Quạ Khôn Không Bao Giờ Khát - Chương 04
QWERTYUIOP
Tôi đoán là bạn biết những chữ này! Đó là hàng chữ cái đầu tiên trên một chiếc máy đánh chữ định dạng tiêu chuẩn hoặc trên bàn phím máy tính. Nó được gọi là định dạng QWERTYUIOP, và ẩn sau nó là cả một lịch sử thú vị!
Trở về thời kỳ thập niên 70 của thế kỷ XIX, Sholes & Co, một nhà sản xuất máy đánh chữ hàng đầu đã nhận được rất nhiều lời than phiền từ phía những người sử dụng về việc các phím trên máy chữ bị dính chặt vào nhau nếu tốc độ đánh chữ của người sử dụng quá nhanh. Để giải quyết tình trạng đó, lãnh đạo yêu cầu các kỹ sư tìm cách ngăn chặn hiện tượng này.
Các kỹ sư đã thảo luận vấn đề này và một người trong số họ nói: “Giả sử người sử dụng giảm tốc độ thì sao nhỉ? Nếu họ làm thế, các phím sẽ không dính vào nhau nhiều như vậy.”
Kết quả của cuộc thảo luận ra cho ra đời một cấu hình bàn phím “giảm lực”. Ví dụ như, mức độ các chữ cái “A”, “O” và “I” được dùng lần lượt theo thứ tự thứ nhất, thứ ba và thứ sáu trong tiếng Anh, và thế là các kỹ sư xếp chúng lên bàn phím ở vị trí phù hợp để những ngón tay yếu hơn tương ứng được dùng để nhấn những phím này. “Lô-gic giảm lực” này được áp dụng cho toàn bộ bàn phím, và ý tưởng xuất sắc này đã giải quyết được vấn đề tắc bàn phím. Ngày nay, hiện tượng tắc bàn phím không còn xảy ra nữa nhưng chúng ta vẫn tiếp tục tuân theo cấu hình “bàn phím giảm lực. Quả là đáng kinh ngạc!
Khi một quy tắc được sử dụng thành thông lệ thì khó có thể loại bỏ nó ngay cả khi lý do ban đầu cho sự ra đời của nó đã không còn nữa.
Tư duy sáng tạo không chỉ liên quan đến sự hình thành những ý tưởng mới mà còn là sự thoát khỏi những ý tưởng cũ.
Đôi khi hãy thử làm theo cách này
Người điên nói: “Tôi là Abraham Lincoln[7]” Người loạn thần kinh nói: “Tôi ước tôi là Abraham Lincoln. Và một người sáng suốt nói: “Tôi là tôi và bạn là bạn”.
Tiến sĩ Frederick Peris, chuyên gia về liệu pháp Gestalt[8], tin rằng hầu hết chúng ta thường xuyên trong trạng thái điên bởi chúng ta không tin vào chính bản thân mình và cố gắng đeo những chiếc mặt nạ để giống với người khác - có thể là một người nổi tiếng mà chúng ta thần tượng hay ngưỡng mộ.
Trong khi ôn tập những ký hiệu toán học với các học sinh lớp Hai, cô giáo dạy toán viết một dấu “lớn hơn” (>) và một dấu “nhỏ hơn” (<) lên bảng đen rồi hỏi các học sinh, “Có em nào nhớ những ký hiệu này có ý nghĩa thế nào không?”
Vài giây trôi qua, trước khi một nam sinh tự tin giơ tay xin phát biểu: “Ký hiệu > có nghĩa là “tua đi” và ký hiệu < có nghĩa là “tua lại”,” cậu bé giải thích.
Cả lớp phá lên cười còn cô giáo thì mắng cậu bé vì câu trả lời ngốc nghếch.
Tại sao các học sinh khác lại phá lên cười và tại sao cô giáo lại mắng cậu bé - đây là hai câu hỏi quan trọng không thể cười nhạo được. Các học sinh khác cười bởi vì cậu bé từ chối nói rằng: “Tôi là Abraham Lincoln.” Cô giáo mắng cậu bé vì cô muốn cậu bé giống Abraham Lincoln và nói những điều mà người khác vẫn nói hàng thế kỷ nay.
Câu trả lời kỳ vọng lại là một cái bẫy tinh thần khổng lồ nữa.gười ta không dám vươn xa, những người dám làm như vậy sẽ tiến lên để trở thành Newton[9].
Có lần, Grace Hopper[10], một tư lệnh hải quân, phải đối mặt với nhiệm vụ giải thích ý nghĩa của từ “nano giây” cho một số người không chuyên về kỹ thuật sử dụng máy tính. (Một nano giây tương đương một phần tỷ giây, và đó là đơn vị thời gian cơ bản của đồng hồ nội bộ của một siêu máy tính.)
Bà băn khoăn: “Làm thế nào để giải thích cho họ hiểu một cách súc tch ý nghĩa của nano giây?” Và bà nảy ra một ý tưởng rất vui nhộn: “Tại sao lại không coi đây là một vấn đề về không gian thay vì coi nó là vấn đề về thời gian?”
Bà lấy một sợi dây dài khoảng 30cm và nói với những người có mặt ở đó: “Đây là một nano giây.”
Tất cả mọi người cùng cười bà. Nhưng bà tỏ ra vô cùng nghiêm túc. Rồi bà giải thích rằng ánh sáng di chuyển với tốc độ 299.792,458 km/s (xấp xỉ 300.000 km/s). Vì vậy, ánh sáng di chuyển được 30cm trong một phần tỷ giây. Rồi bà nói tiếp: “Như vậy, mẩu dây này dài 30cm tương ứng với một nano giây.”
Tất cả mọi người bắt đầu vỗ tay, rồi đồng loạt đứng lên tung hô bà.
Tương tự, tại sao các ký hiệu “>” và “<” lại không thể mang ý nghĩa tua đi và tua lại? Tại sao chúng ta lại thường xuyên cười nhạo hay phớt lờ những ý tưởng khác lạ?
Bởi vì, hầu hết chúng ta đều cố gắng nhốt “nỗi sợ hãi sóc” trong một “chiếc lồng sóc”!
Lối suy nghĩ của chúng ta bị xã hội mà chúng ta đang sống chi phối mạnh mẽ.
Khóa tinh thần là chiếc khóa kiên c nhất mà loài người từng tạo nên - chi có những người dám phá chiếc khóa đó mới có thể làm nên những việc phi thường!
Chú thích:
[1] Edward de Bono (19/5/1933): nhà vật lý học, nhà văn, nhà phát minh, nhà tư vấn người Malta, ông là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Lateral thinking (Tư duy Định hướng) và khởi xướng dạy cách tư duy ở trường phổ thông.
[2] Arvind Kumar Mishra, tổng thống Ba Lan.
[3] David Anthony Llewellyn Owen (2/7/1938): chính trị gia người Anh, hiệu trưởng danh dự Đại học Liverpool, một trong những nhà sáng lập đảng Dân chủ Xã hội Anh và lãnh đạo đảng này từ năm 1983 đến 1987.
[4] Roger von Oech: là một nhà văn, nhà phát minh và diễn giả. Những buổi hội thảo, những tác phẩm của ông đã làm giàu khả năng sáng tạo của hàng triệu người trên thế giới.
[5] Adolf Hitler (sinh 20 tháng 4 năm 1889 tại Braunau am Inn - tự sát ngày 30 tháng 4 năm 1945) là chủ tịch ảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa từ năm 1921, Thủ tướng Đức từ năm 1933, là ‘Lãnh tụ và Thủ tướng’ kiêm nguyên thủ quốc gia Đế quốc Đức kể từ năm 1934.
[6] Rudolf Flesch (8/5/1911 - 5/10/1986): nhà văn, chuyên gia về khả năng đọc, nhà tư vấn viết văn, một trong những người đầu tiên khởi xướng lối diễn đạt đơn giản ở Mỹ. Ông là người sáng tạo Bài trắc nghiệm đọc dễ Flesch và là người đồng sáng tạo Bài trắc nghiệm khả năng đọc Flesch - Kincaid. Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông mang tên WhJohnny Can't Read (Tại sao Jonny không biết đọc), xuất bản năm 1955.
[7] Abraham Lincoln (12/2/1809 - 15/4/1865): Tổng thống thứ 16 của Hoa Kỳ
[8] Một liệu pháp tâm lý học tập trung vào sự am hiểu các dạng nhân cách trong một bệnh nhân và thường sử dụng cách đóng vai.
[9] Isaac Newton (4/1/1643 - 31/3/1727): nhà vật lý học, toán học, thiên văn học, nhà khoa học tự nhiên, nhà giả kim và nhà thần học người Anh, người tìm ra lực hấp dẫn và là cha đẻ của Ba quy luật của Lực vạn vật hấp dẫn, đặt nền móng cho cơ học cổ điển.
[10] Thiếu tướng Hải quân Grace Murray Hopper (9/12/1906 - 1/1/1992): một nhà khoa học máy tính người Mỹ đồng thời là sĩ quan hải quân Hoa Kỳ. Là một người tiên phong trong ngành, bà là một trong những người lập trình đầu tiên của máy tính Harvard Mark I. Bà đã phát triển trình biên dịch đầu tiên cho ngôn ngữ lập trình máy tính.
SỰ SÁNG TẠO
Các kỹ năng và phương pháp Năng lực trí tuệ
Theo Edward de Bono: “Bộ não cực kỳ không sáng tạo đồng nghĩa với việc nó sử dụng đi sử dụng lại củng một mô hình trong tất cả mọi hoàn cảnh.” Điều đó có nghĩa là gì?
Thông thường, bộ não hoạt động dựa trên một mô hình cũ. Chúng ta cứ lặp đi lặp lại mô hình cũ ấy trừ phi chúng ta biết cách chuyển hướng. Muốn vậy, chúng ta phải biết được cấu trúc của bộ não cơ chế hoạt động của nó. Con người có thể sử dụng năng lực trí tuệ hiệu quả hơn nếu hiểu được cấu trúc và hoạt động của não bộ. Đây là sách hướng dẫn năng lực trí tuệ:
Não bao gồm hai bán cầu não - bán cầu não trái và bán cầu não phải:
Bán cầu não trái hỗ trợ về mặt: Bán cầu não phải hỗ trợ về mặt:
• Lô-gic • Trực giác
• Lý luận • Hình ảnh
• Tính hợp lý • Màu s
• Khả năng đánh giá • Mơ ước
• Khả năng phân tích • Ảo giác
• Khả năng tính toán • Cảm xúc
• Tính hệ thống • Tính mất trật tự
• Tính chính xác • Chính thể luận[1]
• Tính liên tục • Tính zic zắc
• Tính thực tế • Khả năng tưởng tượng
Nhìn qua những vai trò của hai bán cầu não cho chúng ta thấy rằng chúng ta thường xuyên sử dụng bán cầu não trái trong khi để bán cầu não phải gỉ sét. Chúng ta tin vào “tính thực tế”. Chúng ta muốn mình lô-gic và đánh giá quan điểm của mình bằng lý luận. Chúng ta muốn duy trì tính hợp lý trong cách tiếp cận của mình. Chúng ta phân tích sự vật và chuộng cách tiếp cận toán học để tìm kiếm sự chính xác, mà ít khi nhận ra rằng tất cả những điều này lại dẫn chúng ta rời xa khỏi phương pháp sáng tạo.
Hoàn toàn ngược lại, trực giác, hình ảnh, màu sắc, cảm xúc và dam mê của chúng ta xuất phát từ bán cầu não phải. Bất cứ thứ gì chúng ta có thể tưởng tượng, bao gồm sự sáng tạo và sự khéo léo, đều xuất phát từ bán cầu não phải. Những giấc mơ, những tưởng tượng và những suy nghĩ kỳ lạ của chúng ta đều nằm ở bán cầu não phải. Dù việc sống trong một thế giới ảo tưởng đầy màu sắc thật dễ dàng, thì mỗi khi phải lựa chọn, chúng ta vẫn thích thực tế hơn là tưởng tượng. Lý do đầu tiên và trước hết khiến chúng ta như vậy chính là do nền tảng giáo dục mà chúng ta nhận được khi còn bé và điều kiện tinh thần của chúng ta ở thời kỳ non trẻ và dễ bị ảnh hưởng ấy.
Trẻ em đến trường với “những dấu hỏi” và ra về với “những dấu chấm”. Chúng ta học cách hình thành các kênh tinh thần của mình ở đâu? Một nguồn quan trọng là hệ thống giáo dục chính quy nơi chúng ta học điều gì là đúng và điều gì là sai. húng ta học câu trả lời cho rất nhiều câu hỏi liên quan đến môi trường của chúng ta, những gì bao quanh chúng ta. Chúng ta biết nơi có thể tìm kiếm thông tin, ý tưởng nào cần phải quan tâm, và nên nghĩ thế nào về những ý tưởng đó. Giáo dục trang bị cho chúng ta những khái niệm mà chúng ta sử dụng để có thể hiểu về thế giới xung quanh.
Trong phần lớn các trường hợp, cha mẹ và thầy cô phải chịu trách nhiệm cho việc chúng ta trở thành một người não trái. Ngay từ khi còn bé, chúng ta đã được khuyến khích trở thành một đứa trẻ não trái. Thầy cô muốn chúng ta áp dụng sự lô-gic, lý luận, sự rõ ràng, khiến chúng ta lớn lên theo đúng khuôn mẫu trước kia của họ. Vì vậy, họ nhấn mạnh vào những trạng thái tinh thần đã biến đổi trong khi phổ biến kiến thức học đường, còn trẻ em thì học cách trở thành những người tuân thủ. Thông thường, trẻ em bị ngăn cản khi chúng đang trong trạng thái tưởng tượng hay tỏ ra hài hước, và được khuyến khích xử sự một cách hợp lý và tỉnh táo. Bằng cách này, giáo viên đã tắt phụt chế độ hoạt động của não phải. Rồi sau này, chính những ông chủ, cũng như giáo viên, lại tiếp tục làm tê liệt thêm não phải của chúng ta khi khăng khăng muốn chúng ta phải lô-gic, hợp lý, có lý lẽ và chính xác.
Vì thế, chúng ta thích “đúng một cách rõ ràng” hơn là “sai một cách mơ hồ”. Chúng ta chẳng mấy chú ý giúp đỡ trẻ em tự mình khám phá. Phần lớn những đầu vào ép buộc kiềm chế sự khéo léo và giết chết những bản năng trực giác bẩm sinh. Đầu tiên khi còn là một đứa trẻ và sau đó khi đã trở thành một nhà quản lý, chúng ta nhận được những thông điệp từ giáo viên và ông chủ của mình: “Hãy làm theo tôi!” Chúng ta bắt đầu học được từ những lời giáo huấn này rằng “niềm đam mê”, “trí tưởng tượng”, và “cảm xúc” không có chỗ trong thế giới hiện thực. Họ nói với chúng ta không chỉ một lần, mà lặp đi lặp lại rằng, “Đừng sống trong một thế giới tưởng tượng”, “Đừng xây lâu đài trong không trung”, “Đừng đếm gà trước khi chúng nở ra khỏi trứng”.