Ngày xưa có một chuyện tình - Chương 21

21


Cậu bé kể với tôi nó đang nuôi một con chuột.

Với tôi. Chuột dĩ nhiên là bẩn. Nhưng cậu bé không nghĩ vậy. Nó chơi với chú chuột, mặc dù trước đây nó từng xem chú như kẻ thù.

Cậu bé bảo với tôi nó biết con chuột này.

Trước đây, để cho cô bạn cỏ May biết kiến là gì, nó đã dùng dao cặm cụi gọt hình con kiến từ củ khoai lang. Nhưng lần nào cũng vậy, nó chưa làm xong sáng ngủ dậy đã thấy củ khoai gọt dở biến mất.

Sau vài lần theo dõi, nó biết được các tác phẩm điêu khắc của nó đã bị một chú chuột nhắt lén lút tha đi.

Có lần, cậu bé nhìn thấy thủ phạm khi chú chuột bò sát vách nhà, ngang trước mắt nó. Đó là một chú chuột nhắt màu nâu nhạt gầy nhom, hai vành tai tròn như hai cái nấm lúc nào củng xòe ra, và khi chạy lúp xúp dọc chân tường chú lấm lét liếc trộm cậu bé bằng đôi mắt bé xíu và đen láy như hai hạt đu đủ.

Nó đặt tên cho chú chuột là Kẻ Trộm.

*

Cho đến khi Kẻ Trộm đánh cắp của nó đến củ khoai thứ tư thì nó đâm nán lòng. Nó quyết định dùng đất sét để nặn kiến.

Từ ngày đó Kẻ Trộm bỏ đi kiếm ăn nơi khác.

Cậu bé cũng chẳng nghĩ ngợi đến Kẻ Trộm nữa cho đến ngày chú chuột quay về với vẻ xác xơ, tiều tụy như vừa thoát khỏi một vùng dịch. Nó nhận thấy lông chú xỉn đi, ngả sang màu xám và thưa hơn.

Một buổi trưa, nó đang ngồi ăn cơm bỗng thấy Kẻ Trộm thò đầu ra dưới gầm tủ. Chú chuột nhắt đứng bất động như vậy một lúc lâu và lặng lẽ nhìn

cậu bé.

Nó nhìn lại chú, không khỏi ngạc nhiên, rồi nó nghĩ là Kẻ Trộm đói nên ném về phía chú vài hạt cơm.

chú chuột nhắt có vẻ cảnh giác, chú vẫn đứng yên, chỉ có những chiếc ria trên mép rung rung.

Nó nhìn chú và chú nhìn nó, thăm dò lẫn nhau.

Cứ như vậy; lâu thật lâu.

Có một lúc nó tưởng như thời gian không buồn trôi nữa. Nhưng thoắt một cái, chú chuột phóng ra khỏi chỗ nấp. chú nhặt một hạt cơm rồi hối hả quay mình chui trở lại chỗ cũ

"Tao không làm hại mày đâu, cho dù mày đã phá hỏng công trình của tao", cậu bé nhủ bụng, khẽ mỉm cười.

Chú chuột nhút nhát lại lấp ló chỗ gầm tủ, chắc là chú đã chén xong hạt cơm vừa nhặt Lần này thì chú bò từng bước chậm, ngần ngừ, ria giương lên như những căn ăng-ten. chú đứng một lát trước những hạt cơm, thận trọng nghe ngóng, rồi bắt đầu nhai.

Cậu bé rải thêm vài hạt cơm nữa, càng lúc càng gần về phía mình. Bấy giờ

những hạt cơm đã rất giống con đường rải sỏi dẫn lối cho chú chuột nhắt đến chỗ cậu bé.

*

Kẻ Trộm dè dặt đì theo con đường đã vạch sẵn, kiên nhẫn nhặt từng hòn sỏi một

Cho đến môt lúc, chú chuột nhắt nhân ra chú đang đứng ngay trưóc mũi chân cậu bé.

Nhưng chú không có vẻ gì muốn chạy đi. Có lẽ chú kịp hiểu ra cậu bé không có ý làm hại chú.

Còn nó, khi thấy chú chuột nhắt ngước đôi mắt đen láy, nhỏ xíu lên nhìn mình, tự dưng nó thấy trong lòng dâng lên một cảm giác gì đó như là sự trìu mến. Cậu bé nói với tôi như vậy.

BUỔI TỐI HÔM ĐÓ, HAI CHA CON tôi cũng rất giống hai chú chuột hối hà bỏ chạy khỏi cái hang của mình.

Những đổ đạc cổng kềnh, vướng víu bỏ lại hết. Ba tôi chỉ đem theo những gì thật cần thiết: quần áo, thuốc men, tấm đắp và chiếc xe đạp.

Lúc tôi rón rén thò đầu vào cửa sau khi trốn đi gặp Miền để chia tay, ba tôi chửi tôi như tát nước.

- Mày đi đâu về đó?

- Dạ, con đi vệ sinh.

- Vệ sinh cái con khỉ! Tao vào nhà vệ sinh tìm mày mà có thấy mày đâu!

May cho tôi, nếu không phải ra đi gấp gáp và bí mật, cơn mưa mắng mỏ của ba tôi không chỉ lác đác như thế. Lúc đó trông ông rất giận dữ nhưng có lẽ

ông vẫn đủ tỉnh táo để không tốn thòi gian vào việc trút giận lên đầu tôi.

Nhà tôi ở ngay bến xe thị trấn nhưng ba tôi không đón xe tại đó, có lẽ vì sợ

người khác trông thấy. Ông cũng không đi theo đường quốc lộ mà chở tôi men theo những ngõ vẵng vòng vèo và tối tăm. Ông đạp nhanh, vội vàng và câm nín. Ngay cả khi xe vấp ổ gà nảy tưng tưng như muốn hất cả hai cha con xuống đất, ông cũng không hề hé môi.

Tôi ngổi thấp thỏm sau lưng ba tôi, tay ôm chặt gói đổ, đâu óc ngu đi từng phút, cho tới lúc đó, tôi vẫn chưa biết điều gì đã bẩy ba tôi ra khỏi nhà trong một buổi tối mịt mờ như vậy. Tôi thắc mắc, ông chi đáp, giọng ráo hoảnh:

"Từ từ ba sẽ nói".

Khi đến ngã ba Cây Cốc, hai cha con đứng trong gió lạnh gần hai tiếng đổng hồ mới đón được xe đò liên tỉnh của hãng Thuận Thành đi Sài Gòn.

Vậy đó, tôi rời thị trấn.

Rời khỏi nơi tôi đã sinh ra và lớn lên. Rời khỏi trường lớp bạn bè. Rời khỏi Miền. Đột ngột. Hấp tấp. Như trốn chạy. Như

bị bứng đi. Mà không hiểu tại sao.

*

Vào phương Nam lạ cảnh lạ người, thời gian đầu con đường mưu sinh của ba tôi rất đỗi loằng ngoằng. Chạy Đông chạy Tây mệt lừ, qua năm thứ hai ông quyết định lên Đức Trọng làm rẫy.

Nhờ còn giữ được giấy tốt nghiệp cấp hai, tôi cạy cục mãi cuối cùng cũng xin được vào lớp mười trường huyện, tính ra học trễ mất hai năm.

Đó là những tháng năm cực nhọc. Tôi vừa đi học vừa phụ ba tôi đốt rẫy, cuốc đất, phát hoang, trồng bắp, trổng lúa, trồng chè và cà phê. Ba tôi là thợ

hồ, lao động chân tay với ông là chuyện bình thường, còn tôi quanh năm chỉ

biết học hành và vùi đầu vào tủ sách của ông ngoại tôi nên những ngày đầu cầm cuốc đối với tôi là cả một cực hình.

Nhưng mệt mỏi của thân xác chưa phải là gánh nặng lớn nhất đối với tôi.

Điều tôi ấm ức

tột cùng là cho đến khi tôi lên đại học, ba tôi vẫn không giải thích cho tôi biết lý do khiến ông thình lình dắt tôi bỏ xứ ra đi. Tôi không biết cuộc đời đã làm gì ba tôi hoặc ba tôi đã làm gì cuộc đời khiến ông có quyết định đột ngột và bất thường như vậy. Bao giờ ông cũng lặp đi lặp lại câu trà lời chán ngắt "Từ từ rồi ba nói" mỗi khi tôi dò hỏi.

Ba tôi cấm tôi không được liên lạc với bất cứ ai ở quê nhà, kể cả ông ngoại tôi. Tuy ông không nói rõ, tôi đoán là ông không muốn người quen biết được chỗ ở hiện nay của mình.

Trong những đêm thao thức nằm nghe giá rét cao nguyên luồn qua các khe hở của bức vách ghép bằng những tấm ván xù xì, tôi tự đặt ra cho mình hàng trăm câu hỏi, tưởng tượng ra hàng trăm nguyên nhân, vẫn thấy đầu óc đặc sệt như nhúng trong sình lầy.

Bất lực và tuyệt vọng, dần dần tôi đâm ra thờ ơ. Tôi vùi đầu vào bài vở, quyết không để cho những câu hỏi tóm lấy tôi nữa. Tôi tập làm quen với số

phận như tập làm quen với đổi chè, rẫy cà phê. Tôi chấp nhận bắt đầu một cuộc đời mới. Tôi tự xem tôi là đứa con trai sinh ra ở vùng cao Đức Trọng, dù đứa con trai đó vừa ra đời đã ôm tập vào thẳng lớp mười.

Nỗi nhớ Miền cũng nhạt dần theo thời gian. Mối tình học trò kéo dài một năm, neo vào trí nhớ tôi trong hai năm, tới năm thứ ba thì lỏng dần. Tôi nghe người ta bảo tình yêu là lửa, sự xa cách là gió. Gió sẽ dập tắt những ngọn lửa nhỏ và thổi bùng nhũng ngọn lửa lớn. Câu nói rất hay, nhưng không phải lúc nào cũng đúng. Sự xa cách chỉ nuôi dưỡng tình yêu trong trường hợp ta còn hy vọng, ta biết ta đang chờ đợi điều gì và ta vững tin sự

kiên nhẫn sẽ được đền đáp. Hy vọng chính là ôxy của tình yêu. Nếu không có chiếc cọc hy vọng để bám vào, tình yêu sẽ buông tay và ngọn lửa sẽ lụi tàn.

Tôi không biết bao giờ mới gặp lại Miền và giá như định mệnh run rủi cho hai đứa tôi gặp lại nhau sau một thời gian dài đằng đẵng như thế, tôi biết mọi thứ sẽ không còn như cũ.

Gạt bò nỗi niềm riêng, tôi khăn gói lên Đà Lạt thi vào trường kỹ thuật Tôi học ngành điện cơ, bốn năm sau ra trường và xin vào làm tại một nhà máy cách trường tôi hai cây số.

Năm đó, tôi hai mươi lăm tuổi.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3