Truyện Tự Truyện Của Một Yogi - Chương 10
CHƯƠNG 10
Tôi gặp thầy, Sri Yukteswar
“Đức tin vào Thượng đế có thể làm nên bất kỳ phép màu nào ngoại trừ một phép màu - thi đỗ mà không cần học.” Khó chịu, tôi gấp cuốn sách “khai sáng” mình vừa cầm lên trong một lúc rảnh rỗi.
“Sự loại trừ của tác giả cho thấy ông ta hoàn toàn không có đức tin,” tôi nghĩ. “Gã tội nghiệp, gã rất tôn sùng thói thức khuya đèn sách!”
Tôi đã hứa với cha là sẽ học xong tú tài. Tôi không thể giả vờ chuyên cần. Mấy tháng qua tôi đến lớp không thường xuyên bằng đến những chốn hẻo lánh dọc các ghat tắm ở Calcutta. Khu đất hỏa táng bên cạnh, đặc biệt rùng rợn về đêm, lại được các yogi xem là rất hấp dẫn. Kẻ nào tìm thấy Yếu tính Bất diệt thì không phải thất kinh vì mấy cái sọ trọc lốc. Cái bất toàn của con người trở nên rõ ràng ở chốn trú ngụ buồn thảm tạp nhạp cốt xương này. Những buổi thức khuya của tôi do vậy mà có tính chất khác với những buổi thức khuya của những người đèn sách.
Tuần thi tốt nghiệp tại Trường Trung học Ấn Độ đang đến nhanh. Thời gian hỏi đáp này, như những nỗi ám ảnh sầu thảm, gây nên một nỗi kinh hoàng rộng khắp. Thế nhưng tinh thần tôi lại bình thản. Bất chấp ma quỷ, tôi khai quật một tri thức không tìm thấy trong lớp học. Nhưng tôi không có cái tài nghệ của Swami Pranabananda, người có thể dễ dàng có mặt hai nơi một lúc. Lập luận của tôi (dù với nhiều người, than ôi, dường như bất hợp lý) là Thượng đế sẽ nhận thấy tình thế tiến thoái lưỡng nan của tôi mà giải vây cho tôi. Thói vô lý của tín đồ nảy sinh từ hàng ngàn minh chứng về sự ứng hiện tức thì không giải thích được của Thượng đế trong lúc hoạn nạn.
“Chào Mukunda! Gần đây mình hầu như không thấy bóng dáng bạn đâu cả!” Một buổi chiều trên đường Garpar, một bạn học tiến lại gần tôi.
“Chào Nantu! Chuyện mình vắng mặt ở trường xem ra đã đặt mình vào một tình thế rõ ràng là khó xử ở đó.” Tôi trút nỗi lòng vì cái nhìn thân tình của cậu ta.
Nantu, một học trò thông minh, cười chân thành; tình thế khó xử của tôi không phải là không có vẻ khôi hài.
“Bạn ít chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp quá!” cậu ta nói. “Mình thấy mình có phận sự phải giúp bạn!”
Mấy câu giản dị truyền đạt một lời hứa thiêng liêng vào tai tôi; tôi nhanh nhảu đến nhà bạn. Cậu ta tử tế phác ra các đáp án cho nhiều bài toán khác nhau mà cậu ta nghĩ các thầy rất có thể sẽ đưa ra.
“Mấy câu hỏi này là mồi nhử sẽ bắt được nhiều anh chàng cả tin vào cái bẫy trong bài thi. Cứ thuộc nằm lòng mấy câu trả lời của mình rồi bạn sẽ an toàn qua khỏi.”
Khi tôi ra về thì đêm đã qua từ lâu. Ăm ắp học vấn uyên bác còn mới nguyên, tôi thành tâm cầu cho nó vẫn còn đó suốt mấy ngày quyết định sắp tới. Nantu đã hướng dẫn tôi nhiều môn học khác nhau nhưng vì thời gian cấp bách, đã quên môn tiếng Phạn.
Nhiệt thành, tôi nhắc với Thượng đế về sự thiếu sót đó.
Sáng hôm sau tôi cất bước đi dạo, thẩm thấu kiến thức mình mới có theo bước chân nhịp nhàng. Khi tôi đang đi đường tắt qua đám cỏ dại ở một góc đường, mắt tôi dừng lại ở mấy tờ giấy in rời.
Đắc thắng chồm tới; trong tay tôi là mấy vần thơ tiếng Phạn! Tôi đi tìm một học giả để trợ giúp cho phần dịch vấp váp của mình.
Giọng trầm của ông đơm đầy không khí cái đẹp mật ngọt, mượt mà của cổ ngữ[75].
“Mấy đoạn thơ riêng lẻ này không giúp gì được anh trong bài thi tiếng Phạn đâu.” Học giả hoài nghi xua nó đi.
Nhưng ngày hôm sau sự hiểu biết về bài thơ đặc biệt đó đã cho phép tôi qua được bài thi tiếng Phạn. Nhờ sự giúp đỡ sáng suốt của Nantu, tôi cũng đã đạt điểm tối thiểu mà đỗ trong mọi môn khác.
Cha hài lòng là tôi đã giữ lời và hoàn tất chương trình tú tài của mình. Lòng biết ơn của tôi bay nhanh tới Thượng đế mà tôi đã nhận ra sự hướng dẫn độc hữu của Ngài khi tới nhà Nantu và trong lúc đi dạo dọc con đường không quen ở một bãi đầy rác. Một cách khôi hài, Ngài đã đưa ra một thị hiện kép trong cái kế hoạch giải cứu đúng lúc Ngài dành cho tôi.
Tôi tình cờ bắt gặp cuốn sách đã bị bỏ đi, trong đó tác giả phủ nhận tầm quan trọng của Thượng đế ở phòng thi. Tôi không nhịn được tủm tỉm cười vì câu nói thầm trong bụng:
“Gã chỉ càng thêm hoang mang thôi nếu mình nói với gã là thiền định thiêng liêng giữa mấy thây ma là đường tắt tới bằng tú tài!”
Với địa vị mới của mình, giờ tôi đường đường chính chính tính chuyện rời nhà ra đi. Cùng với một người bạn trẻ, Jitendra Mazumdar[76], tôi quyết định vào một tu viện ở Banaras[77], Sri Bharat Dharma Mahamandal, và tu học ở đó.
Một hôm, trong tôi trĩu nặng nỗi buồn phiền khi nghĩ đến việc chia tay với gia đình. Từ sau khi mẹ mất, tình cảm của tôi dành cho hai cậu em trai, Sananda và Bishnu, và Thamu, cô em út, đã trở nên dịu dàng khác thường. Tôi phóng về góc ẩn dật của mình, căn gác mái nhỏ đã chứng kiến biết bao cảnh tượng trong quãng thời gian sadhana (thành tựu pháp)[78] đầy xáo trộn của tôi. Sau hai giờ nước mắt ràn rụa, tôi cảm thấy khác đi lạ thường, như bởi một thứ thuốc tẩy trong thuật giả kim nào đó. Mọi chấp luyến[79] không còn; quyết tâm đi tìm Thượng đế như Người Bạn của mọi người bạn trong tôi trở nên sắt đá.
“Cha có một yêu cầu khẩn thiết sau cùng.” Cha buồn rầu khi tôi đứng trước mặt cha chờ ban phúc. “Đừng bỏ rơi cha và các anh chị em buồn bã của con.”
“Cha kính mến, con biết nói tình yêu của con dành cho cha như thế nào đây? Nhưng lớn hơn nữa là tình yêu của con dành cho Thiên Phụ, người đã cho con món quà là một người cha toàn hảo trên đời. Hãy để con đi, để một ngày nào đó con trở về với một hiểu biết thiêng liêng hơn.”
Với sự ưng thuận miễn cưỡng của cha, tôi lên đường để nhập bọn với Jitendra, cậu đã đến tu viện ở Banaras trước rồi. Khi tôi đến nơi thì vị swami trẻ trụ trì Dayananda tiếp đón tôi thân ái. Cao gầy, dung mạo trầm tư, thầy tạo ra trong tôi một ấn tượng dễ chịu.
Gương mặt đẹp của thầy có nét an lạc như Phật.
Tôi hài lòng là nhà mới của mình cũng có một gác mái, mà tôi dành được thời gian lúc bình minh và sáng sớm cho nó. Những người trong ashram, hiểu biết rất ít về tham thiền, tưởng tôi sẽ dành trọn thời gian cho các phận sự tổ chức. Họ khen tôi vì công việc buổi chiều tôi làm trong văn phòng họ.
“Đừng có cố đi bắt Thượng đế sớm thế!” Câu chế giễu của một người cùng sống trong tu viện vọng theo một sớm khi tôi lên gác mái. Tôi tìm gặp Dayananda, đang bận bịu trong phòng riêng nhỏ của thầy nhìn ra sông Hằng.
“Swamiji[80] ạ, em không hiểu nơi đây đòi hỏi ở em điều gì. Em đang mong cầu trực nhận Thượng đế. Không có Ngài, em không thể cảm thấy hài lòng với các giáo phái hay tín điều hay làm việc thiện.”
Tu sĩ áo cam vỗ nhẹ tôi trìu mến. Đóng kịch quở trách, thầy rầy la một vài đệ tử gần đó. “Đừng có làm phiền Mukunda. Em nó sẽ học được lối của chúng ta.”
Tôi lịch sự giấu vẻ hồ nghi. Các môn sinh rời phòng, không rõ là đã khuất phục trước lời quở phạt dành cho mình hay chưa.
Dayananda nói thêm với tôi.
“Mukunda, ta thấy là cha em thường xuyên gửi tiền cho em.
Xin hãy gửi trả cho ông ấy; ở đây không đòi hỏi gì ở em cả. Một huấn thị thứ hai về khuôn phép cho em liên quan đến trai giới.
Ngay cả khi em cảm thấy đói đi nữa thì cũng đừng nhắc tới chuyện đó.”
Việc bị bỏ đói có long lanh trong mắt tôi hay không thì tôi không biết. Nhưng chuyện tôi đang đói thì tôi biết rất rõ. Giờ bất di bất dịch cho bữa ăn đầu tiên của tu viện là chính ngọ. Ở nhà mình tôi đã quen với một bữa điểm tâm ê hề lúc chín giờ.
Khoảng cách ba tiếng đồng hồ ngày một trở nên lê thê hơn.
Đã xa rồi những năm ở Calcutta khi mà tôi có thể quở trách đầu bếp vì mười phút chậm trễ. Giờ tôi cố kiểm soát sự thèm ăn của mình; tôi nhịn đói trọn hai mươi bốn tiếng. Với sự háo hức gấp đôi, tôi chờ đến giờ ngọ hôm sau.
“Chuyến tàu của Dayanandaji bị trễ; khi nào thầy về tới nhà ta mới được ăn.” Jitendra báo cho tôi cái tin tàn khốc này. Như một cử chỉ chào đón swamiji, đã đi vắng hai tuần, nhiều món ngon đã sẵn sàng. Một mùi thơm phát thèm tỏa khắp không khí. Không có món nào mang lên, còn gì để nuốt xuống đây ngoài lòng tự ái về ngày nhịn đói hôm qua của mình?
“Thượng đế hỡi, xin làm cho tàu chạy nhanh lên!” Đấng Ban phát Siêu phàm, tôi nghĩ, không thể nào lại liên quan tới điều cấm đoán của Dayananda khiến tôi phải làm thinh. Dẫu vậy, Quan tâm Thiêng liêng lại ở đâu khác rồi; cái đồng hồ ì ạch lết hết giờ này sang giờ khác. Bóng đêm đang buông xuống khi vị trụ trì tu viện của chúng tôi bước vào cửa. Lời chào hỏi của tôi thật đúng là vui mừng.
“Dayanandaji sẽ tắm và thiền rồi ta mới được ăn.” Jitendra lần nữa tới chỗ tôi như một con chim báo điềm gở.
Tôi muốn sụp xuống. Cái dạ dày trai trẻ của tôi, không quen bị bỏ đói, phản đối một cách cồn cào dữ dội. Những hình ảnh tôi đã thấy về nạn nhân đói kém chập chờn ma quái lướt qua trước mặt tôi.
“Người chết đói kế tiếp của thành Banaras sắp có ngay trong tu viện này,” tôi nghĩ. Cái chết lơ lửng bị đẩy lùi tới lúc chín giờ. Tiếng triệu tập diệu kỳ! Trong ký ức, bữa ăn chiều đó cũng sống động như một trong những giây phút ý nghĩa tuyệt vời trong đời.
Dù đang ăn ngốn ngấu thì tôi cũng nhận thấy là Dayananda ăn một cách lơ đãng. Thầy rõ ràng đã vượt lên trên lạc thú phàm tục của tôi.
“Thưa swami, thầy không đói sao?” No say rồi, chỉ có mình tôi cùng với vị trụ trì trong thư phòng của thầy.
“Ồ, có chứ!” thầy nói. “Đã bốn ngày qua ta không ăn uống gì rồi. Ta không hề ăn uống trên xe lửa, đầy các rung động hỗn tạp của người đời. Ta tuân thủ chặt chẽ các quy định shastra[81] cho thầy tu ở cương vị riêng của mình.”
“Trong đầu ta đang có một số vấn đề về công việc tổ chức của chúng ta. Tối nay về nhà, ta đã sao nhãng bữa ăn. Đói là gì?
Ngày mai ta nhất định sẽ ăn một bữa cho đàng hoàng.” Thầy cười to vui vẻ.
Nỗi xấu hổ ngợp trong tôi muốn nghẹt thở. Nhưng cái ngày tra tấn đã qua của tôi thì không dễ mà quên được; tôi đánh bạo hỏi một câu nữa.
“Thưa swami, em lúng túng trong việc làm theo hướng dẫn của thầy. Giả sử em không bao giờ đòi ăn đi, và chẳng ai cho em chút gì. Chắc em sẽ chết đói mất.”
“Thế thì chết đi!” Lời khuyên gây hoang mang này xé toang bầu không khí. “Cứ chết đi nếu cần, Mukunda! Đừng bao giờ tin rằng ta sống nhờ sức mạnh của thực phẩm mà không phải là nhờ quyền năng của Thượng đế! Ngài là Đấng đã tạo ra mọi hình thức nuôi nấng, Ngài, Đấng đã ban cho sự ngon miệng, tất sẽ lo liệu để tín đồ của Ngài được cưu mang. Đừng hình dung rằng gạo cơm hay bạc tiền cứu sống ta hay con người nuôi nấng ta. Tất cả những cái ấy phỏng có ích gì nếu Thượng đế lấy đi hơi thở sự sống của ta? Đó chỉ là những công cụ của Ngài mà thôi. Nhờ năng lực nào đó của ta mà đồ ăn tiêu hóa trong bụng ta chắc? Hãy dùng thanh gươm phân biệt của em, Mukunda! Cắt đứt những xiềng xích trung gian mà nhận biết Căn Nguyên Duy Nhất!”
Tôi thấy những lời thấm thía của thầy đi vào một cốt tủy sâu xa nào đó. Đã qua rồi cái dối gạt xưa cũ khi mà các đòi hỏi xác thân đánh lừa được linh hồn. Lúc ấy và ngay đó tôi đã nếm được cái đầy đủ trọn vẹn của Tinh thần. Ở không biết bao nhiêu thành phố xa lạ, trong quãng đời đi lại không ngừng của tôi về sau, hoàn cảnh nảy sinh để chứng minh cho tính hữu ích của bài học này tại tu viện ở Banaras!
Báu vật duy nhất tôi mang từ Calcutta theo là miếng bùa bạc của sadhu mà mẹ trao lại cho tôi. Gìn giữ nó bao năm, giờ tôi cất giấu nó cẩn thận trong phòng mình ở ashram. Để làm mới lại niềm vui về tính xác thực của miếng bùa, một buổi sáng tôi mở cái hộp khóa kín. Cái dấu niêm phong vẫn còn nguyên, ô hay! miếng bùa đâu mất. Buồn bã tôi xé cái phong bì ra cho chắc chắn không thế lầm lẫn. Nó đã biến mất, đúng với lời tiên tri của sadhu, vào trong ête (ether) nơi thầy đã tựu hình ra nó.
Mối quan hệ giữa tôi với các đệ tử của Dayananda cứ dần dà trở nên xấu đi. Người trong tu viện trở nên xa lạ, phật lòng vì thái độ tách biệt dứt khoát của tôi. Việc tôi một mực trầm tư về Lý tưởng mà vì đó tôi bỏ nhà và mọi tham vọng trần thế đã gây ra sự chỉ trích nông cạn từ mọi phía.
Giày vò trong nỗi thống khổ tinh thần, một buổi bình minh tôi lên gác mái, quyết tâm cầu nguyện cho đến khi được hạ cố ban cho câu trả lời.
“Mẹ Nhân từ của Vũ trụ, xin Bà hãy dạy con qua linh ảnh, hay qua một sư phụ mà Bà phái đến!”
Nhiều giờ trôi qua tôi khẩn cầu nức nở mà không có lời đáp.
Bỗng tôi cảm thấy như toàn thể thân mình được đưa lên một thiên cầu vô hạn.
“Thầy con hôm nay sẽ đến!” Một giọng nữ thiêng liêng vang lên từ khắp nơi mà cũng không từ đâu cả.
Chứng nghiệm cao vời vỡ tan vì tiếng kêu từ một nơi cụ thể.
Một thầy tu trẻ tục danh là Habu đang gọi tôi từ gian bếp dưới lầu.
“Mukunda, thiền đủ rồi đấy! Cậu cần phải chạy việc vặt đây.”
Bữa khác thì hẳn tôi đã nóng nảy đáp lại; nhưng giờ thì tôi quệt mặt sưng húp nước mắt rồi ngoan ngoãn vâng lời. Habu và tôi cùng lên đường đến một khu chợ xa trong khu vực Bengal ở Banaras. Mặt trời khốc liệt xứ Ấn vẫn chưa lên đến thiên đỉnh khi chúng tôi mua đồ ở chợ. Chúng tôi len lỏi qua lẫn lộn đủ màu sắc của những bà nội trợ, người hướng dẫn, thầy tu, những góa phụ ăn mặc giản dị, các tu sĩ Bà La Môn trang nghiêm, và những con bò thiêng chỗ nào cũng thấy. Khi Habu và tôi đi tiếp, tôi quay đầu nhìn kỹ một con hẻm hẹp, không quen.
Một người đàn ông như Chúa Jesus mặc áo màu hoàng thổ của swami đứng im cuối con hẻm. Trông thầy vừa như mới quen thân vừa như đã lâu lắm rồi; trong tích tắc tôi nhìn đăm đăm không rời mắt. Thế rồi nỗi hoài nghi hành hạ tôi.
“Mình đang nhầm thầy tu khất thực này với ai đó mình quen rồi,” tôi nghĩ. “Gã mơ mộng, đi tiếp đi.”
Mười phút sau, tôi cảm thấy hai chân nặng như chì. Như thể đã bị hóa đá, hai bàn chân không thể đưa tôi đi tiếp. Tôi chịu khó xoay đi, hai chân tôi lại bình thường. Tôi quay mặt về phía đối diện; cái sức nặng kỳ lạ lại khống chế tôi.
“Vị thánh đang hút mình về phía thầy!” Nghĩ vậy, tôi trút hết mấy gói đồ đang ôm vào vòng tay của Habu. Anh ta đã ngạc nhiên quan sát thấy cử động hai chân bất nhất của tôi, và giờ phá ra cười.
“Anh bị bệnh gì thế? Anh điên rồi à?”
Cảm xúc xáo trộn khiến tôi không trả miếng được; tôi lẳng lặng phóng đi.
Bước lại được rồi như thể đôi chân có cánh, tôi đến được con hẻm nhỏ. Tôi nhìn nhanh thì thấy dáng người lặng lẽ, nhìn đăm đăm về hướng tôi. Vài bước chân hăm hở và thế là tôi đã bên chân thầy.
“Tôn sư!” Gương mặt thần thánh chính là gương mặt tôi đã thấy trong cả ngàn linh ảnh. Đôi mắt tĩnh lặng này, trên đầu như sư tử với chòm râu nhọn và mái tóc bồng bềnh này, vẫn thường nhìn xuyên qua cái âm u trầm tư mặc tưởng về đêm của tôi, cất giữ một lời hứa tôi vẫn chưa hiểu trọn.
“Ôi con ta, con đã đến với ta!” Sư phụ tôi thốt lên câu ấy nhiều lần bằng tiếng Bengal, giọng thầy run run vui sướng. “Biết bao năm rồi ta đã chờ con!”
Chúng tôi bước vào một sự hợp nhất vô ngôn; ngôn từ dường như là điều thừa thãi khó chịu nhất. Sự hùng biện chảy trôi theo khúc ca vô thinh từ trái tim thầy sang đệ tử. Với cái ăng ten sáng suốt không thể sai được, tôi cảm thấy rằng sư phụ mình biết Thượng đế và sẽ dẫn tôi đến với Ngài. Màn sương mù kiếp này tan đi trước một bình minh mong manh những ký ức trước khi sinh ra.
Thời gian có tính kịch! Quá khứ, hiện tại, tương lai là những phân cảnh lướt qua theo chu kỳ của nó. Đây không phải là mặt trời đầu tiên thấy tôi dưới chân thiêng này!
Tay tôi trong tay thầy, sư phụ dẫn tôi đến chỗ thầy ngụ tạm ở khu vực Rana Mahal trong thành. Dáng người rắn rỏi của thầy di chuyển với bước đi chắc nịch. Cao, thẳng, lúc ấy khoảng năm mươi lăm tuổi, thầy năng nổ và cường tráng như một thanh niên.
Đôi mắt thầy đen to, đẹp với minh triết sâu thẳm khôn dò. Mái tóc gợn nhẹ làm dịu đi khuôn mặt có nội lực uy nghi. Sức mạnh được pha lẫn một cách tinh tế với sự dịu dàng.
Khi chúng tôi đi đến ban công bằng đá trong một ngôi nhà nhìn ra sông Hằng, thầy nói trìu mến:
“Ta sẽ cho con các tịnh thất của ta và mọi thứ ta có.”
“Thưa thầy, con đến vì minh triết và giác ngộ Thượng đế. Đó là những kho báu của thầy mà con tìm kiếm!”
Ánh chiều chạng vạng đến sớm của xứ Ấn đã buông nửa bức màn trước khi thầy tôi lại nói. Mắt thầy chứa sự dịu dàng khôn tả.
“Ta cho con tình thương tuyệt đối của ta.”
Những lời quý giá! Một phần tư thế kỷ trôi qua rồi tôi mới lại được nghe một bằng chứng nữa về tình thương của thầy. Môi thầy xa lạ với sự nồng nhiệt; sự im lặng hợp với trái tim trời biển của thầy.
“Con nữa, con có dâng cho ta tình yêu tuyệt đối không?”
Thầy nhìn tôi với niềm tin thơ trẻ.
“Con sẽ mãi mãi yêu thương thầy, thưa tôn sư!”
“Tình yêu thường tình là ích kỷ, bén rễ tối tăm trong dục vọng và thỏa mãn. Tình yêu thần thánh thì vô điều kiện, vô biên, bất biến. Sự thay lòng đổi dạ liên tục của con người sẽ biến mất mãi mãi khi sững sờ chạm vào tình yêu cao khiết.” Thầy khiêm nhường nói thêm, “Nếu có bao giờ con thấy ta rơi khỏi trạng thái chứng ngộ Thượng đế thì hãy hứa là đặt đầu ta vào lòng con và giúp ta trở lại với Đấng Yêu thương Vũ trụ mà cả hai ta thờ phụng.”
Rồi thầy đứng lên trong bóng tối đậm dần và dẫn tôi vào một gian phòng phía trong. Trong lúc chúng tôi ăn xoài và kẹo hạnh nhân, thầy kín đáo đưa vào cuộc chuyện trò cái biết uyên thâm về căn tính của tôi. Tôi kính sợ trước tầm vóc sự sáng suốt của thầy, quyện lại một cách tinh tế với tính khiêm cung bẩm sinh.
“Đừng buồn tiếc miếng bùa của con. Nó đã xong phận sự rồi.” Như một tấm gương thần, sư phụ tôi rõ ràng đã bắt được ánh phản chiếu của cả đời tôi.
“Thưa thầy, sự hiện diện của thầy là thực tại sống động, là niềm vui vượt quá mọi biểu tượng.”
SRI YUKTESWAR (1855-1936) Một Jnanavatar, “Hiện thân của Minh triết” Đệ tử của Lahiri Mahasaya; sư phụ của Sri Yogananda Paramguru của mọi Kriga Yogi của HTG-HYS Thiền viện Swami Sri Yukteswar, được khánh thành vào năm 1977, trên khuôn viên ashram của thầy ở Serampore. Một số gạch từ ashram ban đầu đã được dùng để xây điện. Kiến trúc của điện thờ được vẽ theo một mẫu của Paramahansa Yogananda. Yoganandaji năm 1915, ngồi sau chiếc xe gắn máy cha tặng. “Tôi chạy xe ấy khắp nơi,” thầy nói, “nhất là để thăm thầy, Sri Yukteswarji, nơi tịnh thất của thầy ở Serampore. “Đã đến lúc phải khác đi rồi, vì rằng con đang sống không vui trong tu viện.”
Tôi đã chẳng nhắc gì đến đời mình; điều đó giờ đây dường như thừa thãi! Qua cung cách tự nhiên, không khoa trương của thầy, tôi hiểu rằng thầy không muốn có tiếng kêu sửng sốt nào trước thần nhãn của mình.
“Con nên quay về Calcutta. Sao lại loại người thân của mình ra khỏi tình yêu thương dành cho nhân loại?”
Gợi ý của thầy làm tôi thối chí. Gia đình tôi đã đoán trước sự trở về của tôi, dù tôi cứ trơ trơ trước những khẩn nài qua thư từ. “Cứ để con chim non chao liệng trên bầu trời siêu hình,” anh Ananta nói. “Đôi cánh của nó sẽ mệt mỏi dưới bầu không khí trĩu nặng. Ta sẽ lại thấy nó sà cánh bay về nhà, xếp cánh, rồi nhún nhường nghỉ ngơi trong tổ ấm gia đình.” Lời ví von làm nhụt chí này vẫn còn như in trong đầu tôi, tôi đã quyết tâm không “sà cánh” về hướng Calcutta.
“Thưa thầy, con sẽ không quay về nhà đâu. Nhưng con sẽ theo thầy đi bất cứ đâu. Xin hãy cho con địa chỉ của thầy, và tên thầy.”
“Swami Sri Yukteswar Giri. Tịnh thất chính của ta ở Serampore, hẻm Rai Ghat. Ta đang thăm mẹ ta ở đây đôi ngày.”
Tôi lấy làm lạ về trò đùa khó hiểu của Thượng đế với tín đồ của Ngài. Serampore chỉ cách Calcutta có mười hai dặm, vậy mà ở hai nơi ấy tôi chưa hề thoáng thấy sư phụ mình. Chúng tôi đã phải tới thành cổ Kashi (Banaras), được thánh hóa bởi những ký ức về Lahiri Mahasaya, mới gặp được nhau. Tại đây, bàn chân Đức Phật, Shankaracharya[82][83]). Ngài Shankara là một sự kết hợp hiếm hoi của thánh nhân, học giả, và con người hành động. Dù thầy sống chỉ có ba mươi hai năm nhưng phần lớn những năm ấy thầy lặn lội khắp mọi miền Ấn Độ, truyền bá học thuyết advaita của mình. Hàng triệu người hăm hở tụ tập lại để nghe dòng minh triết xoa dịu từ miệng một thầy tu trẻ chân đất. Nhiệt tình cải cách của Shankara bao gồm cả việc tổ chức lại Dòng Swami cổ (xem từ trang 196, 197). Thầy còn thành lập các math (trung tâm tu học) ở bốn địa phương - Sringeri ở miền nam, Puri ở miền đông, Dwarka ở miền tây, và Badrinath ở Himalaya miền bắc. Bốn math của nhà nhất nguyên vĩ đại, được các hoàng thân và dân thường cúng dường hậu hĩ, giảng dạy miễn phí ngữ pháp tiếng Phạn, logic, và triết học Vedanta. Mục đích của Shankara khi xây các math ở bốn phương Ấn Độ là để khuyến khích sự thống nhất dân tộc và tôn giáo khắp xứ sở rộng lớn. Ngày nay cũng như xưa kia, tín đồ Ấn giáo sùng đạo sẽ tìm thấy các phòng và nhà trọ miễn phí như các choultrie và sattram (nơi nghỉ ngơi dọc đường hành hương), được những nhà hảo tâm cộng đồng duy trì.], và nhiều Yogi-Chúa khác cũng đã ban phúc cho mảnh đất này.
“Bốn tuần nữa con sẽ đến với ta.” Lần đầu tiên, giọng của Sri Yukteswar nghiêm khắc. “Giờ, khi ta đã cho con nghe về tình thương bất tử của ta và đã bày tỏ niềm hạnh phúc khi tìm thấy con rồi, con lại thấy thoải mái mà bỏ ngoài tai yêu cầu của ta. Lần sau ta gặp nhau, con sẽ lại phải khơi dậy sự chú ý của ta. Ta sẽ không dễ dàng thu nhận con làm đệ tử: phải có một sự tuân phục hoàn toàn bằng cách vâng theo sự uốn nắn khắt khe của ta.”
Tôi vẫn ương bướng im lặng. Sư phụ hiểu thấu ngay cái khó của tôi.
“Con nghĩ người thân của con sẽ cười con sao?”
“Con sẽ không về.”
“Ba mươi ngày nữa con sẽ quay về.”
“Không bao giờ.”
Sự căng thẳng tranh cãi không dứt, tôi cung kính lạy dưới chân thầy rồi ra về. Đi trong bóng tối nửa đêm về tu viện, tôi tự hỏi tại sao cuộc gặp gỡ lạ kỳ lại kết thúc bằng một chuyện không hòa hợp. Cán cân nhị nguyên maya, cái làm cân bằng mỗi niềm vui bằng một nỗi buồn! Trái tim non nớt của tôi vẫn chưa được tôi rèn dưới những ngón tay chuyển hóa của sư phụ.
Sáng hôm sau tôi nhận thấy sự thù địch tăng lên trong thái độ của những người sống trong tu viện. Mỗi ngày họ đều đâm tôi bằng sự thiếu nhã nhặn như nhau. Ba tuần trôi qua; Dayananda lúc ấy rời ashram đi dự một hội nghị ở Bombay. Cái địa ngục ập xuống mái đầu bất hạnh của tôi.
“Mukunda là đồ ăn bám, nhận lòng hiếu khách của tu viện mà không đáp lại cho phải.” Nghe thấy câu nói này, lần đầu tiên tôi tiếc là đã nghe theo yêu cầu gửi trả lại tiền cho cha. Trái tim trĩu nặng, tôi tìm người bạn duy nhất của mình, Jitendra.
“Mình đi đây. Làm ơn gửi lời lấy làm tiếc rất mực kính trọng của mình tới Dayanandaji khi thầy ấy về.”
“Mình cũng sẽ đi! Những cố gắng thiền định của mình ở đây cũng chẳng được thuận lợi gì hơn bạn cả.” Jitendra nói quả quyết.
“Mình vừa gặp một vị thánh như Chúa. Ta cùng đến thăm thầy ở Serampore đi.”
Và vậy là “con chim” sắp “sà cánh” một cách hiểm nghèo xuống gần Calcutta!
* * *
Chú thích:
[75] Sanskrita, “tinh tế, hoàn thiện”. Tiếng Phạn là chị của mọi ngôn ngữ Ấn-Âu. Bảng chữ cái tiếng Phạn được gọi là Devanagari; nghĩa đen là “nơi cư ngụ thiêng liêng”. “Kẻ nào rõ ngữ pháp của ta thì sẽ rõ Thượng đế!” Panini, nhà ngữ văn nổi tiếng của Ấn Độ cổ đại, đã ca tụng sự toàn hảo về toán học và tâm lý học của tiếng Phạn như vậy. Kẻ nào có thể lần theo ngôn ngữ đến tận ngọn nguồn của nó thì cuối cùng ắt sẽ thành toàn trí thật.
[76] Cậu ấy không phải là Jatinda (Jotin Gosh), người sẽ được nhớ đến vì sự ác cảm với hổ thật đúng lúc.
[77] Từ khi Ấn Độ giành được độc lập, cách viết tiếng Ấn nguyên thủy đã được khôi phục cho nhiều từ đã bị Anh hóa dưới thời Anh đô hộ. Do vậy Banaras giờ đây thường được viết là Varanasi, hay được gọi bằng cái tên cổ hơn là Kashi.
[78] Lối hay con đường dẫn đến Thượng đế.
[79] Kinh Ấn Độ giáo dạy rằng quyến luyến gia đình là chấp mê nếu nó ngăn tín đồ đi tìm Đấng Ban Phát mọi ân huệ, kể cả cái ân huệ yêu thương người thân, chưa nói là chính sự sống. Jesus tương tự như vậy cũng đã dạy: “Ai yêu cha mẹ hơn Thầy thì không xứng với Thầy.” - Tin Mừng theo thánh Matthêu 10:37.
[80] Ji là một hậu tố theo phong tục chỉ sự kính trọng, nhất là khi gọi trực tiếp; do vậy mà có “swamiji”, “guruji”, “Sri Yukteswarji”.
[81] Liên quan đến shastra, nghĩa đen là “sách thiêng”, gồm bốn loại kinh: shruti, smriti, purana, và tantra. Các luận thuyết toàn diện này bao quát mọi khía cạnh của đời sống xã hội và tôn giáo, và các lĩnh vực luật, y học, kiến trúc, nghệ thuật, v.v... Shruti là các kinh “được nghe trực tiếp” hay “được mặc khải”, Vệ Đà. Smriti hay tri thức “nhớ lại” từ thời xa xưa đã được ghi lại thành các sử thi dài nhất thế giới, Mahabharata và Ramayana. Purana, gồm mười tám cuốn, nghĩa đen là những tích “cổ”; tantra nghĩa đen là “nghi thức” hay “lễ nghi”: các tác phẩm này trình bày những chân lý uyên thâm bên dưới hình thức chủ nghĩa tượng trưng chi tiết.
[82] Shankaracharya (Shankara), triết gia vĩ đại nhất của Ấn Độ, là đệ tử của Govinda Jati và của sư phụ của Govinda Jati là Gaudapada. Shankara đã viết một bình chú nổi tiếng về một luận thuyết, Mandukya Karika, của Gaudapada. Với logic không thể bác bỏ, và với một văn phong lôi cuốn và duyên dáng, Shankara đã giảng giải triết học Vedanta trên tinh thần advaita (phi nhị nguyên, nhất nguyên) chặt chẽ. Nhà nhất nguyên vĩ đại cũng đã sáng tác những bài thơ về tình yêu sùng mộ. Bài Prayer to the Divine Mother for Forgiveness of Sins (Lời cầu nguyện Thánh Mẫu tha thứ tội lỗi) của ngài có điệp khúc sau: “Dù con hư có nhiều nhưng không bao giờ có một người mẹ ác.” Sanandana, một đệ tử của Shankara, đã viết một bình chú về Brahma Sutra (triết học Vedanta). Bản thảo đã bị cháy mất, nhưng Shankaara (người đã từng xem qua bản thảo) lặp lại nó đúng từng chữ một cho các đệ tử. Văn bản, được gọi là Panchapadika, được các học giả nghiên cứu mãi đến ngày nay. Chela (đệ tử) Sanandana có được tên mới sau một sự việc thú vị. Một hôm đang ngồi bên bờ sông
[83] thì thầy nghe thấy Shankara gọi mình từ bờ bên kia. Sanandana tức thì đi thẳng xuống sông. Đức tin và đôi chân của thầy cùng lúc được nâng lên khi Shankara hóa hiện ra, giữa dòng sông chảy xiết, một tràng hoa sen. Từ đó đệ tử được gọi là Padmadapa, “chân sen”. Trong Panchapadika, Padmapada có nhiều lời ca tụng trìu mến dành cho sư phụ. Chính Shankara đã viết những dòng đẹp đẽ sau đây: “Với một chân sư thì trong ba cõi không tồn tại sự so sánh bình thường nào. Hòn đá phù thủy nếu quả đúng là vậy, thì chỉ có thể biến sắt thành vàng, mà không thành một hòn đá phù thủy nữa. Trong khi đó, tôn sư tạo sự bình đẳng giữa mình với đệ tử nào nương náu dưới chân thầy. Sư phụ do vậy là vô song, mà không, là siêu việt.” (Century of Verses. 1 [Thế kỷ những vần thơ, 1