Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll - Chương 12

Chương 12 ĐÁNH CHÌM TÀU LUSITANIA! Vai trò của J.P. Morgan trong việc cung cấp các khoản vay cho Anh và Pháp trong Thế chiến thứ Nhất; Khoản vay khó đòi vì rõ ràng là Đức sẽ thắng; Con tàu Anh bị chìm và cái chết của các hành khách Mỹ như một mưu mẹo đẩy nước Mỹ vào vòng xoáy chiến tranh; Việc sử dụng các khoản thuế của Mỹ để trả nợ. Nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ Nhất thường gắn với việc ám sát Hoàng tử nước Áo Francis Ferdinand của Áo-Hungary - vụ ám sát do một kẻ theo chủ nghĩa dân tộc người Séc-bi thực hiện vào năm 1914. Đó là một sự sỉ nhục kinh khủng đối với Áo nhưng không phải là nguyên nhân để nhấn chìm cả thế giới vào một cuộc chiến tranh có quy mô lớn gây tử vong cho hơn mười triệu sinh mạng và thương vong cho hai mươi triệu người khác. Các em học sinh ở Mỹ được dạy rằng chú Sam bước vào cuộc chiến tranh “nhằm giữ cho thế giới này được an toàn và dân chủ”. Nhưng, như chúng ta sẽ thấy, tiếng trống chiến tranh của Hoa Kỳ được gióng lên bởi những kẻ ít có mục đích mang tính duy tâm. . Từ nửa sau thế kỷ 18, Kế hoạch Rothschild đã kiểm soát bầu không khí chính trị của châu Âu. Các dân tộc càng ngày càng đương đầu với nhau trong các cuộc tranh luận về biên giới lãnh thổ, các khu vực thuộc địa và các lộ trình thương mại. Cuộc chạy đua vũ trang đã được khởi động cho nhiều năm, các quân đội có quy mô lớn được tuyển mộ và huấn luyện; các liên minh quân sự được luyện tập cùng nhau; tất cả đều sẵn sàng cho cuộc chiến tranh. Việc ám sát Ferdinand cũng được coi là một trong những nguyên nhân gây ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Nó chỉ là một mồi lửa châm ngòi cho khẩu thần công. ĐẦU TƯ TRONG CHIẾN TRANH Tình trạng cấp bách của cuộc chiến tranh ở châu Âu đã khiến Anh và Pháp ngập trong nợ nần. Khi các ngân nàng trung ương và các ngân hàng thương mại của từng nước không thể đáp ứng được nhu cầu cho vay, các chính phủ bị bao vây quay sang cầu viện người Mỹ và chọn gia tộc Morgan - một đối tác làm ăn của gia tộc Rothschild - làm nơi bấu víu để có thể bán công trái chính phủ cho gia tộc này. Phần lớn tiền bạc có được từ hình thức này nhanh chóng được chuyển sang Mỹ nhằm giành lấy các nguồn lực/nguyên liệu nhạy cảm của chiến tranh, và Morgan được chọn như là một đại diện thương mại của Hoa Kỳ cho các công việc này. Khoản hoa hồng được trả cho tất cả các khoản giao dịch ở cả hai phương diện: một khi tiền được vay mượn và một khi nó được chi ra. Hơn nữa, không ít công ty nhận hợp đồng sản xuất lại chính là những công ty hoặc là bị chi phối hoàn toàn bởi gia tộc Morgan, hoặc là nằm trong quỹ đạo kiểm soát của các ngân hàng. Dưới sự sắp đặt như vậy, chẳng hề ngạc nhiên chúng ta cũng hiểu được rằng, gia tộc Morgan không quá nôn nóng để nhìn thấy chiến sự đang cận kề. Thậm chí phần lớn đám đàn ông danh giá cũng có thể bị hư hỏng trước bằng sự cám dỗ chết người của dòng tiền mặt khổng lồ. Trong một bài viết vào năm 1919, nghĩa là chỉ vài tháng sau khi cuộc chiến tranh kết thúc, John Moody đã viết rằng: Không chỉ Anh và Pháp chi trả cho những khoản cung tiền bạc từ Phố Wall mà họ còn thực hiện việc mua bán thông qua trung gian…Chắc chắn là gia tộc Morgan đã được chọn cho mục tiêu quan trọng này. Như vậy, chiến tranh đã mang lại cho Phố Wall một vai trò hoàn toàn mới. Cho đến nay, Phố Wall vẫn là trung tâm của nền tài chính thế giới; và giờ đây nó trở thành trung tâm buôn bán lớn nhát thế giới. Hơn nữa, nhằm phục vụ mục tiêu bán cổ phiếu, trái phiếu chính phủ, tài trợ cho công cuộc xây dựng đường ray xe lửa và thực thi các mục tiêu khác của hệ thống ngân hàng trung ương, Phố Wall bắt đầu kinh doanh cả đạn dược, đại bác, tàu ngầm, chăn màn, quần áo, giày dép, thịt hộp, bột mì và hàng ngàn danh mục hàng hóa khác cần thiết cho việc tiến hành một cuộc chiến tranh.[1] Tiền bạc bắt đầu chảy vào từ tháng Giêng năm 1915 khi gia tộc Morgan ký hợp đồng với Hội đồng quân sự và hải quân Anh. Thật lạ kỳ, thương vụ mua bán đầu tiên lại là ngựa chiến và số tiền đề xuất là 12 triệu đô-la. Nhưng đó chỉ là giọt nước đầu tiên trước khi trận đại hồng thủy ập đến. Tổng giá trị các thương vụ này đã lên tới con số thiên văn 3 tỉ đô-la. Công ty của Morgan trở thành khách hàng lớn nhất trên trái đất với khoản chi tới 10 triệu đô-la/ ngày. Các văn phòng của Morgan tại 23 Phố Wall luôn trong tình trạng quá tải vì đám môi giới hay nhà sản xuất kéo đến đông như kiến cỏ nhằm kiếm một vài thương vụ làm ăn. Ngân hàng phải thuê bảo vệ đứng canh ngày đêm tại nhà ông chủ. Mỗi tháng, Morgan điều khiển việc kinh doanh với khối lượng tương đương với tổng sản phẩm quốc dân của cả thế giới chỉ một thế hệ trước đó.[2] Trong suốt tất cả những việc này, Morgan luôn tuyên bố một cách hùng hồn rằng ông ta là một người theo chủ nghĩa hòa bình. “Không một ai có thể ghét chiến tranh hơn bản thân tôi,” ông ta đã nói như vậy với ủy ban cung ứng đạn dược của Thượng nghị viện Mỹ’ Tuy nhiên, những người trung thực trong giới này đã không chấp nhận kiểu hành xử này của Morgan. Lewinsohn nhận xét: Khoản vay trị giá 1500 triệu đô-la được ký vào mùa thu năm 1915 đã mang lại cho nhóm tài phiệt ngân hàng - đương nhiên Morgan là ông trùm trong nhóm họ - một khoản lợi nhuận ròng là 9 triệu đô-la… Lại nữa, vào năm 1917, chính phủ Pháp đã trả cho ngân hàng Morgan và các ngân hàng knác 1,5 triệu đô-la hoa hồng và một năm sau lại trả thêm một triệu đô-la tiền hoa hồng nữa. Bên cạnh lợi nhuận từ việc cho vay, gia tộc Morgan còn có một nguồn lợi nhuận khác nữa: buôn bán chứng khoán Mỹ với các nước đồng minh đã đầu hàng để thuyết phục họ mua vũ khí của Mỹ. Ước tính rằng, trong cuộc chiến tranh này, khoảng 2000 triệu (hai tỉ) đô-la đã được vận hành theo cách này thông qua bàn tay đạo diễn của Morgan. Thậm chí nếu khoản tiền hoa hồng quá nhỏ, các giao dịch có giá trị như đã nói vẫn mang lại cho ông ta tầm ảnh hưởng đối với thị trường chứng khoán và đó mới là lợi thế thực sự… Lòng căm thù của Morgan đối với chiến tranh không ngăn cản được ông ta, công dân của một quốc gia trung lập, khỏi việc cung cấp các nguồn lực cho các bên tham chiến với 4.4 triệu khẩu súng trường trị giá 194 triệu đô-la…Lợi nhuận thu được là để đền bù cho lòng căm hận của ông ta đối với chiến tranh ở một mức độ nào đó. Theo tính toán của bản thân, với tư cách là đại diện của chính phủ Anh và Pháp, Morgan đã nhận được khoản hoa hồng 1% trên đơn hàng tổng trị giá 3 tỷ đô la. Như vậy, ông ta đã đút túi chừng 30 triệu đô-la… Bên cạnh hai quốc gia chủ chốt này, Morgan còn đại diện cho Nga (ông ta đã kiếm được 412 triệu đô-la từ việc này), cho Ý và Canada (con số không được tiết lộ)… J.P. Morgan và một số cộng sự của ông ta trong ngân hàng chính là những cổ đông của các công ty - những công ty chỉ quan tâm đến việc tạo ra lợi nhuận từ các đơn hàng mà ông ta có được với họ…Thật ngạc nhiên là tổ chức mua bán trung tâm lại được giao phó cho một đơn vị vừa đá bóng vừa thổi còi.[3] TÀU NGẦM ĐỨC GẦN NHƯ LUÔN CHIẾN THẮNG TRONG CHIẾN TRANH Tuy thế vẫn có một lớp mây đen bao phủ Phố Wall kể từ khi cuộc chiến tranh bắt đầu và diễn ra theo tình thế bất lợi cho các nước Đồng minh. Thời gian trôi đi, cùng với việc xem xét lịch sử, thật dễ dàng để quên đi một điều rằng, Đức và Phe Liên minh trung tâm (Central Powers - hay còn gọi là Liên minh ba nước bao gồm Đế quốc Đức, Đế chế Áo - Hung và Ý) hầu như luôn chiến thắng trong cuộc chiến trước khi Hoa Kỳ gia nhập vào. Sở hữu một hạm đội nhỏ bao gồm các loại tàu ngầm mới, Đức là nước có khả năng cắt đứt nguồn hỗ trợ của bên ngoài đối với Anh và các đồng minh của Anh. Quả là một kỳ công đáng ngạc nhiên và điều này đã thay đổi vĩnh viễn khái niệm về cuộc thủy chiến. Đức có tổng cộng hai mươi mốt tàu ngầm, nhưng vì chúng cần phải được sửa chữa và bảo dưỡng nên chỉ có tối đa 7 chiếc tham gia đánh trận trên biển. Từ năm 1914-1918, tàu ngầm Đức đã đánh chìm hơn 5.700 tàu địch. Mỗi tuần có ba trăm nghìn tấn tàu của Phe Đồng Minh bị đánh chìm xuống đáy biển. Cứ bốn tàu chạy bằng hơi nước nhổ neo từ Quần đảo Anh thì có một tàu không có cơ hội quay trở về đất liền. Trong những năm sau này, Arthur Balfour, Thư ký ngoại vụ Anh viết rằng: “Lúc đó, dường như chúng ta đang cận kề với sự thất bại.”[4] Trong cuốn Woodrow Wilson and World War I (Woodrow Wilson và chiến tranh thế giới thứ nhất), Robert Ferrell kết luận: “Phe Đồng Minh đã tiến gần tới bờ vực của thảm họa với một chỗ bấu víu duy nhất là Đức.”[5] Còn trong cuốn hồi ký của mình, William McAdoo, thư ký Kho bạc thời bấy giờ (đồng thời là con rể của Wilson), viết rằng: Khắp bờ biển là sự khiếp nhược của quân Anh - sự khiếp nhược đã làm trầm trọng thêm thảm họa sắp ụp xuống. Đó là nỗi sợ hãi có cơ sở, rằng Anh có thể buộc phải đầu hàng một cách nhục nhã… Ngày 27/4/1917, Đại sứ Walter H. Page đã gửi một báo cáo mật cho Tổng thống với thông tin rằng không còn đủ nguồn thực phẩm để tiếp tế cho dân chúng trên Quần đảo Anh trong 6 tuần hoặc hai tháng.[6] Trong những hoàn cảnh này, điều đó đã trở thành bất khả thi đối với Morgan nhằm tìm kiếm khách hàng mới chịu mua trái phiếu của các quốc gia thuộc phe Đồng Minh tham chiến, cũng chẳng thể tìm kiếm khách hàng mới cho việc chuyển nợ thành mức lãi suất cố định hay bổ sung các trái phiếu cũ đã đến hạn thanh toán lãi suất và đối mặt với khả năng vỡ nợ. Đây thực sự là điều trầm trọng. Nếu việc bán trái phiếu bị tạm ngưng, các nhà tài phiệt sẽ không có tiền để tiếp tục việc mua bán các nguyên vật liệu phục vụ chiến tranh và cuối cùng là các khoản hoa hồng cũng sẽ không còn nữa. Ngoài ra, nếu như trái phiếu đã được bán đi trước đó cũng có khả năng lâm vào tình trạng vỡ nợ nếu như Anh và Pháp buộc phải chấp nhận hòa bình theo các điều khoản mà Đức đặt ra thì các nhà đầu tư sẽ có thể phải chịu những khoản thua lỗ khổng lồ. Có điều gì đó phải được thực hiện. Nhưng là điều gì? Robert Ferrell bóng gió: Giữa thập niên 30, ủy ban Thượng nghị viện dưới sự chỉ đạo của Gerald P. Nye của khu vực tiểu bang Bắc Dakota đã điều tra thương vụ cung cấp vũ khí trước năm 1917 và đưa ra một khả năng là bộ máy của Wilson phải tham gia vào cuộc chiến tranh bởi vì các nhà tài phiệt ngân hàng Mỹ cần phải bảo vệ các khoản vay của các nước Đồng minh.[7] Như William McAdoo đã đề cập đến trước đây rằng, đại sứ Mỹ tại Anh lúc bấy giờ chính là Walter Hines Page, một nhân vật ủy thác của quỹ Rockefeller có tên gọi là Hội đồng Giáo dục tổng hợp (General Education Board). Và ủy ban đặc biệt về điều tra ngành công nghiệp vũ khí (Nye Committee) đã cho thấy rằng, ngoài mức lương chính phủ - mức lương mà Page luôn mồm kêu là không đủ cao - ông ta còn nhận được khoản trợ cấp 25 nghìn đô-la/năm (vào năm 1917 thì đây quả là một khoản tiền rất lớn) từ Cleveland Dodge, chủ tịch National City Bank của Rockefeller. Vào ngày 15/ 3/1917, Đại sứ Page gửi một bức điện tới Quốc vụ viện trình bày tình trạng khủng hoảng tài chính ở Anh. Khi các nguồn lực tài chính mới đã cạn kiệt, theo ông ta, cách duy nhất để duy trì cuộc chiến tranh là kiếm được khoản trợ cấp trực tiếp từ kho bạc Hoa Kỳ. Nhưng, vì điều này có thể vi phạm điều khoản trung lập của mình, Hoa Kỳ buộc phải từ bỏ sự trung lập này và gia nhập vào cuộc chiến. Ông ta nói rằng: Tôi cho rằng áp lực của cuộc khủng hoảng cận kề đã vượt ra khỏi khả năng của đại diện tài chính của Morgan đối với các chính phủ Anh và Pháp… Sự giúp đỡ vĩ đại nhất mà chúng ta có thể trao cho phe Đồng minh có thể là khoản tín dụng.. .Trừ khi chúng ta liên minh với Đức để tham chiến, chắc chắn chính phủ của chúng ta sẽ không thể tài trợ trực tiếp các khoản tín dụng này.[8] Nhóm Morgan đã cho lưu hành một tỷ rưỡi đô-la tiền cho vay cho chính phủ Anh và Pháp. Nhận ra rằng nguồn của cải của chiến tranh đang quay lưng chống lại mình, các nhà đầu tư phải đối mặt với mối đe dọa từ các khoản thua lỗ. Như Ferdinand Lundberg quan sát: “Cùng với việc giải thoát nguồn tài sản của các công dân Mỹ khỏi tình thế nguy hiểm, việc tuyên bố chiến tranh do Hoa Kỳ khởi xướng cũng đã mở ra một viễn cảnh mới về lợi nhuận.”[9] ĐẠI TÁ HOUSE Một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất thời bấy giờ chính là Đại tá Edward Mandell House - cố vấn riêng của Woodrow Wilson và sau này là gia tộc Franklin Delano Roosevelt. Người đàn ông này có mối quan hệ gần gũi với cả gia tộc Morgan lẫn các gia tộc khác trong ngành ngân hàng tại châu Âu. Ông ta đã có nhiều năm theo học phổ thông tại Anh và trong những năm sau đó, kết thân với các thành viên nổi trội của Hội Fa-Biên (Fabian Society -một tổ chức trí thức tại Anh). Hơn nữa, ông ta là một nhân vật giàu có, phần lớn tài sản của ông ta có được là từ cuộc nội chiến (1861-1865). Thân phụ của ông ta, Thomas William House, đóng vai trò như một đại diện thân tín của Hoa Kỳ đối với các quyền lợi ngầm trong lĩnh vực ngân hàng tại London. Ông ta được coi là đại diện của gia tộc Rothschild. Mặc dù sinh sống ở Houston, bang Texas, người đàn ông này mong muốn con trai mình “hiểu biết và phụng sự nước Anh.” Ông ta là một trong số các công dân của Liên minh các tiểu bang miền Nam Hoa Kỳ (Confederate State) và là nhân vật nổi lên từ cuộc nội chiến với khối tài sản khổng lồ. Có một điều mà ai cũng biết là Đại tá House chính là người bầu chọn Wilson như một ứng viên cho vị trí Tổng thống và là người được Wilson cất nhắc, bổ nhiệm.[10] Ông ta trở thành người bạn tâm phúc của Wilson và Tổng thống đã tự thú nhận rằng mình phụ thuộc vào ông ta khá nhiều để có được những lời tư vấn, góp ý. Không ít các vị trí quan trọng trong nội các của Wilson được chính House lựa chọn. Cùng với Wilson, thậm chí ông ta đã thiết lập nội quy riêng về giao tiếp để có thể tự do trao đổi qua điện thọai.[11] Bản thân Tổng thống đã viết rằng: “Ngài House chính là cánh tay đắc lực của tôi. Ông là hiện thân của tôi. Ý nghĩ của ông cũng chính là ý nghĩ của tôi.”[12] George Viereck, một chuyên gia viết tiểu sử của Đại tá House đã nói rằng: House đã có được sự tín nhiệm của Texas…Mặc dù là người khá kín đáo nhưng ông ta là nhân vật quan trọng nhất có khả năng bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm các vị trí thủ lĩnh của bang Texas… House chọn Wilston vì đánh giá người này như một ứng viên sáng giá nhất… Trong suốt bảy năm liền, Đại tá House được coi như một bản sao của Woodrow Wilson. Trong sáu năm trời, ông ta tham gia mọi việc cùng Wilson, ngoại trừ chức Thẩm phán. Trong sáu năm trời, hai văn phòng ở tòa nhà phía Đông (North Wing) của Nhà Trắng hoàn toàn tuỳ ý ông ta sử dụng. Cũng chính House đã lập danh sách các ứng cử viên cho nội các chính phủ, trình bày rõ ràng và chính xác các chính sách đầu tiên của Chính phủ và gần như điều khiển các công việc ngoại giao của Hoa Kỳ. Quả thực, chúng ta đã có hai vị tổng thống cho một vị trí! Một vị đại sứ xuất sắc có thể trò chuyện ngang hàng với các bậc vua chúa! Ông ta chính là vị tổng tư lệnh tinh thần cho chính phủ và là vị thuyền trưởng chèo lái con thuyền của đất nước.[13] THỎA THUẬN BÍ MẬT NHẰM ĐẨY HOA KỲ VÀO VÒNG XOÁY CHIẾN TRANH Khi cuộc bầu cử tổng thống cận kề đối với nhiệm kỳ hai của Wilson, Đại tá House bắt đầu tham gia vào các cuộc đàm phán bí mật với Willian Wiseman, người gắn bó với đại sứ quán Anh tại Washington và đóng vai trò như là một nhân vật trung gian bí mật giữa đại tá House và Văn phòng ngoại vụ Anh. Charles Seymour viết: “Giữa Đại tá House và Wiseman có không ít bí mật chính trị.”[14] Điều này đã khiến cho William Jennings Bryan, Bộ trưởng Bộ ngoại giao cảm thấy lo lắng. Bà Bryan, đồng tác giả cuốn tự truyện của chồng, đã viết rằng: Trong khi Bryan đảm đương trọng trách của một Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thì lại xảy ra những điều ong tiếng ve xung quanh mối quan hệ mờ ám giữa Đại tá House và Tổng thổng cùng các chuyến vận chuyển hàng hóa ra nước ngoài, những điều không được báo cáo với Bộ trưởng Bộ ngoại giao Bryan… Tổng thống đã bí mật liên hệ với các chính phủ nước ngoài.[15] Vậy mục đích của các cuộc thương thảo này là gì? Không gì hơn là thực thi các cách thức để từ đó Hoa Kỳ có thể được tham gia vào cuộc chiến tranh. Viereck giải thích: Mười tháng trước khi cuộc bầu cử diễn ra vào năm 1916 - cuộc bầu cử mà Wilson là người chiến thắng khi tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai của mình ở Nhà Trắng - “vì ông ta đã không cho phép chúng ta tham dự vào cuộc chiến tranh”, thay mặt Wilson, Đại tá House đã bí mật thương thảo với Anh và Pháp với lời cam kết danh dự cho phép Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến nhân danh phe Đồng minh. 9/3/1916, Woodrow Wilson chính thức phê chuẩn cam kết này. Nếu như đến được tai người dân Mỹ trước khi cuộc bầu cử diễn ra thì những lời gợi ý bóng gió trong các cuộc đàm phán giữa Đại tá House và các nhà lãnh đạo chính phủ Anh, Pháp có thể đã khiến dân chúng đột ngột thay đổi ý kiến và quan điểm của mình… Nhờ cuộc đàm phán này và các cuộc thảo luận khác với Edward Grey - người đã nuôi dưỡng và phát triển Hiệp ước Bí mật (Secret Treaty), Hiệp ước không được Thượng nghị viện Hoa Kỳ thông qua - mà Woodrow Wilson và House đã trói buộc Hoa Kỳ vào cỗ xe của Khối hiệp ước Entente… Sau khi chiến tranh kết thúc, nội dung của bản thỏa thuận đã bị rò rỉ ra ngoài. Grey là người đầu tiên “ngồi lê đôi mách”. Page thảo luận chi tiết. Đại tá House kể lại sự tình. C. Hartley Grattan kể lại chi tiết trong cuốn sách của mình - Vì sao chúng ta tham chiến? (Why we Fought). Nhưng, vì một nguyên nhân khó hiểu mà ý nghĩa to lớn của sự khám phá này sẽ chẳng bao giờ có thể ăn sâu vào nhận thức của người dân Mỹ.[16] Các điều kiện cơ bản của thỏa thuận là chính phủ Hoa Kỳ có thể đề xuất nhằm thỏa thuận một giải pháp thiết lập hòa bình giữa Đức và phe Đồng Minh và đưa ra một đề xuất đặc biệt với các điều kiện cho giải pháp thiết lập hòa bình này. Nếu một trong hai bên từ chối chấp nhận đề xuất này, Hoa Kỳ sẽ tham gia vào cuộc chiến như là một đồng minh của bên kia. Then chốt chính là các điều kiện của bản đề xuất được phác thảo cẩn thận chi tiết để Đức không thể chấp nhận các điều khoản này. Như vậy, đối với thế giới, điều này trông có vẻ như Đức chịu trách nhiệm về mọi sai lầm và Hoa Kỳ là quốc gia nhân đạo. Như vị đại sứ Page nhận xét trong giác thư của mình ngày 9/2/1916: House là người có ý tưởng về việc đưa Hoa Kỳ can thiệp vào cuộc chiến. Kế hoạch đầu tiên của House là ông ta cùng với tôi và nhóm nội các chính phủ Anh (Grey, Asquith, Lloyd George, Reading, v.vv…) sẽ thảo ra một chương trình hòa bình - điều mà phe Đồng minh có thể sẽ chấp nhận, điều sẽ khó được Đức chấp thuận; và rằng Tổng thống sẽ tiếp nhận chương trình này và trình bày cho cả hai bên tham chiến hiểu; bên nào khước từ sẽ phải chịu trách nhiệm cho việc tiếp tục chiến tranh… Đương nhiên, nhược điểm tai hại của sơ đồ trước đó là chúng ta sẽ bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh.[17] Bề ngoài, có vẻ là nghịch lý rằng Wilson vốn là một người theo chủ nghĩa hòa bình, giờ đây không tham gia vào thỏa thuận bí mật với các thế lực nước ngoài nhằm lôi kéo Hoa Kỳ tham chiến - điều mà quốc gia này có thể dễ dàng tránh được. Điều cốt yếu đã để lộ bí mật này là Wilson cũng chính là một người theo chủ nghĩa quốc tế. Một trong những mối ràng buộc chặt chẽ nhất giữa House và Wilson chính là mong muốn chung về một chính phủ thế giới. Cả hai đều nhận ra một điều rằng người Mỹ sẽ chẳng bao giờ chấp nhận một khái niệm như thế trừ khi có các tình tiết giảm nhẹ. Họ lập luận rằng cuộc chiến tranh đẫm máu kéo dài có thể chỉ là một sự kiện có tác động quan trọng đối với tư duy của người dân Mỹ trong việc chấp nhận mất chủ quyền quốc gia, đặc biệt nếu như điều này được kết hợp với lời hứa chấm dứt mọi cuộc chiến trong tương lai. Wilson cũng biết rằng, nếu Hoa Kỳ tham chiến đủ sớm nhằm tạo ra sự khác biệt lớn trên cục diện chiến trường và nếu như những khoản tiền khổng lồ của Mỹ có thể được mang đi cho các quốc gia Phe Đồng minh vay, ông ta sẽ tại vị sau khi cuộc chiến kết thúc nhằm tuyên bố các điều khoản hòa bình. Ông ta viết cho Đại tá House rằng: “Anh và Pháp không có cùng quan điểm đối với vấn đề hòa bình như chúng ta. Khi cuộc chiến kết thúc, chúng ta có thể buộc họ tuân theo cách nghĩ của chúng ta, bởi vì vào lúc đó, số phận của họ sẽ do chúng ta định đoạt…”[18] Và Wilson đã chịu đựng tình trạng cảm xúc lẫn lộn này vì chính ông ta là kẻ bày mưu hiến kế chiến tranh như một điều không muốn nhưng phải chấp nhận nhằm mang lại những gì mà ông ta nhận thức được như một lợi ích tối thượng của chính phủ thế giới. Với năm 1917 đang đến, trong từng lời phát biểu trước công chúng, Tổng thống đã gieo vào đầu mọi người ý nghĩ về một cuộc chiến tranh và chính phủ thế giới. Trong một báo cáo điển hình được thực hiện vào tháng Ba năm đó, ông ta đã nói rằng: “Các sự kiện bi thảm của ba mươi tháng hỗn loạn - khoảng thời gian mà chúng ta đã trải qua đã biến chúng ta trở thành những công dân của thế giới. Chúng ta đã không có con đường thoái lui. Vận mệnh của chúng ta và vận mệnh của dân tộc đã gắn vào đây, và hoặc là chúng ta có điều đó, hoặc không chứ không thể có con đường nào khác.”[19] Đây cũng là khoảng thời gian mà Wilson triệu tập các vị lãnh đạo của Đảng Dân chủ của Quốc hội Hoa Kỳ tới dùng bữa sáng kết hợp hội họp ở Nhà Trắng. Ông ta nói với họ rằng, bất chấp cảm nghĩ của công chúng, có khá nhiều lý do xác đáng đối với đất nước để tham gia vào cuộc chiến tranh và ông ta yêu cầu họ giúp đỡ mình bán kế hoạch này cho Quốc hội và các cử tri. Harry Elmer Barnes cho biết: Những nhân vật này phản đối chiến tranh và vì thế đã bác bỏ đề xuất trong giận dữ. Wilson biết rằng đây là thời điểm xấu để chia rẽ trong chừng mực nào đó trước khi cuộc bầu cử diễn ra, và ông ta đã ngưng thảo luận vấn đề này với Đại tá House, lập ra một nhóm những người theo chủ nghĩa hòa bình cho chiến dịch sắp tới. Martin Glynn, Thủ hiến thành phố New York và Thượng nghị sĩ Ollie James của Kentucky được phái tới tham gia vào hội nghị ở St. Louis để diễn thuyết về các vấn đề quan trọng - những vấn đề được đưa ra dựa trên khẩu hiệu: “Ông ta sẽ bảo vệ chúng ta khỏi chiến tranh!”… Trước lễ tấn phong lần hai của Wilson, người Đức đã làm lợi cho ông ta bằng việc thông báo khả năng tiếp tục của cuộc chiến tàu ngầm. Đây là vận may cho Anh và các nhà tài phiệt ngân hàng vì người Đức đã thực hiện một sai lầm ngớ ngẩn khi Vương quốc Anh rút khoản tín dụng Mỹ trị giá 450 triệu đô-la và các nhà tài phiệt đã gặp rắc rối trong việc luân chuyển các khoản cho vay cá nhân khổng lổ. Giờ đây cần thiết phải chuyển gánh nặng tài trợ cho Phe hiệp ước Entente sang cho Bộ tài chính.[20] THUYẾT PHỤC NGƯỜI MỸ THAM CHIẾN Thông qua các thỏa thuận bí mật và thủ đoạn quỷ quyệt, Hoa Kỳ đã bị kéo vào vòng xoáy chiến tranh, nhưng các nhà nghiên cứu chính trị và tiền tệ đã nhận ra rằng, có điều gì đó phải được thực hiện nhằm thay đổi quan điểm của công chúng. Vậy làm thế nào để thực hiện được điều này? Việc giám sát của Phố Wall đối với các mảng quan trọng của truyền thông là rất đáng kể. George Wheeler cho rằng: “Xung quanh khoảng thời gian này, công ty của Morgan đã chọn ra các nhà điều hành xuất sắc cho nhà xuất bản đang gặp nhiều rắc rối về tài chính là Harper & Brothers… Trong lĩnh vực báo chí, ở thời điểm này, Pierpont Morgan đang kiểm soát rất hiệu quả tờ New York Sun,… Boston News Bureau, Tạp chí Barron và The Wall Street Journal.”[21] Ngày 9/2/1917, Đại diện Callaway từ Texas đã phát biểu ý kiến tại Quốc hội với sự hiểu biết sâu sắc. Ông ta nói: Tháng ba năm 1915, các quyền lợi của J.P Morgan như quyền lợi trong ngành công nghiệp thép, đóng tàu hay kinh doanh vũ khí, và các công ty con của ông trùm này đã có được 12 nhân vật cao cấp của làng báo chí xuất bản và tuyển dụng họ nhằm chọn ra những tờ báo có ảnh hưởng nhất tại Hoa Kỳ và giám sát chính sách truyền thông hàng ngày… Đó là một công việc cần thiết đối với họ để giám sát 25 tờ báo có ảnh hưởng nhất lúc bấy giờ… Và họ đã đạt được thỏa thuận; chính sách về báo chí đã được thông qua; biên tập viên được cung cấp cho từng tờ báo nhằm giám sát một cách hợp thức các tờ báo này và biên tập thông tin liên quan đến các vấn để chuẩn bị sẵn sàng, chủ nghĩa quân phiệt, các chính sách tài chính và các vấn đề khác ở tầm quốc gia và quốc tế - những vấn đề được coi là cốt yếu đối với các quyền lợi của những kẻ tham gia vào việc mua bán này.[22] Charles S. Mellen của New Haven Railroad đã điều trần trước Quốc hội rằng riêng hệ thống đường ray xe lửa của gia tộc Morgan do ông ta phụ trách đã có tới hơn một nghìn biên tập viên báo của khu vực Tân Anh Cát Lợi (New England) ăn lương để phục vụ hệ thống này với tổng quỹ lương lên tới 400 nghìn đô-la/năm. Hệ thống đường ray xe lửa cũng đã nắm giữ nửa triệu đô-la trái phiếu do Boston Herald phát hành.[23] Gia tộc Morgan còn kiểm soát hàng trăm công ty bổ sung hoặc các ngân hàng đầu tư khác. Ngoài ra, gia tộc Morgan cũng kiểm soát cả ngành công nghiệp quảng cáo. Trong bài viết của mình vào năm 1937, Lunberg cho rằng: “Tập đoàn J.P. Morgan tập trung nhiều hơn cho việc kiểm soát ngành công nghiệp quảng cáo, và đó chính là điều đã buộc các tổ chức ngân hàng phải chú ý hơn đến tất cả các cảnh báo của các tờ báo.”[24] Việc kiểm soát truyền thông của Morgan vào thời điểm này được văn bản hóa cẩn thận và chi tiết. Trong phiên tòa diễn ra vào năm 1912 do ủy ban đặc quyền bầu cử trực thuộc Thượng nghị viện chủ trì, điều này đã được phát hiện ra rằng, Joseph Sibley từ Pennsylvania đã đóng vai trò như là nhân vật giữ tiền cho Rockefeller để chi cho các thượng nghị sĩ Quốc hội khác. Một bức thư do Sibley viết vào năm 1905 và được gửi cho John D. Archbold, một nhân vật trong công ty Standard Oil của Rockefeller và là người cung cấp tiền bạc. Trong bức thư này, Sibley viết rằng: “Một tổ chức chuyên viết lách hiệu quả là cần thiết, không chỉ nhằm phục vụ công việc hàng ngày mà còn là nhằm giám sát tình trạng hiện tại của Associated Press hoặc các tổ chức tương tự. Việc thực hiện điều này cũng khá là tốn kém nhưng suy cho cùng thì cũng rất rẻ.”[25] Lundberg nhận xét tiếp: Gia tộc Rockefeller đã ngay lập tức từ bỏ chính sách cũ của mình đối với việc sở hữu các tờ báo và tạp chí, và giờ đây phụ thuộc vào các ấn phẩm của tất cả các phe phái nhằm phục vụ quyền lợi tốt nhất của mình trong việc đổi lại các nguồn lợi nhuận khác từ dầu khí và quảng cáo dưới tầm kiểm soát của Rockefeller. Sau khối J.P. Morgan, khối Rockefeller cũng đã bứt xa khỏi các nhóm khác về mảng quảng cáo và khi một mình quảng cáo không hiệu quả nhằm đảm bảo cho sự trung thành của các tờ báo, các công ty của gia tộc Rockefeller đã được biết đến trong việc tạo ra các khoản thanh toán trực tiếp nhằm có được quan điểm thân thiện của giới biên tập viên.[26] Vì thế, không có gì là ngạc nhiên rằng đa số báo chí truyền thông quốc gia, đặc biệt là ở miền Đông, bắt đầu phản đối, lăng mạ Đức kịch liệt. Các biên tập viên trở nên có khả năng hùng biện về nghĩa vụ yêu nước của tất cả người dân Mỹ nhằm bảo vệ nền dân chủ thế giới. Các cuộc diễu hành, duyệt binh thể hiện sự chuẩn bị rầm rộ đã được tổ chức. Nhưng điều đó thôi là chưa đủ. Bất chấp các chiến dịch quy mô này, người dân Mỹ vẫn không hào hứng. Các cuộc trưng cầu dân ý được thực hiện vào thời gian này đã cho thấy dân chúng vẫn tiếp tục duy trì quan điểm đứng ngoài cuộc chiến tranh châu Âu. Rõ ràng, điều cần thiết là những gì mạnh mẽ, quyết liệt và ấn tượng nhằm thay đổi quan điểm của dân chúng. SỰ KIỂM SOÁT CỦA GIA TỘC MORGAN ĐỐI VỚI NGÀNH VẬN TẢI BIỂN Ngân hàng không phải là lĩnh vực kinh doanh duy nhất mang lại cho gia tộc Morgan những lợi ích tài chính khổng lồ. Sử dụng việc kiểm soát của mình đối với ngành đường sắt quốc gia như một đòn bẩy tài chính, Morgan đã tạo ra một sự tín nhiệm mang tầm quốc tế đối với lĩnh vực vận tải biển bao gồm hai tuyến đường thủy lớn nhất của Đức và một trong hai tuyến vận tải biển quan trọng của Anh là The White Star Lines. Vào năm 1902, Morgan đã cố gắng để tiếp quản công ty đóng- tàu thủy còn lại của Anh - the Cunard Company, nhưng đã bị Bộ Hải quân Anh chặn đứng. Cơ quan này muốn giữ tuyến đường thủy này khỏi sự kiểm soát của các thế lực nước ngoài và các con tàu vận chuyển của Bộ Hải quân Anh có thể bị buộc phải phục vụ các mục đích của hải quân Anh trong thời chiến. Con tàu Lusitania và Mauretania đã được hãng tàu Cunard đóng và trở thành những tàu chiến cạnh tranh quan trọng của tập đoàn Morgan. Đây là một lời chú thích thú vị của lịch sử, rằng, theo quan điểm của Morgan, con tàu Lusitania chỉ là đồ bỏ. Ron Chernow giải thích: Pierpont đã lập một kế hoạch cho việc xây dựng uy tín của các công ty Mỹ trong lĩnh vực vận tải biển - điều có thể nâng nguyên tắc “nhóm quyền lợi” của ông ta, tức là sự hợp tác giữa các đối thủ cạnh tranh trong một lĩnh vực - lên mức độ toàn cầu. Ông ta đã tạo ra một đế chế vận tải biển tư nhân lớn nhất thế giới…Một kiến trúc sư quan trọng của hãng tàu Hamburg-Amerika Steanship Line là Albert Ballin - một hãng tàu lớn với hàng trăm con tàu và là hãng vân tải biển lớn nhất thế giới…Sau cuộc chiến Boer, tổ hợp của Morgan và Cunard đã vắt kiệt sức của nhau trong cuộc chiến giảm lợi nhuận.”[27] Như đã chỉ ra trước đó, Morgan vẫn tiếp tục là một đại diện thương mại chính thức của Anh. Ông ta chịu trách nhiệm mua bán tất cả các nguyên vật liệu phục vụ chiến tranh tại Hoa Kỳ đồng thời điều phối mảng vận tải biển. Theo chân gia tộc Rothschild, ông ta học rất nhanh các mánh kiếm chác từ việc buôn lậu thời chiến. Colin Simpsonm tác giả của cuốn The Lusitania - đã mô tả hoạt động này như sau: Trong suốt giai đoạn nước Mỹ thể hiện mình như một quốc gia trung lập, các quân nhân trong trang phục dân sự là những người làm việc cho gia tộc Morgan. Nhóm tổ hợp ngân hàng này đã nhanh chóng thiết lập hệ thống mê cung của các nhà xuất nhập khẩu hay các tài khoản ngân hàng giả mạo và tất cả các trò buôn lậu khác, và cho dù họ đã lừa gạt được người Đức thì ở đây vẫn còn một số sự kiện đặc biệt nghiêm túc khi khiến cho Bộ Hải quân và Cunard trở nên lúng túng nhằm tránh đề cập đến các hành khách không may mắn trên các chuyến tàu đang vận chuyền đồ buôn lậu.[28] CON TÀU LUSITANIA Lusitania là một con tàu chở khách của Anh thường di chuyển theo lộ trình giữa cảng Liverpool - New York và ngược lại. Con tàu này thuộc quyền quản lý của Cunard Company - một hãng tàu chính và là đối thủ cạnh tranh của tập đoàn Morgan. Con tàu này rời bến cảng New York ngày 1/5/1915 và bị đánh chìm bởi lực lượng tàu ngầm Đức ngoài bờ biển Ireland sáu ngày sau đó. Trong số 1.195 người thiệt mạng trong vụ chìm tàu này, có 195 người Mỹ. Hơn tất cả các sự kiện khác lúc đó, đây là một sự kiện đã cung cấp cho các luật sư thời chiến cương lĩnh thuyết phục cho quan điểm của họ, và điều này trở thành bước ngoặt nơi người Mỹ bắt đầu chấp nhận một cách bất đắc dĩ không phải sự cần thiết chiến tranh mà là khả năng chắc chắn xảy ra chiến tranh. Sự kiện tàu Lusitania là con tàu khách đã bị làm cho sai lệch. Mặc dù nó được đóng như một con tàu chở khách hạng sang song đặc thù xây dựng con tàu này được thiết kế bởi Bộ Hải quân Anh và bởi vậy mà nó có thể được chuyển đổi thành tàu chiến trong trường hợp cần thiết. Mỗi chi tiết từ mã lực của động cơ con tàu và hình dạng thân tàu cho đến các khu vực cất giữ đạn dược trên thực tế đều được thiết kế theo mô hình quân sự. Con tàu được đóng theo cách đặc biệt để có thể chở được 12 khẩu pháo cao xạ. Chi phí đóng những chi tiết đặc biệt này do chính phủ Anh chi trả. Thậm chí trong thời bình, nhóm thủy thủ đoàn cũng phải là các quân nhân hoặc thủy thủ đang phục vụ trong Hải quân hoàng gia. Tháng 5 năm 1913, con tàu này được đưa về xưởng sửa chữa và được trang bị thêm vỏ bọc sắt và các phụ tùng khác. Những chiếc thang máy để vận chuyển đạn dược tới vị trí các khẩu cao xạ cũng đã được lắp đặt. Mười hai khẩu thần công được giao cho xưởng sửa chữa tàu. Tất cả những điều này được lưu giữ trong hồ sơ của Bảo tàng Hàng hải quốc gia tại Greenwich của Anh, dù vấn đề những khẩu cao xạ có được lắp đặt thực sự trong thời gian này hay không vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi. Không có chứng cớ rằng chúng đã được lắp đặt trong thời gian này. Trong bất cứ sự kiện nào, vào ngày 17/9, con tàu Lusitania hướng ra biển trong hoàn cảnh khốc liệt của cuộc chiến, và nó đã được đăng ký trong hồ sơ của Bộ Hải quân Anh như một con tàu quân sự của quân đội Mỹ đi giúp phe Đồng minh chứ không phải là một con tàu chở khách đơn thuần! Kể từ đó, Lusitania được nằm trong danh sách của tờ Jane’s Fighting Ships như một con tàu quân sự và trong tờ tạp chí của Anh - The Naval Annual - nó được đánh giá như một con tàu buôn có vũ trang.[29] Việc sửa chữa con tàu là nhằm chuyển tất cả các tiện nghi phòng khách xuống boong thấp hơn sao cho nó trông giống một con tàu vận tải quân sự. Như vậy, Lusitania đã trở thành một trong những con tàu vận tải quan trọng nhất chuyên chở các nguyên vật liệu phục vụ chiến tranh - kể cả đạn dược - từ Hoa Kỳ sang Anh. Ngày 8/3/1915, sau một số cuộc gọi dày đặc với các tàu ngầm Đức, thuyền trưởng Lusitania nộp đơn từ chức. Ông ta muốn đối mặt với các tàu ngầm, nhưng không muốn “chịu trách nhiệm đối với việc để hành khách lẫn lộn với đạn dược và hàng buôn lậu.[30] CHURCHILL GIƯƠNG BẪY Từ quan điểm của nước Anh, điềm báo về sự diệt vong đã trở nên rõ ràng. Trừ phi có thể bị cuốn vào vòng xoáy của chiến tranh, Hoa Kỳ chính thức yêu cầu hòa giải. Thách thức là làm thế nào để người Mỹ rời bỏ vị thế của mình ở cương vị một quốc gia trung lập cứng đầu. Cách thức để điều này được thực hiện chính là một trong những khía cạnh gây tranh cãi của cuộc chiến. Quả là một điều kì lạ đối với nhiều người rằng các nhà lãnh đạo Anh có thể mưu tính một cách chủ ý nhằm phá hủy một trong những con tàu của chính mình với các công dân Mỹ trên boong như một phương tiện nhằm lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến như một đồng minh. Một cách chắc chắn, bất cứ ý tưởng nào cũng đơn thuần chỉ là sự tuyên truyền của Đức. Trong một bài viết trên tờ National Geographic, Robert Ballars đã nói rằng: “Trong ngày con tàu bị đánh chìm, những người ủng hộ Đức tại Mỹ đã nắm bắt được thuyết âm mưu. Họ cho rằng, Bộ Hải quân Anh đã đặt Lusitania vào tình thế thiệt hại một cách có chủ ý với hi vọng rằng con tàu này sẽ bị tấn công và vì thế sẽ lôi kéo được Hoa Kỳ vào cuộc chiến.”[31] Hãy thử nhìn nhận thuyết âm mưu ở cự ly gần hơn. Winston Churchill - Bộ trưởng Hải quân vào thời gian này - đã nói rằng: Có nhiều thủ đoạn trong chiến tranh… Thủ đoạn trong ngoại giao, trong tâm lý… Thủ đoạn để đưa một đồng minh vào tham chiến được coi là hữu ích - điều có thể giúp ta chiến thắng trong một trận đánh lớn. Thủ đoạn để giành được một điểm chiến lược quan trọng có thể được coi là ít có giá trị hơn so với thủ đoạn xoa dịu hoặc tỏ ra kính nể tính trung lập nguy hiểm.[32] Thủ đoạn mà Churchill chọn được coi là đặc biệt tàn nhẫn. Dưới cái gọi là Cruiser Rules, những con tàu chiến của cả Anh lẫn Đức đã mang lại cho thủy thủ đoàn của các con tàu buôn của kẻ thù một cơ hội trốn xuống tàu cứu sinh trước khi con tàu bị chìm. Nhưng, vào tháng 10 năm 1914, Churchill ban bố một số chỉ thị với nội dung rằng các con tàu buôn của Anh cần phải tuân thủ mệnh lệnh của tàu ngầm khi buộc phải dừng lại hay lục soát. Nếu có vũ khí, họ được cho là kẻ thù. Nếu không có vũ khí, họ đang muốn đâm thủng tàu ngầm. Kết quả tức thời của việc thay đổi này là nhằm buộc tàu ngầm Đức hoạt động dưới mặt biển để bảo vệ và đánh chìm các con tàu khác mà không cần phải cảnh cáo. Vì sao Anh lại muốn làm những việc ngớ ngẩn như vậy - những việc có thể dẫn đến sự mất mát mạng sống của hàng nghìn thủy thủ của mình? Câu trả lời là điều này không phải là một hành động ngớ ngẩn. Đó là một chiến lược máu lạnh. Churchill kiêu hãnh nói: Biện pháp đối phó đầu tiên của Anh - biện pháp được thực hiện từ trách nhiệm của tôi… - là nhằm ngăn cản sự tấn công trên biển của người Đức. Tàu ngầm dưới biển buộc phải dựa vào việc tấn công dưới nước và như vậy làm tăng rủi ro khả năng đánh nhầm tàu trung lập của Anh cũng như thủy thủ các tàu trung lập khác, từ đó kéo Đức vào cuộc chiến tranh với các cường quốc khác.[33] Nhằm tạo ra khả năng con tàu bị chìm một cách ngẫu nhiên từ các cường quốc trung lập, Churchill đã chỉ thị cho các con tàu Anh chuyển tên đề trên thân tàu và giương cờ của thế lực trung lập lên khi cập bến, mà ở đây có nghĩa là cờ của Hoa Kỳ. Như một hành động khiêu khích, hải quân Anh đã được chỉ thị nhằm xử lý các thành viên thủy thủ đoàn của tàu ngầm Đức bị bắt giữ - những người sẽ không bị xử lý như các tù nhân chiến tranh mà là như kẻ phạm tội nghiêm trọng. “Những kẻ sống sót nên bị coi là tù nhân hoặc xử bắn theo cách nào tiện nhất.”[34] Các chỉ thị khác - những chỉ thị giờ đây là một phần gây lúng túng trong hồ sơ lưu trữ chính thức của ngành hải quân - đều tàn nhẫn: “Trong tất cả các hành động, cờ trắng nên được đốt một cách nhanh chóng.”[35] Chiếc bẫy đã được sắp đặt bố trí một cách cẩn thận. Hải quân Đức đã bị kích động vào vị thế của kẻ châm hỏa cho cuộc chiến và với các điều kiện này, rõ ràng mạng sống của người Mỹ sẽ bị đe dọa. KHO VŨ KHÍ NỔI Sau nhiều năm điều tra, giờ đây có thể xác định được loại hàng hóa đã được chất lên chiếc tàu chiến Lusitania trong chuyến hành trình cuối cùng của mình. Đó là 600 tấn pyroxyline (thường được gọi là bông thuốc nổ)[36], 6 triệu viên đạn, 1.248 hòm đạn chì, cộng thêm số lượng vũ khí chưa xác định chứa đầy khoang ở boong dưới cùng của con tàu hoặc các khu vực để hành lý hoặc các lối đi dành cho khách của boong F. Ngoài ra còn có nhiều tấn “bơ”, “mỡ heo”, “lông thú” và các mặt hàng khác được dán nhãn mác một cách ngụy tạo. Đó chính là những mặt hàng buôn lậu nếu không phải là vũ khí phục vụ chiến tranh. Tất cả hàng hóa này đều được vận chuyển thông qua công ty của J.P. Morgan. Nhưng không một hàng hóa nào trong số đó bị dân chúng nghi ngờ, ngay cả những người dân Mỹ không may mắn đã mua vé cho một chuyến hải trình đến với cái chết - cái chết cho bản thân và cho gia đình, người thân của mình như những con mồi trong một trò chơi tài chính ở mức độ cao và trò chơi chính trị ở mức độ thấp mang tính toàn cầu. Đại sứ Đức ở Washington đã biết rõ về bản chất của hàng hóa đang chất lên chiến hạm Lusitania và đã gửi đơn kiện đến chính phủ Hoa Kỳ, vì hầu như tất cả những điều đó đã vi phạm các hiệp ước quốc tế về sự trung lập. Sự phản hồi từ chính phủ Mỹ là hoàn toàn phủ nhận về con tàu này. Nhận thấy nội các của Wilson đang ngầm chấp thuận việc gửi hàng này, Đại sứ quán Đức đã cố gắng một lần cuối cùng để ngăn ngừa thảm họa. Đại sứ quán Đức đã cho đăng quảng cáo trên các tờ báo của Bờ Đông, bao gồm cả những tờ báo của New York City với lời cảnh báo người dân Mỹ không mua vé lên tàu Lusitania. Mẩu quảng cáo đã được thanh toán trước và yêu cầu được bố trí trong chuyên trang về du lịch của các tờ báo một tuần trước khi con tàu nhổ neo. Những thông tin cảnh báo này được lưu giữ như sau: THÔNG BÁO Các hành khách du lịch có ý định tham gia chuyến hải trình Atlantic nên lưu ý đến tình trạng chiến tranh hiện hành giữa Đức cùng các đồng minh của mình và Anh cùng các nước đồng minh của Anh; lưu ý đến vùng chiến sự bao gồm các vùng biển gần với British Isles; rằng, theo thông báo chính thức được đưa ra bởi chính phủ Hoàng Gia Đức, các con tàu giương cờ Anh hoặc bất cứ cờ của quốc gia đồng minh nào, đều có khả năng bị phá hủy trên các vùng biển đó và các hành khách đi lại bằng tàu của Anh hoặc các nước đồng minh của Anh trong khu vực chiến sự xảy ra sẽ đối mặt với rủi ro của bản thân. ĐẠI SỨ QUÁN HOÀNG GIA ĐỨC Washington, D.C, 22/4/1915 Mặc dù mẩu quảng cáo nằm trong tay các tờ báo đúng hạn để kịp thời hạn như yêu cầu, song Bộ ngoại giao Hoa Kỳ vẫn can thiệp vào khi làm tăng nỗi ám ảnh về nguy cơ bị kiện vì tội phỉ báng, đã khiến cho các nhà xuất bản lo sợ không dám in mẩu quảng cáo nếu chưa được các luật sư của Bộ Ngoại giao làm rõ. Trong khoảng 50 tờ báo, chỉ có tờ Des Moines Register đăng mẩu quảng cáo trong ngày được yêu cầu. Những gì xảy ra tiếp đó được mô tả bởi Simpson: Vào ngày 26/4, George Viereck [biên tập viên của một tờ báo do Đức sở hữu và là người thay mặt Đại sứ quán Đức đã đăng quảng cáo trên các tờ báo] đã hỏi Bộ Ngoại giao vì sao quảng cáo của ông ta không được đăng lên. Cuối cùng, ông ta xoay xở để giành được cuộc phỏng vấn với Bộ trưởng bộ ngoại giao là William Jennings Bryan và chỉ cho ông ta thấy là trong tất cả các chuyến hải trình thời chiến, con tàu Lusitania đều vận chuyển vũ khí. Viereck trưng ra các bản sao danh sách hàng hóa kê khai trên tàu - những tài liệu được công khai trong cuộc điều tra. Điều quan trọng hơn, ông ta thông báo cho Bryan biết rằng, không dưới 6 triệu viên đạn đã được vận chuyển trên con tàu Lusitania vào ngày thứ Sáu sau đó và có thể được xem như đã được chuyển đi trên cầu tàu số 54. Bryan bốc điện thoại lên và gọi cho tòa soạn chịu trách nhiệm cho việc đăng quảng cáo. Ông ta hứa với Viereck rằng mình có thể ráng sức để thuyết phục Tổng thống cảnh báo người Mỹ không nên mua vé lên tàu. Nhưng lời cảnh báo đó đã không được Tổng thống đưa ra, chỉ có một điều chắc chắn là Tổng thống Wilson đã được thông báo về tính chất của loại hàng hóa trên tàu Lusitania này. Ông ta không làm gì cả nhưng đã phải thừa nhận về cái ngày mình được thông báo về sự cố chìm tàu - điều biết trước này đã khiến ông ta nhiều đêm mất ngủ.[37] Thoạt nghe thì dường như Wilson là một người theo chủ nghĩa hòa bình, nhưng hoàn toàn không phải là một người làm chủ số mệnh của mình. Ông ta là một giáo sư giảng dạy tại Đại học Princeton, một người sùng bái chủ nghĩa quốc tế và mơ ước về việc tạo nên một chính phủ thế giới và mở ra một thiên niên kỷ của hòa bình cho nhân loại. Nhưng ông ta nhận ra rằng mình đang lệ thuộc vào những nhân vật đầy tham vọng và đầy mánh khóe chính trị cùng các nguồn lực tài chính hùng mạnh. Phản đối những nguồn lực này, ông ta có thể làm bất cứ điều gì nhưng lại bất lực trong hành động và đây là lý do xác đáng để tin rằng trong thâm tâm, ông ta đã phải chịu đựng nhiều sự kiện mà bản thân đã từng tham gia. Chúng ta có thể lên án người đàn ông này - kẻ đã cố ý khước từ việc cảnh báo các thần dân của mình trong hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng và đã khiến 195 công dân của đất nước mình bị chôn vùi dưới đáy biển, chúng ta cũng có thể muốn biết làm thế nào mà người đàn ông này có thể đạo đức giả đến thế khi quy tội người Đức vì hành động này và rồi sau đó lại cố che giấu sự thật bằng cách ngăn cản người dân Mỹ tìm hiểu sự thật. Thật là ngạc nhiên nếu như ông ta chỉ thấy băn khoăn trong mấy giờ đồng hồ mất ngủ. CHUYẾN HẢI TRÌNH CUỐI CÙNG Trong khi Morgan và Wilson đang sắp đặt một giai đoạn nguy hiểm cho phía Mỹ trong chuyến hải trình Đại Tây Dương, Churchill, lại phụ trách phần việc của mình cho phía châu Âu. Khi Lusitania rời cảng New York vào ngày 1/5, Lusitania được chỉ thị phải gặp Juno - tàu khu trục Anh ngoài khơi biển Ireland để có thể được yểm trợ về hải quân khi tiến vào vùng biển của kẻ địch. Tuy nhiên, khi tiến đến điểm gặp tàu khu trục, Lusitania lại không thấy “đối tác” của mình, và thuyền trưởng của con tàu đã giả định rằng, cả hai tàu đã mất liên lạc vì lí do sương mù dày đặc. Trên thực tế, tàu khu trục Juno đánh tín hiệu liên lạc và rồi đã nhận được chỉ thị phải quay trở về Queenstown, và điều này đã được thực hiện với sự chắc chắn rằng Lusitania đã đi thẳng vào khu vực đã định, nơi tàu ngầm Đức đang hoạt động. Để mọi việc trở nên tồi tệ hơn, Lusitania nhận được chỉ thị giảm bớt việc sử dụng than - không phải với lý do thiếu nguyên liệu này - mà vì điều này sẽ giúp tiết kiệm hơn. Con tàu được yêu cầu phải ngưng 4 đầu máy và hậu quả là chỉ hoạt động được 75% tốc độ cho phép dưới mặt nước. Khi Lusitania tiến vào vùng biển của đối phương, hầu như ai cũng biết rằng con tàu này đang đi vào khu vực nguy hiểm. Các tờ báo ở London đã trở nên sôi nổi hẳn với câu chuyện về những lời cảnh báo của Đức và vụ chìm tàu vừa xảy ra. Trong phòng bản đồ của Bộ Hải quân Anh, Churchill đang lạnh lùng điều khiển mọi việc. Những nét bút khoanh tròn khu vực mà hai con tàu bị đánh chìm bằng ngư lôi ngày hôm trước. Một vòng tròn cho thấy khu vực mà tàu ngầm Đức chắc chắn đang hoạt động. Một bề mặt phẳng lớn hiển thị con tàu Lusitania đang đi qua khu vực hải lý thứ 19 và thẳng tới vòng tròn. Đúng là không thể làm gì để cứu con tàu này, đô đốc Coke của vùng Queenstown đang được huấn thị đại khái để bảo vệ con tàu với mọi cố gắng, nhưng ông ta đã không có phương tiện để thực hiện điều này, và trên thực tế, không một ai băn khoăn áy náy nhằm cảnh báo cho thuyền trưởng tàu Lusitania rằng cuộc gặp gỡ giữa tàu Lusitania và tàu khu trục Juno đã bị hủy bỏ. Một trong các chuyên gia hiện diện trong phòng bản đồ trong cái ngày định mệnh đó là Trung tá Joseph Kenworthy, người đã gọi cho Churchill nhằm đệ trình một văn bản về những gì có thể xảy ra từ khía cạnh chính trị sau vụ tàu Lusitania bị đánh chìm với các hành khách người Mỹ trên boong. Ông ta đã rời phòng bản đồ trong sự căm phẫn vì lời nhạo báng của cấp trên. Vào năm 1927, trong cuốn sách của mình, The Freedom of the Seas (Tự do trên biển) ông ta đã viết những dòng sau mà không cần bình luận: “Tàu Lusitania đã bị chỉ thị đi chậm lại so với vận tốc cho phép vào vùng biển tàu ngầm Đức đang đợi mà không có tàu khu trục hộ tống đi kèm.”[38] Có lẽ chẳng cần thêm lời bình luận nào cho sự kiện này. Trong lúc này, Đại tá House đang ở Anh và vào ngày con tàu Lusitania bị đánh chìm, ông ta được thiết kế để gặp Vua George V. Đi cùng với ông ta là Ngài Edward Grey và trên đường đi, Edward đã hỏi Đại tá House rằng: “Mỹ sẽ làm gì nếu người Đức đánh chìm tàu vận tải với các hành khách người Mỹ trên boong?” Như cuốn nhật ký của Đại tá House cho thấy, House đã trả lời rằng: “Tôi nói với ông ta [Edward], nếu việc này được thực hiện, ngọn lửa của lòng căm phẫn sẽ lướt khắp nước Mỹ và điều này có thể sẽ kéo chúng ta vào một cuộc chiến tranh.”[39] Một lần ở điện Buckingham, vua George đã đề cập đến vấn đề này và thậm chí còn nói về mục tiêu có thể. Ông nói: “Tôi nghĩ là chắc họ đánh chìm con tàu Lusitania với các hành khách người Mỹ trên boong…”[40] VỤ NỔ KINH HOÀNG, ÂM TY DƯỚI ĐÁY BIỂN Bốn giờ đồng hồ sau cuộc trò chuyện này, ngọn khói đen từ con tàu Lusitania đã được phát hiện ra phía chân trời qua kính viễn vọng của tàu ngầm Đức, U-20. Con tàu rơi thẳng theo hướng tàu ngầm Đức, cho phép nó mở hết ga và chìm xuống. Ngư lôi đã tấn cống vào mạn phải con tàu ở dưới mực nước biển 30m. Ngư lôi thứ hai đã sẵn sàng nhưng không cần thiết. Ngay sau tiếng nổ khi va đụng là tiếng nổ khủng khiếp thứ hai - tiếng nổ đã nhấn chìm cả con tàu xuống đáy biển. Lusitania, một trong những con tàu lớn nhất được đóng thời bấy giờ, đã chìm nghỉm trong vòng mười tám phút! Những người sống sót trong số thủy thủ đoàn - những người đang làm việc trong phòng đầu máy khi vụ tấn công xảy ra - đã chứng thực rằng, bốn đầu máy của tàu đã không làm việc vào thời điểm đó. Simpson nói rằng: Ngư lôi G đã phóng không trúng buồng đầu máy số 1 và chỉ làm hư hỏng mũi tàu. Có thể đó là đạn súng cối 3 inch do Công ty Bethlehem sản xuất, 6 triệu viên đạn súng trường hoặc các kiện lông thú hay những thùng đựng bơ ngụy trang. Những người thợ lặn mò tàu đắm đã thừa nhận rằng, mũi tàu đã bị phá nổ bằng mìn và những mảnh vỡ lớn của mũi tàu đã được tìm thấy cách thân tàu không xa.[41] Khi nghiên cứu vụ đắm tàu vào mùa hè năm 1993, nhóm tìm kiếm từ Viện Hải dương học Woods Hole đã báo cáo: “Khi các camera của chúng tôi quét vào khoang tàu, chúng tôi vô cùng ngạc nhiên: Ở đây chẳng có lỗ thủng nào cả… chúng tôi chẳng tìm thấy chứng cớ nào chứng tỏ rằng ngư lôi U-20 đã phá nổ con tàu, và như vậy, điều này đã làm suy yếu giả thuyết vì sao con tàu bị chìm.”[42] Cũng chẳng khó khăn gì để chia sẻ sự ngạc nhiên của nhóm tìm kiếm này. Các chuyên gia chụp ảnh đã cho thấy rằng, khu vực hư hại của con tàu thuộc về phần mạn phải tàu. Vì đây là phần bị tấn công bởi ngư lôi nên có thể suy ra rằng, lỗ thủng có thể không được rõ ràng. Nó có thể nằm ở phần tiếp giáp với đáy biển. Nhóm tìm kiếm đã báo cáo rằng họ chỉ có thể điều tra phần thuộc về phía dưới thân tàu. Và đó là vì phần lớn các bộ phận của con tàu - cộng thêm cả phần mạn phải tàu - đều bị chôn vùi trong tình trạng hư hỏng. Khi ngư lôi tấn công 9 mét dưới nước biển, xét về lôgic, lỗ thủng không thể là bất cứ điểm nào gần đáy biển ngoại trừ một điểm giữa boong chính và bụng tàu. Sự thất bại trong việc nhìn ra lỗ hổng cũng không làm xói mòn quan điểm cho rằng vụ nổ được thực hiện từ bên trong. Trong bất cứ sự kiện nào thì rõ ràng là con tàu Lusitania cũng không lặn xuống đáy biển trong mười tám phút mà không bị thủng đâu đó. Thậm chí, đội tìm kiếm đã phải thừa nhận sự việc này một cách gián tiếp khi được hỏi về nguyên nhân gây ra tiếng nổ thứ hai. Trong một nỗ lực hiển nhiên nhằm tránh việc ủng hộ thuyết âm mưu, bản báo cáo đã đưa ra kết luận rằng có thể nguyên nhân gây nên tiếng nổ là do bụi than chứ không phải do đạn dược. Trong bản phân tích cuối cùng, người ta chỉ nhận thấy một sự khác biệt nhỏ giữa nguyên nhân gây nổ bởi bụi than hay đạn dược. Và khả năng tiếng nổ phát ra do đạn dược được coi là khả thi hơn cả. VỘI VÀNG ÉM NHẸM Dưới sự chỉ đạo của Mersey, một cuộc điều tra chính thức được tiến hành nhằm xác định các sự kiện chìm tàu và truy cứu trách nhiệm. Đó là một vụ gian lận ngay từ đầu. Tất cả các chứng cứ và lời khai đều được dàn dựng trước một cách kỹ lưỡng nhằm đảm bảo rằng không một điều gì được cho vào hồ sơ lưu trữ - những điều có thể bộc lộ trò lá mặt lá trái của các quan chức Anh hoặc Mỹ. Trong các hồ sơ giấy tờ được trình cho Mersey trước khi nộp cho tòa có một tài liệu từ Thuyền trưởng Richard Webb, một trong những người được lựa chọn bởi lực lượng hải quân nhằm hỗ trợ việc ém nhẹm vụ việc. Tài liệu này như sau: “Tôi được Ban chỉ huy Bộ Hải quan giao trọng trách nhằm thông báo với quý vị rằng điều này được coi như một mưu chước mang tính chính trị của Thuyền trưởng Turner của tàu Lusitania, và ông ta phải chịu trách nhiệm về thảm họa này.”[43] Báo cáo cuối cùng là một tài liệu thú vị nhất. Bất cứ ai đọc báo cáo này mà không rõ ngọn ngành sự việc sẽ dễ dàng, rút ra kết luận rằng Thuyền trưởng William Turner chính là kẻ phải chịu trách nhiệm về thảm họa chìm tàu. Thậm chí là Mersey cũng đã từng nỗ lực làm dịu cú sốc này. Ông ta viết rằng: “… lẽ ra không nên đổ lỗi cho thuyền trưởng… Sự lơ là chểnh mảng của thuyền trưởng để nghe theo lời khuyên trong tất cả các khía cạnh không thể bị quy kết là do cẩu thả hay kém cỏi.” Và sau đó, ông ta còn bổ sung một dòng cuối cùng mà thoạt nhìn có vẻ là một sự quy tội cho người Đức nhưng nếu hiểu rõ sự việc theo trình tự lôgic, nó sẽ là một bản cáo trạng về chính bản thân Churchill, Wilson, House và Morgan. Ông ta viết rằng: Việc quy tội trong vụ chìm tàu thảm khốc phải được gắn liền với những kẻ bày mưu và những kẻ thực hiện tội ác.[44] Liệu Mersey có biết rằng những lời nói của ông ta ẩn chứa hai nghĩa? Có lẽ là không, nhưng, hai ngày sau khi đưa ra lời nhận xét đánh giá này, ông ta viết thư cho Thủ tướng Asquith và yêu cầu được nhận phí dịch vụ. Trong những năm sau đó, những lời nhận xét đánh giá của ông ta về sự kiện này là: “Trường hợp tàu Lusitania là một phi vụ làm ăn bẩn thỉu và tồi tệ.”[45] THAN KHÓC CHO CUỘC CHIẾN Các mục tiêu của thuyết âm mưu lẽ ra phải được thể hiện một cách tốt hơn - dùng người Đức để đánh chìm một con tàu Mỹ -nhưng trên thực tế, con tàu Anh với 195 hành khách Mỹ bỏ xác dưới lòng đại dương lại tỏ ra hiệu quả để thực thi nhiệm vụ này. Những tay chơi đã không phí thời gian trong việc thu phục tình cảm của dân chúng. Wilson đã gửi một bức điện bày tỏ sự phẫn nộ đối với Chính phủ Hoàng gia Đức, và điều này đã được thể hiện trên các phương tiện truyền thông. Lúc này, Bryan trở nên vỡ mộng hoàn toàn bởi trò lá mặt lá trái của chính phủ. Ngày 9/5, ông ta gửi một bức thư cho Wilson: Đức có quyền ngăn chặn hàng lậu chuyển cho quân Đồng minh, và tàu chở hàng lậu đã chở khách đi, cùng nhằm bảo vệ con tàu khỏi bị tấn công - điều này khác gì việc đẩy đàn bà con trẻ ra chiến trường làm bia đỡ đạn?[46] Điều này cũng không làm trì hoãn cam kết của Wilson. Bức thư thứ nhất được đưa ra bởi một nhân vật thậm chí còn có máu mặt hơn với giọng đe dọa - bức thư được tranh luận một cách dữ dội tại cuộc họp nội các chính phủ vào ngày 1/6. McAdoo, một nhân vật có mặt tại buổi họp này, đã nói: Tôi nhớ là Bryan có phát biểu gì đó ở cuộc họp này; ông ta ngồi họp, mắt nhắm tít. Sau cuộc họp, ông ta có nói gì đó với Tổng thống - điều mà sau này tôi mới hiểu - ông ta không muốn ký tên vào bức thư… Bryan tiếp tục nói rằng ông ta nghĩ rằng, vị trí Bộ trưởng Ngoại giao đã đến hồi kết thúc, và ông ta xin được từ chức.[47] Với yêu cầu của Wilson, McAdoo đã được phái đến nhà Bryan nhằm thuyết phục vị Bộ trưởng ngoại giao thay đổi ý định của mình vì sợ rằng việc từ chức của ông ta sẽ được coi là dấu hiệu của sự bất hòa trong nội các của Tổng thống. Bryan đồng ý suy nghĩ thêm vài ngày nữa, nhưng vào buổi sáng hôm sau, ông ta vẫn không thay đổi quyết định của mình. Trong cuốn hồi ký được viết bởi phu nhân cựu Bộ trưởng Ngoại giao, bà Bryan đã nói rằng chồng mình không chợp mắt được trong đêm hôm đó. “Ông nhà tôi có vẻ bồn chồn không yên và tôi có khuyên ông đọc gì đó trước khi lơ mơ ngủ. Trong túi ông có một bản cuốn sách cũ được in vào năm 1829 có tên gọi ‘Vòng nguyệt quế vinh danh của Andrew Jackson.’ Ông thấy cuốn sách này thật thú vị.”[48] Thật trớ trêu. Trong chương 17, chúng ta sẽ xem lại tổng mức lương của Tổng thống Jackson trong thời gian diễn ra chiến tranh so với Ngân hàng Hoa Kỳ, ông tổ của hệ thống Cục Dự trữ Liên bang và chúng ta cũng sẽ được nhắc nhở rằng, ông tổ của hệ thống này chính là Jackson, người đã từng tiên đoán: Có phải là sẽ chẳng có một sự nguy hiểm nào cho sự tự do và độc lập của chúng ta trong ngân hàng - điều mà về bản chất ít có sự ràng buộc với đất nước của chúng ta?… Có phải là không có nguyên nhân trong cảm giác run sợ đối với sự trong sạch của các cuộc bầu cử trong hòa bình và đối với sự độc lập của đất nước chúng ta trong chiến tranh?… Kiểm soát tiền tệ của chúng ta, nhận những đồng tiền công khai và giữ hàng nghìn công dân trong sự lệ thuộc, đúng là những chuyện ghê gớm, dữ dội và nguy hiểm hơn cả quyền lực của hải quân hay quân sự của đối phương.[49] Từ Anh, Đại tá House gửi một bức điện cho Tổng thống Wilson và Tổng thống đã đọc bức điện này cho các thành viên trong nội các chính phủ nghe. Và nó đã trở thành chủ đề chính cho hàng nghìn bài xã luận trên báo chí. Ông ta nói bằng giọng đạo đức giả: Nước Mỹ đã tới chỗ ngoặt, khi mà quốc gia này cần phải xác định vị trí của mình trong cuộc chiến khai hóa hoặc mọi rợ. Chúng ta không thể duy trì vị thế của một kẻ trung lập đứng ngoài cuộc chiến. Hành động của chúng ta trong cuộc khủng hoảng này sẽ xác định vai trò mà chúng ta tham gia khi hòa bình được thiết lập cũng như cách mà chúng ta có thể gây ảnh hưởng đến việc tạo dựng một cuộc sống tốt đẹp cho loài người. Chúng ta có ảnh hưởng đến sự cân bằng này và vị thế của chúng ta trong cộng đồng các quốc gia được đánh giá bởi nhân loại.[50] Trong một bức điện hai ngày sau, Đại tá House đã để lộ mình là một chuyên gia tâm lý - chính trị, lợi dụng bản ngã của Wilson, hệt như một nghệ sĩ dương cầm đánh đàn Stradivarius vậy. Ông ta viết: Nếu bất đắc dĩ phải tham chiến, tôi hy vọng rằng bạn sẽ cho cả thế giới thấy tính hiệu quả của Hoa Kỳ - điều sẽ trở thành bài học cho cả thế kỷ hoặc hơn nữa. Nói chung, cả châu Âu tin rằng chúng ta chưa chuẩn bị sẵn sàng và điều này sẽ chiếm nhiều thời gian nhằm biến nguồn lực thành hành động, rằng việc tham chiến của chúng ta sẽ tạo ra sự khác biệt. Trong sự kiện chiến tranh, chúng ta sẽ thúc đẩy việc sản xuất thật nhiều đạn dược để có thể cung cấp không chỉ cho bản thân chúng ta mà cho cả phe Đồng minh, cả thế giới sẽ kinh ngạc về chúng ta.[51] Quốc hội không thể chống cự được áp lực tổng hợp của báo chí và Tổng thống. Ngày 16/4/1917, Hoa Kỳ chính thức tuyên chiến với lực lượng Phe Trục (Đức, Ý, Nhật). Tám ngày sau, Quốc hội Mỹ thông qua Đạo luật vay mượn thời chiến (War Loan Act) - đạo luật được mở rộng phạm vi vay mượn tới 1 tỉ đô-la tiền vay đối với phe Đồng Minh. Khoản ứng trước đầu tiên 200 triệu đô-la được chuyển thẳng cho Anh ngay ngày hôm sau và được tính như là khoản thanh toán cho món nợ với Morgan. Vài ngày sau, 100 triệu đô-la được chuyển cho Pháp với cùng mục đích. Trong vòng ba tháng, Anh đã chi trội tới 400 triệu đô-la và công ty của Morgan đã phải trình với Chính phủ để tìm biện pháp dàn xếp. Tuy nhiên, Bộ tài chính lại không có khả năng chi trả khoản tiền này và điều đó sẽ có thể gây nguy hiểm cho các nguồn quỹ của mình, vì thế mà Bộ này đã từ chối chi trả. Nhưng vấn đề cũng được nhanh chóng giải quyết bằng một thủ đoạn sẽ được mô tả kỹ càng ở chương Mười. Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang dưới thời Benjamin Strong đơn giản đã tạo ra đồng tiền cần thiết thông qua Cơ chế Mandrake. “Nội các của Wilson ở vào vị trí tình thế khó xử khi phải cứu J.P. Morgan khỏi tình trạng nan giải,” - Ferrell viết, nhưng Benjamin Strong “đề xuất giúp McAdoo thoát khỏi tình thế nan giải. Trong mấy tháng sau trong khoảng thời gian 1917-1918, Bộ tài chính đã lặng lẽ trả cho Morgan từng phần một trong khoản bội chi.” Khi chiến tranh kết thúc, Bộ tài chính đã cho vay tổng cộng là 9.466.000.000 đô-la kể cả 2.170.000.000 đô-la được giao sau, khi thỏa thuận ngừng chiến có hiệu lực. Và đó là dòng tiền mặt mà họ mong đợi từ lâu nhằm bổ sung vào việc cứu các khoản cho vay của Morgan, thậm chí các khoản lợi nhuận khổng lồ cũng được tạo ra từ cuộc chiến, chính phủ đang âm thầm chuẩn bị cho cuộc chiến trong vòng sáu tháng trước khi chính thức tuyên bố tham chiến. Theo Franklin D. Roosevelt, người giữ chức Trợ lý Bộ trưởng Hải quân lúc bấy giờ, vào mùa thu 1916, Cục Hải quân bắt đầu ráo riết thực hiện việc mua bán các thiết bị, máy móc phục vụ chiến tranh. Ferdinand Lundberg bổ sung cho quan điểm này: Không phải ngẫu nhiên mà tất cả các vị trí chiến lược của chính phủ - mà hầu hết các vị trí này đều liên quan đến việc mua bán vũ khí, đạn dược - đều phục vụ cho các nhân vật yêu nước Phố Wall. Trong các cuộc gặp mặt quan trọng, Wilson hội ý với Dodge [Chủ tịch HDQT của National City Bank trực thuộc quyền kiểm soát của gia tộc Rockefeller], người … đã tiến cử Bernach Bruch - một nhân vật cho đến nay vẫn không để lộ tung tích và là một tay đầu cơ cổ phiếu các công ty khai thác quặng đồng thời là chủ tịch HĐQT của ủy ban Công righiệp thời chiến… Với tư cách là người đứng đầu ủy ban công nghiệp thời chiến, Baruch đã chi một nguồn tiền khổng lồ của chính phủ với mức 10 tỷ đô-la/năm… Baruch đã gắn chặt ủy ban Công nghiệp thời chiến cùng các ban bệ của ủy ban này với quá khứ và tương lai của những kẻ giật dây ở Phố Wall, các nhà công nghiệp, tài chính, cùng các đại diện của họ… Những người lính Mỹ chiến đấu trên chiến hào, những người dân làm việc tại gia, cả dân tộc đều trong tư thế trang bị súng ống để chiến đấu không chỉ nhằm đánh bại nước Đức mà còn nhằm đánh bại chính mình. Vậy nên cũng chẳng có gì là trừu tượng về sự diễn giải này khi chúng ta nhận ra rằng, tổng chi phí trong thời gian diễn ra chiến tranh của Chính phủ Mỹ từ 6/4/1917 đến 31/10/1919 - thời điểm mà đội quân pháo binh cuối cũng trở về từ châu Âu - là 35.413.000.000 đô-la. Nguồn lợi nhuận ròng của giai đoạn từ 1/1/1916 đến 7/1921 - khi hoạt động công nghiệp thời chiến cuối cùng bị giải tán - là 38.000.000.000 đô-la hoặc xấp xỉ con số chi phí thời chiến. Thông qua việc kinh doanh của Hệ thống Cục Dự trữ Liên bang, tập đoàn ngân hàng buộc phải tạo ra tiền nhằm cung cấp cho Anh và Pháp, và đến lượt mình, hai quốc gia này lại hoàn trả món tiền trên cho các ngân hàng Mỹ - chính xác như những gì đã được thực hiện trong cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai và cuộc Đại suy thoái tài chính thập niên 80-90. Đúng là vào năm 1917, thuế thu nhập được ban hành trở nên hữu ích cho việc tăng khoản thu nhập nhằm tiến hành chiến tranh và như Beardsey Ruml chỉ ra trong vài năm sau đó, là nhằm lấy quyền lực cung ứng tiền tệ khỏi tay tầng lớp trung lưu. Giữa năm 1915 đến 1920, nguồn cung tiền tệ đã tăng lên gấp hai lần từ 20,6 tỉ đô-la lên 39,8 tỉ đô-la. Ngược lại, trong suốt cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất, quyền lực cung ứng tiền tệ đã giảm xuống gần 50%. Điều này có nghĩa là người Mỹ đã chi trả cho chính phủ một cách vô thức theo hệ số 1,5 cho mỗi đồng đô-la lưu hành. Và điều này chính là khoản bổ sung cho khoản thuế của họ. Đặc tính này của tiền bạc chính là sản phẩm của cơ chế Mandrake. Các ngân hàng buộc phải thu lãi suất trên tất cả các khoản này. Mối liên hệ truyền thống giữa các nhà nghiên cứu chính trị và nghiên cứu tiền tệ đã thực thi sứ mệnh này một cách nhịp nhàng. TỔNG KẾT Nhằm tài trợ cho các giai đoạn đầu của Cuộc chiến tranh thế giới thứ Nhất, Anh và Pháp đã buộc phải è cổ vay nợ từ các nhà đầu tư Mỹ và chọn gia tộc Morgan làm nơi bấu víu cho các khoản vay trái phiếu. Morgan đóng vai trò như một đại diện mua bán vật tư của Hoa Kỳ, và vì vậy mà thu được lợi nhuận từ cả hai đầu dòng tiền mặt: khi tiền được cho vay và khi nó được chi ra. Các khoản lợi nhuận khác được chuyển hóa từ các hợp đồng sản xuất diễn ra trong khuôn khổ các công ty thuộc quỹ đạo của gia tộc Morgan. Nhưng cuộc chiến tranh bắt đầu diễn tiến theo chiều hướng xấu cho phía Đồng minh khi các tàu ngầm của Đức giành quyền kiểm soát các tuyến vận tải đường biển khu vực Đại Tây Dương. Vì Anh và Pháp sắp bại trận hoặc buộc phải thỏa thuận hòa bình theo các điều kiện của Đức nên trái phiếu của hai quốc gia này nằm trong cảnh chợ chiều, có bán cũng hiếm có kẻ mua. Mà nếu không có trái phiếu thì sẽ không có tiền, và dòng tiền mặt của Morgan cũng sẽ bị đe dọa. Hơn nữa, nếu các trái phiếu đã bán trước đó lâm vào cảnh vỡ nợ, tổ hợp của gia tộc Morgan phải đối mặt với những tổn thất nặng nề khó lường. Cách duy nhất để cứu Hoàng gia Anh nhằm khôi phục lại giá trị của trái phiếu và nhằm duy trì dòng tiền mặt của Morgan là Chính phủ Mỹ phải cung cấp tiền bạc. Nhưng vì các quốc gia trung lập bị cấm thực hiện việc này bởi hiệp ước, Hoa Kỳ phải được kéo vào tham chiến. Một thỏa thuận bí mật cho vụ việc này đã được thực hiện giữa các quan chức Anh và Đại tá House với nhất trí của Tổng thống. Từ đây trở về sau, Wilson bắt đầu gây áp lực với Quốc hội để nước Mỹ tuyên bố chiến tranh. Điều này đã được thực hiện bất cứ lúc nào ông ta xuất hiện cho chiến dịch tái bầu cử của Hoa Kỳ với slogan: “Tổng thống bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ chiến tranh”. Đồng thời, Morgan đã đạt được quyền kiểm soát đối với một số mảng trong lĩnh vực truyền thông và bí mật dàn xếp một cuộc vận động xã luận chớp nhoáng chống lại Đức, kêu gọi chiến tranh như một hành động chứng tỏ lòng yêu nước. Morgan đã tạo ra một tập đoàn vận tải xuyên quốc gia, bao gồm các tàu buôn Đức dưới mác hạm đội hải quân và những con tàu này được coi là lực lượng thống soái trên biển, chỉ có Công ty vận tải Anh Cunard Lines là không tham gia vào tập đoàn này. Tàu Lusitania thuộc quyền sở hữu của Cunard và hoạt động cạnh tranh với tập đoàn vận tải của Morgan. Tàu Lusitania được đóng theo quy chuẩn và đặc thù quân sự và được đăng ký với Bộ Hải quân Anh như là một con tàu hỗ trợ của nước ngoài có vũ trang đến giúp các nước trong phe Đồng minh. Lusitania chở khách như là bình phong nhằm che giấu sứ mệnh thực của mình là chuyên chở lậu các vật tư thiết bị phục vụ chiến Tranh từ Mỹ. Sự việc này cũng được Wilson và những thành viên khác trong nội các chính phủ biết, nhưng họ không hề nhấc tay động chân để ngăn chặn nó. Khi Đại sứ quán Đức nỗ lực đưa ra lời cảnh báo cho các hành khách Mỹ, Bộ Ngoại giao đã can thiệp và ngăn chặn các tờ báo đăng các mẩu tin quảng cáo này. Khi rời cảng New York cho chuyến hải trình cuối cùng của mình, con tàu Lusitania thực chất chỉ là một kho đạn dược nổi mà thôi. Nước Anh biết rằng, việc lôi kéo Mỹ vào cuộc chiến có thể mang một ý nghĩa khác biệt giữa bại trận và chiến thắng, và bất cứ điều gì có thể được thực hiện cũng đều bền vững - thậm chí là sự hy sinh lạnh lùng đầy tính toán trong việc đẩy một trong những con tàu hoành tráng nhất của mình cùng các hành khách người Anh xuống đáy biển. Nhưng mánh lới là nhằm kéo cả hành khách Mỹ lên boong để tạo ra những hiệu ứng tình cảm trong cộng đồng dân chúng Mỹ. Khi tàu Lusitania tiến vào vùng biển của đối phương, nơi mà các tàu ngầm của Đức đang hoạt động, Đô đốc Hải quân thứ nhất của Anh lúc này là Wilson Churchill đã ra lệnh cho tàu khu trục đi theo bảo vệ bỏ rơi nó. Cùng với việc con tàu nhận được chỉ thị di chuyển với vận tốc chậm lại, hành động này đã khiến cho con tàu trở thành một mục tiêu tấn công dễ dàng. Sau tiếng nổ của một trong những ngư lôi đã được dàn xếp trước, tiếng nổ khủng khiếp thứ hai cũng đã diễn ra trong vỏ con tàu đã bị xé toác, và con tàu mà chẳng ai tin rằng nó sẽ bị chìm, đã bị đánh chìm xuống đáy biển chỉ trong vòng mười tám phút. Chiến công này đã được thực hiện và nó đã tạo ra một làn sóng e ngại và căm phẫn người Đức. Những làn sóng này rốt cuộc đã tràn ngập cả Washington và cuốn cả Mỹ vào tham chiến. Trong vòng mấy ngày tuyên chiến, Quốc hội đã biểu quyết trợ cấp 1 tỉ đô-la cho Anh và Pháp. 200 triệu đô-la đã được lập tức chuyển cho Anh và được tính vào tài khoản của Morgan. Một lượng lớn tiền bạc cần để tài trợ cho chiến tranh được Cục Dự trữ Liên bang tạo ra, và điều này có nghĩa rằng những khoản tiền đó được thu từ người dân Mỹ thông qua việc đánh thuế ngầm. Trong vòng năm năm, khoản thuế này đã có giá trị cao hơn 1,5 lần so với những gì mà người dân Mỹ tiết kiệm được. Giá phải trả cho máu của người dân Mỹ được đính vào hóa đơn đánh thuế của chính phủ. Như vậy, chúng ta cũng đã nhận ra các động cơ khác nhau trong tính cách của Winston Churchill, J.P. Morgan, Đại tá House và Woodrow Wilson - những kẻ đã rắp tâm đẩy nước Mỹ vào vòng xoáy của cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Churchill đã bày mưu quân sự, Morgan rình cơ hội kiếm lợi nhuận từ chiến tranh, Đại tá House mưu đồ để giành quyền lực chính trị, và Wilson mơ tưởng tới cơ hội thống soái Liên minh các dân tộc thời hậu chiến.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3

Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/ujciw7voi7k để nhận gói giảm giá 1.500.000đ!! 
Một bất ngờ khác cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/uh1qtggbvfr để kiếm tiền cùng tôi!