Vân Đài Loại Ngữ - Quyển 9 - Chương 01

Kinh Dịch có câu: Thiên địa chi gian duy vật. Vạn vật các hữu đương nhiên chi lý, hựu hữu sở dĩ nhiên chi cố. Suy kỳ lý, cầu kỳ cố. Nhất ngôn dĩ tế chi viết: Tự nhiên nhi dĩ hĩ. 天地之間惟物.萬物各有當然之理,又有所以然之故.推其理,求其故,一言以蔽之曰:自然而己矣 = Trong khoảng trời đất chỉ có vật. Vạn vật đều có cái lẽ đương nhiên của nó (cái lý phải như thế), lại có cái cớ sở dĩ nhiên của nó (cái cớ nguyên do vì thế). Suy cái lẽ ấy, tìm cái cớ ấy, một lời nói có thể bao trùm được là: “Tự nhiên mà thôi” .

Cung thất (nhà cửa), vật dụng, thuyền xe, áo quần, món ăn đồ uống, mỗi vật đều có cái lý: Trời thật đã làm ra nó, thánh-nhân trước đã biết ở lòng dân, làm ra nó và dùng nó.

“Người ta làm ra vật không can dự gì đến trời”, nói như thế là không được.

Cỏ, cây, chim, thú, côn-trùng, cá, cua-đinh (ba-ba), mỗi loài vật đều có một cá-tính mà trời thật đã phú cho.

Thánh-nhân xem xét tỏ-tường ở đạo trời, nhân đó mà thuận theo.

“Trời sinh ra vật không phải là để nuôi dưỡng người ta”, nói như vậy là không [1b] được.

Trời và người, tâm tình không khác nhau, lý và tính không hỗn-tạp nhau.

Không có trí lự thì không thể sáng-chế ra vật. Không có việc chính thì không thể làm cho vạn vật được toại lòng.

Trong sách Sơ-học ký[1242], Hoài Nam Tử nói: “Ông Cổn[1243] xây thành.”

Sách Ngô Việt Xuân-Thu[1244] chép rằng: “Ông Cổn xây thành để bảo-vệ vua, dựng quách để giữ dân”

Thành quách bắt đầu từ đấy.

Hoài-Nam-Tử nói: “Ông Thùy[1245] làm nhà, xây tường, lợp mái, khiến người ta rời hang động mà biết đến nơi cung thất”

Tường vách nhà cửa bắt đầu từ đấy.

Lời sớ chép trong sách Luận-ngữ nói: “Trong cửa có nghiệt[1246], bên nghiệt có trành[1247]” .

Nhà nho đời trước nói: “Nghiệt là cây gỗ ngắn ở ngay chính giữa trong cửa. Trành là cây gỗ dài ở hai bên cửa, gọi là môn tiết ” .

Chu-Tiết [2a] nói: “Người xưa thường khép cánh cửa bên trái, vua phần nhiều ra cửa trái để tiếp kiến người” .

Phần Phong-thổ ký trong sách Chu-sử chép: Trạch 宅 (là nhà) cũng gọi là đệ 第, là ý nói có thứ đệ (thứ-tự) trên dưới.

Sách Tam tài đồ hội[1248] chép: Hai cây nghiệt trồng ở hai bên cửa, chính giữa để trống làm lối đi.

Sách Hoàng sơn cốc tạp ký chép: Cái màn che ví chung quanh gọi là duy 帷, cái màn che ở phía trên gọi là mạc 幙, cái màn che chung quanh và phía trên giống như cung thất gọi ác 幄, cái màn che trên chỗ ngồi để hứng bụi gọi dịch 帟, màn gọi là đại thứ 大次, tiểu thứ 小次 đều là loại ác cả (màn che chung quanh và phía trên giống như cái nhà).

Chu-tử luận về cung, thất, đống (đòn nóc nhà), vũ (mái nhà), điện ốc (đền), hạ ốc (nhà to), giai (bậc cấp), đường (nhà chính), phòng (buồng), tịch (chiếu) của người xưa, đã khảo-cứu rất rõ-ràng, thấy chép đầy đủ hoàn-toàn trong Văn tậpToàn Thư.

Theo Cổ nhạc phủ, vợ của Bách-Lý-Hề ca rằng: Lâm biệt thì xuy diễm di = Lúc từ biệt nhau thì lấy cây gài cửa làm củi mà nấu bếp[1249].

Thiên Nguyệt lịnh chương [2b] của Thái-Ung chép: Dựng cái khung cửa để gắn cánh cửa cho ngay-ngắn, có người gọi là diễm di.

Sách Tam tài đồ hội chép: Cái hành-mã (cái giá gỗ để ngăn cản đường) bắt đầu từ đời Tam-đại, sách Chu-lễ gọi là cái bệ-hộ 梐枑[1250]. Trong một thân gỗ ngang có hai cây gỗ xuyên tréo nhau thành bốn cái sừng, đặt ngang ở cửa để ngăn cấm người ra vào.

Image

Sách Bác vật chí[1251] chép: Ở Giang-lăng có một cái đài rất to mà chỉ có một cây cột, những cây rường đều giụm vào cây trụ ấy.

Sách Chư cung cố sự chép: Lâm-xuyên vương Nghĩa-Khánh đời Tống lúc ở trấn có dựng một cái quán (nhà để đạo-sĩ ở) rất lớn ở bãi La-công mà chỉ có một cây cột. Xem đấy thì người xưa đã háo kỳ (chuộng lạ).

Nước Việt ta, ờ phía tây đô-thành Thăng-long có ngôi chùa Diên-hựu dựng lên từ đời nhà Lý, đầu niên-hiệu Long-phù (1101) đời vua Lý Nhân-tông có trùng-tu (sửa sang lại), cũng chỉ có một cây cột.

Bài văn bia [3a] tháp Sùng-thiên ở núi Đội-sơn (Núi Đọi ở Hà-nam) có câu:

向西禁之名園, 廠延祐之法寺, 鑿靈沼之芳池.

池中湧出一石榦. 榦上析千辨逢先蓮花. 花上安紺殿. 殿中坐金相.

池之外周繞畫廊. 廊之外又疏碧池, 架飛橋以通之.

橋前之庭左右甃琉瑀璃寶塔.

以月之朔,親乘玉輦,大啟清筳,花香設祈祚之儀,盆盥陳浴佛之式.

Hướng Tây-cấm chi danh viên, xưởng Diên-Hựu chi pháp tự, tạc Linh-Chiểu chi phương trì.

Trì trung dũng xuất nhất thạch cán. Cán thượng tích thiên biện liên hoa. Hoa thượng an cám điện. Điện trung tọa kim tướng.

Trì chi ngoại chu nhiễu họa lang. Lang chi ngoại hựu sơ bích trì, giá phi kiều dĩ thông chi.

Kiều tiền chi đình tả hữu trụ lưu ly bảo tháp.

Dĩ nguyệt chi sóc, thân thừa ngọc liễn, đại khải thanh diên, hoa hương thiết kỳ tộ chi nghi, bồn quán trần dục Phật chi thức.

Dịch nghĩa

Hướng về khu danh-viên[1252] Tây-cấm, có ngôi chùa Phật Diên-hựu[1253], đào làm hồ phương-trì[1254] giống như hồ Linh-chiểu.

Trong hồ nổi vọt lên một cây cột đá. Trên cây cột đá nở ra một đóa hoa sen ngàn cánh. Trên hoa sen an bày điện Phật[1255]. Trong điện an tọa tượng Phật thếp vàng.

Ngoài hồ bao bọc hành-lang có sơn vẽ. Ngoài hành lang lại thông ao bích trì[1256], có gác trên không cây cầu[1257] để giao-thông.

Sân ở trước cầu, bên tả bên hữu có tháp Phật xây bằng ngọc lưu-ly.

Ngày mùng một hàng tháng, Vua ngồi xe ngọc ra đấy mở lớn tiệc chay, bày nghi lễ với hương hoa để cầu phúc, đặt các thức với bồn chậu để tắm Phật.

Thì việc chuộng xây cất đẹp khéo của thời bấy giờ có thể biết được.

Chỗ ven chính-đường gọi là nham 岩. Nhà ngoài dưới điện gọi là lang 廊. Sách Hán-thư có câu: Thuấn du nham lang chi thượng 舜遊岩廊之上 = Vua Thuấn dạo chơi ở ven chính đường và ở nhà ngoài dưới điện.

Sách Lễ ký có câu: Thiên tử đương y nhi lập, đương trữ nhi lập 天子當依而立, 當佇而立 = Vua noi chỗ ỷ mà đứng, noi chỗ trữ mà đứng.

là nói khoảng chỗ cửa và song ở miếu đường

Trữ [3b] là nói khoảng chỗ bình-phong ở cửa.

Theo sách Nhĩ-nhã[1258], cổng trong làng gọi là lư 閭.

Sách Thuyết văn giải tự[1259] chép: là cửa làng, bởi vì nhân-dân một làng có 25 nhà cùng ra ở cửa ấy.

Nhà của quan và dân phải có hạn chế.

Triều Minh định quy-chế nhà cửa như sau:

Nhà của công-hầu: Tiền-sảnh 7 căn hoặc 5 căn, 2 hạ[1260] 9 giá[1261], trung-đường (nhà giữa) 7 căn 9 giá, hậu-đường (nhà sau) 5 căn 7 giá, môn ốc 3 căn 5 giá, gia miếu (miếu thờ) 3 căn 5 giá. Những nhà ấy đều dùng ván đen, lợp nhà có khi dùng ngói hình bánh lái thuyền. Ngoài ra hành-lang, nhà vũ[1262], nhà kho, nhà bếp đều không được quá 5 căn 7 giá.

Nhà của quan nhất phẩm nhị phẩm: Sảnh-đường 7 căn 9 giá, môn ốc 3 căn 5 giá.

Nhà của quan tam phẩm đến ngũ phẩm: Sảnh-đường [4a] 5 căn 7 giá, chính-môn 1 căn 3 giá.

Nhà của quan lục phẩm đến cửu phẩm: Sảnh-đường 5 căn 7 giá, chính-môn 1 căn 3 giá.

Nhà cửa của thường dân ở không được quá 3 căn 5 giá, không được dùng đẩu-củng[1263] và màu sắc để trang-sức.

Đó là mối lớn-lao trong việc chỉnh-đốn phong-tục tiết-kiệm của-cải.

Trung-quốc không cấm dùng ngói ống, nhưng cung điện thì dùng màu vàng, chùa miếu thì dùng màu lục, nhà của quan dân sĩ thứ thì dùng màu đỏ.

Tiết-Dã-Hạc nói:“Nhà ở của người ta phải có 3 phần gỗ, 2 phần tre, 1 phần nhà mới tốt” .

[4b] Sách Tam tài đồ hội chép: Khuân 囷 là cái vựa tròn.

Sách Thuyết văn giải tự chép: Cái vựa thứ tròn gọi là khuân, thứ vuông gọi là kinh.

Ngày nay cái đụn[1264] tròn chứa thóc, ở trong thì trét bùn, ở trên thì lợp bằng cỏ gọi là lộ độn (đụn lộ thiên), tức là cái vựa tròn.

Xét tên độn 芚 gần với tiếng nước ta là đụn.

Nguyên-Hàn lại nói: Phương bắc cao ráo, dựng cây trên đất, bện tre làm đụn, cho nên cái tròn gọi là khuân 囷. Phương nam nóng và ẩm thấp, phải lót ván cách mặt đất làm nhà, cho nên cái vuông tức là cái kinh 京.

Thiên Quyền dư[1265]thuộc Tần phong trong kinh Thi có câu:

夏屋渠渠

Hạ ốc cừ cừ

Dịch nghĩa

Nhà to sâu rộng

Lời tiên (lời giảng rõ để phân biệt ý nghĩa trong kinh Thi) nói: Nhà to thì mâm cỗ lớn. Bày mâm cỗ lớn để đãi ta. Ý nói đãi ta rất ân-cần.

Sách Dương tử pháp ngôn có câu: Hữu hạ ốc chi vi bình mông 有夏屋之爲屛蠓 = Có nhà to để che đậy.

Còn kinh Thi thì cho là mái nhà.

[5a] Sách Chu-thư chép: Vua Hoàng-đế đào giếng.

Sách Thế-bổn[1266] chép: Trong thời vua Thành-Thang có nắng hạn, ông Y-Doãn dạy dân đào giếng ở đầu thửa ruộng để lấy nước tưới ruộng. Nay cái cần vọt là đấy.

Sách Tam-tài đồ hội chép: Sái bàn (cái mâm để phơi thóc) là vật-dụng bằng tre để phơi thóc, rộng độ 5 thước, ven rìa chung-quanh có cạp hơi cao lên, sâu độ 5 tấc, ở trong phẳng rộng, giống như tròn mà dài, ở dưới dùng hai thân tre hai đầu cùng nhô ra độ bằng nắm tay để tiện khiêng dời đi.

Thừa lúc trời nắng, đem thóc chứa vào đấy mà đem phơi.

Xét hình-trạng của nó thì đúng như cái bình đầu ky (cái ky đầu bằng tức cái nông) của nước ta.

Lại có cái sư cốc giới, nay tục nước ta gọi là cái sàng.

Lại có cây hòa đảm (cây đòn để gánh lúa) được giải-thích là dụng-cụ để gánh lúa dài 3 thước 5 tấc, vót thành [5b] cây dẹp mà làm, gọi là đòn mềm, đẽo thành cây tròn mà làm, gọi là đòn xóc.

Đòn dẹp dùng để gánh đồ vật. Đòn tròn dùng để gánh củi và lúa, đó là tục nước ta gọi là đòn gánh.

Lại có cây cược được giải-thích là khí-cụ để cuốc ruộng. Nhà nông khai-khẩn đất-đai dùng nó để cuốc ruộng hoang vườn-tược núi đồng, có thứ rộng thứ hẹp, thứ to thứ nhỏ khác nhau, gọi chung là cược, tức tục nước ta gọi là cây cuốc.

Chữ diên 筵, sách Chu-lễ cũng nói tịch 席 là chiếc chiếu. Chiếu để trải ở trên gọi là diên, chiếu để lót ở dưới gọi là tịch. Chiếu của người xưa ngồi có hai ba lớp khác nhau.

Sách Thập di ký[1267] chép: Vua Hiên-hoàng sai bầy tôi và chư-hầu bày ngọc khuê trên chiếu lan bồ.

[6a] Chiếu có bắt đầu từ đấy.

Hàn-Tử nói: “Vua Vũ làm chiếu bằng cói có viền cạp đỏ” .

Chiếu thêm viền cạp có bắt đầu từ đấy.

Điệm 簟 là đệm, chiếu bằng tre.