Vân Đài Loại Ngữ - Quyển 8 - Chương 6

Nhị viết: Phủ dân dĩ nhân, cổ giả ư dân cơ khát do kỷ, tâm thành cầu chi nhược bão xích tử.

Ô hô! Nhập thất tiếu ngữ ẩm lễ ngão phì. Xuất tắc khao phốc, tằng thống dương chi bất tri. Nhân tâm bất nhân, nhất chí ư tư.

Thục vấn[1199]chi trạch nhất thế do kỷ. Khốc thự chi hậu, kim kỳ dư kỷ? Thùy can tiểu-nhân nhi bất vi quân-tử?

Tam viết: Tồn tâm dĩ công, hậu nhân á, cận tiểu nhân, Doãn thị sở dĩ [33b] bất bình ư bỉnh quân[1200].

Khai thành tâm, bố công đạo, Vũ-hầu[1201]sở dĩ độc ưu ư vương tá[1202]. Cố viết: Bổn tâm nhật nguyệt, lợi dục thực chi.

Đại đạo khang trang, thiên kiến trất chỉ. Thính tín thiên, tắc uổng đạo nhi huệ gian. Hỉ nộ thiên, tắc thường tiếm nhi hình lạm. Duy công tắc, sinh thiên tắc sinh ám.

Tứ viết: Lỵ sự dĩ cần, nhĩ phục chi hoa, nhĩ soạn chi phong, phàm ty lữ dữ cốc túc giai dân lực hồ nhĩ cung. Cư yên nhi khoáng quyết quan, thực yên nhi đãi quyết sự, sảo hữu nhân tâm, hồ bất tự quý.

Tích giả quân-tử, mỹ tố kỳ xan, viêm hãn giáp cốt, nhật bất từ gian, cảnh chẩm[1203]kế công, dạ bất hoàng an, thùy vi ngã sư? Nhất Phạm nhất Hàn.

Dịch nghĩa

Thứ nhất- Lấy kỷ-luật giữ mình cho thanh-liêm, đức thanh-liêm của kẻ sĩ cũng như đức trinh-khiết của phụ-nữ, một tí nhơ bợn là tỳ-vết xấu suốt đời.

Chớ bảo trong nhà tối-tăm (thì không ai hay biết). Rõ-ràng có bốn người biết (Trời biết, thần biết, tôi biết, anh biết). Người không tự-ái, nhưng tinh-thần sáng-suốt của tâm-hồn có thể bị lừa dối được sao?

Vàng quý năm sáu xe, hồ-tiêu tám trăm hộc, sống chưa đủ để làm cho mình vinh mà ngàn năm sau mình sẽ có cái nhục thừa.

Người quân-tử đẹp-đẽ kia (Ông Triệu-Biện) đi làm quan chỉ đem theo một con hạc, một cây đàn mà xem người trang-nghiêm thành cái phong-thái thanh-cao trong kim cổ.

Thứ nhì - Lấy nhân huệ vỗ-về nhân-dân. Người xưa xem nhân-dân đói khát như chính mình đã làm cho họ đói khát[1204]. Lấy lòng thành-thật mà trách mình như giữ-gìn con đỏ.

Than ôi! Vào nhà thì cười nói uống rượu ăn thịt, mà ra ngoài thì đánh đập hành-hạ nhân-dân, không biết đến những nỗi đau-đớn của nhân-dân. Lòng người bất nhân đã đến mức ấy.

Ơn khéo trả hỏi tội tù một đời còn.

Sau cơn nắng lửa, nay còn được mấy?

Ai cam tâm làm đứa tiểu-nhân mà không chịu làm người quân-tử?

Thứ ba - Giữ lòng với lẽ công mà trọng hậu với thông-gia và gần đứa tiểu-nhân, cho nên họ Doãn cầm quyền không công-bình.

Mở lòng thành-thật, ban-bố công đạo, cho nên Gia-cát Vũ-hầu một mình giỏi nhất trong số các công-thần giúp vua. Cho nên có câu: Bổn tâm trong sáng như mặt trời mặt trăng mà điều lợi lộc mong muốn đã làm cho lu mờ như nhật thực nguyệt thực.

Đường lối thênh-thang thì bị ý-kiến thiên-vị ngăn lấp. Nghe và tin theo một bên thì đường lối bị cong vạy và kẻ gian trá được thi ân. Mừng giận thiên một bên thì việc ban thưởng trật bậy và hình phạt quá lạm. Chỉ có phép công mà thôi. Thiên vị nảy ra thì mờ ám phát sinh.

Thứ tư- Làm việc siêng-năng, y-phục đẹp-đẽ của ngươi, món ăn dồi dào-của ngươi, tơ sợi gạo thóc đều do sức của nhân-dân cung-cấp cho ngươi, ở yên mà bỏ chức, ăn ngon mà lười việc, kẻ có nhân-tâm sao không tự thẹn?

Ngày xưa người quân tử không chịu ăn không ngồi rồi, mồ hôi nóng thấu xương mà ban ngày không từ gian khổ, kê đầu lên gối tròn để lo tính công việc, ban đêm không rảnh ngủ yên.

Ai là thầy ta? Một vị là người họ Phạm[1205], một vị là người họ Hàn[1206].

Sách Tây-sơn Chân-thị lại chép bài Thập hại châm (bài châm-ngôn về 10 điều hại) như sau:

一曰:斷獄不公.獄者民之大命,豈可小有曲?

二曰:聽訟不審.訟有虚有寔,聽不審則寔者反虛,虛者反寔矣.

三曰:淹禁囚輩.一夫在囚,一家廢業,囹圄之居,度日如歲,可久淹乎?

四曰:惨刻用刑.刑則不獲已而用,人之體膚即已之體慮也,何忍惨刻加之乎?

五曰:泛濫追呼.一夫夂被追,舉家惶擾,有持引之需,有出官之費,貧者不免舉償.甚者至於破家,其可濫乎?

六曰:昭引.告訐乃敗俗亂化之源.有所犯自當痛懲,何可枸引?

七曰:賦役不均.科罰取財,令無此事,代以賦役不均.

八曰:重曡催科.令州縣蓋有巳纳而鈔不給,鈔雖給而籍不销,再追至於官呈鈔,不免不勝其擾矣.甚至有鈔不理重納而後已破家蕩產鬻妻賣子往往由之,切宜深戒.

九曰:吏輩下鄉.鄉村小民畏吏如虎.縱吏輩下鄉猶縱虎出押也.弓手土軍切宜禁戢.

十曰:低價買物.物同則價同,豈有公私之異? 今州縣,凡官敷教買,視巿價每減十之二三,或不即還,切至白奪,民户何以堪處?

Nhất viết: Đoán ngục bất công.- Ngục giả dân chi đại mệnh, khỉ khả tiểu [34a] hữu khúc?

Nhị viết: Thính tụng bất thẩm.- Tụng hữu hư hữu thực, thính bất thẩm tắc thực giả phản hư, hư giả phản thực hĩ.

Tam viết: Yêm cấm tù bối.- Nhất phu tại tù, nhất gia phế nghiệp. Linh-ngữ chi cư, độ nhật như tuế, khả cửu yêm hồ?

Tứ viết: Thảm khắc dụng hình.- Hình giả bất hoạch dĩ nhi dụng, nhân chi thể phu tức kỷ chi thể phu dã, hà nhẫn thảm khắc gia chi hồ?

Ngũ viết: Phiếm lạm truy hô.- Nhất phu bị truy, cử gia hoàng nhiễu, hữu trì dẫn chi nhu, hữu xuất quan chi phí, bần giả bất miễn cử thường, thậm giả chí ư phá gia, kỳ khả lạm hồ?

Lục viết: Chiêu dẫn.- Cáo kiết[1207]nãi bại tục loạn hóa chi nguyên. Nhất hữu sở phạm tự đương thống trừng, hà khả câu dẫn?

Thất viết: Phú dịch bất quân.- Khoa phạt thủ tài, kim vô [34b] thử sự, đại dĩ phú dịch bất quân.

Bát viết: Trùng điệp thôi khoa.- Kim châu huyện cái hữu dĩ nạp nhi sao bất cấp, sao tuy cấp nhi tịch bất tiêu, tái truy chi ư quan trình sao, bất miễn bất thăng kỳ nhiễu hĩ. Thậm chí hữu sao bất lý trùng nạp nhi hậu dĩ phá gia đãng sản dục thê mại tử vãng vãng do chi, thiết nghi thâm giới.

Cửu viết: Lại bối hạ hương.- Hương thôn tiểu dân úy lại như hổ. Túng lại bối hạ hương do túng hổ xuất áp dã. Cung thủ thổ quân thiết nghi cấm trấp.

Thập viết: Đê giá mãi vật.- Vật đồng tắc giá đồng, khỉ hữu công tư chi dị? Kim châu huyện, phàm quan phu mãi, thị thị giá mỗi giảm thập chi nhị tam, hoặc bất tức hoàn, thiết chi bạch đoạt, dân hộ hà dĩ kham xử?

Dịch nghĩa

Thứ nhất: Xử án không công-bình.- Việc tranh kiện là đường lối lớn-lao của nhân dân, há có thể cong vạy, (không ngay thẳng) chút ít được hay sao?

Thứ hai: Nghe kiện cáo mà không xét rõ.- Kiện cáo có hư có thực, nghe kiện cáo mà không xét rõ thì thực hóa hư, hư hóa thực.

Thứ ba: Giam cứu lâu ngày.- Một người ở tù thì cả nhà bỏ công việc. Ở trong tù một ngày như một năm, như vậy thì có thể giam cứu lâu ngày mà không xét xử hay sao?

Thứ tư: Dùng hình phạt khắt-khe thảm-khốc.- Hình phạt bất đắc dĩ mới dùng đến. Thân thể da thịt của người cũng như thân-thể da thịt của mình, sao lại nhẫn tâm tra-tấn khắt-khe thảm-khốc?

Thứ năm: Truy nã quá lạm.- Một người bị truy nã, cả nhà lo sợ bối-rối. Phải có tiền để trì dẫn, để ra mắt quan. Người nghèo thì không khỏi vay nợ, nhà giàu phải đến tan nhà nát cửa. Như vậy mà có thể truy-nã quá lạm hay sao?

Thứ sáu: Cáo dẫn liên lụy đến người khác.- Cáo dẫn liên lụy đến người khác là nguồn-gốc của sự bại hoại phong-tục, rối loạn giáo-hóa. Một khi có người phạm tội thì quan cứ tự tiện trừng-trị cho đau-đớn, sao lại còn móc kéo đến người khác cho liên-lụy?

Thứ bảy: Xâu thuế không đồng đều.- Định số phạt để lấy tiền, nay không có việc ấy nữa, mà lấy việc xâu thuế không đồng đều thay vào.

Thứ tám: Thúc-giục đóng thuế nhiều lần.- Nay ở châu huyện có người đã đóng thuế mà không nhận được biên-lai, hay biên-lai tuy đã cấp phát mà bộ sổ không bôi xóa, lại bị đòi đến quan trình biên-lai thì không khỏi chẳng xiết những điều phiền-phức, thậm chí có người có biên-lai mà vẫn không được xét đến, phải đóng thuế một lần nữa, cho nên về sau phải tan nát gia-sản, bán vợ đợ con thường thường là vì thế. Thiết yếu phải giới răn nghiêm-khắc việc nầy.

Thứ chín: Chức viên xuống làng xã.- Dân mọn ở làng xóm sợ chức viên như cọp. Thả bọn chức viên xuống làng xã cũng như thả cọp sổ lồng. Các hạng chức viên như cung-thủ (lính bắn cung), thổ-quan (lính bổn thổ) thiết yếu phải cấm ngăn.

Thứ mười: Mua hàng với giá rẻ.- Vật đồng nhau thì giá cả đồng nhau. Há lại có việc mua công mua tư khác nhau? Nay ở châu huyện, giá-cả quan mua so sánh với giá thị-trường thì giảm hai ba phần mười (2/10, 3/10), có khi không trả tiền ngay và thậm chí đến đoạt ngang của dân. Như thế thì nhân-dân làm sao ở nổi?

Những điều răn nầy thấy chép ở [35a] trong sách Cư gia tất dụng tập. Cho nên Tô Đông-Pha nói: Thiên-hạ chi sự thành ư đại độ chi sĩ, nhi bại ư hàn lậu chi tiểu nhân 天下之事成於大度之士,而敗於寒陋大度小人 = Việc của thiên-hạ thành ở kẻ sĩ có độ-lượng lớn lao mà hỏng ở đứa tiểu-nhân đê hèn bỉ-lậu.

Lời này nên suy xét.

Trương-Vịnh nói: “Phàm sự hữu tam nan: năng, nhất dã. Kiến nhi dục hành, nhị dã. Hành chi tất quả, tam dã” 凡事有三難:能,一也.見而欲行,二也.行之必果,三也 = Mọi sự đều có ba điều khó: 1) Làm được. 2) Thấy mà muốn làm. 3) Làm mà quả quyết.

Ông lại nói: “Sự vô đại tiểu. giai tu dụng trí” 事無大小,皆須用智 = Việc gì bất luận lớn hay nhỏ đều phải dùng trí.

Sách Tống-sử chép: Trong niên-hiệu Thuần-hóa (990- 994) nhân-dân ở vùng Lưỡng-Chiết (Chiết-đông và Chiết-tây) đói khó, họ dắt nhau cầm gậy đến nhà giàu có làm giấy vay thóc, đáng khép vào tội cường đạo giết bỏ thây ở chợ.

Quan Tri-châu ở Thái-châu là Trương-Vịnh bắt được người cầm đầu, cho đánh gậy vào lưng, còn bọn người đi theo thì cho đánh bằng gậy để trị tội mà thôi.

Nghe được việc này, vua Thái-tông cảm động tỉnh ngộ xuống chiếu khen Trương-Vịnh, nhân đó sai sứ đến các vị tuần-phủ ở các đạo dạy rằng: “Họ đều là hạng bình-dân, vì đói mà giành lương-thực để mưu sống còn, các quan [35b] nên giảm tội thật nhẹ, không thể khép họ đồng với tội cường đạo” .

Một vụ nầy, người làm việc chính phải biết.

Chu-Thầm[1208] là tôi nổi tiếng trong niên hiệu Thành-hóa (1465- 1487) đời vua Hiến-tông nhà Minh làm bài thơ cảm hoài có câu:

法在恤民,民又病

事因除弊,弊逾增

Pháp tại tuất dân, dân hựu bịnh,

Sự nhân trừ tệ, tệ du tăng.

Dịch nghĩa

Pháp luật đặt ra, ý ở thương dân, mà dân lại khổ,

Việc bày ra, ý ở trừ điều tệ hại, mà điều tệ hại càng tăng.

Dịch đối

Phép ở thương dân, dân lại khổ,

Việc do trừ hại, hại càng tăng.

Tiết-Uyên đời Minh nói:“Làm quan, trong lòng có một tí khuynh-hướng về điều gì thì người ta ắt rình dò tìm hiểu ngay. Tôi thường dùng một tên lính để chạy việc vì thấy nó khá lanh-lợi. Mỗi khi tôi sai nó đi làm việc gì thì người ta ắt chú trọng vào nó. Do đó mà biết rằng: Làm quan rất nên cẩn-thận, không nên có một tí khuynh-hướng về việc gì cả” .

Dương-Nhất-Thanh[1209]dạy các tướng rằng: “Vô sự thường như hữu sự thời đề phòng. Hữu sự thường như vô [36a] sự thời trấn tĩnh" 無事當如有事辰提防.有事當如無事辰鎮静 = Lúc vô sự phải đề-phòng như lúc hữu sự. Lúc hữu sự phải trấn tĩnh như lúc vô sự.

Đây là câu danh ngôn, không riêng gì ở nơi biên-giới phải thi-hành, mà ở trong triều-đình cũng phải kính phục tuân theo.

Thiên Đại thần thi qui trong sách Hồng phạm bao của nhà nho Đồ-long đời Minh viết có chép: Đạo làm bậc đại-thần là như treo gương cầm cân thích-hợp với trung hòa mà không thiên lệch, thiên lệch thì làm hại, chỉ có người hư minh mới phân biệt được.

Việc của thiên-hạ, của quốc gia có điều phải mơ-hồ tối-tăm, có điều phải phân-minh rõ-ràng, có điều phải nhu-hòa, có điều phải cương-quyết nghiêm-nghị, có điều phải điều-đình, có điều phải quyết-liệt, có điều phải giản-dị lặng-lẽ, có điều phải chấn-chỉnh sạch-sẽ, có điều phải tròn-trặn lăn chuyển, có điều phải nắm giữ, có điều phải thâm-trầm, có điều phải thông suốt sáng tỏ, có điều phải thương yêu rộng-rãi, có điều phải công-chính liêm-khiết, có điều phải học theo đời xưa, có điều phải thông việc đời nay.

Phải tối-tăm mà không tối-tăm [36a] thì thành ra xem-xét khắt-khe.

Phải rõ-ràng mà không rõ-ràng thì thành ra lờ-mờ[1210].

Phải nhu-hòa mà không nhu-hòa thì e phạm vào điều hung tợn.

Phải cứng-cỏi nghiêm-nghị mà không cứng-cỏi nghiêm-nghị thì dễ thành ra yếu-đuối.

Phải điều-đình mà không điều-đình thì thành ra quá-khích.

Phải quyết-liệt mà không quyết-liệt thì thành ra không quả đoán.

Phải giản-dị lặng-lẽ mà không giản dị lặng-lẽ thì thành ra sinh sự.

Phải chấn-chỉnh sạch-sẽ mà không chấn-chỉnh sạch-sẽ thì thành bỏ phế.

Phải tròn-trặn lăn chuyển mà không tròn-trặn lăn-chuyển thì dễ thành cố-chấp.

Phải nắm giữ mà không nắm giữ thì tất nhiên thành ra theo nhảm.

Độ lượng mà không thâm-trầm thì mắc vào bịnh nông-nổi.

Trong lòng không thông suốt sáng tỏ thì khổ về nổi gian-nan sâu xa.

Không thương yêu rộng-rãi thì vạn-vật không được đội ơn phước.

Không công-bằng liêm-chính thì người ta mong mỏi đến nhà riêng.

Học mà không biết việc đời xưa thì không lấy gì bắt chước theo tiên vương và những điều sáng lập ra thì thô sơ bỉ-lậu mà không tao-nhã.

Tài không thông [37a] việc đời nay thì không lấy gì để đạt việc đời, việc mình xử lý phân tích[1211]thì kẹt vấp khó thi-hành.

Đạo làm bậc đại-thần phải tinh-thuần và đầy-đủ như thế, vậy nhiệm-vụ của bậc đại-thần thì hạng nhân-vật phàm-tục, phẩm-chất tầm-thường gánh vác nổi hay sao?

Lời xưa có câu:“Bất á bất lung tố bất đắc da ông” 不啞不聾做不得爺翁 = Không câm không điếc thì không làm được bố vợ (cha vợ)[1212].

Lại có câu: “Tể-tướng tỵ hấp tam đầu lễ[1213],sát kiến uyên ngư, hắc bạch thái biệt, phi đại thần thể, vật tinh bất phụ” 宰相鼻吸三头醴,察見淵魚,黑白太別,非大臣體,物情不附 = Quan Tể-tướng, mũi hút ba đấu rượu ngọt, xem xét thấy cá dưới vực sâu, phân biệt quá rõ-ràng đen trắng, đó là không phải thể-cách của bậc đại-thần thì dân tình không tựa vào được.

Cho nên làm bậc đại-thần phải như ngu, như tối, như ngọng, quên ơn và danh-dự, lẫn lộn người và ta, không lộ tinh-thần của mình, không khui bới việc tư riêng bí mật của người, nói xấu mình cũng không giận, khen ngợi mình cũng không mừng, giấu sáng che tỏ, cho nên gọi là mông lung (mơ-hồ tối-tăm).

Bậc đại-thần ở ngôi vị kén chọn cân nhắc quan chức, giữ quyền xem-xét phân biệt nhân-tài để tuyển-dụng, mà cứ lờ-mờ nắm cả hai mối thì lấy gì mà định yên được quốc sách?[1214]

Cho nên ắt phải phân-biệt người trung kẻ tà, người thiện kẻ ác. Người nào hiền trung thì cho thăng tiến, kẻ nào tà nịnh thì cho lui về, việc nào thiện, việc nào ác [37b], lời nào đúng, lời nào không đúng, như thế này thì hợp với quốc-sách, như thế kia là trái với công nghị.

Tỏ mắt ra, phồng mật lên, không từ việc lao nhọc oán hận, khiến cho người ta tụ tập thưa kiện nhau đầy triều, khiến cho phần tốt phần xấu không lẫn lộn, cho nên gọi là phân minh.

Nước nhà có những việc nghi nan trọng đại, thình-lình khẩn-cấp, hoặc là mưu chước của triều-đình, việc biên-cương, hoặc là việc quản-trị quan-lại, việc thống-khổ của nhân-dân, hoặc là việc trộm cướp lén nổi lên, hoặc bè đảng cấu kết bịa chuyện để hại người, thì bậc đại-thần đứng ở giữa vòi-vọi như cột trụ giữa dòng sông, không chận lại[1215], không xuôi theo, thung-dung hòa-giải thì tất nhiên được thích-đáng để về sau nuôi dưỡng lấy cái phúc hòa-bình hàng trăm ngàn năm, cho nên gọi là nhu hòa, như Chu-công và Lão-công lấy đức trung hậu mà lập quốc.

Nhưng ở mọi việc đều nhu hòa thì thành ra ủy mỵ (hèn kém không phấn-chấn) yếu đuối gây thành việc đồi phế.

Thế thì nghiêm-chỉnh dung sắc, đoan-chính khuôn phép một mình nắm giữ lấy phong-hóa pháp-độ, như núi Thái-sơn đứng sừng-sững, không ai gần-gũi được, cho nên gọi là cương nghiêm (cứng-cỏi nghiêm-nghị).

Lúc đầu mưu sai, rồi sau [38a] tính phải, thì bỏ cái trước mà theo cái sau.

Ý-kiến của mình hỏng mà lời nói của người đúng, thì bỏ của mình mà theo của người.