Những Âm Mưu Từ Đảo Jekyll - Chương 21

Chương 21 CẠNH TRANH LÀ TỘI ÁC Câu chuyện về cách thức chủ ngân hàng đầu tư tại New York đã hình thành nên tập đoàn kinh tế ngân hàng (cartel) nhằm tránh tình trạng cạnh tranh; dự thảo bộ luật được đề xuất nhằm hợp pháp hóa tập đoàn lũng đoạn; chiến lược ngụy trang bản chất thực của bộ luật; sai lầm trong mánh khóe gian lận và sự thất bại của dự luật. Chúng ta đã du hành qua nhiều điểm trên vòng quay thời gian khổng lồ và bây giờ là lúc bắt đầu lại hành trình tiến đến Đảo Jekyll - nơi lịch sử bắt đầu. Trong chương trước, chúng ta đã thấy được việc mở rộng và thu hẹp nguồn cung ứng tiền tệ diễn ra ngay sau cuộc Nội chiến khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng bùng nổ và suy thoái. Chúng ta cũng thấy rằng, với sự giúp đỡ của các nhà tài phiệt Luân Đôn, J.P. Morgan & Co đã thu được nguồn lợi nhuận khổng lồ từ cả hai mặt của chu kỳ bùng nổ-suy thoái đó, đặc biệt là từ thời kỳ suy thoái. Ở điểm này, chúng ta đã kịp hiện diện để nghiên cứu cách thức mà JP Morgan và các nhà tài phiệt chủ chốt của Hoa Kỳ đã song hành mật thiết với lợi ích của Anh. Chúng ta cũng biết được vào năm 1920, đồng đô la Mỹ đã trở nên suy yếu do sự phù phép của các đại diện Morgan thuộc Cục Dữ trữ Liên bang nhằm yểm trợ cho nền kinh tế đang xuống dốc của Anh. chúng ta hãy trở về lại điểm xuất phát và để các nhân vật của mình bắt đầu diễn lại cảnh đầu tiên quan trọng nhất: sự hình thành Cục Dự trữ Liên bang Mỹ. TRẠI CẢI TẠO ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG Các sử gia - những người tìm kiếm sự biện minh cho việc chính phủ kiểm soát hệ thống tiền tệ - khẳng định rằng các cuộc bùng nổ và suy thoái xảy ra trong suốt giai đoạn này là kết quả của hệ thống ngân hàng tự do và cạnh tranh. Tuy nhiên, như chúng ta đã chứng kiến, những chu kỳ hủy diệt này là kết quả trực tiếp của việc hình thành và sau đó là tiêu hủy tiền pháp định thông qua hệ thống các ngân hàng quốc gia thuộc liên bang có đủ tư cách hợp pháp nằm dưới quyền cai quản của một nhóm các công ty đặt tại Phố Wall - điều cấu thành trại cải tạo đối với ngân hàng trung ương. Không có bất cứ một ngân hàng nào trong nhóm này thực sự độc lập dưới sự kiểm soát của bang và cũng không có ngân hàng nào có tính cạnh tranh theo đúng nghĩa đen của từ này. Thật sự các ngân hàng này được chính phủ trợ cấp và được hưởng nhiều ưu đãi độc quyền. Tuy nhiên, theo quan điểm của các nhà tài phiệt ngân hàng ở Phố Wall thì họ có nhiều giao dịch khổng lồ ở đây. Ví dụ, Mỹ vẫn chưa có “người cho vay cuối cùng”. Đó là ngôn ngữ của các nhà tài phiệt ngân hàng dùng để chỉ ngân hàng trung ương đang phát triển mạnh có khả năng tạo nên một lượng tiền pháp định không giới hạn nhằm viện trợ cho bất cứ ngân hàng cá nhân nào đang bị các chủ nợ vây hãm. Việc có được người cho vay cuối cùng là cách duy nhất để ngân hàng có thể tạo ra tiền từ không khí và vẫn được bảo vệ từ các “hoạt động” vận hành tiềm năng của khách hàng. Nói cách khác, đây là phương thức mà theo đó, mọi người buộc phải trả thuế ngầm lạm phát nhằm trang trải cho sự thâm hụt nguồn dự trữ cục bộ của ngân hàng. Đó là lý do tại sao cái mà người ta gọi đạo đức của người cho vay cuối cùng lại được thuyết giáo cùng với lòng tôn kính trong tất cả các viện hàn lâm danh tiếng khi chào bán học vị trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính. Đây là một trong những phương thức đang được duy trì trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng có thể gây lạm phát một cách triệt để và diễn ra đồng loạt hơn so với trước chiến tranh, nhưng khi các ngân hàng này mở rộng quá nhanh thì các cuộc bùng nổ mà ngân hàng tạo ra sẽ xẹp xuống và đi vào suy thoái. Trong khi có thể tạo ra lợi nhuận cao cho ngân hàng thì điều này có thể cũng đang mất đi tính ổn định. Khi nền kinh tế Mỹ mở rộng theo đúng kích cỡ của nó thì tính nghiêm trọng của các cuộc suy thoái và bùng nổ cũng theo đó mà tăng lên, và khó khăn sẽ ngày càng chồng chất đối với các công ty như Morgan & Co. trong việc lèo lái con thuyền vượt qua bão tố một cách an toàn. Nỗi khiếp sợ cho một cuộc sụp đổ tiếp theo sẽ vượt ra khỏi tầm kiểm soát của các ngân hàng. Ngoài các mối quan tâm trên còn phải kể đến một sự thật là có nhiều ngân hàng bang - hầu hết là các bang đang phát triển ở miền Nam và Tây nước Mỹ - không được chọn vào hệ thống ngân hàng quốc gia và do đó sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của trục tài chính Washington - Phố Wall. Khi dân số bùng nổ ở phía Tây và Nam nước Mỹ, có nhiều ngân hàng quốc gia cũng chuyển đến theo, và các ngân hàng mới thành lập trở thành nguồn gia tăng cạnh tranh cho sức mạnh đầu não New York. Vào năm 1896, con số các ngân hàng phi quốc gia đã lên đến 61% và các ngân hàng này nắm giữ 54% tổng số tiền gửi của quốc gia. Năm 1913 - năm Pháp lệnh Dự trữ Liên bang được thông qua - con số các ngân hàng phi quốc gia đã tăng lên 71% với 57% tổng tiền gửi quốc gia.[1] Cần phải làm gì đó để ngăn chặn làn sóng này. Sự cạnh tranh bổ sung đang dần phát triển từ khuynh hướng dùng lợi nhuận để tài trợ cho hoạt động của ngành công nghiệp thay vì dùng vốn vay. Giữa giai đoạn 1900 và 1910, 70% mức tăng trưởng của các công ty Mỹ được tài trợ nội bộ, khiến nền công nghiệp trở nên càng ngày càng độc lập với các ngân hàng. Điều mà các chủ ngân hàng mong muốn - và cũng là điều mà các thương gia mong muốn - là có một nguồn cung ứng tiền “linh động” và “mềm dẻo” cho phép họ tạo ra đủ tiền vào bất cứ thời điểm nào, nhờ đó có thể kéo mức lãi suất xuống khi sẵn sàng. Việc này khiến cho các khoản vay doanh nghiệp trở nên hấp dẫn hơn đối với các doanh nhân. TƠ-RỚT(*) VÀ TẬP ĐOÀN KINH TẾ THAY THẾ CẠNH TRANH Thêm một vấn đề mà Phố Wall cần phải đối mặt - mặc dù vẫn trong vị trí đối thủ, nhưng tại thời điểm này, các nhà đầu tư lớn nhất như Morgan & Co và Kuhn, Loeb & Co. phải dừng ngay cuộc chiến khốc liệt giữa các bên. Khái niệm tơ-rớt và tập đoàn kinh tế đã bắt đầu xuất hiện tại Mỹ, và đối với những ai có thể liên doanh liên kết, chia sẻ thị phần, ấn định giá cả và sáp nhập sẽ đạt được lợi nhuận cao hơn việc cạnh tranh tự di. Ron Chernow lý giải: Phố Wall được ví như một nắm tuyết vo thành hòn tuyết lớn là Viên tài chính của Morgan. Vào tháng chạp năm 1909, Pierpont đã mua phần lớn cổ phiếu trong Hội Bảo hiểm Nhân thọ từ Thomas Fortune Ryan. Điều này mang lại cho ông ta tầm ảnh hưởng mạnh mẽ đối với ba công ty bảo hiểm lớn nhất nước Mỹ - Mutual Life, Equitable và New York Life… Bankers Trust của ông ta đã tiếp quản ba ngân hàng khác. Vào năm 1909, ông ta giành được quyền điều hành Guaranty Trust - một tổ chức mà thông qua hàng loạt vụ sáp nhập đã được chuyển đổi thành tơ-rớt lớn nhất nước Mỹ… Tơ-rớt Tiền tệ này gồm có: J.P Morgan & Co, Ngân hàng Quốc gia Thứ nhất và Ngân hàng Quốc gia Đô thị (National City Bank)… Các nhà tài phiệt ngân hàng Phố Wall đã hoán đổi vị trí trong ban lãnh đạo cho nhau một cách vô liêm sỉ. Một vài ngân hàng có nhiều giám đốc làm việc chồng chéo nhau nên rất khó mà tách biệt họ ra… Các ngân hàng cũng chia một phần lớn vốn cổ phiếu cho nhau… Tại sao các ngân hàng không hợp nhất với nhau thay vì chơi trò đố chữ trong việc trao đổi thị phần và các thành viên trong ban lãnh đạo? Hầu hết các ngân hàng này đều là những công ty hợp danh tư nhân hoặc những ngân hàng và có thể thực hiện như vậy. Câu trả lời quay trở lại với sự ác cảm truyền thống của người Mỹ đối với thế lực tài chính tập trung. Bộ ba Morgan - Ngân hàng Quốc gia Thứ nhất - Ngân hàng Đô thị Quốc gia lo ngại sự báo thù của công chúng nếu liên minh này được tuyên bố một cách rộng rãi.[2] Ban giám đốc phối hợp và các hình thức khác của việc kiểm soát ngầm được xem là an toàn hơn các mối quan hệ hợp nhất công khai nhưng các hình thức này cũng có giới hạn của nó. Chỉ có một điều, nó không thể thâm nhập vào hệ thống rào cản của các nhóm kinh tế cạnh tranh tương tự. Khi các mối quan hệ liên kết này dần phát triển lớn hơn thì người ta bắt đầu tìm kiếm các phương thức để kéo chúng lại với nhau tại một điểm hơn là chiếm được thực thể các công ty bao gồm những hình thức này. Chính sự tổng hợp này đã sinh ra khái niệm tập đoàn kinh tế (cartel), một “cộng đồng của các quyền lợi” giữa các doanh nghiệp trong cùng một lĩnh vực kinh doanh, một cơ chế tập hợp các đối tác kinh doanh cấp cao và giảm khả năng loại trừ tất cả các quy luật tất yếu khắc nghiệt của sự cạnh tranh. Tuy nhiên, tất cả các tập đoàn kinh tế này đều có một cơ chế tự phá hủy nội bộ. Sớm hay muộn thì một trong các thành viên chắc chắn sẽ không hài lòng với “mẩu bánh” mà anh ta được chia. Anh ta quyết định cạnh tranh một lần nữa và tìm kiếm thị phần lớn hơn trên thị trường. Dễ nhận thấy rằng cách duy nhất để ngăn chặn điều này xảy ra là sử dụng quyền cưỡng chế của chính phủ để thực hiện thỏa thuận tập đoàn kinh tế. Thủ tục này được kêu gọi nhằm thông qua bộ luật được ngụy trang như một phương pháp bảo vệ người tiêu dùng nhưng trên thực tế lại là sự bảo đảm cho khả năng loại trừ tính cạnh tranh. Henry P. Davison - một đối tác của Morgan - đã nói thẳng vấn đề đó tại ủy ban Quốc hội năm 1912: “Tôi muốn có điều lệ và sự kiểm soát hơn là cạnh tranh tự do.”[3] Trong các câu bình luận của mình, John D. Rockefeller thậm chí còn mạnh miệng hơn thế: “Cạnh tranh là một tội ác.”[4] Xu hướng này không được cho là độc đáo đối với ngành công nhiệp ngân hàng. Ron Paul và Lewis Lehrman đưa ra một viễn cảnh lịch sử: Sau năm 1896 và 1900, Mỹ đã tiến vào kỷ nguyên tiến bộ dưới sự cai trị của Đảng Cộng hòa. Quá trình tập đoàn kinh tế hóa mang tính cưỡng chế dưới cái tên “chủ nghĩa tiến bộ” bắt đầu xâm chiếm mọi khía cạnh trong đời sống kinh tế Mỹ. Ngành đường sát bắt đầu cuộc diễu hành với sự thành lập ICC vào năm 1880, nhưng giờ đây các đấu thủ lần lượt bị kiểm soát và bị chuyển sang hình thức tập đoàn dưới danh nghĩa “hiệu quả”, “ổn định” và “tiến bộ” cùng chương trình phúc lợi chung… Đặc biệt, các nhóm kinh tế lớn khác nhau dưới trướng của J.P. Morgan, thường kết hợp với nhau trong Liên Đoàn Quốc gia Đô thị (National Civic Federation) và các nhóm chuyên gia cố vấn hay các tổ chức tích cực, nhận thấy rằng các tập đoàn kinh tế tự nguyện và các phong trào sáp nhập trong lĩnh vực công nghiệp vào cuối năm 1890 đã thất bại trong việc giành được chế độ độc quyền giá cả trong ngành công nghiệp. Do đó, họ quyết định quay trở lại với chính phủ, bang và liên bang để kiềm chế sự cạnh tranh đồng thời thiết lập các hình thức tập đoàn kinh tế bắt buộc, tất nhiên dưới danh nghĩa “hạn chế độc quyền kinh doanh lớn” và thúc đẩy chương trình phúc lợi chung.[5] Thử thách không còn là phương cách để vượt qua các đối thủ kinh doanh nữa mà là cách ngăn chặn một tân đối thủ đặt chân vào thương trường. Khi John D. sử dụng nguồn lợi nhuận khổng lồ của mình từ công ty Standard Oil nhằm nắm quyền kiểm soát Ngân hàng Chase, và William - anh trai ông ta - mua lại Ngân hàng Đô thị Quốc Gia New York thì Phố Wall vẫn chưa có thêm đấu thủ trên đấu trường tài chính. Morgan nhận ra rằng mình không có sự lựa chọn nào ngoài việc để cho Tập đoàn Rockefeller gia nhập câu lạc bộ nhưng bây giờ khi đã đứng chung hàng ngũ với nhau, họ đều nhất trí rằng sự gia tăng ồ ạt các đấu thủ phải được ngăn chặn. Và đó cũng là mục đích sâu xa của pháp chế liên bang và quyền lực chính phủ. Gabriel Kolsko giải thích: Tính chất trọng yếu tuyệt đối của nhiều thương vụ sáp nhập được coi là tột độ trong Công ty US Steel đã nhanh chóng buộc Morgan thay đổi vị thế của mình, mặc dù ông ta luôn thích nắm toàn bộ quyền điều hành. Quan trọng hơn nữa, vào năm 1898, ông ta không thể thờ ơ trước sức mạnh kinh khủng của các đấu thủ tài chính mới và phải bày tỏ sự tôn trọng với họ. Lợi dụng sự đầu tư của Ngân hàng Đô thị Quốc Gia, Công ty Standard Oil đã sắp xếp các nguồn lực bài bản hơn cả công ty của Morgan, và vào năm 1899 đã “đủ lông đủ cánh” tiến vào nền kinh tế chung… Tất nhiên, việc thử nghiệm diễn ra trong trận chiến của Công ty chứng khoán miền Bắc (Northern Securities) về cơ bản là một nỗ lực xa xỉ. Morgan và Standard đã bày tỏ lòng tôn trọng, sự nhượng bộ lẫn nhau giữa các chủ ngân hàng tăng lên một cách đột ngột… Một chính sách trung lập vũ trang ôn hòa hơn là cảm giác tích cực đủ trở thành nguyên nhân cho bất cứ con số ban quản trị phối hợp cao nào giữa năm ngân hàng lớn của New York.[6] Được viết vào năm 1919, từ viễn cảnh về cách nhìn nhận nội tại của Phố Wall vào thời điểm đó, John Moody đã hoàn tất bức tranh như sau: Phương thức kết nối chung nổi bật của các quyền lợi lớn tất nhiên không thể được hoàn tất nếu “các ông chủ kiểm soát vốn” ở Phố Wall không tự mình thắt chặt mối liên kết hơn nữa trong suốt giai đoạn này. Sự tranh đua quyền lợi quá tiêu biểu trong suốt giai đoạn tái cơ cấu một vài năm trước đã biến mất trên diện rộng. Mặc dù hai nhóm tài phiệt lớn được đại diện bởi Morgan và Standard Oil vẫn có thể phân biệt được, hiện đang làm việc trong một sự hòa hợp thực tế dựa trên nền tảng “cộng đồng của các quyền lợi” của mình. Vì vậy, quyền kiểm soát vốn và tín dụng thông qua nguồn lực ngân hàng có khuynh hướng tập trung trong tay của một số ít người… Thật vậy, hai nhóm ngân hàng cạnh tranh nhau đã biến mất, nhưng một quyền lực ngân hàng rộng lớn và hài hoà đã tiếm chỗ của họ.[7] ĐẠO LUẬT ALDRICH - VREELAND Pháp lệnh thu hẹp tiền tệ năm 1879 và 1893 được Phố Wall vận dụng một cách tương đối dễ dàng và không có sự can thiệp của chính phủ, nhưng cuộc khủng hoảng năm 1907 đã đẩy nguồn lực của họ xuống vực sâu. Dễ nhận thấy rằng, hai sự thay đổi cần phải được thực hiện: tất cả tàn dư của cuộc chiến ngân hàng hiện phải được loại trừ hoàn toàn và thay thế bằng tập đoàn kinh tế quốc gia; và lượng tiền pháp định lớn hơn phải được chuẩn bị sẵn sàng cho các ngân hàng để bảo vệ họ trước nhu cầu rút tiền hàng loạt của chủ nợ trong tương lai. Không có bất cứ một thắc mắc nào khi Quốc hội được coi là đối tác nhằm sử dụng quyền lực của chính phủ để hoàn thành các mục tiêu này. Kolko tiếp tục: Cuộc khủng hoảng năm 1907, mặt khác, cho thấy cơ cấu ngân hàng liên kết của New York chưa đủ khả năng đối mặt với thử thách và chế ngự các thế lực tài chính bất trị - những kẻ nghĩ rằng họ có thể gây dựng gia tài của mình một cách độc lập trong toàn thể cộng đồng ngân hàng… Đất nước càng phát triển lớn mạnh, ngành ngân hàng càng trở nên quá phức tạp. Phố Wall - trung tâm tài chính khiêm tốn và dường như lúc nào cũng đơn độc - đã chuyển từ nguồn lợi tức riêng sang nguồn lợi tức của chính phủ quốc gia.[8] Bước đầu tiên trong hướng đi này là một phương cách lấp chỗ trống tạm thời công khai. Vào năm 1908, Quốc hội thông qua đạo luật Aldrich - Vreeland mà về cơ bản đã hoàn tất xong hai mục tiêu. Đầu tiên, Quốc hội ủy quyền cho các ngân hàng quốc gia phát hành tiền tệ khẩn cấp, gọi là nguyên bản để thay thế cho đồng tiền hiện hành khi họ nhận thấy chúng không có khả năng chi trả cho các chủ nợ. Loại tiền tệ khẩn cấp này được các ngân hàng hối đoái sử dụng trong suốt thời kỳ khủng hoảng năm 1907 với sự thành công nhất định, nhưng đó là một thử nghiệm táo bạo nằm ngoài nền tảng pháp lý. Giờ, Quốc hội đã làm cho nó trở nên hợp pháp, và theo Gailbraith quan sát: “Pháp chế mới đã tuân thủ các hoạch định này. Nó có thể được thực hiện nhằm đảm bảo cho các trái phiếu tạp và các khoản vay thương mại - những thứ này trên thực tế được chuyển thành tiền mặt mà không bị bán ra.”[9] Đặc tính thứ hai và cũng là đặc tính quan trọng nhất của Đạo Luật đó chính là thành lập ủy ban Tiền tệ Quốc gia (National Monetary Commission) để nghiên cứu các vấn đề rắc rối của hệ thống ngân hàng Mỹ và sau đó kiến nghị Quốc hội ổn định hệ thống tiền tệ. Ủy ban bao gồm 9 thượng nghị sĩ và 9 đại diện. Phó chủ tịch là Edward Vreeland, một nhà tài phiệt ngân hàng đến từ khu vực Bufalo. Chủ tịch ủy ban tất nhiên là Thượng nghị sĩ Nelson Aldrich. Ngay từ đầu, ủy ban này hiển nhiên là một chiêu thức ngụy trang. Aldrich hầu như đã “một mình một ngựa” dẫn dắt chương trình này. Tổ chức có tên gọi là “cơ quan tìm hiểu sự thật” đã không tổ chức bất cứ một cuộc họp chính thức nào trong gần cả hai năm trời trong khi Aldrich du hành vòng quanh châu Âu để họp bàn với các nhà tài phiệt ngân hàng trung ương hàng đầu của Anh, Pháp và Đức. 300,000 đô-la tiền thuế đã được trang trải cho các chi phí tiệc tùng trên các chuyến đi này, và sản phẩm hữu hình duy nhất của ủy ban này là 38 cuốn sách lịch sử đồ sộ về ngành ngân hàng. Không một thành viên nào của ủy ban được hội ý cùng Aldrich về các vấn đề liên quan đến đề xuất chính thức được ban hành dưới danh nghĩa của họ. Thật ra, đây là tác phẩm của Aldrich và sáu người khác không thuộc thành viên ủy ban, và các báo cáo của họ được phác thảo không phải trong phòng họp Quốc hội tại Washington mà trong khu nghỉ dưỡng săn bắn tư nhân sang trọng tại Georgia. Và sự kiện này cuối cùng cũng đưa chúng ta trở về với một buổi đêm mịt mùng mưa gió và giá lạnh tại nhà ga New Jersey - nơi đó có bảy người đàn ông đại diện cho 14 nguồn tài sản thế giới và chễm chệ trên chiếc xe riêng của Aldrich để bắt đầu một hành trình bí mật đến đảo Jekyll. KẾ HOẠCH ĐẢO JEKYLL Như đã được vắn tắt trong chương mở đầu của cuốn sách, mục đích của cuộc họp này là tiến hành một kế hoạch để thực thi năm mục tiêu chính sau: 1. Làm thế nào để ngăn chặn sức ảnh hưởng đang lớn dần của các ngân hàng cạnh tranh nhỏ và bảo đảm rằng quyền kiểm soát đối với các nguồn tài chính quốc gia vẫn sẽ nằm trong tay các đại diện này; 2. Làm thế nào để nguồn cung ứng tiền tệ trở nên mềm dẻo hơn nhằm duy trì xu hướng thành lập nguồn vốn tư nhân và tái thu hút thị trường cho vay công nghiệp; 3. Làm thế nào để gom nguồn dự trữ còm cõi của tất cả các ngân hàng quốc gia thành một nguồn dự trữ lớn để từ đó ít nhất có một vài ngân hàng trong số đó có thể tự bảo vệ mình trước sự khan hiếm tiền tệ và sự rút tiền hàng loạt ra khỏi ngân hàng; 4. Làm thế nào để chuyển những thua lỗ chắc chắn xảy ra từ chủ sở hữu ngân hàng sang người đóng thuế; 5. Làm thế nào để thuyết phục Quốc hội rằng bản kế hoạch này là phương thức đặt ra nhằm bảo vệ người dân. Mọi người đã quyết định rằng, hai mục tiêu đầu tiên có thể đạt được một cách dễ dàng bằng việc phác thảo ngôn ngữ chuyên môn thích hợp thành một thỏa thuận tập đoàn kinh tế và sau đó tái tạo từ vựng thành cách viết mang tính pháp lý. Mục tiêu thứ ba và thứ tư có thể đạt được bằng việc tính đến khả năng tạo ra “người cho vay cuối cùng”; nói cách khác là một ngân hàng trung ương thật sự có khả năng tạo ra khối lượng tiền pháp định không giới hạn. Đây hầu như là các vấn đề mang tính kỹ thuật và mặc dù có một vài bất đồng trong một số điểm nhỏ, nhưng đa số mọi người đều đồng ý theo sự chỉ dẫn của Paul Warburg, người có kinh nghiệm nhất trong các vấn đề này và người được xem như là quân sư của nhóm. Mục tiêu thứ năm là mục tiêu quyết định, và nhiều tranh luận về việc làm thế nào để đạt được điều này đã diễn ra một cách sôi nổi. Để thuyết phục Quốc hội và người dân rằng việc thành lập một tập đoàn ngân hàng bằng cách nào đó là một phương thức để bảo vệ người dân, các nhà hoạch định chiến lược đảo Jekyll đã đưa ra kế hoạch hành động sau đây: 1. Không được gọi nó là tập đoàn kinh tế hay thậm chí là ngân hàng trung ương. 2. Làm cho nó giống một cơ quan chính phủ. 3. Thiết lập các chi nhánh khu vực để tạo ra hình thức phân quyền, không thuộc quyền cai quản của các ngân hàng Phố Wall. 4. Bắt đầu với một cơ cấu bảo thủ bao gồm nhiều nguyên tắc ngân hàng hợp lý cho rằng các điều khoản có thể được thay đổi hay hủy bỏ một cách lặng lẽ trong những năm sau đó. 5. Sử dụng sự giận dữ do khủng hoảng và sự sụp đổ ngân hàng gần đây để tạo ra nhu cầu cải cách đồng tiền trên diện rộng. 6. Đề xuất kế hoạch đảo Jekyll như là câu trả lời cho các vấn đề nan giải kể trên. 7. Thuê các giáo sư đại học để tạo ra màu sắc học thuật trong kế hoạch này. 8. Tuyên bố phản đối kế hoạch trên nhằm thuyết phục người dân rằng các nhà tài phiệt ngân hàng Phố Wall không muốn có sự ra đời của kế hoạch này. NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG DƯỚI MỘT CÁI TÊN KHÁC Người Mỹ sẽ không bao giờ chấp nhân sự ra đời của Cục Dự trữ Liên bang nếu biết rằng một nửa tổ chức này là tập đoàn kinh tế và nửa còn lại là ngân hàng trung ương. Mặc dù khái niệm chế độ bảo vệ nền công nghiệp trong nước của chính phủ đã nhận được sự đồng tình nhanh chóng trong giới kinh doanh, học thuật và chính trị, nhưng ý tưởng tập đoàn, tổ hợp và sự kiềm chế cạnh tranh tự do vẫn hoàn toàn xa lạ đối với tầng lớp cử tri trung bình. Và trong tòa nhà Quốc hội, bất cứ một đề xuất thẳng thắn nào cho vấn đề tập đoàn kinh tế hay ngân hàng trung ương đều bị chối từ và rơi vào quên lãng. Đại biểu Quốc hội Everis Hayes của khu vực California cảnh báo: “Người dân Mỹ đã quay lưng với ngân hàng trung ương.”[10] Thượng nghị sĩ John Sharforth đến từ Colorado tuyên bố: “Đảng Cộng hoà phản đối ngân hàng trung ương.”[11] Do đó, các chuyên gia tiền tệ trên đảo Jekyll đã quyết định nghĩ ra một cái tên danh nghĩa cho âm mưu mới của mình nhằm tránh từ ngân hàng và chơi trò ảo thuật để gắn nó với hình ảnh của một chính phủ liên bang. Và để tạo ra mánh khóe lừa bịp rằng không có sự tập trung quyền lực nào trong các ngân hàng New York, họ đã đưa ra kế hoạch đầu tiên cho việc thành lập một ngân hàng trung ương và kế hoạch này đã được thay thế bằng đề xuất về một mạng lưới các viện tài chính khu vực - các tổ chức được cho là chia sẻ và phân tán quyền lực. Nathaniel Wright Stephenson, Thượng nghị sĩ đồng thời là nhà viết tiểu sử cho Aldrich kể lại rằng: “Aldrich tham gia thảo luận tại đảo Jekyll một cách sôi nổi với mong muốn chuyển đổi ý tưởng về một ngân hàng trung ương tư hữu. Khát vọng của ông ta là ‘cấy ghép’ hệ thống của một trong những ngân hàng lớn nhất châu Âu lên cơ thể Mỹ.”[12] Gailbraith giải thích chi tiết hơn: “Cách nghĩ của Thượng nghị sĩ Aldrich là đánh vào hông đối phương không phải chỉ bằng việc có một ngân hàng trung ương mà là nhiều ngân hàng trung ương. Và từ ngân hàng không nên được nhắc đến.”[13] Frank Vanderlip kể lại rằng, khái niệm khu vực đơn thuần là một tấm rèm cửa sổ và mạng lưới ngân hàng luôn có ý định tham gia hoạt động như một ngân hàng trung ương. Ông ta nói rằng: “Luật pháp ban hành cho mười hai ngân hàng chứ không phải một, … nhưng mục đích của luật pháp là kết hợp mười hai ngân hàng thông qua Hội đồng Dự trữ Liên bang tại Washington, vì thế trên thực tế, họ sẽ hoạt động như một ngân hàng trung ương.”[14] Nếu việc không sử dụng từ ngân hàng được cho là cần thiết đối với kế hoạch đảo Jekyll thì việc tránh từ tập đoàn kinh tế còn cần thiết hơn thế. Tuy nhiên, đối với một người có óc quan sát sắc sảo thì bản chất tập đoàn kinh tế của một ngân hàng trung ương là điều hiển hiện rõ ràng. Trong một bài diễn văn trước Hiệp hội Các nhà Tài phiệt Ngân hàng Mỹ, Aldrich đã nói huỵch toẹt về kế hoạch của mình: “Tổ chức mà chúng ta đề xuất không phải là một ngân hàng, mà là một liên minh hợp tác của tất cả các ngân hàng quốc gia cho những mục đích nhất định.”[15] Hai năm sau, trong một bài diễn văn trình bày trước cùng một nhóm các chủ ngân hàng, A. Barton Hepburn của Ngân hàng Quốc gia Chase thậm chí còn thẳng thắn hơn khi cho rằng: “Tiêu chuẩn đã công nhận và chấp thuận các quy tắc của một ngân hàng trung ương. Thật vậy, nếu hoạt động như các nhà tài trợ cho niềm hy vọng pháp luật, tập đoàn kinh tế sẽ khiến cho tất cả các ngân hàng không liên kết cùng tham gia sở hữu một quyền lực thống trị trung ương.”[16] Thật khó để tìm được một định nghĩa cho từ tập đoàn kinh tế hay hơn thế. Kế hoạch để cơ cấu Âm mưu này một cách dè dặt lúc ban đầu và sau đó bỏ đi các bộ phận an toàn ngay sau đó chính là thủ đoạn của Paul Warburg. Việc thành lập một Hội đồng Dự trữ Liên bang quyền lực cũng xuất phát từ ý tưởng của ông ta như một cách thức để có thể thu hút các ngân hàng chi nhánh khu vực tập hợp lại thành một ngân hàng trung ương với quyền kiểm soát an toàn tại New York. Giáo sư Edwin Seligman, một thành viên của gia tộc ngân hàng quốc tế J&W Seligman, Trưởng khoa Kinh tế Trường Đại học Columbia đã giải thích và ca ngợi kế hoạch này như sau: Trong nghiên cứu của tôi, đầu tiên Warburg đã hình thành nên một ý tưởng về việc đưa ra quan điểm của mình cho người dân[17]… Trong các đặc trưng chủ yếu của kế hoạch, Đạo luật Dự trữ Liên bang là tác phẩm của Warburg hơn là của bất cứ người nào trên đất nước này… Trong tất cả mọi thứ ngoài danh nghĩa, Hội đồng Dự trữ Liên bang chính là một ngân hàng trung ương thực sự…. Warburg đã có một mục đích thực tế trong quan điểm… Nó thuộc phận sự của ông ta để nhớ rằng nền giáo dục của một quốc gia phải được thực hiện từng bước một và phần quan trọng nhất trong nhiệm vụ là phá bỏ định kiến cũng như hủy bỏ sự hoài nghi. Do đó, các kế hoạch của ông ta đều bao gồm tất cả những đề xuất tinh vi được đặt ra nhằm bảo vệ công chúng khỏi các nguy hiểm khác thường và thuyết phục đất nước rằng toàn bộ kế hoạch đều hoàn toàn khả thi. Warburg cũng hy vọng rằng, sau một quãng thời gian, kế hoạch này có thể bị pháp luật hủy bỏ không chỉ ở một vài điều khoản được bổ sung một cách rộng rãi cho mục đích giáo dục.[18] DỰ LUẬT ALDRICH Dự thảo đầu tiên trong kế hoạch đảo Jekyll được Nelson Aldrich đệ trình cho Thượng viện nhưng do Thượng nghị sĩ bị ốm khi trở về Mỹ nên sau đó bản kế hoạch chính xác được Frank Vanderlip và Benjamin Strong viết ra.[19] Mặc dù còn có sự tham gia của Nghị sĩ, nhưng ngay lập tức bản kế hoạch được biết đến như Dự luật Aldrich. Theo sự thừa nhận của bản thân, Vreeland không đóng góp nhiều cho kế hoạch này nhưng mong muốn của ông ta đối với việc trở thành một đấu thủ trong ván cờ mưu mẹo này lại có một giá trị to lớn. Trong bài báo đăng trên tờ The Independent ra ngày 25/8/1910, một tờ báo thuộc quyền sở hữu của Aldrich, Vreeland đã phát biểu: “Ngân hàng mà tôi đề xuất ý tưởng là một phương thức lý tưởng cho sự độc quyền khiêu chiến. Nó không thể tự trở thành một ngân hàng độc quyền và ngăn chặn các ngân hàng khác liên kết với nhau tạo nên một tổ hợp độc quyền. Với lợi nhuận giới hạn đến 4,5%, nó không thể trở thành ngân hàng độc quyền.”[20] Quả là một câu phát biểu đáng ngạc nhiên với sự xảo quyệt thật tài tình do một nửa sự thật mà nó chứa đựng. Sự thật là tổ hợp độc quyền này không thể - hay ít nhất là không - hoạt động được với mức lãi suất 4,5%. Nhưng điều gian dối ở đây chính là các ngân hàng Dự trữ Liên bang đã được sắp đặt với mức lãi suất thấp như vậy. Nó thật ở chỗ 4% chính là số lượng phần trăm cố định mà họ kiếm được từ cổ phiếu được thu mua trong Hệ thống, và lợi nhuận thật sự kiếm được không phải từ cổ tức mà từ mùa bội thu có được từ các khoản thanh toán lãi suất cho tiền pháp định. Hơn nữa, việc hiện diện trong lòng ngân hàng trung ương quốc gia sẽ khiến họ chia sẻ dữ liệu quan trọng trong việc tạo ra tiền tệ và các quyết định đi trước đối thủ cạnh tranh. Lợi nhuận bắt nguồn từ các lợi thế này sẽ tương ứng hay thậm chí là lớn hơn cả lợi nhuận kiếm được từ Cơ chế Mandrake. Thực tế, Cục Dự trữ Liên bang là một thể chế tài chính tư nhân, nhưng nó không phải là thể chế chứng tỏ rằng chính phủ hoàn toàn không tham gia vào các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Thật ra, đó chỉ là điều ngược lại, vì chính nó đánh dấu sự xuất hiện của chính phủ như một đối tác của các chủ ngân hàng tư nhân và như một người thực thi bản thỏa thuận tập đoàn kinh tế. Giờ đây, hơn bao giờ hết, chính phủ đã bị cuốn vào vòng quay của bánh xe lịch sử. Một nửa sự thật và mặc dù có sự truyền bá nhưng cơ cấu tổ chức do Aldrich Bill đề xuất vẫn có phần giống nhiều điểm so với Ngân hàng Hoa Kỳ trước đó. Nó có quyền chuyển đổi nợ liên bang thành tiền, cho chính phủ vay tiền, kiểm soát các thương vụ của các ngân hàng khu vực và là nơi ký gửi cho nguồn quỹ chính phủ. Các đặc tính khác nhau nằm trong các điều khoản đó - những điều khoản tạo ra nhiều đặc quyền cũng như quyền lực cho tập đoàn kinh tế hơn là cho ngân hàng trung ương cũ. Điều quan trọng nhất của các vấn đề này là quyền tạo ra đồng tiền chính thức cho Hoa Kỳ. Lần đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ, tiền giấy của các thể chế ngân hàng trở thành tiền tệ chính thức, không chỉ cho các khoản nợ công mà còn cho cả các khoản nợ tư nhân. Từ nay trở đi, bất cứ ai từ chối sử dụng loại tiền giấy này sẽ bị tống vào tù. Từ “Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ” đã xuất hiện trên bề mặt của mỗi tờ tiền giấy cùng với con dấu lớn của Bộ Tài chính Hoa Kỳ. Và, tất nhiên là có chữ ký của Bộ trưởng Bộ Tài chính được in ở chỗ dễ chú ý. Tất cả điều này được tạo ra nhằm thuyết phục người dân rằng thể chế mới này chắc chắn là một cơ quan thuộc chính phủ. GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG Như vậy, giờ đây chiến lược nền tảng đang sẵn sàng và dự luật cụ thể đã được phác thảo, bước tiếp theo là tạo ra sự ủng hộ rộng rãi. Đây là phần quan trọng của kế hoạch đòi hỏi người thực hiện phải cực kỳ khéo léo. Trên thực tế, nhiệm vụ được đặt ra một cách dễ dàng hơn vì có nhiều địch thủ thiên tài chống lại sự tập trung quyền lực tài chính tại Phố Wall. Hai nhà phê bình trực tính nhất vào thời điểm đó là Thượng nghị sĩ Wisconsin Robert LaFollette và Nghị sĩ Minnesota Charles Lindbergh. Hầu như tuần nào họ cũng đưa ra một bài diễn văn phê phán kịch liệt cái mà họ gọi là “tổ hợp tiền tệ” - một tổ chức chịu trách nhiệm về việc tự do tạo ra các chu kỳ bùng nổ và suy thoái nhằm thu lợi nhuận từ các con nợ: doanh nghiệp, nông trại và gia đình - những đối tượng bị tước quyền sở hữu. Nếu có một ai đó nghi ngờ về sự tồn tại thật sự của kiểu tổ hợp này thì sự hoài nghi đó sẽ ngay lập tức trở nên tiêu tan khi LaFollette tuyên bố công khai rằng chỉ có 50 người nắm quyền điều hành toàn thể quốc gia. Các chuyên gia tiền tệ không mất tinh thần hay thậm chí không mảy may phủ nhận điều đó. Sự thật thì, khi được các phóng viên hỏi về phản ứng của mình đối với tuyên bố của LaFollette, George F. Baker - đối tác của J.P. Morgan - đã trả lời rằng, điều đó là hoàn toàn vô lý. Ông ta cho rằng, theo những gì mình biết được biết thì con số đó không quá 8![21] Tất nhiên là người dân bị xúc phạm, và dự đoán là áp lực có thể sẽ tăng lên buộc Quốc hội phải ra tay. Các chuyên gia tiền tệ chuẩn bị sẵn sàng để chuyển phản ứng này thành một bước tiến cho riêng họ. Sách lược đưa ra rất đơn giản:. (1) thành lập một ủy ban đặc biệt trực thuộc Quốc hội để kiểm tra tổ hợp tiền tệ; (2) bảo đảm những nhân sự trong ủy ban đều là bạn hữu; (3) che giấu toàn bộ phạm vi hoạt động của tổ hợp trong khi tiết lộ chỉ vừa đủ để người dân phản ứng mạnh mẽ hơn nữa cho việc cải tổ. Một khi bầu không khí chính trị đã đủ nóng, Aldrich Bill sẽ được đẩy lên trước để trả lời cho mọi nhu cầu và nguyện vọng của người dân. Chiến lược này hoàn toàn không mới. Như Lindbergh - một Đại biểu Quốc hội - đã giải thích: Từ sau cuộc Nội chiến, Quốc hội đã cho phép các chủ ngân hàng toàn quyền kiểm soát nền pháp chế tài chính. Tư cách hội viên của ủy ban Tài chính trong Thượng Viện và ủy ban Ngân hàng và Tiền tệ trong Nhà Trắng đã được chuẩn bị sẵn cho các nhà tài phiệt ngân hàng, chi nhánh và các luật sư của họ. Các ủy ban này đã kiểm soát bản chất của các dự luật sẽ được báo cáo, nội dung của chúng, và các trận tranh cãi về các vấn đề này đã diễn ra khi chúng được xem xét tại Thượng Viện và Hạ Viện. Không một ai trong ủy ban được thừa nhận trong vấn đề này… ngoại trừ một vài người được ủy ban thiên vị và bố trí.[22] ỦY BAN PUJO Ủy ban Pujo là một ví dụ hoàn hảo cho sự tranh luận này. Đây là một ủy ban con trực thuộc ủy ban Hạ viện Ngân hàng và Tiền tệ và vào năm 1912, nó được trao cho một trọng trách là thực thi cuộc điều tra nổi tiếng về “Tổ hợp Tiền tệ”. Vị chủ tịch lúc đó là Arsene Pujo đến từ bang Louisiana - người được xem như phát ngôn viên của “Tổ hợp Dầu khí”. Tin tức lan truyền kéo dài trong suốt tám tháng đã làm nảy sinh một lượng lớn các bằng chứng thống kê thô của các nhà tài phiệt ngân hàng Phố Wall, chưa có lúc nào mà các nhà tài phiệt lại bị chất vấn về các thương vụ của họ với các nhà đầu tư nước ngoài hoặc bị chất vấn về sự phản ứng của họ khi gặp phải sự cạnh tranh của các ngân hàng mới. Cũng không có bất cứ câu hỏi nào về kế hoạch của họ nhằm bảo vệ các ngân hàng đầu cơ tích trữ từ sự khan hiếm tiền tệ; hoặc động cơ của họ đối với mong muốn tạo ra mức lãi suất thấp một cách giả tạo; hay công thức đẩy những khoản thua lỗ của họ sang vai người đóng thuế. Công chúng thường bị nhồi nhét với ý tưởng rằng Quốc hội thật sự là tổ chức chuyên khui ra các vụ tai tiếng và tham nhũng, nhưng trên thực tế thì nó giống như câu chuyện thân tình giữa những người bạn cũ. Miễn là được phát ra từ môi miệng của các chủ ngân hàng, bất kể sự thất thường hay sự vô lý nào cũng được chấp nhận hoàn toàn mà không cần kiểm chứng. Các phiên tòa được thực hiện bởi đại biểu Quốc hội Lindbergh và Thượng nghị sĩ LaFollette như là kết quả buộc tội của dân chúng. Tuy nhiên, khi được yêu cầu xuất hiện trước ủy ban, cả hai người đều từ chối. Các nhân chứng duy nhất trong phiên tòa đó lại chính là các chủ ngân hàng và bạn bè của họ. Kolko kể lại rằng: Thật may mắn cho những nhà cải cách, ủy ban Pujo đã đu mình lên một yên cương ngựa cao để phi vào cuộc điều tra về Tổ hợp Tiền tệ trong suốt mùa hè năm 1912, và trong tám tháng làm kinh hoàng cả dân tộc, nếu cuộc điều tra này không đưa ra kết luận gì, thì số liệu thống kê về quyền lực của Phố Wall sẽ bao trùm cả nền kinh tế quốc gia… Năm công ty hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng, 341 chức vụ giám đốc của 112 công ty lớn với tổng nguồn vốn trên 22$ tỉ. Chứng cứ có vẻ thuyết phục, và dân tộc thực sự sợ hãi khi nhận ra rằng cuộc cải tổ hệ thống ngân hàng là điều cấp thiết - có lẽ cần phải đưa cả Phố Wall vào trong guồng kiểm soát… Sự điên cuồng của Phố Wall được làm sống lại bởi các tờ báo - cơ quan ngôn luận đã bỏ qua một sự thật rằng người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc cải cách ngân hàng lại chính là các chủ ngân hàng với quan điểm có gì đó hơi khác biệt… Tuy nhiên, xét ở quy mô lớn, phiên toà Pujo đã khiến cho đề tài cải cách ngân hàng trở nên nghiêm trọng.[23] Kolko đã chạm đến phần thú vị của vấn đề. Hầu như không một ai để ý đến sự thật là các nhà tài phiệt ngân hàng lớn nhất của Phố Wall lại là những kẻ dẫn đoàn diễu hành với yêu sách cải cách ngân hàng. Điều nghi ngờ lớn nhất giữa những điều này là Paul Warburg của Kuhn, Loeb & Co, người mà trong bảy năm trước khi Đạo luật Dự trữ Liên bang được thông qua, đã thảnh thơi du hành vòng quanh đất nước nhưng lại cho ra bài diễn văn “cải cách” và viết một số bài báo học thuật cho các phương tiện truyền thông, kể cả loạt bài gồm 11 phần cho tờ The New York Times. Người phát ngôn của Tập đoàn Morgan và Rockefeller đã tham gia vào và tạo cho mình bộ mặt quen thuộc trước khi hội đồng chính trị và chuyên nghiệp này tạo tiếng vang trong cuộc kêu gọi cải cách. Tuy nhiên, chẳng ai chú ý đến cái mùi không thể lầm lẫn được của món cá. TRANH THỦ SỰ GIÚP ĐỠ CỦA GIỚI HỌC GIẢ Các bài diễn văn và bài báo của các nhà tài phiệt ngân hàng tên tuổi không hề có ý định gây ảnh hưởng đến công chúng trên diện rộng, chúng đáp ứng chức năng truyền bá các luận cứ nền tảng và các chi tiết kỹ thuật - những điều được xem là điểm khởi đầu cho công việc của những người khác - những người không bị cáo buộc có động cơ trục lợi cá nhân. Để chuyển tải thông điệp cho các cử tri, người ta buộc phải tranh thủ được các đại diện của giới hàn lâm nhằm tạo ra sự tinh hoa cần thiết của tư cách đáng trân trọng và tính khách quan trí tuệ này. Với mục đích đó, các ngân hàng đã góp số tiền 5 triệu đô-la cho quỹ “giáo dục” đặc biệt, và phần lớn số tiền đó được trao cho ba trường đại học là Princeton, Harvard và trường Đại học Chicago - những đơn vị tiếp nhận sự tài trợ lớn lao từ những đại gia hàng đầu trong ngành công nghiệp và tài chính. Điều quan trọng trong thời gian này - đó là việc nghiên cứu “kinh tế” đang trở thành một lĩnh vực mới và được nhiều người biết đến, và quả là không khó để tìm ra các vị giáo sư thừa tài năng nhưng lại nghèo tiền bạc - những người muốn đền đáp lại sự trợ cấp hay sự bổ nhiệm uy tín bằng cách hăm hở trình bày về ưu điểm của kế hoạch đảo Jekyll. Không chỉ là một hoạt động hàn lâm được thỏa mãn về phương diện tài chính, nó còn tạo ra sự công nhận của quốc gia đối với các vị học giả này như những người tiên phong trong lĩnh vực kinh tế mới. Gailbraith phát biểu: Dưới sự điều khiển của Aldrich, rất nhiều nghiên cứu về các thể chế tiền tệ ở Hoa Kỳ cũng như ở các quốc gia khác được đặt hàng từ giới học giả tên tuổi trong lĩnh vực kinh tế. Sự kính trọng mà hệ thống Dự trữ Liên bang có được là từ khi các chuyên gia kinh tế - những người có tên tuổi trong lĩnh vực chuyên môn tham gia vào công cuộc khai sinh ra hệ thống này.[24] Việc thực hiện mục đích cơ bản của quỹ giáo dục ngân hàng là nhằm tạo ra một tổ chức gọi là Liên hiệp các công dân Quốc gia (National Citizens’ League). Mặc dù hoàn toàn được cấp vốn và kiểm soát bởi các ngân hàng dưới sự điều hành của cá nhân Paul Warburg, tổ chức này đơn thuần đại diện cho một nhóm các công dân quan tâm đến việc cải cách ngân hàng. Chức năng của tổ chức này là phổ biến hàng trăm ngàn tập sách “giáo dục” nhằm tổ chức các chiến dịch viết thư cho đại biểu Quốc hội đồng thời cung cấp nguồn đóng góp cho truyền thông, và nói cách khác là nhằm tạo ra ảo tưởng về sự ủng hộ có cơ sở cho kế hoạch đảo Jekyll. Trong cuốn tiểu sử viết về Nelson Aldrich, Nathaniel Stephenson đã nhận định: “Liên hiệp này là một tổ chức không thành viên. Phải thật cẩn thận khi tránh nhấn mạnh đến Nelson Aldrich… Lần đầu và cũng là lần cuối cùng, hàng trăm nghìn đô-la đã được chi cho tổ chức này trong việc phổ biến nền khoa học tài chính.”[25] Người được chọn để thực thi nỗ lực này là giáo sư kinh tế học Laurence Laughlin. Kolko nói rằng: “Laughlin là người thuộc trường phái chính thống trong cam kết của mình về chính sách tự do kinh doanh, tuy nhiên, trên thực tế lại là một học giả hàng đầu tán thành luật lệ ngân hàng… và dễ dàng bị ảnh hưởng bởi nhu cầu ngân hàng cũng như thực tế chính trị hiện tại.”[26] Liệu việc bổ nhiệm ông ta có mang lại tính khách quan trí tuệ cho tổ chức mới? Stephenson trả lời: “Giáo sư Laughlin của đại học Chicago được giao trách nhiệm tuyên truyền các hoạt động của Liên hiệp.”[27] Đại biểu Quốc hội Lindbergh bổ sung thêm điều này: “Độc giả biết rằng Đại học Chicago là một tổ chức được John Rockefeller tài trợ gần 50 triệu đô-la. Thực tế mà nói thì đó chính là Trường Đại học Rockefeller.”[28] Điều đó không có nghĩa rằng Laughlin đã lâm vào cảnh “ăn xôi chùa ngọng miệng”. Vị giáo sư hoàn toàn tin vào hiệu quả của kế hoạch đảo Jekyll, và bằng chứng là ông ta đã tận tâm tận lực cống hiến cho công việc. Nhưng chắc chắn một điều rằng, ông ta được chọn vào vị trí mới chính xác là vì đã tán thành quan niệm hợp tác giữa ngân hàng và chính phủ như là một sự cạnh tranh lành mạnh thay thế cho sự canh tranh “hủy diệt” trước đây. Nói cách khác, nếu không đồng ý một cách chân thành với John D. rằng sự cạnh tranh là một tội ác thì ông ta thậm chí không bao giờ được trao danh hiệu giáo sư hàng đầu.[29] WILSON VÀ PHỐ WALL Woodrow Wilson vào lúc này là một học giả khác - người được bổ nhiệm vào địa vị nổi bật của quốc gia như là một kết quả từ quan niệm của ông ta về sự cải cách ngành ngân hàng. Nên nhớ rằng, tên tuổi của Wilson đã được đề cử cho chức chủ tịch trong hội nghị toàn quốc của Đảng Dân chủ dưới sự ảnh hưởng của tập đoàn Col.Edward Mandell. Nhưng đó là năm 1912. Mười năm trước, ông ta gần như chẳng được ai biết đến. Vào năm 1902, ông ta được bầu làm Hiệu trưởng Trường Đại học Princeton, một vị trí mà ông ta không thể có được nếu không có sự đồng tình từ các mạnh thường quân trong giới tài phiệt ngân hàng Phố Wall. Ông ta đặc biệt thân thiết với Andrew Carnegie và trở thành ủy viên quản trị của Quỹ Carnegie. Hai nhà tài trợ trong số các nhà tài trợ hào phóng là Cleveland H. Dodge và Cyrus MacCormick - những vị giám đốc của Ngân hàng Đô thị Quốc gia của Rockefeller. Họ là một phần của Phố Wall mà Ủy Ban Pujo mô tả như một “Tổ hợp Tiền tệ” của Hoa Kỳ. Cả hai người đều là bạn đồng môn của Wilson tại Trường Đại học Princeton. Năm 1890, khi Wilson trở lại Princeton với tư cách là một giáo sư thì Dodge và McCormick đều đã trở thành ủy viên quản trị của trường đại học nhờ khối tài sản khổng lồ của mình, và họ phát triển sự nghiệp theo cách đó. Trong cuốn “Sáu mươi gia đình Mỹ” (America’s Sixty Families), Ferdinand Lundberg đã viết như sau: Trong gần 20 năm trước khi được đề cử vào vị trí quan trọng, Woodrow Wilson đã di chuyển theo cái bóng của Phố Wall… Vào năm 1898, với đồng lương ít ỏi, Wilson đã bị vây hãm bởi những lời đe dọa từ các vị chủ tịch của các trường đại học buộc ông ta từ chức. Dodge và McCormick đã tự lập nên một quỹ tài chính và đồng ý tăng mức học bổng bổ sung phi chính thức nhằm giữ vị trí này của Wilson tại Princeron. Những người đóng góp cho quỹ tư nhân này chính là Dodge, McCormick, Moses Taylor Pyne và Percy R. Pyne. Vào năm 1902, nhóm này đã dàn xếp cuộc lựa chọn cho Wilson để đưa ông ta vào vị trí chủ tịch trường đại học.[30] Với lòng biết ơn, Wilson thường phát biểu về sự lớn mạnh của nhiều công ty và ca ngợi J.P. Morgan như là nhà lãnh đạo tài ba của Hoa Kỳ. Ông ta cũng đưa ra kết luận mang tính chấp thuận về giá trị của nền kinh tế chịu sự kiểm soát. “Cái thời của sự cạnh tranh cá nhân thật sự đã qua rồi,” - ông ta nói. “Nó có thể quay trở lại; tôi không biết; nhưng tôi dám nói rằng nó sẽ không quay trở lại trong thời đại của chúng ta.” [31] H.S. Kenan kể phần còn lại của câu chuyện: Woodrow Wilson, chủ tịch Trường Đại học Princeton, là nhà sư phạm lỗi lạc đầu tiên lên tiếng ủng hộ Kế hoạch Aldrich, một hành động mà ngay lập tức đã mang lại cho ông ta vị trí Thống đốc Bang New Jersey và sau này là vị trí Tổng thống Hoa Kỳ. Trong suốt thời kỳ khủng hoảng năm 1907, Wilson tuyên bố rằng: “tất cả rắc rối này có thể bị đẩy lui nếu chúng ta bổ nhiệm một ủy ban gồm 6 hay 7 thành viên có tinh thần vì mọi người như J.P. Morgan để quản lý các vụ việc của đất nước chúng ta.”[32] ĐỐI LẬP VỚI DỰ LUẬT ALDRICH Một trong những bất đồng tại cuộc họp đảo Jekyll là danh nghĩa gắn với nền lập pháp đề ra. Với tư cách một bậc thầy tâm lý, Warburg muốn gọi nó là Dự luật Dự trữ Quốc gia hay Dự luật Dự trữ Liên bang với mục đích gợi lên hình ảnh kép của chính phủ và cục dự trữ, cả hai đều được dự tính để trở nên hấp dẫn theo tiềm thức. Mặt khác, Aldrich đã hành động vượt ra ngoài lòng tự trọng cá nhân, khăng khăng yêu cầu tên của mình phải được gắn với dự luật. Warburg chỉ ra rằng, cái tên Aldrich sẽ làm cho công chúng nghĩ rằng nó gắn với lợi ích Phố Wall, và điều đó sẽ là một trở ngại không cần thiết trên con đường tiến đến mục tiêu. Aldrich nói rằng, vì ông là Chủ tịch ủy ban Tiền tệ Quốc gia - tổ chức được thành lập một cách đặc biệt nhằm tiến hành kế hoạch cải cách ngân hàng -mọi người sẽ trở nên bối rối khi tên của ông ta không gắn với dự luật. Cuộc tranh luận này kéo dài và nảy lửa. Nhưng cuối cùng, cái tôi của các chính trị gia đã thắng lại lý lẽ của các chủ ngân hàng. Tất nhiên, Warburg đã đúng. Aldrich trở nên nổi tiếng với tư cách là người phát ngôn cho Đảng Cộng hòa phụ trách mảng doanh nghiệp và ngân hàng. Lòng trung thành của ông ta được thể hiện công khai rộng rãi bởi các dự luật thuế xuất nhập khẩu được bảo trợ gần đây nhằm bảo vệ các tổ hợp thuốc lá và cao su. Tên Aldrich trên dự luật cải cách ngân hàng dễ dàng trở thành mục tiêu cho phe đối lập vào ngày 15/12/1911, Đại biểu Quốc hội Lindberg đã chất vấn Hạ Nghị viện: Kế hoạch Aldrich là kế hoạch Phố Wall. Nó là một thách thức rõ ràng đối với chính phủ bởi sự lên ngôi của tổ hợp tiền tệ. Nó đồng nghĩa với một cuộc khủng hoảng khác, mà nếu cần thiết, sẽ đe dọa mọi người. Aldrich - người được chính phủ trả công để đại diện cho dân chúng - đã đề xuất một kế hoạch cho việc thành lập các tổ hợp để thay thế.[33] Dự luật Aldrich không bao giờ được đưa ra bầu chọn. Năm 1910, khi đảng viên Đảng Cộng hòa mất quyền kiểm soát Hạ viện và sau đó mất luôn quyền kiểm soát Thượng viện và quyền kiểm soát nhiệm kỳ Tổng thống vào năm 1912, mọi hy vọng đặt vào dự luật Đảng Cộng hòa đều tan biến. Aldrich được các cử tri của mình bầu vào Thượng Viện, và quả bóng chính trị hiện hướng thẳng đến phiên tòa của Đảng Dân chủ và vị tổng thống mới của họ, Woodrow Wilson. Cách thức điều này phải được chấm dứt chính là bài học thú vị cho nền chính trị, và chúng ta sẽ trở lại với vấn đề này trong chương sau. TÓM TẮT Ngành ngân hàng trong giai đoạn ngay trước khi Đạo luật Dự trữ Liên bang được thông qua là đề tài về vô số quyền kiểm soát, luật định, tiền trợ cấp và quyền ưu đãi ở cả hai cấp độ bang và liên bang. Lịch sử đã miêu tả sinh động giai đoạn này như một sự cạnh tranh thả lỏng và tự do ngân hàng. Thật sự, đó là một giai đoạn “cải tạo” đối với ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, Phố Wall rất muốn có sự tham gia từ phía chính phủ. Các nhà tài phiệt ngân hàng New York đặc biệt muốn “người cho vay cuối cùng” này tạo ra số lượng tiền pháp định vô hạn nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng của họ trong trường hợp họ bị rơi vào tình thế kiệt quệ về tiền tệ hay rút tiền ồ ạt. Họ cũng muốn ép buộc tất cả các ngân hàng tuân theo cùng một chính sách dự trữ không thỏa đáng, do đó, nhiều ngân hàng cẩn trọng sẽ không đụng vào nguồn dự trữ của các ngân hàng khác. Một mục đích nữa là nhằm hạn chế sự tăng trưởng của các ngân hàng mới tại miền Nam và miền Tây. Đây là khoảng thời gian nở rộ các ý tưởng thành lập các tổ hợp hay tập đoàn kinh tế. Đối với những ai từng coi các ý tưởng này là quan trọng hàng đầu thì sự cạnh tranh được xem là hỗn loạn và hoang phí. Phố Wall như một viên đá tuyết lăn vào hai nhóm ngân hàng lớn: Tập đoàn Morgan và Tập đoàn Rockefeller, và thậm chí họ không cạnh tranh dữ dội với nhau nữa nhằm ủng hộ cơ cấu tài chính hợp tác. Nhưng để giữ những tập đoàn kinh tế này kết hợp với nhau thay vì phân rẽ, cần có một phương thức kỷ luật nhằm bắt buộc những ai tham gia phải trung thành với các thỏa thuận, chính phủ liên bang được xem như một đối tác phục vụ chức năng này. Để bán kế hoạch này cho Quốc hội, thực tế của tập đoàn kinh tế phải được che đậy và cái tên “ngân hàng trung ương” nên tránh nhắc đến. Từ Liên bang được chọn để nghe cho có vẻ giống như một hoạt động của chính phủ; từ Dự trữ được chọn để tạo nên bộ mặt tài chính khi nói đến; và từ Hệ thống (từ đầu tiên khi dự luật được chọn là Hiệp hội) được chọn để che đậy sự thật rằng nó chính là một ngân hàng trung ương tư hữu. Cơ cấu gồm 12 thể chế tài chính khu vực được hình thành như một thủ đoạn sâu xa nhằm tạo nên ảo tưởng về sự phân quyền, nhưng cơ chế đã được thiết kế ngay từ ban đầu như một ngân hàng trung ương tư hữu chính là bản sao của Ngân hàng Anh. Bản phác thảo đầu tiên của Dự luật Cục Dự trữ Liên bang được gọi là Dự luật Aldrich với sự đồng tài trợ của Đại biểu Quốc hội Vreeland, nhưng nó lại không phải là công trình của bất cứ ai trong số những chính trị gia này. Nó là con đẻ trí tuệ của nhà tài phiệt ngân hàng Paul Warburg và thực sự được viết bởi nhà tài phiệt Frank Vanderlip và Benjamin Strong. Cái tên Aldrich gắn với dự luật ngân hàng là một chiến lược tồi, vì ông ta được biết đến với tư cách là Thượng nghị sĩ của Phố Wall. Dự luật của ông ta không được chấp nhận về mặt chính trị và không bao giờ được ủy ban công bố. Tuy nhiên, phần nền đã được xây xong, và thời điểm thay đổi nhãn hiệu cũng như các đảng phái chính trị đã đến. Phương thức sẽ từng bước tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ và sẽ tái xuất hiện dưới mặt nạ mạnh thường quân của các chính trị gia mà danh nghĩa của họ được gắn chặt vào tiềm thức của công chúng với quan điểm chống lại các nhà tài phiệt Phố Wall. (*) Hình thức tổ chức độc quyền trong thời kì đế quốc chủ nghĩa, nắm giữ cả sản xuất và lưu thông, do đó các thành viên tham gia Tơ-rớt mất tính độc lập cả về sản xuất, lưu thông và pháp lí. Việc quản lí kinh doanh, phân chia lợi tức cổ phần do ban quản trị được đại hội cổ đông bầu ra quyết định. Tơ-rớt đánh dấu mốc của sự cải biến quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: sở hữu tư bản cá thể, tự do cạnh tranh chuyển thành sở hữu tập thể và độc quyền.

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3

Nhấp vào liên kết https://temu.to/k/ujciw7voi7k để nhận gói giảm giá 1.500.000đ!! 
Một bất ngờ khác cho bạn! Nhấp https://temu.to/k/uh1qtggbvfr để kiếm tiền cùng tôi!