Một đời như kẻ tìm đường - Chương 10
Chương 10
Dấu ấn của thành công, hiện chứng của thất bại There are no secrets to success. It is the result of preparation, hard work, and learning from failure. Để thành công, không có bí quyết, chỉ toàn là sự chuẩn bị kỹ lưỡng, làm việc miệt mài, và rút tỉa bài học từ những thất bại.
COLIN POWELL
Honesty is the fastest way to prevent a mistake from turning into a failure. Thẳng thắn là cách nhanh nhất để tránh cho một lỗi lầm nhỏ biến thành một thất bại lớn.
- JAMES ALTUCHER
Trước khi bạn tiếp tục đọc chương này, tôi thấy cần thiết phải làm rõ một vài ý niệm. Có thể những ý niệm tôi đưa ra rất chủ
quan, chi đúng cho riêng cá nhân tôi, nhưng tôi cho rằng cuộc sống sẽ mất hết ý nghĩa nếu mỗi cá nhân không tự làm rõ triết lý của thành công và bản chất của thất bại. Đối với bạn đọc, thành công là gì và thất bại là như thế nào?
Nếu bạn nghĩ rằng vật chất đánh giá sự thành công, tôi rất trân trọng chúc mừng nếu bạn đã có nhà lầu, xe hơi và một tài khoản ngân hàng kếch xù. Không có gì để trách bạn, mà ngược lại còn trân trọng rằng bạn đã tới mục đích của mình. Chúc bạn làm giàu thêm, có thêm nhiều nhà lầu, nhiều xe, và có nhiều tài khoản kếch xù hơn nữa, nếu đó vẫn còn là giấc mơ của bạn. Trong trường hợp bạn đã có tất cả những thứ đó khi còn trẻ, thì không có gì cấm
cản bạn mơ tới việc chiếm mọi kỷ lục, kiểu Guinness. Nhưng tôi xin làm rõ ngay: tôi không viết chương này cho bạn, vì bạn đã thành công, ít nhất theo ý nghĩa của thành công mà bạn đã chọn.
Phải thú thật rằng tôi suýt rơi vào trường hợp của bạn khi tôi trạc 45 tuổi, lương to khủng (thuế vụ cũng cao ngất ngưởng), nhà thì tôi có nhiều, ở trung tâm tại nhiều thủ đô, còn tài khoản thì tôi có đủ
để tiêu xài không cần suy tính. May mà tôi đã gặp sự cố và hiền nhân, cả hai đã lôi tôi ra khỏi địa ngục của vật chất, một địa ngục vừa ngọt ngào, vừa vô tư. Và chính sự ngọt ngào và vô tư đó là của của địa ngục, giống như Từ Thức đã lên cõi tiên, chỉ ăn ngon và ca hát vui vầy bên tiên nữ. - Còn nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn ý nghĩa của thành công, cũng như của thất bại, hãy trân trọng với trải nghiệm của hơn 70 năm cuộc sống. Tôi mong bạn hãy đừng xem nhẹ những suy tư của tôi, vì mỗi ngày, mỗi tháng, mỗi năm tôi đã có dịp quan sát, trải nghiệm. Bạn hãy hoàn toàn tin rằng bao nhiêu thất bại đắng cay nhất (kể cả gần sạt nghiệp) cũng như những lúc vinh hoa nhất, tôi đã hầu như được nếm hết mùi vị rồi. Tôi thuộc loại người theo đuổi ý tưởng đến cùng, và việc đầu tiên tôi thường làm là nhìn vào “kính chiếu hậu” để hiểu rõ những lý do của sự
thành công và thất bại vừa qua. Và tôi suy nghĩ, rồi điều chỉnh.
Sách này cũng có thể xem như kết quả của 70 năm tự điều chỉnh không ngừng.
Kết quả là tôi đã kịp có 25 năm hạnh phúc với chính bản thân từ khi buông bỏ những ý tưởng thừa, vô nghĩa, và tiếp tục nhẹ
nhàng tạo hạnh phúc thật cho chính mình. Từ khi tìm ra được những lời giải trên lộ trình, tôi mới vỡ ra một điều vô cùng kinh khủng: tất cả chúng ta, không thiếu người nào, đã mất rất nhiều năm tháng, không những đi hướng sai, mà còn cố tình chọn lộ trình đi ngược hẳn hoặc trên hẳn khả năng. Chúng ta giống như những gã cao bồi rút súng tự bắn vào chân mình, đẩy lui hạnh phúc đi xa và ôm ấp lấy những thứ giấc mơ của sự tham lam vô ích, hành động của sự vô nghĩa, tư duy của sự vô cảm. Cùng một lúc, trong khi làm vậy, chúng ta lại hoang tưởng là mình đang tích cực xây
dựng hạnh phúc bản thân. Thật bi hài quá sức tưởng tượng. Trong những trang tới, tôi sẽ giải thích rõ hơn.
Tôi chia sẻ về thất bại và thành công bởi sự thăng trầm của cuộc sống là mối quan tâm của số đông, và là câu hỏi số một khi mình còn trẻ, vừa bước vào đời thật. Nhưng còn một lý do khác nữa, sâu sắc hơn nhiều: quan niệm về thất bại hay thành công mới là đề tài thật của quyển sách này! Bạn nhớ lại xem, sách bắt đầu bằng việc chọn môn học nào để thành công, rồi đi tới khái niệm rằng thành công đánh giá sự đi tới và đạt được những mục tiêu mình chọn. Đi đến đó rồi, tức đã đạt được mọi mục tiêu, đôi khi vẫn chưa thể gọi là thành công! Nó vẫn là thứ thành công mà các xã hội tiêu thụ đánh giá bằng con số khách quan. Thật vậy, nếu bạn tự so sánh với một đại tỷ phú nào đó, như Bill Gates hay Warren Buffett trên những tiêu chuẩn của Forbes chẳng hạn, thì có khả
năng bạn cảm thấy mình quá nhỏ bé, thậm chí quá luộm thuộm, và từ đấy bạn có thể ngộ nhận rằng mình chỉ lớn bằng con kiến, chậm như con rùa, và dốt nát như con lừa. Để rồi bạn bắt đầu cảm nhận được sự đau khổ của kiếp người thua kém. Không bạn ạ! Và đây chính là một thông điệp của tôi: ai cũng đạt được thành công - nó gần hơn bạn tưởng. Thành công chính là một li còn thiếu, khiến bạn còn thất bại, vì thành công với thất bại gần nhau lắm, đôi khi chỉ cách nhau đúng một li! - Tôi quen khá đông những người bạn rất giàu có, và đây là thứ giàu có với mồ hôi nước mắt, kiếm tiền đạo đức. Vậy mà hầu hết bạn giàu của tôi luôn luôn ở trong trạng thái bất mãn với cuộc đời, thậm chí đau khổ, trong khi người kém giàu nhất trong số ấy có lẽ cũng phải có một trăm lần vật chất mà tôi có. Rõ ràng, ý niệm thành công còn chứa nhiều thứ khác mà họ
không có! Vậy những thứ đó là gì, tôi sẽ xin giải bày. Bạn hãy tự
nhủ Ông Trời công bằng lắm. Ai ai cũng có thể thành công, cho dù nghèo hay giàu, cao hay thấp, có học hay không, đẹp hay xấu. Nếu bạn đi tìm những minh họa của sự thiếu hạnh phúc thì chỉ cần đọc danh sách của những người quyền cao chức rộng nhất hành tinh, cũng như những người có đủ tài sản để nuôi cả họ, cả làng trong mười thế kỷ. Thế mà bạn chỉ cần nhìn sang ông hàng xóm già, bất
thình lình bạn vỡ ra: không khéo ông bạn đó mới là người hạnh phúc. Ở ngay bên cạnh nhà bạn.
Thời nay khó thất bại lắm, vì ai ai cũng cần người khác thành công để chính mình thành công. Điều này nghe có vẻ mâu thuẫn kinh khủng vì vẫn có quá nhiều người mang cảm nhận thất bại là chính. Đừng bao giờ sợ không ai để ý tới mình, mà hãy sợ
người ta cần mình quá. Trong một xã hội đòi hỏi sự tạo giá trị mỗi giây mỗi phút, bạn cứ yên tâm, họ không thể quên bạn. Nhưng nếu chỉ làm cho xong việc thì bạn sẽ phải tranh thủ để giữ được chỗ
của mình, vì bạn chi giống tất cả những nhân viên khác: không có sự khác biệt nào làm cho đối tác quyến luyến bạn.
Chúng ta bắt đầu cuốn sách bằng việc chọn môn học để
thành công, chúng ta sẽ khép sách này với một tư duy hoàn toàn khác.
* * *
Trong nhiều cuốn sách của mình, tôi đã nhắc nhở rằng chúng ta đều sống trong xã hội loài người! Vậy chúng ta có thể
khẳng định một cột chân lý đầu tiên là mỗi chúng ta không thể thất bại nếu mọi người chung quanh thực sự quý mến chúng ta. Được toàn xã hội yêu và trân trọng thì không thể nào thất bại, có phải thế
không? Vậy thì mỗi khi chúng ta khoe nhà lầu, phô trương siêu xe, ca tụng con cái đẹp, kiêu ngạo với cuộc sống xa hoa thì chính chúng ta đang vô tình tạo ra những điều kiện để thất bại. Chẳng phải có xe, nhà, con đẹp là một tội, mà chính việc phô trương những thứ này mới là thiếu ý thức. Khoe là tự tách rời một chút ra khỏi xã hội bình thường. Khoe là tìm hạnh phúc trong sự khoái trá hơn người, và tất nhiên làm vậy cũng có nghĩa mình đang sống vì những gì người khác nghĩ về mình, chứ không vì chính cảm nhận của bản thân.
Một cột chân lý khác là số đông chúng ta đặt mục tiêu cho cuộc sống một cách thật thiếu ý thức. Toàn vật chất là vật chất. Cả
nước muốn làm CEO, hình như chỉ có làm CEO mới thành công chăng? Từ CEO tràn ngập các trang giấy, các chương trình tivi,
những đề tài hội thảo, thậm chí muôn vàn các thẻ tên giả hay dởm.
Giấc mơ duy nhất của một phần lớn dân tộc đấy. Bất chấp học thức, bất chấp con người thật đằng sau giấc mơ, bất chấp khả năng, tài cáng, hãy cứ làm CEO đã. Tôi thực sự ngao ngán với sự nhất nhất không không đó, giống như một ám ảnh ăn thấu vào xương thịt. Tư duy làm quan đôi khi còn che giấu chăng một ý đồ nào khác nữa. Ở đây, tôi xin có lời cáo lỗi những CEO chính hiệu, những Tổng giám đốc giỏi giang của những doanh nghiệp phồn thịnh. Tất nhiên tôi rất trân trọng việc làm của họ, cho dù họ là CEO của những doanh nghiệp lớn, nhỏ hay vừa.
Đến khi được trông thấy tại nhiều nước Âu Tây cũng như
Nhật Bản những bạn trẻ nằm la liệt trên bãi cỏ vườn hoa một ngày đẹp trời, đọc sách mải mê, âu yếm hạnh phúc mà họ đang hướng, ngay tại đó, ngay lúc đó, tôi mới hiểu được hố sâu còn chia cách văn hóa của những con người rải rác trên thế gian. Một bên là hấp thụ văn hóa, còn bên kia là tranh thủ, tranh thủ và tranh thủ để gắn cho bằng được ba chữ C, E, O vào nút áo.
Nhưng đọc đến đoạn này, bạn có lẽ muốn kéo tôi trở lại thực tế của sự tranh thủ, nên tiếp theo đây sẽ là những thứ mắm muối có khả năng giúp bạn thành công trong nghề nghiệp.
Những trường hợp kinh điển về thành công cũng như về
thất bại:
1. Tập nhận diện vấn đề mình phải giải quyết
Bạn là chủ một công ty khởi nghiệp. Rất đông công ty, nhất là những công ty khởi nghiệp, không nhận diện kỹ càng nhiều yếu tố trước khi đầu tư. Đầu tiên là việc hiểu khách hàng, nhu cầu chi tiết của họ. Rồi các đối thủ cạnh tranh cũng như những sản phẩm cạnh tranh. Sau đó, hiểu rõ giá trị của sản phẩm của mình, và giá nào là giá hợp lý để thị trường đón nhận, vv... Đến khi bạn bắt đầu góp vốn và giải ngân, những trường hợp thất bại kinh điển nhất là tưởng vốn chỉ xuất một lần, kỳ tình trong một dự án, có rất nhiều lúc phải xuất thêm vốn. Quảng cáo thường là một mục luôn luôn bị
đánh giá thiếu sót. Rồi cuối cùng là rủi ro. Có rất nhiều loại rủi ro
khách quan từ bên ngoài, nhưng rủi ro thường đưa tới thất bại nhiều nhất lại là rủi ro từ bên trong, các đối tác cùng góp vốn không định nghĩa kỹ lưỡng luật chơi và vai trò của mỗi đối tác, trong thời kỳ bình thường cũng như khủng hoảng.
Đối với những sinh viên, nhận diện vấn đề là tìm hiểu những lộ trình sau khi mình đã lựa chọn một môn học hay một trường chuyên môn nào đó. Ở đây, trường hợp nhức đầu nhất là sự
can thiệp của phụ huynh với ít nhiều tự ái của người cha hoặc tình thương quá nông nỗi của người mẹ. Ít khi nào được thấy một học sinh biết dàn xếp câu chuyện với cha mẹ một cách ổn thỏa. Thực ra, cha mẹ sẽ vui vẻ và tin tưởng ngay nếu đứa con chứng tỏ đã bỏ
công tìm hiểu kỹ lưỡng những lộ trình tương lai cùng với một hay nhiều người thầy hoặc tư vấn chuyên nghiệp, rồi đem về cho cha mẹ những thông tin thuyết phục về những người bạn tùng theo lộ
trình tương tự, họ đã gặp những khó khăn nào, vào lúc nào, họ đã vượt qua ra sao. Câu chuyện giữa cha mẹ và con, nếu khô cằn kiểu
“tao bảo mày...” và “con chỉ thích...” tất nhiên sẽ đưa tới những mâu thuẫn khá éo le. Trong vài gia đình còn đi tới xung đột. Người cha sẽ có cảm nhận là đứa con chưa đủ chín chắn để quyết định (nhưng chính mình cũng không biết gì hơn đứa con), trong khi đó người con lại cảm nhận là “mình có quyền chọn thứ gì mình muốn”!
Trường hợp người con đồng thuận với cha mẹ quá vội vàng cũng không tốt. Tôi đã gặp vài trường hợp rất giống nhau kiểu cha là bác sĩ, mẹ là bác sĩ, chị ruột là bác sĩ... vậy con đương nhiên không cần phải chọn với lựa, con cũng sẽ là bác sĩ. Tuy sự chọn lựa của đứa con đáng được trân trọng, nhưng các cha mẹ cũng nên khuyên con tìm hiểu thêm với nhiều tư vấn ở ngoài gia đình để
tránh những trường hợp hơi bồng bột do niềm tự hào chính đáng về gia đình của mình.
Cha mẹ trồng táo, ông bà trồng táo, họ hàng đều trồng táo nhưng dễ có khi đứa con trong gia đình lại than thở tại sao mình lại phải trồng táo? Chẳng ai bắt mình trồng táo cả, nhưng nếu chuẩn bị
cẩn thận cuộc đối thoại thì mình sẽ thành công trong việc thương
thảo với cha, với mẹ. Ví dụ: Người con có thể nói với cha rằng
“Con đã nghiên cứu nghề trồng táo cha ạ. Ngày nay, công nghệ
thay đổi giúp rất nhiều cho việc trồng táo hiệu quả, con xin để nghị
cha cho phép đi tìm hiểu mấy hướng trồng mới trước khi trở về với công tác truyền thống”. Dám chắc người cha sẽ mủi lòng và để cho con đi học công nghệ thông tin!
Sau khi tìm hiểu kỹ lưỡng thị trường, công nghệ, sau khi tham khảo các bậc lão thành và các tư vấn chuyên môn, thì vẫn còn một giai đoạn nữa phải thực hiện một cách thật liêm khiết và tỉ
mi: giai đoạn thử nghiệm. Chế ra một món ngon thì cho gia đình nếm trước. Nhưng sau đó cần có sự nêm nếm của những cơ quan và những kịch sĩ bên ngoài vô tư. Liệu người trẻ hay già có thích không? Liệu phụ nữ hay nam giới có chuộng không? Bán cho người văn phòng được không hay chỉ quảng bá ngoài chợ? Tất cả
những câu hỏi đó đều phải có lời giải trước khi lấy quyết định dứt điểm để đầu tư.
Ngay ở đây, tôi xin mở một dấu ngoặc thật dài: người Việt chúng ta luôn luôn lý luận “đầu vào” mà ít khi lý luận “đầu ra”.
Cách lý luận đó sai bét khi đi buôn bán, cũng sai bét khi suy luận về những vấn đề mang tính đại chúng. Sau đây là vài ví dụ: Bạn nọ có một miếng đất đẹp để trồng thanh long. Trong lòng chắc hẳn bạn ấy nghĩ rằng thanh long ngon ngọt sẽ bán được nhiều. Nhưng bạn ấy thấy vườn bên cạnh trồng thơm cũng ngọt ngào thơm tho, thế là bạn ấy cũng trồng thơm. Rõ ràng đây là thái độ của người chỉ tính đầu vào (trồng gì?) mà không màng một giây một phút nghĩ tới khách hàng, tức là đầu ra (bán cho ai, người ta có thích loại thanh long và thơm này không, hệ thống phân phối ra sao... ). • Ông nọ có một miếng đất thật đẹp ở cửa biển nên có ý nghĩ xây một khách sạn sang trọng, xứng đáng với phong cảnh. Ở
đây, lại cũng chỉ nghĩ đến đầu vào mà không nghĩ tới đầu ra (ai sẽ
ở khách sạn, loại khách nào, với giá phòng bao nhiêu, vị trí không có bãi cát sẽ ra sao, ở ngay khu chài lưới đánh cá có vấn đề gì không... ).
Ở nước ngoài, người ta sẽ khảo sát thật kỹ lưỡng thị trường, rồi sẽ phỏng vấn khách hàng tiềm năng về mùi vị, về giá cả, về
cách trình bày, về bao bọc sản phẩm trước khi họ mô phỏng số
lượng bán được mỗi tháng, mỗi năm. Có được con số quý báu này rồi thì mới tính được số vốn đầu tư và sản phẩm nào sẽ đáp ứng sự
chờ đợi của thị trường.
Dễ có thể sau khi làm hết tất cả những thứ đó, bạn vẫn không thành công! Vào đúng lúc đó, bạn hãy tự nhủ không ai thành công ngay lần đầu cả. Và chăng, nếu bạn không thực hiện tất cả những sự chuẩn bị cần thiết thì khi thất bại, bạn sẽ không tìm ra những lý do của thất bại, bạn sẽ mù tịt và bạn sẽ kết luận chung chung là vận may chưa tới. Phải chuẩn bị kỹ rồi mới tìm ra những thiếu sót còn lại. Người tìm ra những lý do vì sao thất bại chắc chắn sẽ thành công vào hồi sau! Còn người kết luận chung chung sẽ còn thất bại tiếp, đến khi hiểu được lý do thực của thất bại ban đầu.
Chính vì thế mà sự liêm khiết, thành thực với chính bản thân rất quan trọng.
2. Làm cho xong
Đây là một cá tính khác của dân tộc. Không dân tộc nào làm xong việc nhanh bằng chúng ta, cả người nước ngoài cũng nhận định như thế, nhưng cùng một lúc không dân tộc nào “làm cho xong việc” như chúng ta. Tư duy “làm cho xong” là tư duy thất bại.
Một bài toán có ba giải pháp. Người Việt sẽ tìm ra giải pháp đầu trong khoảnh khắc. Họa may sẽ tìm ra giải pháp thứ hai.
Nhưng sẽ không bao giờ bỏ công tìm ra giải pháp thứ ba. Người Tây Phương cũng như người Do Thái sẽ bỏ công tìm giải pháp thứ
ba, và sẽ tìm thêm nữa, cho đến lúc họ chứng minh được rằng bài toán chi có ba lời giải. Thái độ làm việc cặn kẽ đến nơi đến chốn mới cho phép tạo sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, từ đó tạo giá trị mới. Ở đây, tôi mong mọi người đều ý thức được rằng giá trị
của một sản phẩm nằm ở mắt xích cuối cùng chứ không Ở sản phẩm thô. Cả dân tộc chúng ta vất vả để cuối cùng chỉ xuất ra sản phẩm thô, chưa biến chế, một nấc trước khi có được giá trị của sự
khác biệt!
Từ nhiều ngàn năm, chúng ta đã luôn luôn tự quản lý, tự
nuôi, nhưng chúng ta không tạo thêm giá trị, nhất là khi đó là giá trị chung chứ không phải riêng tư.
Ít khi nào tôi được chứng kiến hạnh phúc tột độ của bạn đồng hương khi bạn ấy đã tìm ra mọi giải pháp, chứ không phải một. Ngược lại trường hợp “một lời giải” lại quá phổ biến. Có bạn còn hỏi thêm: “Tìm nữa để làm gì?”.
Đây là một câu hỏi mà chúng ta cần phân tích và tìm hiểu!
Để lấy một ví dụ, tôi xin kể những cuộc đấu thầu mà tôi đã thắng để so sánh với những cuộc đấu thầu trong nước. Xưa kia khi đội của tôi đấu thầu để lấy dự án, tôi luôn luôn nhấn mạnh với họ
phải tìm cho bằng được những upsides trong đề xuất của chúng tôi.
Upsides có thể dịch là những lợi ích thêm nữa, trong khi chúng tôi vẫn có đề xuất hợp lệ. Ví dụ trong một dự án đường metro ở
Singapore, chúng tôi chứng minh là “nếu metro bị sự cố” thì giải pháp của chúng tôi còn những điểm lợi thêm, đó là những upsides, rằng sẽ cho phép thoát nguy nhanh hơn, dễ hơn, và rẻ hơn. Quả
nhiên, dù không ai nghĩ rằng một ngày kia metro sẽ có sự cố, nhưng các giải pháp của đối thủ không mang lại thêm những upsides như chúng tôi, nên chúng tôi đã thắng dự án cho dù giá thành cao hơn các đối thủ một chút.
Trong khi đó, hầu hết các cuộc đấu thầu tại Việt Nam đều xoay chung quanh giá rẻ, thời hạn thi công ngắn nhất có thể, chấm hết. Và tất nhiên, khi cử đấu thầu kiểu đó thì giá càng ngày càng hạ
thấp, thời hạn thi công càng ngày càng ngắn, do không còn tiêu chuẩn nào khác để so sánh. Ít khi họ nghĩ tới những upsides. Liệu tôi viết thế có rõ và công bằng không?
Tiếp theo là một ví dụ điển hình và khá tiêu biểu. Có rất nhiều nhóm khởi nghiệp tới thăm tôi xin giúp ý kiến. Hầu hết đều
có những ý tưởng rất hay để khởi nghiệp. Nhưng sau khi lắng tai nghe trình bày xong dự án, tôi mới cảm nhận được các em ấy chi muốn bán cho xong dự án của mình chứ không có mong muốn phát triển thêm dự án. Đây là một cá tính, có lẽ chẳng của cả dân tộc, chỉ muốn bán vội cho xong một dự án đầy giá trị tiềm năng.
Hầu hết các em không ý thức được rằng cố phát triển thêm, lúc mà sản phẩm còn ở trạng thái “thô”, sẽ tạo thêm giá trị lớn. Thật vậy, càng thêm càng làm cho giá trị được nhân lên (chứ không phải được cộng thêm). Nếu ông Jeff Bezos thỏa mãn thuở đầu với việc bán sách cũ qua thương mại điện tử, có lẽ ông chỉ là triệu phú. Khi lan tỏa mô thức ra mọi loại sản phẩm thì ông đã nhận giá trị của Amazon lên 100 lần. Đến khi thực hiện được việc giao hàng ngay trong ngày đặt hàng thì ông đã nhận thêm 10 lần giá trị doanh nghiệp của mình. Apple, Microsoft cũng vậy. Giá trị sản phẩm thủ
của họ chỉ là đơn vị một tỷ đôla, nhưng khi họ nâng cấp không ngừng thì giá trị tăng lên hàng ngàn lần.
Tôi viết như vậy để khuyến khích bạn đọc nên cố gắng đi xa nhất có thể trong việc trau chuốt và nâng tầm sản phẩm, chứ không vội kiếm chút cháo khi sản phẩm mới thành hình. Giá trị tiềm năng của mỗi sản phẩm rất cao nếu so với nguyên mẫu ban đầu, và cũng vì lý do này, tôi mong các bạn trẻ Việt ý thức và hành động theo chiều hướng cải tiến không ngừng. Bạn nhanh nhẩu thì tốt, bạn bán rẻ cũng tốt, nhưng khi tư duy hay việc làm của bạn mang một giá trị cao hơn thì đừng lo, bạn chắc chắn phải thành công.
Vậy bạn hãy nghe tôi, từ nay hãy tạo giá trị cao nhất có thể
cho mỗi việc mình làm, và bạn sẽ ngạc nhiên là thế giới sẽ chuộng bạn đến độ mà thành công là kết quả dĩ nhiên, thậm chí sẽ lặp đi lặp lại. Và đừng bao giờ lo có một ngày họ chia tay với bạn.
Những người làm việc cặn kẽ như bạn quá quý hiếm nên chẳng ai muốn đẩy bạn đi chỗ khác.
Người làm việc tới cùng sẽ cảm nhận được niềm hạnh phúc khám phá được chính mình, vì mình đã đạt tới giới hạn của khả
năng. Trong cuộc đời, những người thất bại là những người không biết khả năng thật của mình, họ chưa bao giờ tự thách thức, chưa
bao giờ đi xa nhất có thể mà chỉ “làm cho xong”. Thú vị gì khi chỉ
làm cho xong”, vì khi đó, bạn sẽ cảm nhận rằng mình chỉ là một người làm mướn bị lợi dụng, thậm chí một tỳ nô cho việc của người ta.
Mà đó là sự thực. Xưa kia, trong đội của tôi, cũng có một vài người hay “làm cho xong” nên tôi thường chỉ sai chuyện lặt vặt với kết quả cụ thể. Nhưng tôi cũng có nhiều cộng sự với bộ óc cầu tiến hơn, một trái tim to nóng hơn. Những người này thì tôi không sai bảo, mà chỉ cần hỏi ý kiến, kiểu như dự án này làm thế nào là tốt nhất nhi?. Thế là cộng sự xin ngay một lúc để suy nghĩ và trở
lại với những đề xuất rất đầy đủ, không những thế còn trình bày ngay tất cả những giải pháp khả thi, những upsides...
Đây lại là một bài học mới: Người tận dụng khả năng sẽ
được đối xử như đối tác. Còn những người với tư duy “làm cho xong” sẽ được đối xử như nhân viên. Khác lắm chứ!
3. Tư duy thất bại trước khi triển khai
Có những người sinh ra để thắng thế trên mọi trận mạc, cũng có người lại mang cả đời tư duy thất bại. Thật khó giải thích tại sao, tuy nhiên, tôi tin rằng cha mẹ có thể giáo huấn con cái để
phát triển bản năng tự tin. Tự tin không có nghĩa hiếu thắng mà là khả năng động viên tối đa tinh thần của mình để chiến thắng.
Không yếu tố tâm lý nào có thể lay chuyển được những người này.
Ngược lại tôi từng gặp khá nhiều người chưa vào trận đã tìm 1001 lý do để giải thích tại sao mình có khả năng thua trận.
Không đâu xa, một người cháu của tôi thuộc loại này. Cháu chỉ đi thi Tú tài ở bên Pháp, một kỳ thi với bình quân 85% người thi đỗ
(có nghĩa hầu hết sẽ đỗ), mà khi đưa cháu vào phòng thì tôi thấy chân tay cháu run, rồi cháu hỏi tôi: “Lỡ không làm được bài thì sao?”. Tôi phải đóng vai vui vẻ nói rằng cháu cứ làm bài với những gì mình đã học thì cháu sẽ đỗ. Nhưng cháu liền phản biện rằng thầy giáo của cháu năm nay đã vắng một tháng nên cháu lo đã thiếu hụt chương trình. Rõ ràng đây là phản ứng của người thiếu tự
tin. Cuối cùng cháu cũng đỗ, nhưng với một số điểm bấp bênh,
không giống điểm mà cháu thường có trong lớp, thể hiện rõ sự
luống cuống của cháu lúc làm bài thi.
Như tôi viết ở trên, phụ huynh có thể dạy con luôn luôn mang tinh thần cao bằng cách tạo ra hàng ngày những thử thách nhỏ và vui cho đứa trẻ. Dần dần, mặc cảm tự ti sẽ biến đi và nhường chỗ cho một cá tính tinh nhuệ, sẵn sàng đối phó với chướng ngại hoặc bất ngờ. Tại đây, tôi xin nhắc nhở các phụ huynh chớ bao giờ bao che con. Con người chỉ có thể thành công sau này nếu từng phải đối mặt với nhiều khó khăn và tự mình tìm lối thoát hay giải pháp vượt chướng ngại. Lộ trình của thành công bắt buộc mỗi chúng ta được (hoặc bị) sống những pha gay go, đòi hỏi tận dụng hết khả năng và trí khôn.
4. Tuổi để thành công
Trong những cuộc trao đổi với mọi giới mọi tuổi, tôi rất ngạc nhiên nhận thấy trong văn hóa của chúng ta tuổi tác đóng một vai trò quan trọng. Tôi ngạc nhiên là vì nhiều nền văn hóa khác không để tâm đến tuổi, hay nếu có thì chị trong những trường hợp tuổi đóng một vai trò không thể chối cãi.
Có nhiều em mới 28 đã tủi thân vì chưa lên chức Giám đốc, 38 chưa lên vị trí Tổng giám đốc. Con gái chưa kịp lớn, mới 22 thì cha mẹ đã thúc, bảo già rồi nên phải sớm đi lấy chồng. Hình như
trong văn hóa của chúng ta, có tuổi để đẻ con, có tuổi để chống gậy, ăn cháo, có tuổi để đi làm, cũng như tuổi để về hưu trí, có tuổi năng động và quá tuổi đó thì phải nằm võng đọc báo.
Không bạn nhé! Và tôi xin đưa ra vài nhận xét để chúng ta cùng chiêm nghiệm.
Như tôi đã viết trong một chương khác, ngày nay không nên
“ra đời sớm quá” trừ khi cảnh ngộ bắt buộc. Người trẻ đi làm sớm quá sẽ mất cơ hội sống đời thanh thiếu niên của mình một cách vô tư. Khi người trẻ đi làm sớm quá, cho dù kiến thức và khả năng chuyên môn cao đến đâu, nhưng khả năng đánh giá chưa tinh vi,
khả năng truyền thông chưa tròn trịa, khả năng lắng nghe chưa thấu đậm, khả năng hành động chưa gọn gàng. Những thứ này đều phải học và va chạm để trải nghiệm và trau chuốt.
Tuổi thọ trung bình đã tăng lên khá đáng kể, vì vậy tôi có ý kiến là các bạn trẻ nên đi vào thế giới của việc làm sau một thời gian để cọ với cuộc sống trước khi nhận trách nhiệm. Lộ trình của thành công phải đưa mỗi người qua nhiều tình huống của đời thường và bất thường. Càng tốt nếu trong thời kỳ quan sát và cọ
xát này phụ huynh hoặc người thầy (mentor) có dịp đi cùng để
bình luận và giải lý.
Bắt đầu đi làm muộn có nghĩa về hưu muộn? Cũng không bạn a, tôi chủ trương con người không bao giờ về hưu, và sẽ tiếp tục làm việc theo khả năng đang có. Tại Singapore, rất đông kỹ sư, giám đốc cao tuổi nhận những việc nhẹ sức khi họ đã cao tuổi, trên 65-70. Không phải họ thiếu tiền, mà chỉ có việc làm mới giúp họ
tiếp tục tham gia xã hội của việc làm, xã hội của kết quả, của hiệu năng. Có một trải nghiệm mà tôi muốn chia sẻ với các bạn trẻ: ở
tuổi đã cao, động lực học thêm luôn luôn rất cao, và sức hấp thụ
cũng cao hơn khi còn trẻ khá nhiều (trừ những việc nặng nhọc chân tay). Lý do là kinh nghiệm và số vốn kiến thức ở tuổi cao đã được tích lũy nhiều, nên khi chính những vốn đó đón nhận những kiến thức mới, thì sự kết hợp thật là tuyệt vời!
5. Biết người biết ta để cùng hợp tác
Chúng ta thuộc loài người. Chúng ta không thể thành công nếu không tạo một thế giới nơi mà người hợp tác với người. Lộ
trình thành công của mỗi người bắt buộc mỗi chúng ta tập hiểu mọi đối tác để cùng hợp tác và cùng tạo giá trị.
Đọc đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu ý tôi: tất cả những lối tư
duy ích kỷ, dối trá có thể mang tới lợi nhỏ tức thời, nhưng về lâu về dài không thể giúp cho sự thành công. Vì ích kỷ hay dối trá là phản hợp tác. Người ích kỷ sẽ không tìm ra đối tác. Còn người dối trá sẽ chi lừa người khác nhiều lắm là một lần, sau đó kẻ đó sẽ bị
xã hội cô lập.
Ngày nay, không còn một thành công nào là cá nhân nữa.
Một giải Nobel là hàng trăm bác học đứng đằng sau cùng nghiên cứu. Lộ trình của thành công bắt buộc phải làm việc nhóm. Nhóm chỉ phát triển và tồn tại lâu dài nếu mỗi thành viên đều liêm khiết đóng góp, người nhiều người ít, nhưng thiện chí và tinh thần phải bình đẳng.
6. Hãy thử một lần
Truyền thuyết kể rằng xưa kia, khi ông Jeff Bezos đã có lần do dự giữa việc khởi nghiệp với một công ty bán sách online và giữ một vị trí cao trong một tập đoàn tài chính. Sếp cũ của ông có lời khuyên ông rằng không ai dại gì đi tìm rủi ro của khởi nghiệp khi mình đang hưởng lương bổng to khủng trong một tập đoàn hùng mạnh với một vị trí cao và ổn định. Thế nhưng ông Jeff Bezos vẫn quyết định ra đi để thành lập một trong hai doanh nghiệp sáng giá nhất hoàn vũ là Amazon. Với sếp, ông Bezos chỉ
có một lời: “Tôi cần thử. Không thử một lần, tôi sẽ đời đời tiếc nuối”.
Bạn ạ, không thể nào đo được khả năng thật của mình nếu bạn không suýt chết đuối, chưa bao giờ bị lạc vào rừng sâu với thú dữ chung quanh, hoặc chơi vơi với con thuyền nhỏ giữa đại dương.
Vẫn biết rằng trước những hiểm nguy đó bạn sẽ khó thoát. Nhưng thử nghĩ xem, nếu làm công chức trong một văn phòng ổn định thì bạn có nuối tiếc không, vào ngày bạn về hưu?
Tôi từng chia sẻ những phút riêng tư thảm thương, đầm đìa nước mắt với nhiều người bạn học cùng lớp khi xưa, khi họ về
hưu, còn họ chỉ bập bẹ một câu: “Chẳng làm tích sự gì trong cái đời khốn nạn này!”. Cả đời của họ ngồi đằng sau một bàn làm việc đợi lệnh của sếp. Ngáp vắn ngáp dài cả tuần trời, trốn về sớm, lẻn tới muộn.
Vậy bạn hãy nghe tôi, nên thử thách khả năng của mình ít nhất một lần. Rất nhiều người có lời khuyên “mình nên biết mình là ai”, thật quá đúng, nhưng bạn không thể biết mình có bản năng
gì khi ngồi một chỗ. Chỉ có thử thách mới cho phép chúng ta tự
khám phá chính mình thật cặn kẽ.
7, Tư duy hệ thống
Khả năng nối liền nhiều hiện tượng có liên quan với nhau trong lý luận là sự thể hiện của tư duy hệ thống. Lộ trình của thành công, hay của thất bại, là khả năng hiểu được mối tương quan giữa vạn vật, giữa nhiều hiện tượng, mà ban đầu chúng ta có thể tưởng rằng các yếu tố đó hoàn toàn độc lập.
Đây là điểm then chốt tôi muốn độc giả thấu hiểu trên lộ
trình đi tới thành công bền vững.
Trong những cuộc gặp gỡ và chia sẻ, tôi rất ngạc nhiên là trong số các bạn tới với tôi, hầu hết không có tư duy hệ thống. Đại khái, các em ấy có những lý luận đơn thuần về một yếu tố. Những câu của các em cụt ngủn, và không phải là kết quả của sự suy diễn, hay của lý luận có đầu có đuôi, có nền có lý. Ví dụ: - Học tiếng Anh sẽ đưa tới thành công.
Cứ truyền thông giỏi là thành công - Muốn làm giàu phải đầu tư khéo.
Tất nhiên, những câu nói đó không sai, nhưng khi “đứng một mình” cũng không thể đúng.
Bạn ạ, tất cả những câu nói trên có thể ví như một đầu bếp tại một nhà hàng nói rằng Thịt tươi là món phải ngon. Rau tươi thì cơm sẽ nhiều mùi vị. Nước mắm ngon thì cơm ngon. Nhưng, bạn nhé, nếu chỉ cần có thế thì nhà hàng nào cũng làm cơm ngon! Điều này rõ ràng sai lầm.
Có nhiều bạn rủ nhau đi học marketing với một ông thầy nổi tiếng. Họ nói rằng cứ marketing giỏi là sẽ bản được nhiều.
Thực không sai. Học xong marketing, họ vẫn không bán được nhiều, và đến lúc đó mới tự vấn: tại sao nhi? Đó là vì marketing giỏi phải nối liền với cửa hàng ở nơi sầm uất, nhân viên phải khéo miệng, giá biểu phải hợp lý, sản phẩm phải chất lượng...
Thành thử ở trong nước, tôi thường được chứng kiến nhiều vụ cãi lý kiểu em cứ làm marketing tốt là em thành công, và bị
phản biện ngay bằng câu sản phẩm phải tốt là thành công! Cả hai đều đúng, nhưng đáng lẽ cả hai phải lồng vào một lý luận hệ thống thì mới đem lại kết quả.
Chúng ta không nên ngạc nhiên khi rất nhiều công cuộc đầu tư trong nước thất bại do tư duy thiếu lý luận hệ thống. Số đông công chức hoàn toàn không mang chút lý luận hệ thống. Nền giáo dục của chúng ta không nối với hệ thống “nhu cầu của thị trường việc làm”. Nền nông nghiệp của chúng ta lại càng thiếu tính hệ
thống hơn nữa, kiểu cứ làm hữu cơ là thành công... Và sự thật là tất cả những ai đã và đang thành công trong việc kinh doanh của mình đều mang ít nhiều tính chất hệ thống.
Vậy, muốn có được lý luận hệ thống thì chúng ta phải làm gì? Phải có nền tảng văn hóa tổng hợp tốt. Lịch sử, địa dư, kinh tế, tài chính, khoa học... Người đã có văn hóa tổng hợp sẽ không thể
trở lại những lý luận ấu trĩ. Muốn có văn hóa tổng hợp thì rất cần đọc nhiều, tham khảo tài liệu chuyên môn, hoặc ít nhất óc hiếu kỳ.
Tại đây tôi có nhận xét là trong lịch sử loài người, nhiều chính thể
tại các quốc gia tồn tại lâu dài đều cố biến người dân mất lý luận hệ thống. Chỉ khi nào óc người dân không nối liền được các yếu tố
văn hóa, xã hội với nhau thì tuyên truyền mới hiệu quả, giống như
những quảng cáo ấu trĩ vì một chiếc xe ô-tô như một phụ nữ đẹp khỏa thân. Cũng vì chung lý do, nhiều chính quyền sợ thành phần trí thức vì những người trong thành phần này đều có sẵn tư duy hệ
thống, giữa nhiều ưu điểm khác nữa.
Người thành công luôn luôn đưa dự án của mình vào một lý luận hệ thống muôn màu, muôn vị, đi từ ý thích của xã hội sang những sáng chế của công nghệ với chương trình đào tạo nhân viên, mỗi yếu tố được cân bằng và hòa nhập với nhau. Từ nay, đừng bao giờ lý luận đơn thuần kiểu “bà mang thai mà xông nhà là mình không buôn bán tốt” nữa, bạn nhé! Lộ trình của thành công bắt buộc mình phải nắm được lý luận hệ thống trong lãnh vực của mình.
8. Thiếu chủ động trong chương 6 tôi đã đề cập tới đề tài chủ động, dưới một hình thức khác)
Trong cuộc chạy đuổi làm giàu ngày nay thì không ai còn thời gian để quan tâm đến việc của người khác, trừ khi là đối tác cạnh tranh tử thù. Do đó, khi bạn sinh hoạt, chẳng những không nên tin vào những lời cam kết của người khác, mà còn phải lý luận xa hơn thế: họ không thể nào đáng tin, vì họ bận, họ lo chuyện của họ còn chưa xong, nên khả năng họ lo chuyện của mình là con số
không!
Bao nhiêu lần tin vào sự hỗ trợ của người khác tôi đều thất vọng, thậm chí chua cay, và lần nào tôi cũng tự trách tại sao mình lại ngu xuẩn đến độ để cho người khác nắm phần chủ động trong Công việc của mình!? Không bao giờ nữa bạn nhé!
Bạn hãy thử xem lại việc của chính mình sau khi đã có một cam kết nào với ai. Thử hỏi bao lâu sau bạn đã quên cam kết đó?
Độ nửa tiếng sau đúng không! Lý do đâu phải bạn vô tri, mà vì bạn có những ưu tiên khác người đối tác. Trên đời này, không ai có cùng ưu tiên giống nhau, họa may những đối tác cùng đầu tư trên cùng một dự án, ở một thời điểm nào đó thôi. Vậy bạn chớ bao giờ
nên chờ ai mang lại cái gì cho mình, chớ nên nghĩ là ai đó sẽ bật đèn xanh để bạn khởi công, chớ nên nghĩ là ai đó nghĩ tới bạn, cho dù họ đang cần bạn. Mình phải chủ động.
Chủ động cũng nằm trên lộ trình đi tìm sự thành công. Nếu không chủ động thì bạn chỉ còn nước đợi thần may mắn tới hỗ trợ, nhưng không biết may mắn có tới hay không, lúc nào, và dưới hình thức nào. Thành thử ngay trong giả định là may mắn sẽ tới, bạn vẫn bỡ ngỡ, thiếu sắp sẵn khi ông thần gõ cửa. Điều đó nghĩa là ngay cả khi may mắn tới bạn mà bạn không chủ động thì khả năng thất bại của bạn vẫn cao.
Chủ động phải đi từ việc tìm hiểu sự chờ đợi của khách hàng, của người tiêu dùng, của đối tác đầu tư, của ngân hàng, của nhân viên nhà máy sản xuất, và ngay của gia đình của mình trước hết. Sau đó, chủ động còn là chính mình tự tạo ra chiến lược phát
triển. Và chính mình sẽ phải dàn xếp mọi việc để cho chiến lược được áp dụng một cách hài hòa.
Chủ động cũng là làm bạn với rủi ro. Điều này thì ít người biết, hoặc chịu tuân thủ. Rủi ro là một người bạn tới thăm mình một cách thật bất ngờ, vào đúng lúc mình không chờ đợi, chưa sắp sẵn để đón tiếp. Rủi ro luôn luôn mang theo tin xấu, hoặc ít ra cũng là một thử thách cộng thêm vào những thử thách phải đối mặt.
Người chủ động là người đã chuẩn bị kỹ lưỡng để đón rủi ro, nếu chẳng may rủi ro xuất hiện. Xử lý hoặc triệt hạ được rủi ro dễ đưa tới thành công.
9. Cam kết
Trong kinh doanh, cũng như trong đời thường, tôi tránh hết sức làm việc với những người không giữ lời cam kết.
Thời nay việc gì cũng là phải có cam kết, phải lên lịch. Lịch nào cũng gay go sát sườn, không có chỗ cho mơ mộng ngao du.
Đối tác mà không giữ lời thì mình không thể nào chủ động. Tôi luôn luôn chọn người tự trọng làm đối tác. Người tự trọng không bao giờ đến muộn, đắn đo lời nói trước khi phát biểu, biết đúc kết một cách thật cặn kẽ trước khi đổi đề tài, biết gói trọn vấn đề trong một lý luận hệ thống như: bao giờ triển khai, ai nhận trách nhiệm làm việc này, ở đâu, thời điểm nào, tổng chi phí là bao nhiêu và ai chi trả, xác suất thành công là bao, rủi ro trên những điểm nào...
Lộ trình thất bại hay thành công cũng là việc biết tìm ra đối tác tự trọng và giữ lời. Nếu bạn vẫn muốn làm việc với những người này, vì lý do nào đó, thì bạn phải ký kết với họ những văn bản được bảo lãnh, nhất là về mặt tài chính. Người thiếu tự trọng sẽ không bao giờ dám ký vào những bảo lãnh. Ngược lại, người tự
trọng càng hân hoan khi bạn có những đề nghị này.
Bạn có thể nghĩ khác tôi, và cho rằng sự tự trọng có gì ghê gớm đâu mà tôi phải dài dòng ca ngợi. Tuy nhiên, nếu sau này làm chủ doanh nghiệp, bạn sẽ chỉ nên tìm những người tự trọng để
mướn làm nhân viên. Người tự trọng sẽ không bao giờ cố tình làm sai, chứ đừng nói đến những chuyện phạm pháp. Một doanh
nghiệp có đông người tự trọng sẽ mang văn hóa rất cao và sẽ
không cần một hệ thống kiểm soát chặt chẽ, vì đơn giản, người tự
trọng đã tự kiểm soát rồi. Ngược lại, nếu tập thể của bạn có đông người “lèo” thì bạn sẽ không còn khả năng dự báo ngày mai tập thể
sẽ ra sao. Không một lời nào có thể tin, không một thông tin nào đã được kiểm tra, không một báo cáo nào có thể trung thực hoàn toàn.
Không sớm thì muộn một tập thể như thế sẽ sớm giải tán.
Trong số những người “lèo” thì phải nhắc thêm tới người tạm bợ. Loại người này làm gì cũng dối trá, nói xong việc nhưng kỳ tình chưa xong, việc luôn luôn phải điều chỉnh hoặc bổ sung, lặp đi lặp lại nhiều lần. Những người mang tính tạm bợ là những cơ thể vô cùng yếu ớt, tâm trí mông lung, không nghĩ được gì thật rõ ràng, không làm được việc gì đến nơi đến chốn. Chìa khóa của thất bại là ở đây.
10. Tầm quan trọng của truyền thông
Bạn ạ, một trong những kỹ năng quan trọng nhất đóng góp cho sự thành công là truyền thông. Làm việc là truyền thông. Buôn bán là truyền thống. Người biết lắng nghe cũng như người biết trình bày gọn gàng và rõ ràng đều có sẵn “vũ khí” để thành công.
Tôi muốn thuyết phục các bạn hãy đặt trọng tâm vào kỹ năng truyền thông, hãy tập luyện miệt mài. Không ai mới sinh ra nắm vững được kỹ năng này, cho dù là người có tai nghe tinh hơn người khác, cho dù lời lẽ khéo hơn người khác.
Truyền thông là kỹ năng dứt điểm chia thế giới ra làm hai.
Người truyền thông giỏi dễ thành công, người truyền thông kém cỏi khó thành công. Lộ trình của thành công hay thất bại trước sau gì cũng phải đi qua khả năng nắm vững kỹ năng truyền thông.
Người biết lắng nghe mới mong hiểu được đối tác, vì nào có phải ai cũng nói rõ cho mình nghe! Người ăn nói giỏi mới mong giải bày thu hút và cuối cùng mới chuyển tải được thông điệp mình muốn chuyển tải.
Xưa kia, khi mới sang Pháp, tôi thấy khả năng nói tiếng Pháp của mình quá kém. Mỗi lần mình có chuyện để kể thì chẳng
ai muốn nghe. Tôi đã làm một việc kinh khủng để điều chỉnh, tôi đã mua một cuốn sách kể truyện khôi hài, tôi học thuộc lòng các truyện ngắn ở trong đó, rồi vào lúc rảnh rỗi, tôi vào toa lét, nhìn chính mình trong gương và tự kể chuyện cho chính mình. Tôi cố
uốn lưỡi để phát âm đúng như người bản xứ, tôi thâu băng, xin thầy giáo Pháp văn đánh giá một cách trung thực. Và đến khi thấy nói tôi đã tiến bộ khá nhiều thì tôi lại đăng ký ghi tên vào những câu lạc bộ đọc sách và báo cáo đọc. Trong những buổi này, mỗi thành viên đều phải trình bày cho tất cả những người có mặt về
cuốn sách mình vừa đọc. Sau nhiều tháng như thế tôi đã tiến gần tới khả năng trình bày bằng những người bạn bản xứ. Lúc thuyết phục nhất cho chính mình, là lúc mình cảm nhận rằng người bản xứ không cho mình cảm tưởng họ đang làm việc với người nước ngoài nữa. Sức cố gắng của tôi hồi đó là trên sức tưởng tượng.
Khi tôi về Việt Nam năm 1997, các trò trong lớp phê tôi như sau: nghe thầy thì rõ ràng thầy nói được tiếng Việt, nhưng bài thầy giảng không ai hiểu gì vì tiếng Việt thầy dùng khó hiểu quá.
Tôi đã phải trở lại phương pháp học thuộc lòng các đoạn sách hay, được viết bởi những tác giả với lời lẽ văn chương đơn giản như
Nguyễn Ngọc Tư hoặc nhà văn, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc. Hai nhà văn này đã là thầy Việt văn của tôi trong một thời gian, dù tôi không vào lớp học của họ. Nguyễn Ngọc Tư còn làm cho tôi hiểu thêm về những cảnh ngộ nghèo của dân tộc, đây là một điều tôi trân quý. Còn bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc thì cùng lứa tuổi với tôi, nên đôi khi đọc sách của ông, tôi như có luôn một người bạn ở bên cạnh, thông cảm vạn điều. Tôi đã học lại tiếng Việt như thế. Và chính ngay khi tôi viết sách cũng là cách học lại tiếng mẹ đẻ của mình. Sách của tôi viết công phu hơn sách của các tác giả khác nhiều, vì ít nhất tôi phải viết lại hai, ba lần tác phẩm thô trước khi có đủ can đảm để chuyển cho biên tập viên. Và khi biên tập xong, tôi đọc ngấu nghiến những chỗ đã được nhiều người bạn giỏi Việt vẫn chinh sửa, để cho phép bản thân rút tỉa và học hỏi. Có một chương trong sách Một Đời Quản Trị đã được tôi viết lại 11 lần trước khi biên tập.
Truyền thông là chìa khóa của những cảm thông giữa người với người. Không có cảm thông là thất bại. Có được chút cảm thông, cuộc đời thay đổi hẳn màu sắc, vì không những mình làm được việc mà đôi khi còn được thêm một người bạn.
Lộ trình của thành công bắt buộc mỗi chúng ta tìm hiểu và học tập để đi tới được niết bàn của truyền thông: Khi mình nói thì đối tác hiểu sâu những gì mình muốn họ hiểu. Khi đối tác phát biểu thì mình lắng nghe để hiểu thấu đáo điều gì mà họ muốn mình hiểu thật sự. Không cần phải đi tới hàng nghệ thuật, nhưng cũng có một mức tối thiểu phải đạt.
* *
Chẳng còn cần nhiều lời để so sánh giữa thất bại và thành công! Chỉ một li cách biệt, nhưng để lấy cái li nhỏ bé đó lại cần một ý chí khổng lồ và một sự nhẫn nại vô biên.
Tôi không nghĩ rằng trong cuộc sống mình có thể tránh được sự học tập, thậm chí qua những thử thách. Mà nghĩ cho cùng, nếu mình tránh hết được những thử thách thì không biết cuộc đời có còn vui thú không?
Những bước đầu cụ thể
The first step toward change is awareness.
The second step is acceptance. Bước đầu để đi tới sự thay đổi là nhận thức.
Bước sau là chấp nhận.
- NATHANI