tượng. Chính vì được tự do ân ái mà thế hệ trẻ lại thận trọng hơn trong tình dục, tình yêu. Nhìn các cô nàng Thụy Điển tóc vàng, ngực nở, mông cong, chân dài bốc lửa là vậy, nhưng bạn cứ
thử lửa đi thì biết. Họ rất nghiêm túc khi xác lập một mối quan hệ
yêu đương bạn ạ! Thành thử tự do không những không mang lại sự
bệ rạc, mà ngược lại còn tăng cường ý thức trách nhiệm của mỗi cá nhân.
YÊU ĐƯƠNG VÀ HÔN NHÂN LÀ HAI THỨ RẤT
KHÁC NHAU
Không cần yêu nhau cũng cưới, đó là cách sắp xếp của xã hội chúng ta vào thế kỷ XIX. Chỉ cần hai ông bố làm cùng thửa ruộng, hai bà mẹ tặng nhau ít muối mắm, họ đã có thể thưa với nhau: “Tôi có cháu trai năm nay đã 14, anh chị có cháu gái đã lên 16, 17, hai gia đình quen biết nhau từ thời ông bà ông vải, buồn vui có nhau, miếng ăn đều chia sẻ ngọt bùi, chi bằng cho hai cháu thành hôn để thỏa lòng các cụ hai bên”! Thế là bên kia thế giới mến nhau, các cụ còn ở hạ giới kính nể nhau là điều kiện quá đủ để
hai đứa nhỏ lấy nhau, chú rể 14 sắp được ngồi lên cổ cô dâu 17 đi làm đồng.
Ngày xưa là như thế, cứ cưới đã rồi yêu sau. Đáng buồn cười là cả xã hội như thế, chẳng có ai nghĩ khác. Và đáng ngạc nhiên là rất ít trường hợp ly dị. Đến nay thì câu chuyện lấy nhau đã rồi yêu đã biến thành yêu đã rồi lấy nhau sau. Cách sống đó cũng có phần sai lầm.
Ngày nay, thiếu gì những cặp đôi yêu nhau thắm thiết nhiều năm nhưng làm lễ cưới chẳng được bao lâu là đâm đơn ly dị! Tôi có một người bạn rơi vào tình cảnh như thế. Anh Philippe và chị
Nadia từng có một tình yêu như huyền sử, tám năm khắng khít ân ái không rời tay nhau. Họ không thể đi chơi ngoài đường mà không dừng lại vài phút để hôn nhau. Mối tình càng kéo dài càng đậm đà, đến nỗi bạn bè mới bảo: Đã đến lúc hai bạn phải làm lễ
cưới đi để cho tất cả bằng hữu chúng ta có dịp truy điệu tình yêu lý tưởng giữa hai bạn. Nghe thế, chị Nadia buột miệng, vẻ hân hoan hạnh phúc: “Oh Qui!” (“Đúng rồi!”). Chỉ riêng một ông cụ người Ý Đại Lợi ngồi bên cạnh tôi tên là Francesco mới thì thầm vào tai tôi: “Mong họ không nhảy vào sai lầm đó. Tôi biết một trăm cặp yêu nhau như thế này, chung sống với nhau như cặp chim sẻ cả
chục năm, thế mà cưới xong là chia tay!”. Và quả nhiên, chỉ sau tháng sau đám cưới, Philippe và Nadia bỏ nhau.
Vì sao vậy? Bí ẩn này cần được giải mã.
Tôi kể lại câu chuyện này, giống một trăm câu chuyện khác để cảnh giác bạn nào vẫn còn nhầm tưởng rằng tình yêu và hôn nhân là một. Bạn ạ, yêu là yêu và hôn nhân là hôn nhân! Tất nhiên, hai chuyện liên quan mật thiết, nhưng cho dù liên quan mật thiết vẫn không là một!
Thứ nhất, bạn nhớ rằng có rất nhiều người không thực sự
yêu mà vẫn đi tới hôn nhân. Tôi muốn nói tới những trường hợp hai gia đình ép cưới, hoặc hai bạn học xưa đến lúc tuổi không còn trẻ, tìm kiếm mãi chẳng được ai bèn quyết định đến với nhau cho phần đời còn lại khỏi cô đơn. Rồi có những cặp đôi sống ở vùng hẻo lánh, chẳng có mấy lựa chọn nên vớ phải nhau là cưới. Đó là chưa kể tại những quốc gia trai quá thiếu mà gái quá thừa
(Philippines) hoặc ngược lại, trai quá đông mà gái quá hiếm (Trung Quốc), cặp chim non dễ cưới nhau bừa y như người ta vội vàng đăng ký để giữ chỗ.
Cũng có cặp yêu nhau rồi mới cưới, nhiều chục năm sau vẫn còn rất yêu nhau, thậm chí yêu hơn cả thuở ban đầu như David và Ann – bạn thân người Hà Lan của tôi. Ở cái tuổi gần đất xa trời, khi đã có đứa chất đầu tiên, họ quyết định đeo nhẫn cưới cho nhau một lần nữa. Trường hợp Elisabeth Taylor và Richard Burton, hai minh tinh màn bạc nổi tiếng thế giới từ những thập niên 1960 thì lại khác. Mỹ nhân mắt tím Elisabeth Taylor và tài tử Richard Burton phải lòng nhau ngay trên phim trường “Cleopatra”, họ
nhanh chóng đi đến một đám cưới. Nhẫn cưới to, lễ cưới hoành tráng, nhưng rồi 10 năm sau họ ly dị. Một thời gian sau, có dịp gặp lại, họ lại bị tiếng sét ái tình đánh gục lần thứ hai, lại đám cưới hoành tráng, nhẫn cưới còn to hơn lần trước, để rồi chẳng bao lâu lại ly dị!
Có cái gì ở trong đầu những người cưới đi cưới lại một người, tôi không biết được vì chưa trải qua cảnh đó. Nhưng cứ biết rằng trên đời này không gì là không thể. Trường hợp phổ biến nhất là yêu rồi cưới, như một chuyện dĩ nhiên phải tới. Để rồi ít lâu sau ly dị, chẳng qua cũng là một chuyện dễ xảy ra.
Bạn ạ, khi đang yêu thì anh con trai thường hết lòng chiều chuộng bạn gái. Em muốn ở khách sạn 5 sao hay ngàn sao? Em thèm điểm tâm trên bãi biển, em khát khao đi bộ trên cát trắng rồi dưới trăng thanh, chúng ta trao đổi những nụ hôn nồng nàn? Anh sẽ chiều em hết. Và cả những lời thề thốt kiểu anh là của em mãi mãi, em là ngọc quý của anh được hót lên một cách lâm ly. Vậy mà chỉ sau khi đám cưới, khi mối quan hệ đã được pháp luật và gia đình, xã hội công nhận, chẳng tìm đâu ra con người hào hoa, tinh tế, lãng mạn ngày xưa.
Cô Vợ cũng thế, khi đang yêu thì rõ dễ thương, dịu dàng, nhưng cưới nhau rồi, anh đã là của tôi” thì bắt đầu kiểm soát, gián điệp chồng. Chỉ cần một câu nói lệch của chồng là lập tức suy diễn
có gian ý. Tháng này sao anh không đưa hết lương cho tôi? Sao anh hay nhắn tin trong phòng tắm, muốn giấu tội cái gì? Cô ả nào đang theo đuổi anh?
Đó là chưa kể đủ thứ va chạm trong sở thích, quan điểm của hai vợ chồng, những áp lực của cuộc sống, chuyện cơm áo gạo tiền, con cái ốm đau sài đen... Tất cả những thứ đó chỉ chờ hôn lễ
được cử hành xong rồi mới hiện ra, trong khi ở thời kỳ yêu đương, cả hai đều không màng để ý. Ngay cả khi vợ chồng tâm đầu ý hợp thì họ vẫn chịu áp lực từ mâu thuẫn cha mẹ chồng với nàng dâu.
Các bạn trẻ hãy nghe tôi, yêu thì cứ yêu, chơi thì cứ chơi, nhưng khi muốn cân nhắc chuyện cưới hỏi, bạn cũng phải suy nghĩ
một chút. Nghĩ gì? Bạn đừng cười nhé!
“Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”. Câu này của các cụ không sai một chút nào. Mẹ vợ của bạn mà hạ cấp bao nhiêu thì chính vợ của bạn sẽ hạ cấp bấy nhiêu lúc màn hạ xuống. Bạn cứ
nhìn vào mẹ vợ để đoán vợ mình sẽ như thế nào mai sau nhé.
Con gái thì nên chọn giống. Lấy một người chồng èo uột, hen suyễn hay yếu tim, nhiều khả năng con bạn sau này cũng sẽ
giống cha của nó. Chứ nó giống ai bây giờ? Một đời đưa chồng ra vào bệnh viện, xong lại đến lượt con thì cơn hoạn nạn của bạn sẽ
không bao giờ chấm dứt. Chưa kể, nếu chồng bạn lười biếng, ham chơi, học dốt, hay nói dối thì tất cả những “tế bào” đó sẽ di truyền sang con bạn, làm khổ cuộc đời bạn.
Bạn hãy chú ý đến mối quan hệ của họ với đồng tiền. Bạn mà vào một gia đình giàu có nhưng đếm từng xu, đo từng đồng thì cuộc đời của bạn bất thình lình sẽ hẹp lại. Nhưng ngược lại, nếu bạn lạc vào chốn cái gì cũng mua thì bạn sẽ hoa mắt, và cái cảm giác sạt nghiệp lúc nào cũng sẽ ám ảnh bạn, trong khi dưới gầm giường, trong tủ đầy những hộp đồ mua về mà không buồn mở ra.
Tốt nhất là bạn đi tìm sự “môn đăng hộ đối”. Nếu hai bên gia đình có sự tương đồng từ hoàn cảnh đến phong cách sống, tư
duy, khả năng bạn tìm được hạnh phúc bền vững sẽ cao.
Bạn thấy không, hôn nhân đầu trùng khít với tình yêu. Vậy nên tôi khuyên bạn hãy có một thời kỳ cho việc yêu và một thời kỳ
cho việc xây dựng cơ đồ. Yêu là thế kia và hôn nhân gia đình là thế
nọ, chớ hiểu lẫn lộn.
Tuổi thọ trung bình của con người hôm nay đã cao hơn, tuổi lý tưởng để lập gia đình nên là trên 30. Với lứa tuổi đó, bạn vẫn còn trẻ chán để sinh ra hai đứa con. Vào tuổi đó, nhà cũng đã xây, nghề nghiệp cũng đã tạm ổn. Còn trước đó, dù là con trai hay bạn gái, hãy cứ chơi vô tư, cứ tận hưởng cái tuổi thanh niên mà cha mẹ
muốn bạn chấm dứt sớm. Bạn đừng quên là nếu có lập gia đình sau tuổi 40 chăng nữa, bạn vẫn còn phải sống với người vợ hay người chồng thêm 30 hay 40 năm nữa. Phải chăng hạn kỳ vẫn còn quá dài?
ĐỪNG HÁI TRÁI XANH NON
Ngày nay, chuyện hôn nhân đổ vỡ, vợ chồng ly tán dường như trở nên quá thường trong xã hội chúng ta. Sau vài năm kết hôn, có một hai mụn con, anh chồng bắt đầu bồ bịch bên ngoài, rồi về nhà dằn hắt, đánh mắng vợ con. Cũng có anh đã làm chồng làm cha mà vẫn như một đứa trẻ ham chơi, thích bù khú bạn bè, chẳng màng gì đến gia đình... Những người rơi vào cảnh ngộ ngày chắc cả triệu, cả trăm nghìn người, âu cũng không phải là chuyện vui.
Nguyên do là họ đã lấy nhau sớm quá và như tôi đã viết, họ
lập gia đình mà chưa thực sự hiểu hôn nhân là gì. Nhiều cô gái vội vàng kết hôn chỉ vì bạn bè xung quanh lục tục lên xe hoa, hay có khi chỉ vì muốn sắm cái áo cưới đẹp thật sớm để khoe bạn. Còn nhiều bạn nam thì cưới vợ cho bố mẹ yên lòng, để rồi sau đó rộng bề bay nhảy. Chẳng trách, chẳng chóng thì chày họ vỡ mộng về
hôn nhân, VỠ mộng về đối tác, để rồi đi tới quyết định ly hôn. Cả
hai đều hái trái còn xanh, trái vừa chua vừa chát!
Bạn đọc nào chẳng may đang trong cảnh ngộ này, xin hãy nghe tôi: Đôi khi chỉ cần để cho trái chín trên cây trước khi hái.
Phản ứng tiêu cực của bạn với cuộc hôn nhân vội vã chưa chắc đã khiến cuộc đời bạn tốt hơn, mà rất có thể tránh vỏ dưa, bạn sẽ gặp
vỏ dừa. Chi bằng bạn cố để cho trái chín, để cho người vợ, người chồng quá trẻ dần dần sẽ cải thiện theo thời gian, cảm nhận được rõ hơn vai trò và trách nhiệm của mình. Chính khi bạn tiếp tục với cái vỏ dưa đó, mà bạn sẽ khám phá ra mười năm sau, cái người bạn muốn ly dị chính là người bạn đời mà bạn tìm kiếm. Thời gian phải trở thành đồng lõa, chứ không thể là kẻ địch.
Ở tuổi chín chắn hơn, con người sẽ ít tranh chấp hơn, dễ
thông cảm hơn, ít gây mâu thuẫn, thậm chí ít xung đột hơn. Thêm tuổi, con người sẽ biến đổi theo chiều hướng “tương đối hóa mọi việc”, đánh giá ôn tồn hơn vì chính mình đã được học nhiều bài học về sự khiêm tốn.
Bạn có tiếc không nếu sau khi chia tay người bạn đời, người khác lại thấy may mắn khi tiếp thu được chính người bạn bỏ? Bạn chớ quá hung hăng và tự tin! Hãy nhìn lại đi và dần dần, khi lòng sôi sục nhường chỗ cho lý trí và cân nhắc thiệt hơn, bạn sẽ thấy việc cố điều chỉnh để không phải thay đổi người bạn đời sẽ giúp bạn tránh được rất nhiều bất trắc sau này. Đó là chưa kể những ảnh hưởng tiêu cực tới con cái và gia đình nếu chuyện đổ vỡ xảy ra.
Đây chính là lý do tôi khuyên các bạn nào chưa lập gia đình hay nhẫn nại chờ tuổi chín chắn rồi hãy tiến bước. Chớ lặp đi lặp lại mãi một lỗi kinh điển: Nghe theo lời hối thúc của cha mẹ, thèm khát làm lễ cưới hoành tráng để rồi chỉ tạo thêm tình huống có vấn đề. Hãy hái trái ngọt khi trái đã chín cây. Chớ vội vã bồng bột rồi hái non, hái xanh và rút cục chi vớ được của chua, của chát.
Có một điểm nữa tôi xin tặng tất cả những phụ nữ yêu chồng chết mê chết mệt, mà vẫn thấy người chồng không chung thủy cho lắm: các bạn yêu chồng không đúng lẽ, không phù hợp tâm lý của người đàn ông nói chung. Đối với các bạn phụ nữ thì khi chồng càng “đi chơi”, các bạn lại càng muốn chứng tỏ là vợ ở
nhà ngoan! Ý của các bạn nữ có lẽ là muốn gửi một thông điệp cho người bạn trăm năm là “Xin anh đừng đi chơi nữa, vì anh có thấy em là người vợ ngoan lý tưởng không, anh hãy biết trân quý em, vì còn có ai yêu anh hơn?”. Rồi sau đó lại thấy chồng mình còn đi
chơi thoải mái hơn nữa. Các bạn nữ ạ, nếu làm thế, các bạn sẽ
phạm một lỗi lầm tâm lý khủng khiếp. Người đàn ông nào mà thấy vợ quá ngoan ngoãn sẽ càng tin tưởng là mình đã có hậu phương vững chắc để... đi chơi! Hậu cần càng vững chắc, tiền tuyến sẽ
càng có điều kiện để xông pha.
Vậy các bạn nữ hãy làm như đầm Tây, đầm Mỹ, đầm Anh.
Họ tạo sự bất ổn cho tâm lý của chồng thay vì tạo sự ổn định.
Chồng mà đi vắng quá nhiều quá lâu, thì họ sẽ tô má hồng môi son, sẽ rủ bạn gái cùng đi chơi để vắng nhà kha khá. Họ sẽ sắm áo mới hơi lòe loẹt, họ sẽ mua nước hoa đắt tiền... Chẳng phải họ có ý gì hư đốn, nhưng người chồng sẽ sớm nhìn thấy sự thay đổi nơi người vợ và sẽ lo ngay ngáy. Nếu muốn đi xa hơn nữa thì bạn nữ
cứ rủ chồng đi ăn ngoài, rồi bắt chước mấy cô đầm tây, nhìn sang các bàn bên cạnh và bắt đầu khen cái cà vạt của ông bên trái đẹp quá, cái quần trắng của ông bên phải hợp màu với áo sơ mi hồng quá.
Người chồng nào còn yêu vợ sẽ nổi ghen và sẽ chăm chỉ ở
nhà nhiều hơn để xem vợ có xài messenger một cách vô tội vạ
không Tạo sự bất ổn là thế, nhưng đó chỉ là một chiêu để giữ
chồng, chứ không phải một cơ hội để đi luôn.
Chỉ có điều nếu tình huống đến thái cực đó rồi mà người chồng cũng vẫn bất cần thì bạn nữ nên kết luận sớm rằng bạn không còn là cột trụ của gia đình nữa, và khả năng ông chồng có một “người khác” là quá rõ. Một hay nhiều người khác!
Có một “chiêu” khác còn ác nghiệt hơn nữa mà bạn nữ nào muốn giữ chồng có thể áp dụng: hãy tước hết mọi nguồn tài chính của chồng. Lý do là khi đàn ông có những “cuộc chơi ở ngoài” thì tài chính phải dồi dào lắm, nhất thiết là to hơn ngân sách gia đình.
Khi “đi ngoài”, bất cứ một món kêu thêm nào cũng sẽ tốn hàng triệu chứ không phải hàng trăm ngàn.
Vậy bạn cứ mở ví “ổng” ra mà tước hết tiền mặt. Hãy kiểm soát mọi dịch vụ trong tài khoản và tra hỏi từng chi tiết. Hãy kiên
định xin tiền chồng luôn luôn, cứ hai ba ngày lại xin một chục triệu. Nếu lời xin của bạn thật chính đáng mà “ổng” vẫn không lo được thì khả năng “ổng” có nơi giấu tiền là nhỏ. Ví dụ ngày giỗ
ông, bạn hãy xin hai chục triệu, ngày giỗ cố, bạn lại xin thêm một chục nữa thì chỉ cần nhìn cách chống nhăn nhó nhiều hay ít, bạn cũng có thể đoán được dễ dàng nguồn tài chính của chồng đã cạn chưa.
Tặng “chiêu” cho bạn nữ thì tôi cũng có bổn phận với các bạn nam. Theo sự quan sát lâu năm của tôi, người phụ nữ nào đã có được một cuộc sống gia đình ổn định sẽ ít khi nào nghĩ tới việc
“đi ngoài”. Người phụ nữ sinh ra để bảo vệ khuôn viên gia đình, phản ứng tự nhiên của họ là mỗi ngày một củng cố thêm cuộc sống hôn nhân. Tuy nhiên vẫn có vài trường hợp ngoại lệ mà người chồng phải chú ý. Thứ nhất là trên một ngàn phụ nữ vẫn có một vài người lăng loàn trên cá tính bẩm sinh. Tôi gọi đó là những người phụ nữ mắt ướt (trên tướng cách, người mắt ướt có khuynh hướng dâm đãng bẩm sinh). Những người này thường có nhiều nhu cầu dục vọng, tuy nhiên không phải vì thế mà họ không tiếp tục yêu chồng. Loại người thứ nhì là những phụ nữ có mối tình đầu còn ấmi trong lòng từ tuổi thiếu niên, nhưng chưa bao giờ họ có quan hệ bất chính với tình đầu. Những người này bị tình đầu chi phối, và bạn có thể nói không sai là họ chưa bao giờ cho người chồng một tình yêu thực sự 100% trong hôn nhân, vẫn là người vợ ngoan ngoãn, vẫn sinh con đẻ cái, vẫn hết lòng trong việc bếp núc, nhưng ở đâu đó trong lòng họ còn chôn vui một thứ gì đau đáu nhớ
nhung. Họ vẫn còn giữ một phần nào đó cho cố nhân. Phần này tuy nhỏ dần theo thời gian vẫn sẽ không bao giờ phai hẳn. Nếu người chồng mà họ cưới sau này là một tay yêu vợ có hàng thì chuyện vẫn ổn. Nhưng nếu đùng một cái, trong lúc người chồng đang trác táng mà người vợ lại gặp cố nhân thì tôi không dám bảo đảm sự
vững chắc của tấm lòng người vợ. Có một trường hợp thứ ba rất khó lý giải là tình yêu sét đánh của người vợ khi gặp lần đầu một người đàn ông xa lạ. Các thầy tâm linh bảo đó là cái nợ tiền kiếp rất nặng, bất thình lình hội ngộ lại. Tình huống này rất hiếm nhưng
khi nó xảy ra thì người chồng chi đóng một vai phụ trong vở
tuồng. Còn nhiều tình huống khác, nào nói về tình yêu thì bao giờ
cho hết.
Trong mọi trường hợp, không bao giờ người phụ nữ sẽ phụ
chồng nếu không có lý do cực kỳ chính đáng. Không giống đàn ông, lòng lẻo và bướm hoa, người phụ nữ sẽ suy nghĩ chín chắn trước khi lấy quyết định. Nhưng khi họ đã quyết định rồi thì người chồng sẽ chỉ còn giữ lại rất ít ảnh hưởng trên một người vợ đã buông xa trong tư tưởng. Trong mọi trường hợp, chia tay nhau là một quyết định hợp lý nhất tuy rất đau xót.
HIỂU THÊM VỀ NHỮNG NGƯỜI ĐÀN ÔNG NHIỀU
VỢ
Đoạn này, tôi xin viết để giúp đỡ những người phụ nữ về
những hướng đi và cách cư xử của họ khi được thông tin là chồng mình có nhiều “dzợ”.
Các bạn phụ nữ nghe đây: từ Bắc chí Nam của địa cầu, từ
Đông sang Tây, người đàn ông nhiều vợ đông lắm, đông hơn các bạn tưởng tượng nhiều, đại khái gấp 3 lần số lượng bạn có thể
tưởng tượng.
Thứ nhất, phải định nghĩa thế nào là “dzợ”. Cưới hay không, những người phụ nữ đôi khi rất cần bám lấy một người đàn ông để có được một số thứ họ thiếu: tài trợ, một chút nhu cầu sex, một vai rộng để vin, vài câu khuyên nhủ để tự tin. Có điều là những người đàn ông mang được tất cả những cá tính này không đông lắm, do đó mới xảy ra sự “tụ tập” rất tự nhiên của những người phụ nữ chung quanh những đàn ông này.
Xưa kia, tôi có một ông bác tên là Tiên. Bác có chính thức 4
bà ngoan ngoãn mà bác yêu đồng đều. Bác là một cậu ấm trong một gia đình đại gia kiểu xưa. Đất đai quá nhiều, cứ bán dần đi để
trang trải cuộc sống, và có thể nói không quá là chính những bà vợ
cũng là những khoản đầu tư chứ không phải những vui thú đơn thuần. Bà cả thì lấy để đẻ con. Gia đình bác đông con nên có đủ
nhân sự làm ruộng. Bà thứ nhì thì bác lấy vì tài năng nấu rượu. Bà
này nấu rượu ngon nhất tổng, thế là nhà bác luôn luôn có rượu ngon để đón khách. Bà thứ ba thì vô địch phân phối nông sản, trong đồn điền của địa chủ trồng bất cứ thứ gì là bà đều có khả
năng trôi hàng, buôn bán rất giỏi và giúp cho bác Tiên luôn luôn sung túc. Bà thứ tự thì vô địch chơi bài, nên ông bác cưới cũng vì bà chơi bài rất giỏi, thêm vào đó bà đẹp và ăn nói lịch thiệp nên khách tới thăm bác tôi luôn luôn rất đông. Thành thử, khả năng sinh tồn là bà cả, có thể ví bà như một công ty bảo hiểm. Bà hai là một cỗ máy sản xuất. Bà thứ ba có thể gọi là một giám đốc marketing và bà thứ tư là nơi thư giãn. Bốn bà chằng bà nào cho chọe với bà nào, âu cũng phải nhìn nhận ông bác quá giỏi.
Nhưng cũng có nhiều loại đàn ông khác nhiều vợ vì những động lực khác. Tôi không kể trường hợp những người đàn ông quá thành công về mặt tài chính nên thường hay thích sưu tập chân dài hoặc tim nóng đủ mọi kiểu. Các em này chẳng đòi hỏi gì nhiều, một cái biệt thự với một xe 4 bánh có tài xế là các em vui, chẳng màng tới việc “anh” có bao nhiêu vợ. Những cô này thích làm vợ
lẽ lắm vì chẳng phải làm gì suốt ngày, lại còn chỉ mong “ảnh quên em đi thì em đỡ phải hầu”, miễn là cứ mỗi cuối tháng em nhận được tiền phụ giúp hậu hĩnh. Hình như có nhiều bài hát mới ca tụng “em chỉ muốn làm nhân tình thôi” cho dù anh muốn hỏi em làm vợ! Dưới một góc cạnh nào đó, phải nhìn nhận làm nhân tình sướng hơn làm vợ nhiều, ít nhất là chẳng phải lo chuyện cúng bái tổ tiên và phụng đỡ cha mẹ chồng, đã có bà vợ chính thức lo hộ
rồi.
Cũng có rất nhiều đàn ông thiếu thốn một cái gì nên thèm khát một mối tình kín đáo ngoài khuôn viên hôn nhân. “Cái gì? là cái gì? Ông có thể thiếu tình yêu, thiếu sex, thiếu bạn tâm tình, thiếu món ăn ngon, hay đôi khi chỉ thiếu chút chiều chuộng, thèm khát được xoa tóc rồi hôn chùn chụt. Những người đàn ông này thường có bà vợ hơi nam tính, giọng ồ ồ, cử chỉ quyết đoán, ăn nói văng mạng, thiếu tế nhị. “Tôi” của chồng thì công khai sáng trưa chiều tối cho những bà bạn cùng chung tâm tình. Chồng có đồng
nào thì tịch thu hết. Thử hỏi đàn ông nào mà chịu nổi những thứ
người như vậy?
Thế rồi đạo giáo cũng có phá giới. Đạo Hồi chẳng hạn, cho phép mỗi người đàn ông có chính thức 4 vợ, với điều kiện cả 4 ả
đều được đối xử công bằng tuyệt đối. Chuyện công bằng không phải là chuyện đùa đâu bạn ạ, vì sẽ có một cố đạo theo dõi cả 4
cuộc hôn nhân. Hễ có sai sót nào làm cho một trong 4 bà phiền lòng thì khả năng ông chồng bị phạt rất cao. Đôi khi bị cố đạo phạt roi. Người ta giải thích rằng đạo cho phép có 4 vợ là vì xưa kia, đàn bà nhiều quá, đàn ông lại ít, do đó đạo mới có chính sách nhân đạo đối với những người phụ nữ không tìm được chồng.
Chỉ đạo Hồi mới tạo được một thế công bằng công khai giữa các bà vợ, chứ ở một đạo giáo nào khác thì người vợ lẽ
thường bị đối đãi như “bồ nhí”. Thành thử khi bồ nhí quá bức xúc, ghen tức thì lắm chuyện có thể xảy ra, đôi khi đi tới thảm cảnh. Tôi đã chứng kiến cảnh hai bồ nhí đánh nhau trong khi bà cả hết sức can họ. Cơn ghen là giữa các bồ nhí với nhau chứ không ghen bà cả, vì đơn thuần khi là phận cả thì bồ nhí đã xem bà như đồ cổ rồi, và tất nhiên bà cả đã thua cuộc từ lâu!
Tôi sẽ kết luận chuyện lăng nhăng này bằng một thông tin tặng tất cả các bà vợ ngoan ngoãn nào (của thời nay) chưa biết sự
thật: chắc hẳn các bà vợ chân chính chị có thể nghĩ rằng gia quyền của người ta mới có vấn đề chứ nhà mình thì không! Nếu nghĩ thế
thật thì quý vị có khả năng làm đấy.
Tình huống kể trên thật đáng tiếc, tôi chưa thấy gia cảnh nào giải quyết dứt điểm và ổn thỏa được nó. Chấp nhận nhân duyên là như thế chẳng an ủi gì mấy, mà cũng chẳng chỉnh đốn được gì nhiều. Còn không chấp nhận mà gây sóng gió thì kết quả
có khả năng là tạm yên, nhưng sẽ yên được bao lâu?
Thế nhưng trường hợp những người vợ có nhiều người yêu ngày nay cũng không hiếm. Cách đây 30 năm, tại Singapore, chính phủ mờ một cuộc tham khảo đại chúng về nếp sống của người dân.
Đại khái chính phủ chờ đợi một kết quả nào đó phù hợp với những
giáo lý Khổng Mạnh. Than ôi, họ đã vỡ mộng. Hơn 30% phụ nữ
tại Singapore đã từng yêu “ngoài khuôn viên chính thức” khi chưa tới tuổi 40. Nhưng ngay sau đó, khi tới tuổi 50 thì tỷ lệ lên tới 50%. Có nghĩa hơn một nửa người chồng tại Singapore đã mọc sừng. Một hay nhiều lần. Chung quy, cuộc sống ngày nay biến đổi con người. Người ta lấy vợ lấy chồng như mua một chức năng. Y
như sắm một chiếc xe ô-tô hoặc tủ lạnh. Hễ đã sắm một lần rồi thì cái gì cấm họ mua thêm một phiên bản nữa? Rõ ràng cụ Khổng và cụ Mạnh cần được hỗ trợ thêm một cách tích cực.
Và tất nhiên, số người tái hôn cũng đông hơn do sự trà trộn vô tội vạ của những thói xấu với những áp đặt của cuộc sống.
TÁI HÔN
Tái hôn là một đề tài vô cùng phức tạp, vì hầu hết việc tái hôn đều có ẩn ý, phải cân nhắc nặng nề hơn hôn nhân đầu tiên. Tôi không tính những cuộc tái hôn của những cụ già bảy, tám mươi tuổi trong viện dưỡng lão, bởi đây là một mối tình của sự cảm thông, một thứ tình yêu thật, không màu mè phấn son, kính trọng, khắng khít và chia sẻ trước khi dắt tay nhau về trời. Đồng tiền không xuất hiện trong trường hợp này, nếu giả định là cả hai người bạn già đều có đủ ngân sách để cáng đáng cuộc sống tại viện dưỡng lão!
Trong mọi trường hợp tái hôn khác, hai người đều đã có nhiều trải nghiệm. Họ không còn vô tư nữa, cho dù họ yêu nhau đến mức nào. Trong sự tính toán, không thể nào bỏ qua những vấn đề tài chính, vì mỗi bên đều đang có sẵn những chi phí phải trang trải và những sự chờ đợi. Sự chờ đợi từ người phụ nữ sẽ nóng nẩy hơn, tham khát hơn. Vì vậy, đàn ông tái hôn nên có tài khoản riêng, ngoài sự dòm ngó của bất cứ ai.
Một vấn đề khác, khá gay go sẽ được đặt ra nếu cả hai bên đều đã có con riêng và còn muốn có thêm con với nhau. Đó là vấn đề chia gia tài. Một ngàn kiểu, một trăm giải pháp. Tôi sẽ không viết thêm về những giải pháp, những lời khuyên của tôi là hai người phải thảo luận với nhau, đi sâu vào chi tiết pháp lý trước khi
ký hợp đồng hôn nhân, vì nếu điều kiện sống chung và chia của không thật rõ ràng thì sau này sẽ có vấn đề lớn lắm.
Tại Việt Nam, luật chia gia tài chưa được hệ thống hóa như
ở các nước tân tiến. Nếu bạn tái hôn với một Việt kiều thì bạn nên biết là luật ở xứ sở tại của người Việt kiều sẽ có khả năng được áp dụng. Luật nước Pháp, Hoa Kỳ, Canada hay Úc khá khác nhau.
Ngay cả khi không tái hôn mà chỉ sống với nhau thôi, luật của nước Pháp cũng có những điều khoản về gia tài khá phức tạp.
Cô dâu tái hôn nên cân nhắc thật kỹ. Nếu cô chỉ khai đơn thuần, khi chồng Việt kiều qua đời, cô là người vợ kế hay là bạn đời trên 10 năm thì quan tòa của nước sở tại sẽ bênh vực quyền lợi của cô. Tốt rồi. Nhưng thử tưởng tượng xem, nếu quan tòa tại Pháp hay Bỉ, hoặc Hoa Kỳ mời cô sang hầu tòa mỗi tháng một lần đến khi nào vấn đề được giải quyết dứt điểm thì cô sẽ phải lục tục ngồi máy bay, gặp luật sư cũng như thông dịch viên trong nhiều tháng.
Giả định như có kháng cáo từ người vợ đầu, chuyện có thể kéo dài nhiều năm! Đôi khi tiền của, gia tài không đủ để trang trải các chuyến đi và phí luật sư cũng như thông dịch viên. Hãy biết thế mà có được cách nhìn thực tế, thay vì lăng xăng cái gì cũng đòi mà sẽ
mất nhiều hơn là gặt hái.
LỜI KẾT
Khi chỉ sống được 50 năm cuộc đời thì người ta phải vội sống, đó là trường hợp thông thường ở đầu thế kỷ XX. Nhưng khi mọi người có thể sống tới 80, 90 tuổi, bạn hãy dành thời gian cho thời trẻ vô tư, cho sự học hỏi và trải nghiệm, cho việc tạo sự
nghiệp. Tình yêu lúc nào cũng sẵn có bên cạnh bạn, nếu bạn muốn.
Nhưng cưới hỏi, hôn nhân lại là một chuyện khác hẳn.
Và ngay ở đây, tôi khẩn khoản xin các phụ huynh hãy nghĩ
lại vai trò của mình, trong một xã hội ngày nay phức tạp hơn nhiều, cần tỉnh táo và tinh vi hơn nhiều và nhất là tránh cho con của mình có những tổn hại khi chúng phải gánh những trách nhiệm mà chúng chưa cáng đáng nổi. Các bậc phụ huynh hãy sống cuộc đời của các bạn đi, để cho con bạn hoàn toàn tự do trưởng thành
trước khi bước thêm vào trách nhiệm mới. Cuộc đời của con cái, khi chúng đã trưởng thành, là hoàn toàn của chúng. Bạn hãy hết sức tránh can thiệp vào, trừ khi chính con bạn mở lời xin cha mẹ
giúp. Mà ngay trong trường hợp này, phụ huynh cũng nên để cho con tự quyết và tự quản.
Tóm lại, yêu thì cứ yêu, vì tình yêu quá thiêng liêng, quá vui thú quá cần thiết, nhưng hãy chỉ bước tới hôn nhân khi thực sự
cần hôn nhân để tiến bước, bạn nhé!