Quạ Khôn Không Bao Giờ Khát - Chương 05

NÃO TRÁI - LÔ-GIC

NÃO PHẢI - TƯỞNG TƯỢNG

Các chức năng của bán cầu não trái và bán cầu não phải.

Nhưng sáng tạo lại chính là sự mơ mộng, sự phá vỡ những quy tắc đang tồn tại tuân theo những mô hình cố hữu. Xây lâu đài trong không trung và đếm gà chưa nở? Nghe có vẻ rất buồn cười phải không? Nhưng đó chính là cách sự sáng tạo nảy sinh. Sáng tạo là một sản phẩm của “Tư duy Mềm” xuất phát từ não phải.

Tư duy Mềm

Sự ẩn dụ, mơ ước, hài hước, mơ hồ, trò chơi, tưởng tượng, sự gần đúng, nghịch lý, sự khuếch đại, linh cảm, ảo giác...

Tư duy Cứng

Lô-gic, lý luận, sự chính xác, sự nhất quán, công việc, tính đúng đắn, tính thực tế, sự tập trung, sự phân tích, chi tiết...

Như chúng ta thấy, những thứ thuộc về Tư duy Cứng có câu trả lời đúng và sai rất rõ ràng, nhưng những thứ thuộc về Tư duy Mềm có thể có rất nhiều câu trả lời đúng. Những thứ thuộc về Tư duy Cứng chỉ có hai màu trắng và en, còn những thứ thuộc về Tư duy Mềm lại mang rất nhiều sắc xám. Nói chung, Tư duy Mềm khó nắm bắt hơn - nó cũng giống như nắm nước trong lòng bàn tay vậy!

Tư duy Mềm có những đặc điểm như ẩn dụ, gần đúng, hài hước, vui vẻ, và có thể chứa đựng những mâu thuẫn. Trái lại, Tư duy Cứng có xu hướng lô-gic, chính xác, xác thực, cụ thể, và nhất quán hơn. Nói cách khác, Tư duy Cứng giống như một chiếc đèn chiếu điểm: sáng, rõ ràng, và có cường độ mạnh, nhưng tiêu cự hẹp. Trái lại, Tư duy Mềm giống như một chiếc đèn pha: độ khuếch tán lớn hơn, cường độ yếu hơn, nhưng tiêu cự lại rộng hơn.

Điều thú vị là Tư duy Mềm cố gắng tìm sự giống nhau và mối liên hệ giữa các sự vật, trong khi Tư duy Cứng lại tập trung vào sự khác biệt. Ví dụ, một người Tư duy Mềm có thể nói rằng con mèo và cái tủ lạnh có rất nhiều điểm chung, và r tiếp tục chỉ ra những điểm tương đồng đó - cả hai đều có một nơi để giữ cá, cả hai đều có đuôi, cả hai đều có nhiều màu sắc khác nhau, cả hai đều có tuổi thọ khoảng bảy năm...

Người Tư duy Cứng sẽ nói rằng con mèo là một con vật trong khi tủ lạnh là một thiết bị. Con mèo và tủ lạnh nằm trong hai nhóm hoàn toàn khác nhau - con mèo là một sinh vật, trong khi tủ lạnh là vật vô tri vô giác.

Kỹ năng sáng tạo

Có năm kỹ năng sáng tạo:

• Tư duy Phân kỳ

• Tư duy Định hướng

• Tư duy Trực giác

• Luật sư của thiên thần

• Mổ xẻ các ý kiến và áp dụng “quy trình sáng tạo”

“Tư duy Định hướng”, “Tư duy Phân kỳ”, và “Tư duy Trực giác” xuất phát từ bán cầu não phải. Tương tự, “luật sư của thiên thần” cũng là một cách tiếp cận tích cực khác xuất phát từ não phải. Trái ngược với những lối tư duy này là “tư duy thẳng”, “Tư duy Hội tụ” và “Tư duy Lô-gic” xuất phát từ bán cầu não trái. Tương tự “luật sư của quỷ dữ” là cách tiếp cận tiêu cực xuất phát từ não trái.

Kỹ năng thứ năm - mổ xẻ các ý kiến và áp dụng quy trình sáng tạo - liên quan đến sự dịch chuyển từ não trái sang não phải và ngược lại.

Các kỹ năng này có thể lĩnh hội và thực hành khắp mọi nơi. Các doanh nghiệp thuộc khu vực công cộng và các tổ chức chính phủ không phải là ngoại lệ. Thực tế, các tổ chức chính phủ có tiềm năng to lớn cho sự sáng tạo và đổi mới. Singapore, Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc đang nổi lên như những con hổ Đông Á chủ yếu nhờ cơ cấu chính trị, cách thức làm việc vàối suy nghĩ của họ di chuyển từ trái sang phải! Các nước này đang biến chuyển nhanh chóng từ những quốc gia “não trái” trở thành những quốc gia “não phải”. Tư duy Phân kỳ

Tư duy Phân kỳ đối nghịch với Tư duy Hội tụ, có thể hiểu Tư duy Phân kỳ một cách đơn giản là “sự quá tập trung”. Rõ ràng là Tư duy Phân kỳ đại diện cho “sự mơ hồ” hay “sự mờ mịt”, đòi hỏi người ta phải chuyển từ tập trung sang làm mờ. Khi bạn quá tập trung, sự vật có vẻ rõ nét, nhưng bạn có xu hướng nhìn thấy ít hơn khi bạn quá tập trung. Khi bạn mở rộng phạm vi, bạn nhìn thấy rõ hơn mặc dù hình ảnh lại trở nên mờ hơn. Tư duy Hội tụ mang lại sự sắc nét. Điều đó thuận lợi cho việc phân tích. Tư duy Phân kỳ lại thuận lợi cho việc mở rộng phạm vi - hàng loạt ý tưởng khác nhau và một viễn cảnh rộng lớn hơn. Mặc dù hình ảnh không sắc nét, bạn lại có thể nhìn xa hơn và rộng hơn. Bạn nhìn thấy rất nhiều thứ khác, dù chúng đã bị mờ đi. Cách tốt nhất để có những ý tưởng hay là thu nhận thật nhiều ý tưởng. Tư duy Phân kỳ giúp bạn làm được điều đó. Kỹ thuật “giả sử” là cách hiệu quả nhất để dẫn đến nhiều khả năng. Kỹ thuật chất vấn buộc trí tưởng tượng của bạn phải bay bổng. Nó bao gồm hai bước đơn giản:

Bước 1: Đơn giản chỉ cần hỏi “giả sử” và kết thúc câu hỏi đó với một số điều kiện, ý tưởng hay tình huống trái với thực tế.

Bước 2: Trả lời câu hỏi “giả sử”.

Câu hỏi “giả sử” có thể là bất cứ điều gì bạn mong ước. Khía cạnh thú vị nhất của “việc giả sử” là nó cho phép chúng ta bỏ qua một số điều đã được công nhận và bắt đầu trạng thái tư duy tưởng tượng. Trong trạng thái tư duy tưởng tượng, chúng ta có thể dám mơ đến những điều cao xa mà không để ý đến thực tế. Trong khi tiếp nhận lối Tư duy Mềm, bạn sẽ không còn phải quan tâm đến những vấn đề thực tế.

Hãy ghi nhớ một sự thật giản đơn - hai người, đứa trẻ và thẩm phán, là những người tham gia vào quá trình tư duy của bạn. Đứa trẻ đưa bạn đến thế giới tưởng tượng, nơi bạn nhìn thấy mọi thứ - điều ảo tưởng đối với một bộ óc lô-gic. Một đứa trẻ không bao giờ quan tâm đến thực tế nhưng lại thích tưởng tượng. Người thứ hai tham gia vào quá trình tư duy của bạn là thẩm phán. Một thẩm phán có óc phán đoán và suy xét, biết điều gì là đúng và điều gì là sai, điều gì thực tế và điều gì phi thực tế. thời gian, quá trình sáng tạo của bạn bị vị thẩm phán này quấy nhiễu trong giai đoạn “Tư duy Phân kỳ”, bởi ông ta cứ luôn luôn cảnh báo bạn đừng xây lâu đài trong không trung, mà hãy thực tế, hãy lô-gic và tuân theo sức mạnh của lý luận. Nếu bạn bắt đầu lắng nghe ông ta, ông ta sẽ chẳng bao giờ để đứa trẻ của bạn tưởng tượng cả.

Vì vậy, bí quyết chính là gạt vị thẩm phán ra khỏi giai đoạn Tư duy Phân kỳ tưởng tượng. Chỉ sau khi thật nhiều câu hỏi “giả sử” được đặt ra cho đứa trẻ của bạn, bạn mới nên để cho vị thẩm phán tham gia vào quá trình tư duy này.

Dưới đây là những câu hỏi “giả sử” mẫu mà bạn có thể đặt ra khi tư duy theo lối trẻ con của mình:

• Giả sử con người bị ngứa nặng khi họ hành xử một cách phi luân lý thì sao?

• Giả sử đàn ông có thể sinh con thì sao?

• Giả sử chúng ta có thể bầu cử những nhà lãnh đạo bằng xổ số thì sao?

• Giả sử chúng ta có tuổi thọ 300 năm thì sao?

• Giả sử các nhà máy nổi trên nước thì sao?

• Giả sử động vật có thể bay trên trời giống chim thì sao?

• Giả sử có năm giới thì sao?

• Giả sử con người không cần phải ngủ thì sao?

• Giả sử khi bị điện giật, con người bị “ngắt” giống như cầu chì thì sao?

• Giả sử cây cối tiến hóa đến mức có thể tự di chuyển giống như động vật

• Giả sử...

Một trong những bộ phim nổi tiếng nhất của Hollywood[2], The Towering Inferno (Địa ngục chọc trời), chính là sản phẩm của kỹ thuật “giả sử”. Có vẻ như tác giả kịch bản đã phải làm việc cần cù với ý tưởng - “giả sử một tòa nhà chọc trời bốc cháy thì sao?” khi bắt tay làm bộ phim. Phần còn lại chính là lịch sử! Tương tự như vậy, bộ phim The Burning Train (Đoàn tàu bốc cháy), cũng được hình thành khi tác giả kịch bản đặt ra một câu hỏi tương tự: “Giả sử một đoàn tàu tốc hành bốc cháy thì sao?”

Bây giờ, chúng ta hãy liên tục hỏi và trả lời câu hỏi “giả sử”.

Giả sử mỗi bàn tay của chúng ta có bảy ngón thì sao? Oech đã đưa ra một số ý tưởng sáng tạo.

Hãy để đứa trẻ suy nghĩ. Chúng ta có thể có thêm hai ngón tay - những ngón cái đối nhau trên mỗi bàn tay không? Chúng ta có thể đặt tên bảy ngón tay theo bảy ngày trong tuần: thứ Hai, thứ Ba... thay vì gọi chúng là ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa... không? Bảy ngón tay trên mỗi bàn tay có ảnh hưởng gì đến khả năng chơi thể thao của chúng ta không? Làm sao chúng ta có thể sử dụng tay bắt bóng? Làm sao chúng ta có thể dùng tay thành thạo hơn? Liệu bàn tay bảy ngón trông có quá buồn cười không? Bảy ngón tay liệu sẽ trở nên thuận tiện hay bất tiện? Giờ thì những câu hỏi này có thể chuyển đến vị thẩm phán của bạn để ông ta đưa ra một câu trả lời hợp lý. Trước hết, hãy để đứa trẻ của bạn vui chơi trong giai đoạn tưởng tượng, rồi đến giai đoạn thứ hai - giai đoạn thực tế - trước khi để cho vị thẩm phán của bạn can thiệp và dẫn dắt, không phải theo cách ngược lại!

Một cách hay để giải phóng trí tưởng tượng của bạn là đặt những câu hỏi “giả sử” trong các cuộc họp và khuyến khích người khác để cho đứa trẻ của họ vui chơi và tổng hợp thật nhiều khả năng. Đừng để cho vị thẩm phán can thiệp khi đứa trẻ đang trong giai đoạn tưởng tượng. Hãy chờ đợi và bạn sẽ thấy những phép màu! Những phép màu đó sẽ đem lại những giả định mới nào? Chúng sẽ phớt lờ những sự đè nén nào?

Chúng sẽ bỏ qua những nguyên lý cơ bản nào? Chúng sẽ giới thiệu những khuynh hướng độc đáo nào? Chúng sẽ đóng góp thêm kiến thức chuyên môn đặc biệt nào? Chúng sẽ tạo ra những thay đổi tiến bộ nào? Một số thói quen kích thích “sự sáng tạo” mang tầm quốc tế là:

• Truyền bá một ý tưởng trong một tháng và cho phép các nhân viên được sáng tạo một cách tối đa.

• Giữ một hồ sơ “ý tưởng” để các nhân viên đặt những ý tưởng của họ trong đó và nhận ra rằng đây là một cơ hội lý tưởng để thể hiện những triển vọng phong phú.

• Biến sự sáng tạo thành một triển vọng quan trọng trong các mục tiêu của nhân viên, đánh giá khen thưởng nhân viên và đội của họ vì những đóng góp sáng tạo.

Thực tế, “quản trị sáng tạo” là một khái niệm phổ biến rộng rãi trong văn hóa công ty để phát hiện và khen thưởng sự sáng tạo ở mọi cấp bậc. Mục tiêu của những nhà quản trị sáng tạo là kích thích nhân viên của họ sáng tạo tối đa. Trong lĩnh vực quản trị sáng tạo, những khái niệm mới thường phát triển rất nhanh. Những nhà quản trị được khuyến khích in những tấm danh thiếp ấn tượng và độc đáo để phản ánh sâu sắc cá tính sôi nổi và mạnh mẽ của họ.

“Giả sử bạn là hiệu trưởng một trường trung học. Giả sử một người có lối tư duy giống Walt Disney[3] được bổ nhiệm làm cố vấn của bạn thì sao? Làm sao ông ta có thể tiếp cận với việc đưa những thay đổi vào phương pháp giáo dục truyền thống?” Roger hỏi và sau đó lý giải những gì sẽ thay đổi? Một mặt, có thể môn đồ họa và phương pháp học dùng thị giác sẽ được nhấn mạnh hơn. Ví dụ như, học sinh sẽ học thông qua trải nghiệm, chúng có thể học về cuộc nội chiến bằng cách vẽ hay dựng hình những cảnh tượng tái hiện lại những trận chiến khác nhau. Chúng có thể học lịch sử bằng cách hóa thân vào các nhân vật lịch sử mà chúng đang nghiên cứu. Phương châm là: “Nếu bạn không chấp nhận rủi ro, bạn sẽ không đạt được điều bạn muốn.” Nếu bạn muốn đem lại những thay đổi lớn lao trong cách làm việc, hãy để cho nhân viên của mình suy nghĩ giống Walt Disney.

Một cách kích thích sáng tạo phổ biến là cho trẻ em tô màu những cuốn sách và khuyến khích chúng tô đè lên những đường giới hạn hay khung hình.

Hãy để nhân viên của chúng ta nhận ra những tài năng tiềm tàng của họ - đó có thể là âm nhạc, thơ phú, văn chương, nghệ thuật, hội họa, điêu khắc... Với tư cách là những nhà quản trị, chúng ta không để cho nhân viên của mình sáng tạo và dần dần giết chết con người nghệ sĩ bên trong họ. Ngày nay, nếu nhân viên của chúng ta không sáng tạo thì chúng ta phải chịu trách nhiệm vì mình đã biến họ thành những người như vậy!

Bàn đạp

Trong trường hợp những câu hỏi “giả sử” không tạo nên ý tưởng sáng tạo nào thì có thể chúng ta cần phải sử dụng một công cụ tư duy khác - bàn đạp. Bàn đạp đơn giản chỉ là những ý tưởng hấp dẫn có thể kích thích chúng ta nghĩ về những ý tưởng và khái niệm mới. Bàn đạp có thể phi thực tế hay không tưởng, nhưng giá trị của chúng không nằm ở tính thực tế, mà chính là khả năng dẫn dắt tư duy của chúng ta. Hãy nhớ rằng, khi bạn đang trong giai đoạn tưởng tượng của quá trình sáng tạo, những sức ép của thế giới thực không tác động đến bạn. Đây là nguyên tắc cơ bản của Tư duy Phân kỳ. Đôi khi việc một ý tưởng phi thực tế có thể dẫn đến một ý tưởng sáng tạo và thực tế cũng xảy ra như vậy. Tính thực tế chỉ phát sinh ở giai đoạn sau mà chúng ta sẽ thảo luận ở phần tiếp theo của cuốn sách.

Nhà soạn nhạc nổi tiếng Beethoven, người được coi là một trong những nhân vật quan trọng nhất trong thời kỳ quá độ của lịch sử âm nhạc thế giới, là một người bị điếc. Thế nhưng, ông lại chính là người đưa ra khái niệm mới cho nhạc giao hưởng đương đại! Sự sáng tạo phải theo đuổi những cung bậc đam mê vô tiền khoáng hậu mới có thể thực sự thành công.

Chúng ta hãy cùng xem kỹ thuật bàn đạp có tác dụng ra sao trong việc hình thành những ý tưởng sáng tạo. Oech đã kể một câu chuyện vô cùng lôi cuốn: “Nhiều năm về trước, một kỹ sư làm việcông ty hóa chất lớn đã hỏi những đồng nghiệp của mình: Giả sử chúng ta cho thuốc súng vào sơn nhà của chúng ta thì sao nhỉ?”

Những đồng nghiệp xung quanh tỏ ra hơi kinh ngạc, nhưng người kỹ sư lại nói tiếp: “Các bạn đã bao giờ nhận ra điều gì sẽ xảy ra với sơn sau năm hay sáu năm sơn lên tường nhà chưa? Nó bị vỡ, nứt ra và rất khó bóc đi. Cần phải tìm ra một cách hiệu quả hơn để bóc lớp sơn cũ đi. Nếu chúng ta cho thêm thuốc súng vào sơn nhà, chúng ta có thể dễ dàng bóc nó ra khỏi tường.”

Người kỹ sư có một ý tưởng rất thú vị, nhưng ý tưởng đó có một hạn chế - đó là tính phi thực tế. Tuy nhiên, những người nghe chàng kỹ sư nói đều bắt não của mình làm việc. Họ đánh giá ý tưởng của anh trên nền tảng thực tế, coi nó như một chiếc bàn đạp dẫn họ đến một giải pháp thực tế và sáng tạo. Họ nghĩ rằng: “Còn những cách nào khác để tạo ra một phản ứng hóa học có thể bóc lớp sơn cũ khỏi tường nhà mà không phải phá tan ngôi nhà đó?”

Câu hỏi này đã khởi động các kênh tư duy của họ, và cuối cùng dẫn họ đến ý tưởng cho thêm chất phụ gia vào sơn nhà. Những chất phụ gia này sẽ ở dạng trơ cho đến khi có một dung dịch khác chứa các loại chất phụ gia khác được quết lên lớp sơn cũ sau một khoảng thời gian nào đó. Lúc ấy, phản ứng sẽ xảy ra và khiến lớp sơn bong khỏi tường. Họ đã thành công trong việc phác thảo lý thuyết này.

Khi nghiên cứu sâu hơn quá trình này, chúng ta phát hiện ra rằng người kỹ sư đầu tiên đã để cho đứa trẻ bên trong anh xuất hiện với một ý tưởng sáng tạo vui vẻ. Sau đó, cả đội đã làm việc dựa trên ý tưởng vui vẻ đó, coi nó như một chiếc bàn đạp. Họ sử dụng lối tư duy của vị thẩm phán để đưa tính thực tế vào một ý tưởng phi thực tế. Vì vậy, họ đã khám phá ra một giải pháp thực tế ở giai đoạn thứ hai.

Câu hỏi “giả sử” cũng ứng dụng cả trong những tổ chức thuộc khu vực cộng đồng. Tôi đã chia sẻ những kinh nghiệm “giả sử” của mình trong suốt quãng thời giản đảm nhiệm vị trí trưởng phòng nhân sự của công ty TNHH HMT, một doanh nghiệp thuộc khu vực cộng đồng. Giám đốc Nhân sự nhấn mạnh rằng chúng tôi phải có một cái nhìn hoàn toàn mới đối với mỗi chính sách. Dù nhiệm vụ khắc nghiệt là thế, ông ta lại yêu cầu tôi phải hợp lý hóa các quy tắc nghỉ phép. Tôi không tài nào hiểu mục đích của ông ta. ông ta nhìn vào khuôn mặt băn khoăn của tôi và mỉm cười. “Anh hãy xem những điều khoản mà chúng ta cho là quan trọng và bất khả xâm phạm - hãy thứ mà mọi người vẫn tin là đúng.” Khi tôi nhắc ông ta rằng chúng tôi thuộc khu vực chính phủ, nơi chúng tôi không thể làm được gì nhiều, ông đã cười phá lên trước ý kiến của tôi, và nói câu nói ưa thích của mình: “Xét về tính hiệu quả thì không hề tồn tại hai khu vực chính phủ và tư nhân. Tôi chỉ biết hai khía cạnh của một doanh nghiệp - hiệu quả và không hiệu quả”.

Đội ngũ cán bộ nhân sự của khu vực chính phủ quyết định phá chiếc khóa tinh thần, sử dụng công cụ sáng tạo Tư duy Phân kỳ - câu hỏi “giả sử”, bằng cách đặt những câu hỏi như:

• Giả sử những loại nghỉ phép khác nhau, như nghỉ theo quy định, nghỉ thường, nghỉ ốm được xếp vào cùng nhóm thì sao?

• Giả sử ngày nghỉ cuối tuần và những ngày nghỉ lễ được trả lương rơi vào giai đoạn nghỉ theo quy định, không được tính vào bất kỳ kiểu nghỉ phép nào, kể cả nghỉ thường thì sao?

• Giả sử chỉ có một kiểu nghỉ phép thì sao?

• Giả sử giảm giá du lịch kỳ nghỉ (LTC) hay trợ cấp du lịch kỳ nghỉ (LTA)[4] có hiệu lực cả với nghỉ phép thường thì sao?

• Giả sử nghỉ phép thường không được phép cộng dồn và sử dụng vào năm sau thì sao?

• Giả sử nghỉ ốm có thể quy đổi ra tiền mặt thì sao?

• Giả sử nghỉ sinh con đối với các bà mẹ được tính thành một giai đoạn, thay vì chia làm hai giai đoạn - trước và sau khi sinh thì sao?

• Giả sử một số loại nghỉ phép đúng quy định được chuyển thành nghỉ tự chọn thì sao?

Tổ Nhân sự đã có một kinh nghiệm bất ngờ khi phát hiện ra rằng, thậm chí một số sự thay đổi khó chấp nhậnquy tắc nghỉ phép hiện hành cũng bắt đầu tỏ ra khá hiệu quả khi được thử nghiệm.

Như Giám đốc Nhân sự đã nói: “Nóc nhà không sập và trời cũng không sập!”

Các quy tắc nghỉ phép trong tổ chức chính phủ đã được sửa đổi đáng kể bằng cách đơn giản hóa hầu hết những điều khoản phức tạp và làm cho chính sách trở nên đơn giản, thuận tiện và phù hợp với doanh nghiệp. Không giống như lo ngại của tổ nhân sự, Ban Giám đốc không hề phản đối việc sửa đổi.

Hãy nhớ rằng, những giải pháp có tác dụng ngày hôm qua có thể vẫn còn phù hợp hôm nay nhưng có thể không còn thích hợp cho ngày mai. Câu hỏi “giả sử” sẽ dẫn chúng ta đến tương lai.

Đến lúc ấy, tại sao người ta lại không tiếp tục dùng câu hỏi “giả sử”? Đây chính là câu trả lời:

“Tư duy con người phản ứng với một ý tưởng lạ cũng giống như cơ thể phản ứng với một loại protein lạ và cũng dùng một năng lượng để kháng cự lại ý tưởng đó.” - W.L. Beveridge (nhà khoa học) Chúng ta hãy cùng thiết kế một chiếc ghế mới {Nguồn: A wack on the head). Mọi người có thể sẽ phản ứng như sau:

• Trông nó không được tiện nghi.

• Khó mà sử dụng được nó. Nó sẽ gãy ngay khi có người cố gắng ngồi trên đó.

• Trông nó thật xấu xí.

Hãy chú ý rằng, tất cả những lời bình luận trên đều tiêu cực. Nhiều người không hỏi chiếc ghế sẽ được dùng ở đâu hay mục đích sử dụng của nó là gì. Giả sử nó được dùng trên mặt trăng hay dưới nước thì sao? Liệu như vậy sự đánh giá của bạn có thay đổi không? Thay vì tìm ra cái sai trong một ý tưởng mới thì việc tập trung vào điểm có giá trị đó còn quan trọng hơn. Đôi khi một trở ngại lại có thể trở thành một chiếc bàn đạp dẫn đến một ý tưởng sáng tạo và thực dụng. Ví dụ như:

• Có thể miếng gỗ có khả năng co rút; khi bạn muốn ngăn không cho con chó hay con mèo của bạn lên ghế, hãy mở miếng gỗ lên. Khi bạn muốn ngồi, hãy thu nó lại.

• Các buổi họp sẽ ngắn hơn và tập trung hơn.

• Có thể dùng để phạt những người vi phạm kỷ luật.

• Cái ghế thật tiện vào lúc 3 giờ chiều khi mọi người đều cảm thấy buồn ngủ trong giai đoạn sau bữa trưa.

Đây là một lời khuyên đáng giá ngàn vàng: Khi bạn đánh giá những ý tưởng mới, trước tiên hãy tập trung vào những khía cạnh tích cực, thú vị và có ích của chúng.

Cách tiếp cận vàng này sẽ không chỉ giúp ngăn chặn một thành kiến tiêu cực tự nhiên mà còn cho phép bạn phát triển thêm nhiều ý tưởng hơn. Nhưng phần lớn chúng ta đều tập trung vào mặt tiêu cực và giết chết những ý tưởng thông minh từ trong trứng nước.

Một lý do khác khiến chúng ta không sử dụng những công cụ này là không ai dạy chúng ta làm thế. Chúng ta được khuyến khích tuân theo và hành xử đúng với những khuôn phép hiện hành. Khi càng lớn hơn, người ta càng quen với hiện trạng của thực tế. Khi trở nên quen với thực tế, họ không dám bước vào giai đoạn tưởng tượng và đặt ra câu hỏi “giả sử”.

Mỗi đứa trẻ là một nghệ sĩ. vấn đề là làm sao để người nghệ sĩ đó trưởng thành cùng đứa trẻ.

Hìý tưởng sáng tạo Kỹ năng Tư duy Phân kỳ tạo ra rất nhiều ý tưởng, không chỉ liên quan đến chất lượng mà còn liên quan đến cả số lượng nữa. Những ý tưởng sáng tạo luôn đánh lừa chúng ta. Phần lớn chúng đều ngụy trang rất kỹ ở những nơi khó nhận thấy. Khi chúng ta hình thành những ý tưởng khác lạ, một phần trong số đó có thể là những ý tưởng vô cùng sáng tạo. Theo những nghiên cứu khác nhau, trung bình cứ 60 ý tưởng thì lại có một ý tưởng thành công. Khi đào vàng, bạn phải đào xuyên qua hàng tấn hàng tấn đất bẩn. Khi bạn sàng đất, bạn sẽ có được vàng, những ý tưởng vàng cũng tương tự như vậy. Bạn sẽ có nhiều ý tưởng hơn nếu coi giai đoạn “hình thành ý tưởng” là một cuộc vui. Khi không bị sự lo lắng chi phối thì con người càng hình thành được nhiều ý tưởng sáng tạo hơn. Có rất nhiều kỹ thuật để hình thành những ý tưởng sáng tạo. Các tổ chức có thể sử dụng một số kỹ thuật dưới đây:

• Não công

• Tĩnh tâm

• Suy luận ẩn dụ

• Những buổi họp kích thích

• Kỹ thuật “ý tưởng điên rồ nhất”

• Phối hợp gợi ý

• Nhóm cải tiến chất lượng (Quality Circle[5] - QC)

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3