Quạ Khôn Không Bao Giờ Khát - Chương 02
Shubhchintak của các bạn
SÁNG TẠO
trong mối tương quan với sự đổi mới, Kaizen[1] và quản lý sự thay đổi
Sáng tạo và Đổi mới
“Trong nền kinh tế hiện nay, sáng tạo và đổi mới là đôi bạn song hành, tuy hai mà một.”
“Không phải, sáng tạo và đổi mới hoàn toàn khác nhau!”
Hai quan điểm trái ngược nhau này khiến chúng ta phải băn khoăn. Một mặt, sáng tạo và đổi mới là hai thực thể giống nhau, tuy hai mà một, nhưng đồng thời chúng lại mang hai ý nghĩa khác hẳn nhau. Xét trên phương diện từ ngữ, cả hai đều mang ý nghĩa gần giống nhau, đến m dễ dàng nhầm lẫn chúng với nhau. Hai từ “sáng tạo” và “đổi mới” chủ yếu được dùng để diễn đạt ý nghĩa “hình thành những ý tưởng mới lạ”. Theo Từ điển Columbia, “sáng tạo” (creativity) là một danh từ có gốc là động từ “sáng tạo” (create), với ý nghĩa “mang cái mới vào cuộc sống”, trong khi đó “sự đổi mới” (innovation) mang ý nghĩa “ý tưởng hay cách thức mới”.
Nhưng xét về mặt tâm lý học, hai từ này lại được dùng với ý nghĩa khác hẳn nhau: Sáng tạo là đầu vào và đổi mới là đầu ra.
Sáng tạo là một phần trong quá trình suy nghĩ. Nó chính là đầu vào.
Ý tưởng không rơi từ trên trời xuống;
Ý tưởng do con người nghĩ ra.
Đổi mới là kết quả của sáng tạo. Nó chính là đầu ra. Chính sáng tạo dẫn đến đổi mới. Sự sáng tạo nằm trong não bộ của con người. Nó xuất phát từ bên trong chúng ta. Đổi mới trở thành một phần của sáng tạo. Nhờ sáng tạo mà đổi mới diễn ra. Sự đổi mới trở thành một phần kết quả - sản phẩm đổi mới, quy trình đổi mới, dịch vụ đổi mới, những hệ thống đổi mới, tập quán đổi mới... Thậm chí cả những chiến lược “đại dương xanh” của Kim Chan[2] mà ông vẫn gọi là “sự đổi mới giá trị” cũng là kết quả của những ý tưởng sáng tạo.
Andrew Mercer, một nhà cải cách từng nói: “Một số người có ý tưởng. Một số biến những ý tưởng đó thành hành động thực tế. Họ chính là những nhà cải cách”.
Không có gì tuyệt vời hơn một ý tưởng đến lúc chín muồi. Thời gian là yế quan trọng để biến một ý tưởng thành hành động. Có một số ý tưởng sáng tạo xuất sắc lại chết ngay trong trứng nước, nếu chúng còn chưa chín muồi về mặt thời gian. Yếu tố thời gian là vô cùng quan trọng trong việc chuyển hóa sáng tạo thành đổi mới.
Sáng tạo là đầu vào; đổi mới là đầu ra.
Để có tư tưởng đổi mới, con người phải luôn giữ được trí tuệ sáng suốt và sắc bén. Điều tạo nên những nhà lãnh đạo thế hệ mới là “tương lai” và chỉ có sự sáng tạo mới có thể dẫn bạn tới tương lai.
Kaizen và đổi mới
Cả Kaizen và đổi mới đều là kết quả của sáng tạo, tuy nhiên chúng không hề giống nhau. Kaizen thể hiện sự thay đổi từng bước trong khi sự đổi mới thể hiện sự thay đổi toàn diện. Kaizen liên quan đến những bước nhỏ liên tục (gắn với hầu hết mọi người) dẫn đến sự tiến bộ liên tục. Sự tích tụ những bước nhỏ này tạo ra sự tích lũy. Mặt khác, đổi mới lại liên quan đến sự đột phá - một bước đi lớn, xảy ra đột ngột, gắn với một cá nhân hay một nhóm nhỏ các nhà nghiên cứu.
Kaizen phản ánh một quan điểm tích cực, người ta có thể gọi nó là “một ý tưởng Kaizen”. Tiền đề của nó chính là những giả định sau:
• Quy trình hoạt động hiện tại có rất nhiều kẽ hở, có thể cải tiến thêm.
• Những phương tiện và công cụ luôn luôn có thể cải tiến nếu tiếp tục nỗ lực.
• Sự tích tụ những cải tiến nhỏ sẽ làm nên một sự khác biệt lớn.
Một giọt nước, một giọt nước tạo nên cả đại dương.
“Gemba Kaizen” - cải tiến hoạt động sản xuất - bao hàm một ý nghĩa rộng hơn. Nó liên quan đến:
• Duy trì tổng năng suất[3] là một hoạt động thường xuyên được tất cả mọi người thực hiện.
• Cải tiến tích lũy liên tục cũng là một hoạt động thường xuyên được tất cả mọi người thực hiện
Kaizen là một quan niệm Phương Đông trong khi sự đổi mới là phong cách quản lý của Phương Tây. Nếu người Phương Đông tồn tại nhờ kaizen thì người Phương Tây lại phát đạt nhờ sự đổi mới. Vậy giữa kaizen Phương Đông và sự đổi mới Phương Tây, đâu là lựa chọn tốt hơn? Câu trả lời không phải là “cái này hoặc cái kia”, mà câu trả lời đúng phải là “cả hai”. “Cánh cửa chính Phương Tây và cánh cửa sổ Phương Đông” mới là câu trả lời chính xác.
Đổi mới không thể diễn ra mỗi ngày. Tất cả mọi người không thể đồng thời đổi mới. Nhưng kaizen có thể tiến hành mỗi ngày như một quá trình liên tục và có thể do bất cứ ai khởi xướng. Vì lý do này mà người Nhật theo đuổi cả kaizen lẫn sự đổi mới với sự tất cả nhiệt huyết và đó chính là bí quyết thành công của họ>
Cải tiến thể hiện sự thay đổi tích lũy trong khi đổi mới dẫn đến sự thay đổi toàn diện.
Hình 1.1 - Đổi mới không kết hợp với kaizen và TPM
Giải thích Hình 1.1
Hình 1.1 giải thích nguyên lý entropy[4] cơ bản, được giới kỹ thuật gọi là “quy luật thứ hai của động lực học”. Quy luật này giải thích hiện tượng suy giảm tự nhiên. Nếu sự tiến bộ không được duy trì như một quá trình liên tc, thì sự suy thoái sẽ bắt đầu diễn ra. Mặc dù mỗi bước đổi mới giúp con người tiến lên những tầm cao mới, nhưng nếu thiếu TPM thì sự tiến bộ sẽ giảm do hiện tượng entropy tự nhiên. Vì lý do này mà khi bước đổi mới thứ hai diễn ra, nó sẽ bắt đầu ở một điểm thấp hơn điểm bắt đầu của bước thứ nhất. Tương tự như vậy, khi bước đổi mới thứ ba diễn ra, nó lại sẽ bắt đầu ở một điểm thấp hơn điểm đã đạt được ở bước thứ hai.
Hình 1.2 - Sự đổi mới song song với Kaizen và TPM
Giải thích Hình 1.2 Hình 1.2 giải thích hai sáng kiến tích cực. Trước tiên, sau mỗi bước đổi mới, kỹ thuật TPM được dùng để duy trì và đảm bảo định mức. Bằng cách này, sự suy thoái có thể được kiểm soát. Tiếp theo, sau mỗi lần đổi mới, định mức đạt được lại tăng thêm một cách lũy tiến nhờ sử dụng kỹ thuật kaizen.
Nhu cầu là mẹ đẻ của phát minh.
Vì lý do này mà khi bước đổi mới thứ hai được thực hiện, nó bắt đầu ở một mức cao hơn mức đã đạt được ở bước một. Rồi bằng cách sử dụng kỹ thuật kaizen, mức đạt được lại được nâng lên cao hơn nữa. Như vậy, nhờ việc sử dụng sáng tạo TPM và kaizen, mức đạt được sau hai bước đổi mới đã cao hơn rất nhiều so với mức đạt được sau ba bước đổi mới mà không sử dụng TMP và kaizen trong hình 1.1.
Sáng tạo và Thay đổi
“Tôi vẫn rất ổn!”
Nói vậy có nghĩa là không cần phải sáng tạo. Chỉ khi nào ham muốn thay đổi lên cao thì người ta mới có động lực để sáng tạo ra cái mới. Câu nói: “Nhu cầu là mẹ đẻ của phát minh” giải thích hiện tượng này rất rõ ràng. Sự thay đổi diễn ra liên tục. Nhờ có sự thay đổi mới có chỗ cho sự sáng tạo.
“Sự thay đổi diễn ra liên tục” - đây là suy nghĩ đã có từ trước Công nguyên, nó không phải là một phát hiện mới lạ. He-ra-clit[5], nhà toán học sống ở thế kỷ VI trước Công nguyên đã từng viết: “Không aiắm hai lần trên một dòng sông”. Một dòng sông luôn chảy, liên tục thay đổi hình dạng và những thứ trong lòng nó. Khi quan sát dòng sông vào những thời điểm khác nhau trong ngày, nó có vẻ như không hề thay đổi, nhưng thực tế thì nó luôn thay đổi. Vũ trụ cũng giống như vậy: Những thứ mới ra đời, những thứ khác chết đi, mọi thứ đều thay đổi. Thế giới hôm qua không hề giống với thế giới hôm nay và thế giới ngày mai. Điều gì có ảnh hưởng tới hôm qua chưa chắc đã ảnh hưởng tới hôm nay, và một điều không thể xảy ra hôm nay lại có thể là điều sẽ xảy ra trong tương lai.
Sự thay đổi là vĩnh hằng! Không có gì vĩnh cửu hơn “sự thay đổi”.
Nhu cầu thay đổi tạo ra chỗ trống cho sự sáng tạo lấp đầy. Nếu thiếu sáng tạo, sự thay đổi sẽ không thể xảy ra theo đúng nghĩa - sự duy trì hiện trạng đồng nghĩa với việc không thay đổi. Chính vào lúc sự vật thay đổi và những ý tưởng sáng tạo xuất hiện là lúc chúng ta không thể dùng những giải pháp của hôm qua để giải quyết những vấn đề hiện tại. Cứ như vậy, lặp đi lặp lại, người ta khám phá ra rằng điều gì có ảnh hưởng hai năm trước có thể không ảnh hưởng tới hôm nay. Nếu những vấn đề hôm nay được giải quyết bằng những giải pháp không sáng tạo, thì chính những giải pháp đó có thể trở thành những vấn đề lớn hơn của ngày mai. Những tình huống khác nhau đòi hỏi các kiểu thay đổi sáng tạo khác nhau. Các ngành công nghiệp phát triển theo bốn con đường phân biệt: triệt để, trung gian, sáng tạo và tiến bộ - chúng tạo nên những ranh giới sẽ đem lại nhiều ích lợi hơn trong một tình huống cụ thể.
Mô hình của Mc Gahan: “Thật đáng giá khi nhận ra rằng trong môi trường kinh doanh mỗi loại thay đổi được quyết định bởi hai loại nguy cơ lỗi thời” - sự lỗi thời của những hoạt động cốt lõi và sự lỗi thời của những tài sản cốt lõi (tài sản bao gồm cả những sản phẩm và nguồn lực khác nhau)
Thay đổi triệt để
Mc Gahan giải thích: “Sự thay đổi triệt để xảy ra khi cả những hoạt động cốt lõi lẫn những tài sản cốt lõi bị nguy cơ lỗi thời đe dọa. ” Một số khả năng có thể xảy ra bên ngoài làm giảm mức độ tương thích giữa các năng lực nhất định với các nguồn lực của một ngành, những mối quan hệ giữa người mua và người bán bị đe dọa, và các công ty cuối cùng sẽ rơi vào khủng hoảng. Tình huống như vậy đảm bảo “sáng tạo” phải thực hiện thay đổi khẩn cấp - một thay đổi triệt để!
Cách mạng công nghiệp triệt để là một hiện tượng khá hi hữu. Thông thường, nó chỉ xuất hiện sau khi đưa vào áp dụng hàng loạt công nghệ mới. Nó cũng có thể xảy ra khi hệ thống luật pháp tiến hành một số thay đổi về mặt pháp lý. Ví dụ như, việc người tiêu dùng Mỹ ngừng tiêu thụ thuốc lá đã diễn ra trong hơn hai thập kỷ qua.
Một ngành đang trên con đường thay đổi triệt để sẽ biến đổi hoàn toàn, dù việc biến đổi đó không thể diễn ra một cách tức thời. Thông thường phải mất đến hàng thập kỷ để sự thay đổi trở nên rõ ràng và gây ảnh hưởng. Ví dụ, do việc sử dụng Internet trở nên ngày càng phổ biến mà thư điện tử đang đe dọa nghiêm trọng đến ngành bưu chính. Tuy nhiên, do khượng thư từ ngày càng tăng, ngành bưu chính vẫn tiếp tục phát triển vì nguy cơ đó vẫn chỉ còn trong trứng nước.
Nhưng những người am hiểu mô hình kinh doanh và mối quan hệ giữa sự thay đổi và sự sáng tạo đã thắt chặt dây an toàn trong tư thế sẵn sàng. Tinh thần cảnh giác của họ khiến họ rút ra khỏi ngành và chạy theo mô hình mới giúp họ đi trước các đối thủ cạnh tranh.
Trong khu vực doanh nghiệp, một hiện tượng như thế có thể là kết quả của một quy chế mới hay một sự cải cách thách thức cả những hoạt động cốt lõi đang diễn ra lẫn mục đích cốt lõi.
Thay đổi trung gian
Thay đổi trung gian xảy ra khi những hoạt động cốt lõi bị nguy cơ suy thoái đe dọa trong khi những tài sản cốt lõi vẫn tiếp tục duy trì khả năng tạo ra giá trị. Thay đổi trung gian phổ biến hơn cách mạng công nghiệp triệt để. Ví dụ, cuộc cách mạng công nghệ đã thay đổi hoạt động đấu giá, e-Bay[6] đã nổi lên trở thành “nhà đấu giá trực tuyến” phát đạt nhờ công nghệ. Điều đó chứng tỏ rằng mặc dù tài sản cốt lõi - “ngành kinh doanh đấu giá” - không hề bị đe dọa nhưng có một sự thay đổi lớn về cách thức đấu giá.
Trong khi đó, có thể trích dẫn ra đây rất nhiều ví dụ trong khu vực doanh nghiệp, mà ví dụ hay nhất là chính phủ điện tử trong khu vực chính phủ. Thú vị nhất là mục đích cốt lõi vẫn duy trì (thu tiền vào ngân khố) trong khi đó hoạt động cốt lõi đã chứng kiến một sự thay đổi lớn thông qua việc sử dụng công nghệ mới. Dù là một ngành kinh doanh hay một tổ chức chính phủ thì sự thay đổi đều quyết định mô hình kinh doanh cũng như các hoạt động trong ngành hay tổ chức đó.
Thay đổi sáng tạo
Thay đổi sáng tạo xuất hiện khi những tài sản cốt lõi bị đe dọa nhưng những hoạt động cốt lõi vẫn duy trì ổn định. Ngành điện ảnh của Ấn Độ là ví dụ hoàn hảo nhất về “thay đổi sáng tạo”. Các bộ phim là “những tài sản không ổn định”, nhưng ngành điện ảnh vẫn duy trì được nhờ “ hoạt động ổn định” như giữ vững các mối quan hệ với nhà phân phối và người mua. Ngành điện ảnh hoạt động dựa trên các mối quan hệ nhiều hơn là những sản phẩm của nó vì rất khó để có thể dự đoán trước thành công của một bộ phim. Những ngành khác phát triển nhờ những con đường sáng tạo như ngành dược, ngành khai thác dầu lửa và khí đốt, ngành phần mềm đóng gói sẵn. Trong những ngành này, sản phẩm luôn là tài sản không ổn định, hoạt động dựa trên các mối quan hệ với các đối tác kinh doanh.
Ngành giao thông cũng có thể là một ví dụ. Dịch vụ cốt lõi - dịch vụ vận chuyển - không thay đổi nhưng phương tiện vận chuyển thường xuyên đổi mới để theo kịp mức độ cạnh tranh trên thị trường. Nếu các tổ chức có thể nhận thức được mô hình thay đổi sáng tạo thì họ sẽ áp dụng rất nhiều hoạt động sáng tạo để có thể là người đi tiên phong và gạt bỏ các đối thủ của mình. Singapore là một ví dụ điển hình mang tầm quốc tế, các sáng kiến của chính phủ luôn luôn đổi mới và mau lẹ hơn so với tư nhân. Điều gì có thể xảy ra ở Singapore thì cũng có thể xảy ra ở nơi khác. Điều quan trọng là phải nhận thức được các mô hình sáng tạo.
Thay đổi tiến bộ
Khi cả những tài sản cốt lõi lẫn hoạt động cốt lõi không bị đe dọa thì con đường thay đổi của một ngành trở thành con đường tiến bộ. Đây là hiện tượng phổ biến nhất. Sự tiến bộ xuất hiện và công nghệ có thể gây ảnh hưởng lớn, giả sử điều này xảy ra trong cơ cấu hiện hành của một ngành. Những nguồn lực cốt lõi trở nên có giá trị hơn qua thời gian. Thay đổi tiến bộ không đồng nghĩa với thay đổi nhỏ hay chậm chạp. Trải qua thời gian, thay đổi tiến bộ có thể dẫn đến những tiến bộ vượt bậc và thay đổi đáng kể. Các nhà kinh doanh kiểu cũ trong nền kinh tế cũ và các cơ quan chính phủ là những ví dụ tốt nhất cho kiểu thay đổi tiến bộ này, dù tốc độ thay đổi của chúng chậm hơn. Tuy nhiên, có một cách khác để sử dụng những ý tưởng sáng tạo nhờ việc hiểu được mô hình thay đổi liền mạch. Người ta vẫn nhầm tưởng sáng tạo là một sự sai lệch hay đối nghịch so với dòng chảy tự nhiên, nhưng ta cần phải hiểu rằng bơi xuôi dòng cũng có thể là một sự mạo hiểm sáng tạo. Điều quan trọng là phải hiểu sâu sắc khái niệm sáng tạo cũng như mô hình thay đổi.
“Trên một đường tròn, điểm kết thúc cũng có thể là điểm khởi đầu” - đây lại là một tư tưởng sáng tạo khác của He-ra-clit mô tả mô hình thay đổi tiến bộ liền mạch. Mô hình vũ trụ cũng là mô hình liền mạch! Bờ biển là điểm kết thúc của đại dương hay điểm khởi đầu của đất liền? Một ví dụ khác, một cô bé 12 tuổi là một em bé lớn tuổi hay một thiếu nữ trẻ? Kén là sự kết thúc của một con sâu bướm hay là sự bắt đầu của một con bướm? Nước là sự kết thúc của đá hay sự bắt đầu của hơi nước (hay ngược lại)?
Hiện thực chẳng mấy khi phơi bày bản thân nó với chúng ta bằng những ranh giới được vạch ra rõ ràng. Vì lý do này, sự mơ hồ và ước đoán đóng vai trò quan trọng hơn nhiều đối với sự sáng tạo hay việc hiểu được mô hình thay đổi. Hãy tạm khóa sự lô-gic của bạn lại và tránh xa lý lẽ trong một thời gian - bạn sẽ thấy rằng bạn có thể hiểu rõ hơn về mô hình thay đổi.
Hãy đảo ngược lại vị trí bức tranh...
Chú thích:
[1] Kaizen (Cải tiến): Một triết lý của người Nhật về sự cải tiến liên tục.
[2] (1915 - 1998) đạo diễn người Mỹ gốc Trung Quốc, nổi tiếng với bộ phim Kung Fu: The Legend Continues (Kung Fu: Huyền thoại tiếp tục).
[3] TPM - Total Productive Maintenance
[4] Entropy: Một đại lượng nhiệt động học thể hiện sự thiếu nhiệt năng để chuyển hóa thành cơ năng trong hệ thống do nhiệt độ, sự lộn xộn hay xáo trộn trong hệ thống.
[5] Heraclitus (535 - 475 trước Công nguyên): nhà triết học duy vật người Hy Lạp, được coi là ông tổ của phép biện chứng.
[6] eBay: Công ty sở hữu trang web www.eBay.com, trang web đấu giá trực tuyến lớn nhất thế giới, nơi mà mọi người khắp nơi trên thế giới có thể mua hoặc bán hàng hóa và dịch vụ.