Đợi một chuyến xe - chương 02

Chương 2: quên

Ngày tôi ra viện cũng là ngày khối 12 của trường bắt đầu đi học. những đứa khác thì đi du lịch , về quê, đi học… tôi thì lại được thăm quan miễn phí bệnh viện tỉnh. Năm nay tôi đã xác định hè này chơi cho đã rồi sẽ đâm đầu vào học để năm tới ôn thi đại học thế mà… lại nằm ở viện tới gần 2 tháng chính xác là 57 ngày.

Ở bệnh viện quả thật là rất vui mắt, vui tai đến mức không thể chịu nổi. ban ngày, ngoài những tiếng than vãn, buôn dưa lê với các điều dưỡng viên chẳng may vào phải cái phòng này của mẹ tôi cũng rất may mắn hằng ngày được nghe những tiếng rên rỉ của các cụ bô lão phòng bên, tiếng trẻ con gào thét vang vọng đâu đó trong không gian, tiếng xe trở thuốc cút ca cút kít. trời ạ, không ai tra dầu cho cái bánh xe à? Không ai để ý à? Chưa có bệnh nhân nào phải chuyển khoa thậm trí chuyển viện hay sao? Ban đêm, không gian có vẻ yên ắng hơn nhưng lại dễ nổi gai ốc hơn rất hợp để kể truyện ma, tôi đã rủ mẹ cùng nghe qua radio nhưng sau khi nghe xong sẽ không ai đi vệ sinh với mẹ nên đành phải thôi. Nói chung phòng dịch vụ mà như “sờ-tu-di-o  thu âm ấy” ( theo mẹ nhận xét).

Đấy là nửa tháng đầu, nửa tháng sau thì tôi lại cho đó là vui. ở đây buồn muốn chết. tuy rất buồn chán, ồn ào nhưng cũng chẳng ảnh hưởng tới giấc ngủ của tôi là mấy, hôm nào tôi cũng ngủ đúng giờ, đủ giấc và mơ một giấc mơ. vẫn là cài người đó chẳng nhẽ vì đẹp trai quá nên ngày nào cũng phải mơ cho đỡ nhớ? Tâm sự với mẹ thì mẹ bảo được như tôi thì cả thức mẹ cũng mơ được nói gì lúc ngủ. Đúng là nản.

Trong thời gian nằm viện tôi nhận được rất nhiều sự ưu ái của bố mẹ, anh trai, ông bà, cô, dì, chú, bác, các bạn ở lớp, các thấy cô giáo, bác hàng xóm… sự quan tâm của mọi người khiến tôi thật cảm động chút nữa là bùng nổ. Mẹ ngày nào cũng hỏi một câu và câu tần suất trong ngày thì rất cao khoảng 30 lần trên một ngày :” Buồn đi welcome không con?”. Lí do mẹ hỏi như thế vì trong nửa tháng đầu tôi bị húp chào sống qua ngày. Bố thì ngày nào cũng đến dù bận đến đâu, mỗi lần thấy tôi nhăn nhó là mắt bố lại ướt ướt, mặt bố nhăn lại đầy đau đớn :” không có con gái nhổ tóc bạc bố mất hết phong độ trong mắt nhân viên rồi, hôm trước có người đến làm việc gọi bố là bác, bình thướng gọi chú là quá đáng lắm rồi… nay lại là ’ bác’, mới có 50 chứ nhiều nhặn gì. Mau khỏi bệnh đòi lại công bằng cho bố”. Ông, bà thì ngày nào, lúc nào cũng bài ca xã hội, nào là xã hội bây giờ mất hết trật tự rồi, nào là nhớ tới ngày xưa tôi với bà, nào là chủ nghĩa Mác-Lênin, và kết thúc bằng câu:” cháu nhớ lời ông bà đấy khoẻ nhanh để xây dựng đất nước mới…”. Ông bà qủa là con người của đảng, không hổ danh là 50 năm tuổi đảng, nói toàn triết ru ngủ con cháu gái là tôi.

 Cô dì chú bác thì trong tuần đầu luôn hỏi thích ăn gì? hỏi thật đúng lúc tôi chẳng ăn được gì ngoài cháo. Một tuần sau, khi tôi đã khoẻ hơn ít người đến thăm hơn và chẳng còn ai hỏi tôi thích ăn gì nữa đúng lúc sức ăn hồi phục. Thầy cô giáo thì vui mừng ra mặt nhưng cố kìm chế, tôi biết lớp tôi bớt đi một thành viên là thầy cô như nhìn thấy một tia sáng từ thiên đường “giội” xuống.

 Tình cảm nhất phải là tập thể lớp tôi. Rất nhiều hoa qủa, đồ ăn vặt, thật là “xúc động” trước tình cảm đó. 32 đứa đi thăm bệnh mà mua bò khô, hạt hướng dương, xoài xanh, củ đậu, ổi, mận, cá nướng, sữa chua cô Nghi ở gần trường… thật là chu đáo qua đi. Tụi nó mua những thứ tôi không ăn được đến ăn trước mặt tôi. Đây là hành động trêu ngươi đáng bị tùng sẻo trăm lần. Tụi nó ăn xong và ra về bỏ lại một bệnh nhân tức tím mặt. Được rồi, cứ cười đi, đợi chị đi học rồi các em chít với chị.

Sau khi ra viện, tôi ở nhà thêm 2 ngày để chuẩn bị cho năm chiến đấu tàn khốc sắp tới. Tôi không còn đi xe bus nữa mà để anh trai Đặng Đăng Nam đưa đón. Anh làm cho ngân hàng của tỉnh, rất nhiều việc nhưng vẫn nhận nhiệm vụ đưa đòn tôi vì bố không thể đưa tôi đi học được, mẹ không biết đi xe máy, bác sĩ dặn sau tai nạn không nên để tôi đi xe bus nữa sẽ ảnh hưởng đến thần kinh chưa ổn định hoàn toàn của tôi. nhưng tình thế này sẽ không kéo dài đâu hehehe đưa đón tôi thì ai đưa đón đồng nghiệp nữ đáng yêu của anh. Rất nhanh, sau một tuần tôi liền bám đít thằng Bao Tải là một trong thành viên của lớp tôi để nó đưa đi học.

Cũng như bao nhiêu ngày trước, chúng tôi cùng nhau kề vai sát cánh lên tới đỉnh tri thức, vâng, lớp tôi nằm ở vị trí địa linh nhân kiệt. một lớp học nằm ở dãy trong cùng, tầng trên cùng, lớp trong cùng nơi tưởng chừng như tăm tối nhưng lại là nơi tụ hội của những nhân tài khiền người khác phải khiếp sợ. Có thể điểm qua một vài thành tích như sau:

1: Trong hội thi phù đổng cấp trường môn kéo co lớp tôi toàn thắng mà công lớn là của Phương Phì vừa kéo vừa quát đội lớp bên làm đội nào cũng sợ mà buông tay. Sợ con bé hét là một phần sợ thân hình “ mảnh mai” của bé phương lăn qua chỗ đội mình lại phần khác lớn hơn.

2: Căngtin đông đúc trường là nơi thử sức của các anh tài. Mọi người muốn có được bữa ăn sáng trong mơ ở căngtin thì phải rất vất vả và phần thưởng đạt được thì rất đáng đồng tiền bát gạo. Trong một ngày số người ăn được bữa sáng ở đây mà không bị muộn học là rất ít. Lí do là trường chỉ phục vụ đầu giờ và giờ ra chơi thôi nên không nhanh xếp hàng thì sẽ không kịp mua, sẽ không kịp ăn, sẽ hết đồ ăn. Tuy trường đã tăng lượng nhập nhưng lại vì nhà bếp ít người không kịp phục vụ cho học sinh toàn trường trong đầu giờ học nên đành phải chịu cảnh bon chen để mua dồ ăn sáng. Thế nhưng điều đó hoàn toàn đơn giản với bạn Bao Tải của chúng tôi , chỉ với việc đẩy mông, đưa ngực, dơ cánh tay là trong vòng bán kính 1 m không ai dám tới gần. Lần đầu tiên tìm ra tài năng tiềm ẩn của cậu ấy là lúc cậu ấy đang ở căng tin múa balê động tác dơ cánh tay đó làm một em học tiểu học của chúng tôi liều chết xông vào mua bánh ngất xỉu phải đưa vào phòng y tế. Cũng rất cảm ơn cái “cánh gà thiu” của cậu ấy, nhờ nó mà lớp tôi luôn có bữa sáng ngon, bổ, khoẻ. Tất nhiên để đảm bảo cho độn tinh khiết của bữa sáng chúng tôi đã yêu cầu làm hộp thức ăn để đựng.

3: lớp tôi luôn được nhận làm lớp tiêu chuẩn để đánh giá giáo viên vào trường. Giáo viên nào mà qua được  của ải của chúng tôi thì có thể nói đó là giáo viên xuất sắc nhất và tất nhiên sẽ được nhà trường nhận làm chính thức kí hợp đồng dài hạn. Kì 2 năm lớp 10, chúng tôi được tiềp nhận một giáo viên dạy tiếng anh mới ra trường, cô cười rất xinh nhưng chẳng hiểu tại sao vào lớp tôi là cô cứ khóc, chẳng qua chúng tôi chào đón quá nhiệt tình đấy thôi. Có lần chúng tôi thấy cô đang níu kéo thầy hiệu trưởng:

-  Thầy ơi, cho em chuyển lớp khác, em làm không lương 1 năm cho trường cũng được chỉ mong thầy cho em đổi lớp thực tập.

Tất nhiên là thầy tức giận rồi nhưng làm gì được với lí do chúng tôi đánh giá là cô không yêu nghề, ai lại dạy được có hai buổi bị học sinh quan tâm mà đã không chịu được. Đầu năm lớp 11 chúng tôi lại tiếp nhận giáo viên sợ học sinh thứ 6. Cô là giáo viên dạy toán, cô nghiêm hơn nhưng kiên nhẫn của cô cũng có hạn sau 3 ngày:

-        Tôi chán các em đến tận cổ rồi.

Rất đồng tâm cả lớp cùng đồng thanh:

-        Chúng em cũng chán cô đến tận cằm rồi.

Sau hôm đó cô ấy không đi làm nữa mà nghe thấy bảo rằng cô ấy bỏ nghề.

Đấy chỉ là một số ví dụ sơ sơ thôi chứ chưa hề nói đến một sồ chuyện khác như bắt chuột thả vào lớp văn, đem tất thối của lũ con trai phơi ở cửa lớp bên, trêu học sinh cấp một bị cả lớp em đấy đuổi lại chạy mất cả dép, lớp chúng tôi cũng là lớp hưởng sự quan tâm đặc biệt của đội ngũ bảo vệ trường, để bảo vệ của công, đội ngũ bảo vệ của trường đã tăng lên 3 người nhưng tình hình cải thiện thì lại rất ít thỉnh thoảng lại phải lắp lại kính ở cửa lớp nào đấy có thể cố tình mà cũng chẳng may thành viên lớp tôi động vào.

Tuy là nghịch nhưng vận đứng đầu về học tập. Nắm giữ thủ khoa của các môn, luôn dẫn đầu trên các bảng thành tích học tập với 2 giải quốc gia môn toán và vật lí. Kha khá các giải của tỉnh mặc dù chỉ mới học lớp 11 tất cả đều không làm mất mặt lớp chọn 1 môn tự nhiên của trường.

lớp 12 chình thức bắt đầu, không khí trong lớp bắt đầu căng thẳng hơn. Các bài giảng vèo vèo tăng nhanh để cò thể hoàn thiện trong tháng 3 năm sau. Học thêm, bài tập trên lớp tăng dần. Ban đầu vì chứ hồi phục nên tôi chưa đi học nhưng rất nhanh sau đó tôi phải học đến 3 k một ngày tối nếu ở nhà sẽ học cùng gia sư Đăng Nam.

Cuộc sống lại theo nhịp của nó mà quay vòng kéo con người phải quay theo nó. Với bài vở và những lớp học tôi đã quên hẳn việc cách đây gần 5 tháng tôi đã bị tai nạn xuýt mất mạng, bác sĩ nói tốc độ bình phục của tôi như tên lửa nên hiện tại trên người tôi chẳng có di chứng gì khiến tôi phải nhớ đến nó cả và tất nhiên quên tai nạn tôi cũng quên luôn người lạ mặt đó, giấc mơ cũng nhạt dần rồi không còn mơ nữa, thay vào đó là bảng lượng giác, tích phân, điện xoay chiều, vi mô, vĩ mô…

Sáng thứ 2, sau khi chào cờ chúng tôi lên lớp thì thấy cô giáo chủ nghiêm đang cau có:

-  Lớp mình tuần trước có ai đi xe máy bị bắt không?

Cả lớp nhìn nhau không hiểu

-  Thầy hiệu trưởng nói có bạn đã thấy ở lớp chúng ta có một bạn mặc áo đồng phục trường đi xe máy bị bắt. Mấy đứa chắc cũng biết trường mình nghiêm cái vụ này lắm. Đứa nào đi nói cho cô biết để còn chuản bị tinh thần cãi, che, dấu, xoa dịu. Để thầy biết là ai thì bị đuổi học mất.

Bảo Kê bất bình lên tiếng:

- Lớp mình ngoan cực cô ạ, có đi xe thì thì toàn đội đội mũ lai ba và tuyệt đồi không mặc đồng phục trường đâu, đi chơi ai lại mặc cái thể loại ấy xí chít.

Vì quyền lợi không bao giờ làm mà không nhận của lớp anh Trưởng đứng lên giải quyết:

-        Thầy nghe ở đâu mà hay thế cô? Cái bạn này ngoan thật thế?

-        Hình như là ở bên lớp văn

-    Thế thì hiểu rồi, bọn trẻ con. Chắc nó trả thù vụ bọn con trai lớp mình chê con gài lớp nó hôm 20 tháng 10 đấy. kiểu này chỉ có con Trang Chân chó ấy thôi.

Anh trưởng lên tiếng hạ quyết định:

     -     Nhi phần em, em phải lấy làm vinh dự là một trong những đứa con gái ít ỏi trong lớp. Mà dạo này em hiền quá phần em đấy bọn anh con trai không tiện chấp con gái.

Thật là hay mà, cái lũ đểu giả. Nhưng đây là vi danh dự của cả lớp. Việc xấu làm không ít nhưng là mình tự làm điều đó đáng tự hào chứ không phải làm việc xấu nhờ vu oan nhất là cái con bé điệu chảy dớt đó. Loại như nó đến Pin con chó nhà dì tôi gặp phải nó cũng khó chịu muốn bôi chút nước miếng xỉ vả. Con nhỏ đó đã nhiều lần chọc ngoáy lớp tôi mà nhất lại là tôi với lí do nhìn tôi không giống con gái cho lắm. Không hiểu nó nghĩ đâu ra cái lí do đấy có đứa con trai nào mặt tròn như tôi không? Có đứa con trai nào da bạch tạng như tôi không? Có đứa con trai nào có chiều cao 1,5m như tôi không? Lần này thù cũ, nợ mới chị quyết không tha cho cô:

   -   ĐƯỢC! các em theo chị

Và thế là một mình tôi sang lớp văn.

Rất hùng hồn vì đã có không ít kinh nghiệm đạp tung cửa nhất là lớp này. Tôi nhớ không nhầm tôi đã đá cửa lớp này không dưới 4 lần mà lần nào cũng phải sửa cửa và cũng là lí do bác bảo vệ ghét lớp tôi thêm.

“uỳnh”

   -  Trần Thuỳ Trang nết na, thuỳ mị, thục nữ nổi da gà đem cái chân chó của cậu ra….. Thâỳ! ặc

Sao thầy lại ở đây? Sao lại đóng cửa? sao lại im lặng thế này? Sao ai cũng nhìn mình vậy? Tôi giật mình quay người chạy nhưng tôi quay lại ngay mặc kệ mấy đứa cùng lớp gọi. Tôi đứng chết chân ở đấy. Trợn mắt nhìn bóng người bên cạnh thầy hiệu trưởng. Bình thường mắt đã to nhất mặt rồi không biết bây giờ nó còn to đến đâu nữa đây. Sao lại là người đó? Mình đã quên lúc nào ấy nhỉ.