Vân Đài Loại Ngữ - Quyển 6 - Chương 1

VĂN-TỰ (chữ) phát-sinh từ thanh-âm (tiếng nói). Thanh-âm phát-sinh từ tính-mệnh.

Đạo trời biến hóa, vạn vật phát sinh đúng theo tính-mệnh của mình.

Có tính-mệnh thì có hình-thể. Có hình-thể thì có thanh-âm (tiếng nói).

Thánh-nhân chế ra văn-tự (chữ) là để viết ra tiếng nói của mình.

Trong phép viết chữ theo lục thư[563], phép trọng-yếu thuộc về Tượng-hình[564]Hội ý[565] mà thôi.

Tiếng nói thì vô cùng mà chữ thì có hạn.

Chữ lệ[566] ở Trung-quốc là chính-âm từ thời Thượng-cổ đến nay.

Ở muôn nước ngoài Trung-quốc, vì núi sông hẻo-lánh xa-xôi, khí nhẹ nặng trong đục tùy chỗ không đồng nhau, tiếng nói rất khó phân-biệt, cho nên mỗi nước tự chế ra chữ riêng.

Sách phạm (sách nhà Phật chữ Ấn-độ), sách phiên (sách của dân-tộc ở phiên-quốc ngoài Hán-tộc), [1b] sách Hồi-hồi (sách dân-tộc theo Hồi-giáo), sách Nữ-chân[567], sách Phần[568], sách Tây-dương (các nước Âu-châu), văn và nghĩa đều khác nhau cũng viết ra tiếng nói của một nước. Há có thể giữ lấy chính-âm (chính-âm của chữ lệ ở Trung-quốc, như trên đã nói) mà suy-cầu được tiếng nói của các nước hay sao?

Nếu không dùng phép phiên-thiết[569] thì âm để đọc của chữ không thể thông.

Nếu không dùng huấn cổ[570] thì ý nghĩa không thể phân-biệt.

Có chỗ nào không phiên-thiết được thì chữ dứt mà âm không dứt.

Có chỗ nào không huấn cổ được thì ý đúng mà nghĩa không đúng.

Nhà nho đời trước bảo: “Tiếng của người Đông-phương là nói ở răng (xỉ ngôn).

Tiếng của người Tây phương là nói ở môi (thần ngôn).

Tiếng của người Nam-phương là nói ở nướu răng (ngạc ngôn)[571]

Tiếng của người Bắc-phương là nói ở cuống họng (hầu ngôn).

Cho nên ngôn-ngữ của người ở mọi miền không giống nhau.

Ông Khang-Tiết[572] lấy bình, thượng, khứ, nhập[573] của chính thinh và khai, phát, thu, bế[574] của chính âm liệt kê ra mà làm [2a] bản-đồ.

Lấy thinh phối với mặt trời, mặt trăng và tinh-tú.

Lấy âm phối với nước, lửa, đất và đá.

Gặp số lẻ thì thinh làm thanh (trong) âm làm tịch (mở).

Gặp số chẵn thì thinh làm trọc (đục) âm làm hấp (thu lại), thinh làm luật[575], âm làm lữ[576], luật làm xướng, lữ làm hòa.

Có thinh mà không có âm thì điệu không xuất ra được, thì làm cái khoen nhỏ mà đóng tròn lại.

Có âm mà không có chữ thì phiên-thiết không được, thì làm cái khoen nhỏ mà đóng vuông lại.

Những điều nầy thấy chép ở Kinh thế thư.

Đến như việc lấy thinh khởi số, lấy số hợp quẻ thì Chúc-Kiềm nói rõ-ràng hơn nhưng người ta chưa được thấy.

Tôi trộm nghĩ rằng: Tiên-sinh (Thiệu Khang-Tiết) có thể tiên-tri, cái thuật ấy ắt là ở đó. Hận rằng phép ấy không được truyền lại.

Suy diễn cho cùng toàn số của thinh-âm thì việc lành dữ, việc thành bại, việc trị loạn, việc hưng suy, việc hoãn cấp, việc cứng mềm, việc chậm mau, việc xa gần có thể thấy rõ-ràng [2b] trước mắt.

Đường lối của trời và đất, quy-tắc của dân và vật, sự việc của xưa và nay, tâm-tình của người Trung-hoa và người rợ đều ở cả trong ấy.

Sách Khư nghi thuyết[577] của Trừ-Vịnh đời Tống nói: Phép xạ phú[578] rất nhiều, nhưng chỉ có một phép dùng thơ thất ngôn hai bài thì bao quát được tất cả chữ trong thiên-hạ. Tất cả chữ có âm đều bao gồm ở trong đó mà không sót.

Hai bài thơ ấy, mỗi bài có 49 chữ (tức là có 7 câu, mỗi câu 7 chữ: 7x7=49) tổng-quát được các vận, hợp thành phiên-thiết. Cho nên những chữ trong thiên-hạ không thể nào không biết được. Nhưng điều có thể tìm được là âm của chữ, và điều khó có thể cùng tột được là thể của chữ.

Tất nhiên phải thông hiểu văn-lý rồi sau mới có thể cùng tột được.

Bằng không thì luống công.

Nhưng phép lập ra giản-lược và vi-diệu mình không thể lấy tri-thức mà suy độ được.

Tôi xét rằng: Trừ-Vịnh nói đại-khái như thế mà không chép bài thơ ra đã khiến những kẻ thích nói thuật tiên-tri không do đâu mà trắc [3a] nghiệm được.

Vậy cũng không ngoài con số về thinh-âm của Thiệu Khang-Tiết.

Nhạc của thượng cổ hòa do thinh hạ, nhạc của đời sau không hòa do thinh cao.

Thinh hạ do lòng người yên tĩnh mà không cạnh-tranh. Thinh cao do lòng người cấp bách mà háo sự.

Việc biến của lòng người sinh ở khí, mà thành ở hóa. Việc yên trị hay rối loạn cũng theo đó.

Âm quý trung hòa.

Thinh đời xưa hạ vì so với của đời sau là hạ (thấp). Xem xét thinh của nhạc trải qua lục-triều[579] và ngũ-đại[580] mỗi khi thinh nhạc cao thì vận nước ngắn.

Khoảng giữa đời Đường đời Tống cũng như thế.

Sách Khuyết lý chí chép: Theo sách Chu-lễ, quan Thái sư coi giữ lục luật lục đồng[581], lại hợp thinh thuộc âm thuộc dương để làm nhạc.

Quan Điển-đồng coi giữ việc giao hòa của lục luật lục đồng để phân-biệt thinh âm dương của bốn phương trong trời đất, [3b] quảng-bá vào bát-âm[582] để làm nhạc khí, cho nên đời xưa Ông Thần Cổ (Thần mù mắt rất giỏi về âm-nhạc) khảo trung âm[583] để lượng độ mà phân-biệt trường âm (âm dài), đoản âm (âm ngắn), quảng âm (âm rộng), hiệp âm (âm hẹp), đại âm (âm to), tiểu âm (âm nhỏ), khinh âm (âm nhẹ) trọng âm (âm nặng) đều có số.

Số là dấu vết của âm dương co duỗi qua lại.

Ba lần ba thay đổi vận chuyển. Chín lần chín cùng nhân với nhau. Vạn vật trong trời đất sinh ra bởi đó. Nguyên khí thái hòa chung đúc ở đó.

Nhà thinh luật gọi đó là nguyên thinh. Đó là đạo trung rất hòa vậy.

Cho nên hễ hình hòa thì khí hòa, khí hòa thì thinh hòa, thinh hòa thì việc giao hòa của trời đất ứng theo.

Hoàng chung là sự vận chuyển âm dương của trời đất.

Gốc của ngũ thinh[584] sinh ở dương luật Hoàng-chung[585]. Số 9 số 6 tương sinh, âm dương thuận hòa ứng nhau mà sinh ra 12 luật, sáu dương là luật, sáu âm là lữ.

Khí của bát âm đều lấy đó làm tiêu-chuẩn, không trái nghịch mảy may nào.

Cho nên thinh xuất ở nhạc [4a] khí.

Nhạc khí được hay hỏng thì thinh đúng hay sai.

Trong bát âm chỉ có âm cách (tiếng trống) và âm mộc (tiếng chúc-ngữ) là không hệ thuộc vào dương luật.

Còn sáu âm khác (kim, tiếng chuông, thạch, tiếng khánh, thổ, tiếng huyên, ty, tiếng tơ đàn, bào, tiếng sênh, trúc, tiếng sáo) thì trong đục cao thấp tất phải tùy theo nhạc-khí mà xem xét cho đồng nhau thì nhạc mới hòa.

Tổng-hợp các âm mà nói, thì âm kim (tiếng chuông) muốn ứng với âm thạch (tiếng khánh), âm thạch (tiếng khánh) muốn ứng với âm ty (tiếng tơ đàn), âm ty (tiếng tơ đàn) muốn ứng với âm trúc (tiếng sáo), âm trúc (tiếng sáo) muốn ứng với âm bào (tiếng sênh), âm bào (tiếng sênh) muốn ứng với âm thổ (tiếng huyên), mà âm của tám thứ nhạc-khí (chuông, khánh, huyên, trống, tơ đàn, chúc-ngữ, sênh, sáo) tất phải nguồn cội ở Hoàng-chung.

Tuy nhạc-khí có hàng vạn thứ không đồng nhau mà đều hòa hài với nhau cả.

Người đời chỉ biết lấy 7 luật làm 1 điệu mà chưa biết ý nghĩa về độ khúc[586], biết lấy một luật phối vào một chữ mà chưa biết ý-chỉ của vĩnh-ngôn.

Thất luật (bảy luật) là như lấy Hoàng-chung làm cung, thì lấy Lâm-chung làm chủy, lấy Thái-thốc làm thương, lấy Nam-lữ làm , lấy Cô-tẩy làm giác, lấy Ứng-chung làm biến cung, lấy Nhuy-tân làm biến chủy.

Bảy luật ấy tự làm một [4b] quân[587] mà thinh của nó tự nhiên hòa hài.

Thất âm[588] hiệp với tứ thinh[589] đều có điều-lý.

Chớ lấy thinh bình thinh nhập phối với thinh nặng đục, chớ lấy thinh khứ thinh thượng phối với thinh nhẹ trong, thì đều không hòa hợp.

Về việc phân định của lục khí[590] thì đàn cầm đàn sắt là khó nhất

Đàn cầm thì mỗi điệu phải sửa dây.

Đàn sắt thì mỗi điệu phải dời cây trụ

Cao thấp cùng sinh ra, lý rất huyền-diệu.

Cung là vua, là cha.

Thương là tôi, là con.

Cungthương hòa nhau thì vua tôi, cha con hòa nhau.

Chủy là lửa.

là nước.

Phương nam là vị của lửa.

Phương bắc là chỗ của nước.

Thường khiến thinh thủy suy, thinh hỏa thịnh thì có thể giúp Nam mà nén Bắc.

Cung là chồng.

Chủy là vợ.

Thương là cha.

Cung thực là con của chủy, thường muốn dùng con giúp mẹ, dùng vợ giúp chồng, rồi sau thinh thành văn.

Chủy thịnh thì cung xướng lên mà có giao hòa.

Thương thịnh thì chủy có con, mà sinh sinh hóa hóa không [5a] cùng.

Người khéo đạt âm luật phải cứ đó mà xoay sở.

Liệu độ luật quân bình chung thì lấy tai so thinh, lấy thinh định luật mà chính đính cung của Hoàng-chung.

Chuẩn định trung-thinh ấy, quân-bình thứ-tự 16 thinh của đàn sắt, lại lấy 16 thinh mà so vào sáu nhạc-khí.

Thinh cao thì nén cho thấp xuống. Thinh thấp thì kéo cho cao lên. Thái quá và bất cập thì giảm tăng mà liệu lường cho vừa phải. Từng mỗi nhạc-khí một mà điều-hợp khiến cho âm của các nhạc-khí hòa hợp không lấn át nhau, để khi cùng tấu lên thì như xuất-phát ở một người.

Hợp nhau tấu ở một nhà, sẽ thấy gió 8 phương theo luật, khí không đình trệ, âm cũng không phân-tán, dương chế vật, hoàn-bị mà nhạc thành.

Mười hai luật lữ (6 dương-luật và 6 âm-lữ) gồm thêm bốn thinh trong (tất cả là 16), âm-nhạc-gia tương truyền rằng có 16 tự-mẫu (chữ cái) để [5b] phổ vào. Đó không những là phần chính yếu của cổ-nhạc mà đều là những phần đang dùng hiện nay.

Nay nhạc thái thường cũng vẫn là 16 thinh cũ, mà thông-dụng chỉ có thinh hợp của Hoàng-chung, thinh tứ của Thái-thốc, thinh nhị của Cô-tẩy, thinh thượng của Trung-lữ, thinh câu của Nhuy-tân, thinh xích của Lâm-chung, thinh công của Nam-lữ, thinh cửu của Ứng-chung, thinh lục của Thanh hoàng-chung, thinh ngũ của Thanh Thái-thốc.

Còn những thinh khác đều có đặt ra mà không dùng, cũng như đời Tùy gọi là á chung (chuông câm), vì lúc cúng tế ca hát tấu nhạc thật không ngoài hai quân (nhạc-khí dài 7 thước, có dây tơ dùng để tiết-chế âm-nhạc) Hoàng-chung và Trung-lữ là đã đủ rồi.

Nhưng thinh câu của Nhụy-tân là thinh biến-chủy, cung điệu phần nhiều không dùng đến mà chỉ dùng thinh cửu (của Ứng-chung) mà thôi.

Thinh cửu (của Ứng-chung) phối-hợp với ngũ âm[591] xuất-phát từ cuống họng, lưỡi, môi và răng mà âm-nhạc-gia phàm tục lại lấy binh, thượng, khứ, nhập phân ra để phối-hợp với cung, thương, giác [6a], .

Âm chủy có thinh mà không có điệu.

I.- Binh thinh, bảy điệu vũ:

1) Đệ nhất vận: điệu Trung-lữ.

2) Đệ nhị vận: điệu Chinh-bình.

3) Đệ tam vận: điệu Cao-bình.

4) Đệ tứ vận: điệu Tiên lữ.

5) Đệ ngũ vận: điệu Hoàng-cung.

6) Đệ lục vận: điệu Ban-thiệp.

7) Điệu thất vận: điệu Cao-ban thiệp.

II.- Thượng thinh, bảy điệu giác:

1) Đệ nhất vận: điệu Việt

2) Đệ nhị vận: điệu Đại lữ.

3) Đệ tam vận: điệu Cao-đại-thạch.

4) Đệ tứ vận: điệu Song (đôi).

5) Đệ ngũ vận: điệu Tiểu-thạch, cũng gọi là điệu Chính.

6) Đệ lục vận: điệu Át chỉ.

7) Đệ thất vận: điệu Lâm-chung.

III. - Khứ thinh, bảy điệu cung:

1) Đệ nhất vận: điệu Chính-cung.

2) Đệ nhị vận: điệu Cao-cung.

3) Đệ tam vận: điệu Trung-cung.

4) Đệ tứ vận: điệu Đạo.

5) Đệ ngũ vận: điệu Nam-cung.

6) Đệ lục vận: điệu Tiên-lữ.

7) Đệ thất vận: [6b] điệu Hoàng-chung.

IV. - Nhập thinh, bảy điệu thương:

1) Đệ nhất vận: điệu Việt.

2) Đệ nhị vân: điệu Đại-thạch.

3) Đệ tam vận: điệu Cao-đại-thạch.

4) Đệ tứ vận: điệu Song (đôi).

5) Đệ ngũ vận: điệu Tiểu-thạch.

6) Đệ lục vận: điệu Át-chỉ.

7) Điệu thất vận: điệu Lâm-chung.