Vân Đài Loại Ngữ - Quyển 6 - Chương 2

V - Thượng binh thinh, điệu là thinh chủy, thinh thương thinh giác cùng dùng thinh cung đuổi theo âm .

Đó là danh-xưng của âm-nhạc gia phàm tục dùng ở giáo-phường, nhưng đó tức là ý xoay tướng[592] làm cung của cổ nhạc.

Nhưng lấy bình thượng khứ nhập phân-phối vào ngũ âm thường thường không phù-hợp nhau, chẳng bằng phân-biệt thinh trong đục cao thấp của chữ, thẩm xét với họng, lưỡi, môi, răng mà quy về ngũ âm và lục luật, gộp chung với chín chữ hợp, tứ, công, thượng, xích, nhị, cửu, ngũ, lục[593], phổ vào mỗi cung đều có bảy điệu mà nguyên thinh đại nhã có thể suy tưởng có thể bảo rằng kim nhạc cũng như cổ nhạc vậy.

[7a] Hát do nhạc sinh ra. Tất cả bát âm (tiếng chuông, tiếng khánh, tiếng huyên, tiếng trống, tiếng lơ, tiếng chúc-ngữ, tiếng sênh, tiếng sáo) đều dùng để hòa với hát.

Về những bài ca[594] bài nhã[595] bài tụng[596] ngày xưa, cách hát không được lưu-truyền.

Nay chỉ lấy một chữ một vần thẩm xét chỗ phát âm ở họng hay ở lưỡi hay ở môi hay ở răng để định âm luật của nó

Tất cả những chữ đều có thinh và âm.

Thinh tức là chữ. Âm tức là lục vận.

Chữ có khi không hợp với âm luật, thì lấy lạc vận hợp với âm luật. Như khúc đại-thành[597] đã dùng những chữ hợp, tứ, thượng, xích, công, lục.

- Chữ hợp thuộc cung, phát âm ở trong họng.

- Chữ tứ thuộc thương, phát âm ở răng rồi sa vào ở trên cuống lưỡi.

- Chữ thượng thuộc giác, phát âm ở trên lưỡi mà sa ở chỗ gần ngoài trên nướu răng[598].

- Chữ xích thuộc chủy, phát âm ở đầu lưỡi rồi sa ở chỗ gần trong trên nướu răng.

- Chữ công thuộc , phát âm ở môi rồi sa ở chỗ lỗ mũi ở nướu răng trên.

- Chữ lục thuộc thiếu cung, phát âm ở họng mà sa ở phía [7b] ngoài họng.

Tổng kết lại, hát ở trong miệng, lấy 9 cung luật lữ cho qua lại luân chuyển như dây đàn cầm đàn sắt, như lỗ ống tiêu, như chuông khánh đang treo lên.

Từ chữ hợp đến chữ lục, thinh lần lần cao mà trong.

Từ chữ lục tới chữ hợp, thinh lần lần thấp mà đục.

Được thinh âm của chín cung ấy, hễ miệng hát thi đều hợp với luật lữ cả.

Phần bàn luận về âm-nhạc kể trên khá rõ-ràng đầy đủ.

Việc móc, nhận, bật dây khi đánh đàn cầm, việc vuốt nắn móc dây khi đánh đàn sắt, việc thổi ống sênh[599], ống tiêu[600], huyên[601], trì[602], song-quản[603], động-can long-địch[604] với việc đánh chúc ngữ[605], đánh chuông, đánh khánh, đánh trống đều có nhạc-phổ và phương-pháp, nay bất tất phải chép vào.

Trình-Tử nói: “Tất cả danh-tự (tên và chữ) của mọi vật tự nhiên có âm, nghĩa và lý thông nhau, ngoại trừ những vật khác có [8a] hình chất để chỉ vào bản luận mà được tên, thì thiên (trời) sở dĩ được gọi là thiên, vì sao lại được cái tên ấy? - Vì rằng việc đó do ở lẽ tự nhiên.

Thinh âm phát ở khí mới danh tự đó.

Như người sành nghe âm thinh của người thì biết được tính tình của người. Người bói giỏi thì biết được họ tên của người. Lý cũng như thế.

Tôi xét lời của Thiệu-Tử nói về số, lời của Trình-Tử nói về lý, thì nên hợp hai thuyết ấy mà xem xét mới là đầy đủ.

Thinh-âm ngôn-ngữ của thiên-hạ ở mọi chốn không giống nhau, cho đến việc viết văn làm thơ thì bình trắc thượng hạ khứ nhập không hề không giống nhau. Đó là chính âm tự nhiên.

Xưa Khấu-công và Đinh-Tấn-công cùng ở Chinh-sự-đường (nhà Hành-chính) gặp ngày nhàn rảnh mới bàn luận đến ngôn-ngữ trong thiên-hạ nơi nào là đúng.

Khấu-công bảo:

- [8b] Người ở Tây-lạc được ngôn-ngữ đúng trong thiên-hạ.

Đinh-Tấn-công nói:

- Không phải. Bốn phương đều có ngôn-ngữ địa-phương. Chỉ có luật thư rồi sau mới đúng.

Dương-Hùng[606] thích theo nhân-viên Thượng-kế-lại đi khắp trong nước tìm hỏi những ngôn-ngữ địa-phương để viết sách Du-hiên ngữ[607] có thể nói là người có chí. Nhưng tác-phẩm của Ông có những cổ-văn (chữ đời xưa) và kỳ tự[608] thì là quá đáng.

Trình-Tử-Mạc[609] biến lối chữ triện[610] làm lối chữ lệ[611] là từ khó vào dễ, cho nên có thể dùng được.

Còn Dương-Hùng đổi lối chữ lệ ra kỳ tự là từ dễ vào khó cho nên phải bỏ.

Nước Quyên-đốc[612] đời nhà Hán, về sau gọi sai ra Càn-đốc rồi Thiên-trúc, các nhà nho đời trước bảo ngôn-ngữ nước ấy không có chính âm. Người dịch chỉ lấy tiếng của nước ấy gần gần với của Trung-quốc mà dịch âm ra cho nên mỗi thời mỗi biến đổi mà không nhất định.

[9a] Sách nhà Phật có ba loại sách gọi là Tam tạng[613]: Kinh tạng[614], Luật tạng[615] Luận tạng[616], từ thời nhà Hán trở về sau, đời nào cũng có phiên-dịch, nhưng tưởng rằng cũng chưa được đúng vì thinh âm không thông nhau.

Nhà sư Huyền-Trang[617] đời đường dịch kinh Phật.

Vua Đường Cao-tông xuống chiếu dạy các quan đại-thần duyệt lại những kinh đã dịch ấy, nếu có chỗ nào chưa ổn-đáng thì được tùy ý nhuận-sắc[618].

Nếu như thế thì những bài ca vịnh tiếng Phạm há ắt đều là lời của Đại-hùng thị[619] hay sao?

Văn đời nhà Hán có nhiều loại văn của Bách-gia chư-tử. Văn đời nhà Đường có nhiều loại văn tập-thể.

Kinh Tứ thập nhị chương[620] được dịch vào đời nhà Hán, lời văn thư thả hòa hoãn đứng-đắn giống như thể văn chư-tử.

Kinh Lăng-nghiêm[621] được dịch vào đời nhà Đường với lời lẽ sắc bén đẹp-đẽ dồi-dào giống như văn tập-thể.

Thử ngẫm nghiệm tinh tế thì tự-nhiên thấy ý nghĩa ngôn ngữ không giống nhau, không phải vì Nội-điển[622] có điều khác nhau, mà vì người diễn-dịch nhuận-sắc khác nhau.

Nhà Nho đời trước nói: “Thế chữ lệ bắt đầu từ Trình-Mạc”[623].

Nhưng sách Tả truyện có câu chỉ qua vi vũ (chữ chỉ 止 ghép với chữ qua 戈 thành chữ 武) và chữ hợi 亥 có [9b] hai đầu sáu thân. Thế thì đời Xuân-thu đã có thể chữ lệ rồi.

Người Trung-hoa viết chữ, nghĩa lý ghi ở mặt chữ chớ không ở âm thinh.

Người ngoại -quốc ghi âm, nghĩa lý ghi ở âm thinh chớ không ở mặt chữ.

Chữ của người Trung-quốc thì từ chỗ thấy được ở mặt chữ mà sinh ra ý tưởng hiểu biết. Nếu lấy âm-thinh mà tìm hiểu thì sai.

Học thinh-âm tiếng ngoại-quốc thì từ chỗ nghe được mà sinh ra hiểu biết. Nếu lấy chữ mà tìm hiểu thì kẹt.

Chu Khảo-đinh (Chu-Hy) đáp bức thư của Dương-Nguyên-Phạm có viết: “Chữ viết và âm-vận là một việc hệ-trọng trong kinh sử mà các thế nho phần nhiều không lưu ý đến. Nhưng họ không biết rằng những điều ấy mà không suy nghĩ đến thì uổng phí biết bao nhiêu công-phu nói nhảm viện dẫn bổ-túc mà rốt cuộc không tìm được bổn ý của nó. Thật là một việc rất tai hại” .

Tập Thi-thoại của Thái-Khoan-Phu có viết: Âm-thinh trong ngũ phương (bốn phương và trung-ương) đều không giống nhau. Từ xưa văn-tự sao lại không tùy chốn [10a] mà dùng. Phát-ngữ-từ (tiếng đầu lời nói) của người nước Sở là khươngkiển, còn tốt-ngữ-từ (tiếng cuối lời nói) là ta, một khi được Khuất-Nguyên và Tống-Ngọc chọn lấy mà dùng thì đời sau cho là câu hay (giai cú).

Nay tốt-ngữ-từ của người Bì-lăng[624] đều là chung, của người ở Kinh-khẩu[625]đâu, của người ở Hoài-nam[626], cũng như của người nước Sở là ta.

Xét những tục-ngữ của bổn quốc (nước Việt-nam) cũng thường nói , lại nói .

Tôi trộm nghĩ chữ đô trong Thượng-thư (kinh Thư) cũng là phát-ngữ-từ của người xưa.

Các nhà nho đời trước bảo đô là chỗ người quân-tử ở, than mà tỏ ý khen ngợi thì nói đô tựa hồ như là phụ hội vậy.

Sách Quế hải ngu hành chí chép: Theo phong-tục bỉ-lậu nơi biên-giới xa-xôi, những tờ điệp, tố, khoán, ước đều viết bằng chữ ở bản-thổ, chữ tuy quê lậu mà phần ghép ở bên tả (gọi thiên) phần ghép bên hữu (gọi bàng) cũng có ý nương-tựa nhau như chữ:

Image Ải (ải + giải thiết = ải)[627] là không dài, có chữ 不 bất (là không) hợp với chữ 長 trường (là dài) chỉ sự: không dài.

Image Ổn[628] là ngồi yên-ổn, có chữ 大 đại (là hình người ta) hợp với chữ 坐 tọa (là ngồi), chỉ sự: người ngồi yên ổn.

Image Niểu[629] là con trẻ nhỏ, có chữ 亻nhân (là người) hợp với chữ 小 tiểu (là nhỏ bé), chỉ sự: người còn bé nhỏ.

Image Khám[630] là núi đá hiểm-trở, có chữ 石 thạch (là đá) hợp với chữ 山 sơn (là núi), chỉ sự: núi đá hiểm trở.

Image Ổn[631] là ngồi yên-ổn ở trong cửa, có chữ 坐 tọa (là ngồi) hợp với chữ 門 môn (là cửa), chỉ sự: ngồi yên-ổn ở trong cửa.

Image Động [10b][632] là người gầy ốm, có chữ 不 bất (là không) hợp với chữ 大 đại (là to), chỉ sự: người gầy ốm thì không to béo.

Image Chung[633] là người chết, có chữ 不 bất (là không) hợp với chữ 生 sinh (là sống), chỉ sự: không còn sống là chết.

Image Lạp[634] là không cất chân bước đi được, có chữ 不 bất (là không) hợp với chữ 行 hành (là đi), chỉ sự: không cất chân bước đi được.

Image Đại[635] là con gái lớn bằng chị, có chữ 女 nữ (là con gái) hợp với chữ 大 đại (là lớn), chỉ sự: con gái lớn (bằng chị).

Image Soan[636] là cây ngang để gài cửa, có phần 一 (là hình cây ngang) hợp với chữ 門 môn (là cửa) tượng hình cây ngang gài cửa.

Số chữ loại này rất nhiều.

Sách Thuyết linh cô thặng có chép: Tiếng trong đất Việt[637] ít chính âm, viết nhiều tục-tự (chữ viết theo tục ở bổn thổ). Những chữ ấy theo tục viết ra, như những chữ:

Image Ổn

Image Ải

Image Mang

Image Khám là núi đá

Image Lưu, Sính là đá ngầm ở dưới nước, có chữ 石 thạch (là đá) hợp với chữ 水 thủy (là nước), chỉ sự: là đá ngầm ở dưới nước.

Image Nhỉ là đất tích nước, có chữ 水 thủy (là nước) hợp với chữ 乙 ất (là cây cỏ mọc lên), chỉ sự: chỗ đất tích nước thì cỏ mọc um-tùm.

Image Tẩm là đường nước lưu-thông, có chữ 土 thổ (là đất) hợp với chữ 川 xuyên (là sông), chỉ sự: sông ngòi dẫn thủy lưu-thông trong một vùng đất.

Image Tạp là đường hẹp nguy-hiểm, có chữ 上 thượng (là ở trên) hợp với chữ 下 hạ (là ở dưới), hội-ý: đường ở triền núi rất hẹp, bờ ở trên cũng như liền với bờ ở dưới.

Nay ở Lưỡng Quảng (Quảng-đông và Quảng-tây) việc chuyển đệ công-văn có dùng chữ Image tạp, tức là theo tục ở bổn thổ mà viết ra chữ.

Sách Quảng-đông tân ngữ[638] chép:

Người Quảng đông.

- Gọi những vật nhỏ là 仔 tử (đọc theo giọng Quảng-đông là chẩy).

- Gọi tính cứng-cỏi không chịu lòn cúi là 頸 cảnh (có nghĩa là cái cổ, ý nói cứng cổ).

[11a] Người Hoá-châu dựng cái nhà tranh ở đồng nội để ở gọi là Image lều[639].

Ở Lôi-châu có Lều thôn.Ở Ngô-châu có Chỉ lều trấn.

Người ở núi

- Gọi anh là mạo.

- Gọi mình là ngại.

- Gọi vật không có đuôi là quật.

- Gọi người không tình nghĩa cũng là quật.

- Gọi lấy tay che đậy vật là ảm (am thượng thanh).

Sách Minh đạo tạp chí nói: Vương-Thánh-Mỹ bảo trong kinh truyện không có chữ Image thẩm (là thím) chữ Image cậm (là mợ).

Nhưng khảo-cứu thấy rằng:

- Thẩm (thím) là do hai tiếng thúc mẫu (vợ của chú) nói ríu lại.

- Cậm (mợ) là do hai tiếng cữu mẫu (vợ của cậu) nói ríu lại.

Sách Tạp-chí có chép: Tục ở Hoàng-châu nói

- Tuý (say) là trực.

- Ngâm (ngâm vịnh) là ngân.

Nay tục nước ta nói

- Ngâm (ngâm vịnh) là ngân cũng giống như thế.

Sách Tiềm xác thư chép tục nước Nam

- Gọi thiêntrời[640].

- Gọi địađất[641].

- Gọi nhậtngày[642].

- Gọi nguyệttháng[643].

Có việc sai biệt khác nhau như thế bởi vì tiếng quốc-âm (nước ta) vốn không có chính-tự, chỉ mượn chữ Tàu [11b] rồi thêm phần bên tả bên hữu để thuận miệng mà đọc không nhập vào bốn vận bình, thượng, khứ, nhập, cho nên người Tàu cũng không thể đọc được và ghi chép dễ sai.

Vua Mông-Tốn nước Lương mắng kẻ bề tôi rằng: “Cảm nghiên nghiên nhiên? ” nghĩa là: “Sao dám nghiên nghiên như thế” .

Chữ nghiên nghiên giống như là tiếng thổ âm.

Sách Sử-ký chép: có âm để đọc mà không có nghĩa để hiểu. - Như thế thật đúng.

Về sau chú: Nghĩa chữ nghiên đồng với nghĩa chữ hoa sức (là trang-sức cho đẹp). - Như thế là sai.

Tục nước ta nói:

- Hinh hinh là ý may-mắn.

- Trân trân là ý mặt chay mày đá không biết hổ thẹn.

- Thán thán là ý yên-ổn thư-thái.

Những tiếng này đều là loại ấy cả.

Sách Sơn-đường tứ khảo[644] chép: Mạ không gieo trồng mà tự mọc lên gọi là lữ[645]. Hai chữ 穭 và 稆 đều là lữ, đồng nghĩa với nhau.

Lại có thứ cỏ gọi là lữ quỳ.

Đường-thi có câu: Môn tiền sinh lữ quỳ 門前生穭葵 (Trước cửa mọc cỏ lữ quỳ).

Nay giọng quốc-âm tiếng Việt gọi là hoà 禾 là lúa[646].Chữ [12a] tục (chữ nôm) lúa cũng viết chữ 穭 nầy.

Sách Mạc-trang mạn lục chép: Thế tục dùng tiếng a a tắc tắc làm tiếng than thở.

Sách Thông-giám chép: Nhà Lương đời Ngũ-đại có Lê-Trĩ làm tù-trưởng Man hiệu là Điêu-kim bảo[647] Tam-vương (tên là Tam-vương ở luỹ Điêu-kim).

Chú: Chữ Image điêu (phiên-thiết: điêu + yêu = điêu) theo tiếng man có nghĩa là nhiều là lớn. (Điêu-kim bảo nghĩa là luỹ nhiều vàng).

Sách Tuỳ Đường gia thoại lục chép: Thôi-Thực thường khinh Trương-Gia-Trinh, gọi ông nầy là Trương-Để. Về sau cùng hội họp thương-lượng mấy việc, Thôi-Thực kinh ngạc tiễn mộ Trương-Gia-Trinh rất lâu, nói với quan đồng liêu rằng: “Tri vô! Trương-Để nãi ngã bối nhất ban nhân ” nghĩa là: Biết không! Trương-Để lại là một bọn người chúng ta.

Hai chữ tri vô rõ-ràng là tiếng đầu lời nói (khẩu đầu thoại) của người bây giờ.

Lại tiểu-thuyết bảo: Người ta có ước hẹn gì với nhau thì vỗ tay làm quyết-định, và những việc như mặc áo đội mão để xung hỉ[648], uống rượu ăn quả để áp kinh[649] không khác gì tục ngày nay.

Đại-khái [12b] tâm tình, lời lẽ, giọng nói của mọi người vô luận là xưa hay nay, xa hay gần đại-lược đều giống nhau.

Thơ của Trương-Vịnh có câu:

Giang-nam nhàn sát lão Thượng-thư.

江南閑殺老尚書

Nghĩa là:

Đất Giang-nam nhàn quá đối với quan Thượng-thư già.

Chữ thượng đọc bình thinh.

Theo sách Hành hoàng tân luận của Tống-Bình-Trọng chép: chữ thượng trong thượng-thư (chức quan Thượng-thư), thượng thực (dâng đồ ăn lên vua), thượng công-chúa (cưới công-chúa) là đồng nghĩa. Thế-tục nối nhau đọc bình thinh là lầm.

Sách Thuyết linh ngôn chinh chép: Lão-Tử nói: “Chữ duy 唯 (dạ, vâng) và chữ ha 呵 (dạ, vâng) khác nhau là bao? Chữ duyha đều là lời vâng dạ. Tiếng duy thì nhanh, tiếng ha thì dài.

Nay các ty thuộc ở trước mặt quan trên đều nói ha mà không kéo dài tiếng ra.

Theo đó mà xét, theo tục bản-quốc (nước Việt ta), lên tiếng đáp-ứng nói dạ. Có lẽ tiếng dạ do tiếng ha chuyển ra chăng?

Hoài-Nam-Tử nói: “Khiêng cây gỗ to, người ở trước hô “Tà hử” người ở sau cũng đáp-ứng lại. Đó là tiếng hô để gắng sức lúc khiêng nặng.

Tục ngày nay hô “ô hà” tức là đó.

[13a] Sách Thuyết linh ngôn chinh chép: Người ta nói đích-đáng thì bảo là “đích một xác hai ” .

Sách Phản tao của Dương-Hùng chép: Thành tỵ tổ ư Phần dương.

Chú: Tỵ tổ là thuỷ tổ

Phần Huệ-đế kỷ chép: Nhĩ-tôn.

Chú: Nhĩ-tôn tức con của Huyền-tôn.

Bài Bút ký của Lục-Du chép: Lúc ông ở Nam-bỉ thấy người ở Tây-thuỳ tình-cờ nói chuyện với nhau gọi cha là lão-tử[650] tuy người cha này mới 17, 18 tuổi mà có con cũng được gọi là lão-tử, mới hiểu rằng người ở Tây-thuỳ gọi Đại Phạm Lão-tử là vì tên xưng người như cha.

Người phương Bắc gọi cha là đa 爹.

[13b] Người nước Ngô gọi cha là xa 奢, tục gọi là da 爺.

Thanh âm đại để giống nhau.

Người Hồi-hột[651] gọi cha là đa cũng giống như loại nầy.

Tiếng nước ta gọi cha cũng gần giống như thế.