Quạ Khôn Không Bao Giờ Khát - Chương 08

LÀM VIỆC THÔNG MINH, SUY NGHĨ THÔNG MINH

Một quan điểm mới

“Bạn không thể làm người khác thông minh hơn, nhưng bạn có thể đưa cho họ một lăng kính mới - một cơ quan thị giác được khai sáng. ” - Hamel

Hãy trao cho những nhà quản trị của bạn một quan điểm mới:

Phương châm “làm việc chăm chỉ” thực sự có tác dụng,

Nhưng vắt kiệt mồ hôi là chưa đủ. Hãy suy nghĩ thông minh!

Để tồn tại thì cần phải đi trước.

Bất cứ ai cũng có thể chiến thắng trong một cuộc đua.

Nhưng bí quyết là chiến thắng mà không cần kiệt sức.

Vào mùa hè, bạn thấy một con ong bắp cày hay bọ cánh cứng - một con côn trùng màu đen - bay vòng quanh và gây ồn ào quấy nhiễu giấc ngủ của bạn. Bạn hãy chỉ quan sát thôi, nó hoạt động như thế nào? Nó di chuyển khắp mọi hướng để tìm lối thoát. Nó bị mắc kẹt vào những bức tường, những ô cửa sổ, chiếc quạt và đủ loại vật thể khác, nhưng vẫn không sao tìm được lối thoát qua cánh cửa sổ đang mở. Có phải tại nó không làm việc chăm chỉ? Có, nó rất chăm chỉ! Nhưng nó thiếu khả năng định hướng đúng để tìm ra lối thoát.

Nó làm việc chăm chỉ mà không thể hoàn thành mục tiêu đề ra. Nó bị cánh quạt đang quay đập vào và bị thương - chú ong đáng thương làm việc chăm chỉ mà không đạt được kết quả gì. Chúng ta, “những nhà quản lý chuyên nghiệp”, cũng vậy! Chúng ta làm việc chăm chỉ mà không suy nghĩ thông minh”. Chúng ta không suy nghĩ thông minh vì không ai yêu cầu chúng ta điều đó. Có một câu nói nổi tiếng của giới quản lý Nhật Bản: Nếu bạn muốn kiếm tiềnbạn phải đổ mò hôi. Nếu bạn không muốn đổ mò hôi, hãy suy nghĩ.

Nhưng điều đó không có nghĩa là cái này hay cái kia, mà là cả “cái này” và “cái kia”. “Làm việc thông minh” là đi trước để nắm bắt tương lai - “suy nghĩ thông minh, làm việc thông minh và làm việc chăm chi” là chìa khóa dẫn đến thành công. Nếu tách rời nhau thì “suy nghĩ thông minh”, “làm việc thông minh” hay “làm việc chăm chỉ” đều chẳng thể dẫn bạn tới đâu. Khi kết hợp tất cả với nhau, chúng ta sẽ tạo ra hiệp lực cần thiết để tạo ra những phép màu.

“Suy nghĩ thông minh” không phải là đường tắt cho “làm việc chăm chỉ”. Không gì có thể thay thế cho “làm việc chăm chỉ”. Nhưng chỉ riêng “làm việc chăm chỉ” thôi thì chưa đủ, vì như thế sẽ có rất nhiều hạn chế. Phương châm “làm việc chăm chỉ” thì thành tích đạt được sẽ có hạn. Trái lại, “làm việc thông minh” liên quan đến sự sáng tạo, khéo léo và đổi mới. Sáng tạo là vô hạn. Sáng tạo không có ngõ cụt hay điểm kết. Theo nghĩa này, khái niệm “làm việc thông minh” là vô hạn.

“Bạn có thể dạy một con cua bò thẳng không? Bạn không thể làm điều đó!” Câu nói nổi tiếng của Aristotle vào năm 400 trước Công nguyên này chứa đựng rất nhiều trí tuệ. Bạn nghĩ mình có thể làm gì? Hành vi là biểu hiện “bằng chứng” cho thái độ của chúng ta - là ý nghĩ được nói ra! Để đi thẳng, trước hết bạn phải biết cách nghĩ thẳng.

Khi còn thơ bé, chúng ta đã được nghe câu chuyện về một “con quạ khát” cố gắng uống nước trong một chiếc bình, nhưng mực nước quá thấp. Thế là con quạ cố dùng sức lực của mình, nó làm việc rất chăm chỉ.

Nó cố gắng lắc chiếc bình, nhưng vô ích. Khi nó suy nghĩ thông minh thì tự nó có thể làm dịu cơn khát của mình. Những vị giám đốc “thời đại mới” cần phải hành động giống như “con quạ khát”. Họ phải dùng trí óc của mình để giải quyết các vấn đề, sử dụng óc sáng tạo của mình và suy nghĩ thông minh.

Mô hình tư duy nên

Những câu hỏi như “nghĩ cái gì” và “nghĩ như thế nào” không đồng nhất và không giống nhau mà chúng hoàn toàn khác biệt.

Điều chúng ta dạy trong quản trị kinh doanh là vấn đề “nghĩ cái gì”. Toàn bộ giả thuyết của những nghiên cứu về công ty tập trung vào “nghĩ cái gì”.

Quan điểm, nhiệm vụ, những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn, những chiến thuật kích thích hiện tại và khởi tạo tương lai của chúng ta là gì? Chúng ta phải làm thế nào để chuẩn bị cho nhân loại giúp họ tồn tại trong kỳ nguyên mới? Nhưng, để tìm ra câu trả lời cho câu hỏi “làm thế nào” này, chúng ta vẫn chỉ nghĩ trên lập trường “cái gì” - “cái gì sẽ đưa chúng ta đến đó?” Điều chúng ta không dạy cho nhân viên chính là “nghĩ như thế nào.

Làm thế nào để làm việc thông minh? Trước hết, chúng ta phải hiểu mô hình tư duy của mình. “Làm thế nào để suy nghĩ thông minh” phải đi trước “làm thế nào để làm việc thông minh?” Thật đơn giản, song chúng ta vẫn không chịu hiểu điều đó.

Trước tiên, chúng ta cần định hình quá trình tư duy của chúng ta bằng Tư duy Mềm rồi sau đó “làm cứng” nó bằng cách thừa nhận những thực tế cơ bản.

Hãy suy nghĩ! Hãy suy nghĩ khác biệt. Đừng nhìn xung quanh để xem người khác nghĩ gì. Hãy tự mình suy nghĩ.

Cử tri duy nhất của một nhà lãnh đạo đương thời là “tương lai”. Bạn cần có một lợi thế dẫn đầu để thành công. “Làm việc chăm chỉ” giúp bạn tập trung vào “tương lai” và đem lại cho bạn lợi thế dẫn đầu cần thiết.

Hãy suy nghĩ thông minh, làm việc thông minh và giành chiến thắng!

Suy nghĩ thông minh luôn luôn “có lãi”.

“Làm việc thông minh” không giống với “khôn lỏi”. Khi bạn chơi khăm ai, hãy chuẩn bị tinh thần để lãnh một vố chơi khăm từ người khác. Khi bạn láu cá một ai đó, sẽ có người khác cáo già hơn bạn.

Con cáo thông minh mời con sếu đến nhà mình và mời con sếu dùng món súp thơm ngon đựng trong một chiếc bát dẹt, vì nó biết rõ rằng con sếu sẽ chẳng thể húp được bát súp đó. Buổi tối hôm sau, con sếu san bằng tỉ số bằng cách mời con cáo những quả hạch béo ngậy và hoa quả khô đựng trong một chiếc bình cổ hẹp. Hiển nhiên, con cáo chỉ biết nhỏ rãi thèm thuồng nhìn con sếu tận hưởng bữa tiệc thịnh soạn.

Là một nhà quản lý, hãy ghi nhớ:

Gian trá đôi khi sẽ giúp bạn thành công, nhưng nó luôn luôn gắn liền với tự sát. Vì vậy, hãy cẩn thận với những trò gian trá!

Có rất nhiều cách để tìm ra giải pháp:

• Một giải pháp phức tạp cho một vấn đề phức tạp

• Một giải pháp đơn giản cho một vấn đề đơn giản

• Một giải pháp phức tạp cho một vấn đề đơn giản

• Một giải pháp đơn giản cho một vấn đề phức tạp

Các kỹ năng quản lý và sự nhạy bén kinh doanh không nằm ở việc đưa ra một giải pháp phức tạp cho những vấn đề đơn giản hay những vấn đề phức tạp. Trọng tâm của bạn là đưa ra những giải pháp đơn giản cho những vấn đề phức tạp. Những kỹ năng và sự nhạy bén của bạn nằm ở đó. Làm việc thông minh giống như việc đưa ra những giải pháp đơn giản cho những vấn đề phức tạp.

Tận dụng nguồn lực

Chỉ một nước đi cũng có thể thay đổi toàn bộ thế trận trong một ván cờ! Nếu phải chơi cờ với một kiện tượng thế giới, tôi sẽ bắt đầu với giả định rằng anh ta nhất định sẽ tôi, trong khi vẫn cố gắng tìm ra lý do tại sao anh ta lại thắng còn tôi thì thua! Cả hai chúng tôi đều có những nguồn lực giống nhau - các quân cờ của tôi cũng có khả năng quân bình với các quân cờ của anh ta. Thế nhưng, anh ta đi một vài nước cờ thông minh và thế là “Chiếu tướng”. Trò chơi kết thúc. Tôi thua còn anh ta thắng! Tại sao lại thế?

Hãy nhớ rằng, không chỉ có các nguồn lực mà chính việc tận dụng nguồn lực một cách tốt nhất mới tạo cho chúng ta lợi thế dẫn đầu. Ngày nay, các nguồn lực không chỉ gói gọn trong bốn loại: con người, tiền tệ, máy móc và nguyên vật liệu. Thời gian, vốn trí tuệ, không gian, các mối quan hệ, các cơ hội và rất nhiều những nguồn lực vô hình mới là những nguồn lực quan trọng nhất. Chúng ta không thể chiến thắng đơn giản bằng cách gia tăng các nguồn lực, chúng ta phải học bí quyết “làm thế nào để sử dụng các nguồn lực tốt nhất”

Hãy rút ra bài học từ trò chơi đánh cờ. Cả hai người chơi đều có cùng một sân chơi và những nguồn lực ngang bằng - bàn cờ và các quân cờ. Khả năng của các quân cờ cũng ngang nhau. Nhưng một người chiến thắng còn người kia thì thua cuộc.

Tại sao vậy? Người chiến thắng là người đi những nước cờ đúng. Chỉ một nước cờ sai cũng có thể dẫn đến việc bị chiếu tướng.

Trong quản trị kinh doanh, chúng ta thường tính toán số lượng các nguồn lực của mình mà không có thái độ đề cao cần thiết đối với việc tận dụng tối đa các nguồn lực đó. Không chỉ các nguồn lực mà cả việc tận dụng tối đa chúng mới là chìa khóa dẫn đến thành công.

Hãy là một nhà quản lý “tử số”

Cũng giống như toán học, quản trị kinh doanh chính là sự kết hợp giữa “tử số” và “mẫu số”. Hầu hết các nhà quản lý đều làm việc theo cách tập trung vào mẫu số - cắt giảm chi phí, cắt giảm nguồn nhân lực, giảm chi phí nguyên liệu thô, giảm tiền công... Chiến thuật của họ là cắt, cắt và cắt. Họ chỉ biết duy nhất chiến thuật này. Tôi gọi những người này là “những nhà quản lý mẫu số”. Họ làm việc bằng cách kiểm soát mẫu số. Trái lại “những nhà quản lý tử số” nghĩ đến các khía cạnh tiến bộ, mở rộng... Mối quan tâm của họ là nghĩ đến những cách thức tăng trưởng.

BBC[1], với sứ mệnh trở thành tổ chức sáng tạo nhất trên thế giới, đã soạn thảo một hệ thống giá trị rõ ràng phục vụ khán thính giả được đưa vào kế hoạch làm việc thường nhật của nhân viên. Sáng tạo là tiêu chí hàng đầu trong danh sách giá trị của BBC. Trọng tâm của BBC là truyền thông một cách hiệu quả, định hình nhận thức, giành được sự công nhận, nhận biết và thấu hiểu những nguyên nhân thay đổi và đặt ra những mục tiêu phản ánh các giá trị và sứ mệnh của tổ chức.

Kiểm soát chi phí chỉ hiệu quả ở thế kỷ trước. Nhưng chỉ kiểm soát chi phí thôi là chưa đủ bởi nó chịu ảnh hưởng của sự tự giới hạn. Kiểm soát chi phí có những hạn chế. Nó không còn tác dụng sau một thời điểm cụ thể. Bạn có thể cắt giảm chi phí đến mức tối thiểu, nhưng không thể cắt giảm thêm nữa. Kiểm soát chi phí là cần thiết nhưng không nên coi đó là biện pháp duy nhất. Kiểm soát chi phí cũng giống như “quản lý mẫu số” vậy. Đã đến lúc nghĩ đến việc phải tăng cường cái gì!

Trong mỗi tổ chức, tính toán chi phí là một phần không thể thiếu trong việc đo lường hiệu suất xét trên hai khía cạnh hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Vì vậy, việc tính toán chi phí quản lý là một yếu tố quan trọng trong việc hoạch định tài chính, quản lý và đánh giá của bất cứ công ty nào, bởi nó cung cấp những thông tin có tính quyết định sống còn trực tiếp đối với công ty đó cũng như ban quản lý. Thông tin về chi phí là thiết yếu đối với việc đề ra những mục tiêu chiến lược, tính toán các kết quả và thành tựu.

Không giống như kiểm soát chi phí, đổi mới là vô hạn. Sáng tạo và đổi mới không có giới hạn. Thậm chí, bầu trời cũng chưa phải là giới hạn. Thế kỷ XXII sẽ chứng kiến một cuộc bùng nổ trong những hoạt động và quy trình đổi mới cấp độ cao. Không gì có thể trở thành cực điểm của đổi mới!

Việc sáng tạo ra những giá trị mới về con người, sản phẩm, dịch vụ, quy trình và nhãn hiệu cũng như tạo lập cho doanh nghiệp một đặc điểm mới là vô cùng quan trọng!

Một nhà quản lý “tử số” là một nhà cải cách luôn nghĩ đến sự tiến bộ chứ không phải sự thụt lùi. Thật dễ dàng để trở thành một nhà quản lý “mẫu số” bởi việc cắt giảm là chiến thuật đơn giản nhất mà ai cũng có thể nghĩ ra. Nhưng thật khó để trở thành một nhà quản lý “tử số” bởi nó đòi hỏi một bộ óc sáng tạo cũng như lòng can đảm lớn lao.

Kiểm soát chi phí là có hạn, đổi mới là vô hạn. Hãy là một nhà cải cách, hãy là một nhà quản lý tử số!

Hãy lựa chọn: Có hai loại người trên thế giới - người hợp lý và người vô lý. Người hợp lý tự thích nghi mình với thế giới, người vô lý thì khăng khăng cố gắng bắt thế giới phải thích nghi với bản thân mình.

Hầu hết chúng ta đều ủng hộ người hợp lý. Tuy nhiên, những nhà cải cách không phải là những người hợp lý. Về cơ bản, họ là những người vô lý nhất. Họ có lòng can đảm thách thức những khái niệm và những nguyên tắc cơ bản nhất. Isaac Newton có hợp lý không khi ông hỏi một câu hỏi “ngớ ngẩn”: “Tại sao quả táo lại rơi?” Mọi người đều nghĩ rằng ông bị điên. “Quả táo rơi vì nó rụng, nó không thể bay được”. Nhưng chính câu hỏi “vô lý nhất” này giúp chúng ta khám phá ra “lực hấp dẫn”. Không có gì đáng ngạc nhiên khi Bernard Shaw tuyên bố: “Vì lẽ đó, mọi tiến bộ đều phụ thuộc vào người vô lý nhất. ”

Khalil Gibran cũng nói, “Chỉ có một gã ngốc và một thiên tài mới phá vỡ những quy luật do con người đề ra, và họ là những người cận kề Chúa nhất.”

Những quy luật do con người đề ra không phải lúc nào cũng phù hợp với những quy luật vũ trụ của Tạo hóa hay cái gọi là “quy luật tương tác năng lượng vũ trụ” về tâm linh. Chính là một thiên tài với lòng can đảm và một gã ngốc chẳng thèm để tâm đến những quy luật do con người đề ra. Họ chẳng thèm đếm xỉa đến những quy luật ấy. Họ là những người cận kề Chúa nhất, như nhà thơ của Lebanon, Khalil Gibran đã nói:

“Chỉ một lằn này thôi, lòng can đảm thách thức những quy luật nhân tạo. ” Những rào cản trong trí óc của chúng ta

Dưới đây là một câu chuyện rất lý thú:

Có hai con cá vàng sống hạnh phúc trong chiếc bể thủy tinh nhỏ của mình. Hai con cá rất yêu nhau và sống hòa hợp với nhau. Một cậu bé đố kỵ đặt một tấm chắn thủy tinh trong suốt chia đôi chiếc bể khiến hai con cá không tài nào gặp được nhau. Tuy nhiên, không rào cản nào có thể ngăn nổi hai trái tim đang yêu say đắm. Đầu tiên, chúng lao vào tám chắn thủy tinh khi cố gắng tìm cách gặp nhau. Sau đó, chúng đã tìm ra một cách. Chúng thay đổi đường đi và lại có thể gặp nhau.

Cậu bé không thể ngăn hai trái tim yêu gặp gỡ nhau. Thế là, cậu ta chán ghét và gỡ tấm chắn thủy tinh ra. Nhưng hai con cá vàng vẫn đi theo con đường mới, ngay cả khi không còn rào cản nữa.

Tương tự, những rào cản trong cuộc sống không phải là những rào cản thực sự, nhưng chúng ta tự tạo ra chúng trong đầu óc mình và chúng ngăn cản sự tiến bộ của chúng ta. Khi chúng ta thấy một vấn đề khó khăn thì thực tế, nó vẫn ở chính trong tinh thần của chúng ta. Đối với các vấn đề quản lý, chúng ta phải học cách vượt qua những rào cản, cả về thể chất lẫn tinh thần.

• Mỗi ngày đều khác.

• Mỗi ngày là một thử thách.

• Mỗi ngày khi ta thức giấc, chúng ta lại tìm thấy rất nhiều cơ hội mới đang chờ đợi chúng ta.

Tất cả những điều này phụ thuộc vào việc chúng ta vượt qua những rào cản tinh thần nhanh đến mức nào.

Những suy nghĩ mới lạ thường có vẻ ngốc nghếch với những người sống trong một thiên đường của kẻ ngốc. Họ là những tội đò giết chết “sự sáng tạo” từ trong trứng nước!

Lô-gic có rất nhiều biến thể “Lô-gic hòn đá” cũng giống như cách nói “Tôi ổn, mọi thứ vẫn ổn”. Đó là sự phản chiếu của lớp hóa trang tinh thần - “Tôi ổn, bạn không ổn”. Hầu hết các nhà quản lý đều làm việc bắt đầu từ cấp độ này và tìm kiếm sự hỗ trợ của lô-gic để chiến thắng quan điểm của người khác. “Lô-gic hòn đá” không cho phép chúng ta chan điểm của người khác. Cách nhìn này thiếu sự cảm thông và chịu sự chi phối của cái tôi bản ngã quá cao. Nếu chúng ta đặt đá lên trên đá, thì chúng ta sẽ chỉ có được một đống đá. Vật liệu kết dính phải thật cứng. Tính cứng nhắc và thiếu linh hoạt là hai đặc điểm chủ yếu của lô-gic hòn đá. Hãy nhớ rằng: Linh hoạt là sống, cứng nhắc là chết.

Ngay cả cơ thể con người cũng trở nên cứng sau khi chết.

Sự lưỡng phân giữa hoặc cái này/hoặc cái kia là một cách nghĩ logic lỗi thời - hoặc cái này hoặc cái kia. Việc đó hoặc tốt hoặc xấu. Cái đó hoặc màu trắng hoặc màu đen. Ở ranh giới giữa “trắng” và “đen”, chúng ta không thể nhìn thấy sắc xám. Người ta nói rằng, chính nhà vật lý đại tài Aristotle đã gieo hạt giống hoặc cái này/hoặc cái kia vào tư duy lô-gic của chúng ta và chúng ta đã quên khả năng hiểu biết đằng sau việc sử dụng “và”. Hãy bắt đầu suy nghĩ theo kiểu “cái này và cái kia”. Chân lý không gần với “cái này hoặc cái kia”; chân lý gần với “cái này và cái kia”. Cuộc sống là một nghịch lý. Nó cũng đồng thời là cả hai. Các hạt proton bên trong nguyên tử là năng lượng và vật chất.

“Lô-gic truyền thống” là kết quả những khuôn mẫu của chúng ta. Chúng ta cho rằng cách tư duy bình thường của mình là cách tư duy duy nhất. Trong lô-gic truyền thống, hiện trạng thắng thế. Một quả táo rơi không gây bất cứ sự tò mò nào với ai đơn giản bởi vì lô-gic truyền thống không cho phép con người khảo sát hiện tượng tự nhiên này bằng một cách tư duy khác. Chính Isaac Newton, người bỏ qua khuôn mẫu lô- gic truyền thống đã dùng tư duy trực giác của mình để khám phá ra nguyên nhân thật sự khiến quả táo rơi.

Chân lý gắn với 'cái này và cái kia'

 “Lô-gic con số” là “0” và “1”. Nó không cần bất cứ sự giải thích nLotfi Zadeh của bang California là người đầu tiên khám phá ra “lô-gic mơ hồ”. Ông đã phát hiện ra không gian hay sắc thái giữa “0” và “1”. Theo cách này, lô-gic con số đạt được “trí tuệ” thông qua lô-gic mơ hồ. Cũng nên nhớ rằng, Zadeh đã chứng minh điều này với việc dùng Đức Phật làm nhân chứng khi nói rằng Đức Phật là “nhà lô-gic học mơ hồ” đầu tiên.

Lô-gic “lệch lạc” chủ yếu được sử dụng để chiến thắng quan điểm của người khác bằng mọi cách. Trong loại lô-gic này không có sự so sánh giữa “táo với táo”. Lô-gic được sử dụng hay thậm chí là lạm dụng để chứng minh quan điểm của một người; “lô-gic lệch lạc” là hình thức tồi tệ nhất của “lô-gic hòn đá”.

“Lô-gic nước” là hình thức cao nhất của lô-gic, đến mức nó không còn đặc điểm của lô-gic mà nghiêng về trực giác. “Lô-gic nước” còn được gọi là “lô-gic trực giác”. Chính Lão Tử, một triết gia Trung Quốc sống ở thế kỷ thứ VI trước Công nguyên, đã cống hiến cả cuộc đời và trí tuệ của mình để lý giải sự siêu việt của “lô- gic nước”. Lô-gic nước linh hoạt và nhạy cảm với các quan điểm và nhận thức của người khác. Tại điểm này, lô-gic đồng quy với “hiểu biết trực giác”.

Sự mơ hồ và sự khúc chiết tạo ra sự rõ ràng bằng cách mở ra hiểu biết và trực giác ở mức thâm sâu hơn.

Những lời nói thông minh của Lão Tử mà chúng ta nên học hỏi là:

Tĩnh tại và cứng nhắc là môn đồ của cái chết.

Mềm dẻo và linh hoạt là môn đồ của sự sống.

Tốt là xấu - Xấu là tốt

Trong bất kỳ công việc sáng tạo nào, không có “đúng” hay “sai”. Chỉ có những quan điểm và nhận thức. Nhận thức có thể khác nhau. Có thể có tới sáu tỉ nhận thức tương ứng với dân số hơn sáu tỉ người của .

Có một thẩm phán tên Sufi, ông ta tôn trọng nhận thức của mọi người. Khi một nguyên đơn thuật lại cảnh ngộ của mình cho thẩm phán Sufi, ngài thẩm phán nói: “Tôi đồng ý với anh.”

Bị đơn vô cùng lo lắng khi nghe ngài thẩm phán nói vậy bởi điều đó đồng nghĩa với việc thẩm phán Sufi đã đồng tình với nguyên đơn. Anh ta ngắt lời thẩm phán và gào to lên: “Thưa thẩm phán! Ngài thậm chí còn chưa nghe cảnh ngộ của tôi mà đã đồng tình với nguyên đơn ư!”

Thẩm phán Sufi gật đầu: “Tôi đồng ý với anh.”

Quản lý thông minh không có nghĩa là tạo ra các ‘trung tâm quyền lực’.

Để khơi nguồn sáng tạo, bạn cần thay đổi nhận thức của chính mình. Thứ bạn cần là một lăng kính mới. Quản lý thông minh không có nghĩa là tạo ra “các trung tâm quyền lực”.

Điều khiển nhân viên của bạn như những con rối bằng cách tạo ra các trung tâm quyền lực không phải là cách quản lý thông minh.

người xây dựng nên các trung tâm quyền lực sẽ phải chịu đựng sự bất an sâu sắc. Những người tự cao cũng vậy - họ là những người ốm yếu về mặt tinh thần và phải chịu đựng chính sự thiếu sót của mình.

Quản lý thông minh không nên bị hiểu nhầm thành quản lý các trung tâm quyền lực. Những người xây dựng các trung tâm quyền lực sẽ phải chịu đựng chính sự thiếu sót và bất an bên trong họ. Để thoát khỏi những điều này, họ xây dựng những trung tâm quyền lực và hành động một cách huênh hoang. Họ là những nhà quản lý yếu kém vì họ không biết rằng năng lượng phát ra từ trung tâm quyền lực là năng lượng “sai chức năng”. Năng lượng phát ra từ năng lực mới đúng chức năng. Hãy nhớ đừng bao giờ đối xử với người khác như những con rối hay xây dựng một trung tâm quyền lực. Một trung tâm quyền lực chẳng có gì là xuất sắc bởi để xây dựng nó cần dùng đến một bộ óc tật nguyền!

Bạn không thể không bị tổn thương khi gặp một người tự cao tự đại!

Chú thích:

[1] British Broadcasting Corporation Tập đoàn truyền thông Anh

Hãy để lại chút cảm nghĩ khi đọc xong truyện để tác giả và nhóm dịch có động lực hơn bạn nhé <3