Ngược Xuôi (Back and Forth)- Chương 17+ 18
Chương 17
Vì việc làm mỹ phầm cũng chỉ tồn tại khoảng suốt giữa mùa xuân đến mùa thu thôi, các cung nữ thái giám làm cho bộ phận này thường được điều đến theo thời vụ hoặc từ các cung khác trong lúc bận rộn. Đa số những người làm trong bộ phận này đều có tính khá nhẫn nại, chịu khó và cẫn thận. Cả đội ngũ có khoảng hai mươi người nên tôi đã sớm thân quen lắm rồi. Một số là phụ nữ có chồng con rồi, nhưng nhà nghèo phải vào cung giúp đỡ kiếm miếng ăn trước khi mùa đông đến. Họ là những người rất kín miệng, rất được tin tường, không thể nào cho công thức mỹ phẩm trong cung ra ngoài, và thường là cung nữ đời trước sau chiến tranh làm lại trong cung. Số khác là cung nữ mới đến, được điều vào làm trong bộ phận này trong khi học thêm qui thức trong cung.
Vì vóc dáng vẫn còn trẻ con của tôi, các bà mẹ rất thích tuy cũng rất cung kính. Vì sáng kiến của tôi, các cung nữ rất ganh tỵ tuy khá nể phục. Vì sự nhiệt tình của tôi, hầu hết mọi người đều tỏ ra thích khi tôi làm quản lý khu này, ngay cả vị thái giám già đứng ra quản lý tiền bạc cũng rất vui mỗi khi tôi đến thăm ông. Đinh lão luôn nhăn mặt khi tôi tỏ ra thân thiện với họ, nói tôi cư xử không như một tiểu thư có lễ độ gì cả. Tôi cũng chỉ cười mà bảo: “Ai cũng là người, tiểu thư có lễ độ cũng nên cư xử lễ độ đối với một nông dân có lễ độ, đằng này ai cũng như bà, đã qua biết bao nhiêu rèn luyện trong cung, làm sao mà không có lễ độ?”
Đương nhiên là tôi cũng có động cơ khi thể hiện thân thiện đối với họ. Với các bà mẹ, tôi lắng nghe câu chuyện của họ về chồng con, niềm thương nhớ của họ khi phải xa nhà cả nửa năm, sự tự hào của họ khi nói về đứa con thông minh bất ngờ của mình. Lúc đầu tôi nghe là vì muốn họ tin tưởng, giúp tôi một mạng lưới bên ngoài, nhưng dần tôi cũng thấy được phu nhân trong họ, những bà mẹ vì chồng vì con. Với các cô gái trẻ, tôi lắng nghe ước mơ của họ, về một tương lai tươi sáng hơn, khi họ tưởng tượng ra sẽ về quê gặp lại bố mẹ, về người chồng tương lai của mình. Tôi nghe họ là vì muốn tìm hiểu con người họ sẽ có ích cho tôi thế nào để tạo một mạng lưới bên trong, nhưng chính tôi lại thấy tủi cho mình khi lậi một lần nữa nhận ra tôi sẽ bị cấm cung suốt cuộc đời này, không bao giờ có thể như một con chim chờ đợi sổng lồng, tha hồ bay lượn được như họ.
Một mũi tên bắn hai con chim, tôi gợi ý cho tồng quản nơi này để Đinh lão dạy lễ nghĩa cho các cung nữ mới nhập cung. Với sự nghiêm khắc của Đinh lão, những gì tôi muốn họ giữ bí mật, họ chắc chắn không nên mở miệng, vì tiếp theo chỉ là một chuỗi phiền hà. Nhưng với qui củ và danh tiếng của bà ta, những cung nữ này sau khóa học có cơ hội cao vào hầu các cung phi hơn là phải vào chỗ tồi tàn giặt đồ cho mọi người.Thứ hai nữa là khi bà ta bận rộn, tôi cũng có thể được xả hơi một chút mà luyện chữ thư thả.
Việc tạo một đội trinh thám nội ngoại cung cấm là rất khó, tôi cần phải biết được người nào tin tưởng được, người nào không. Chặng một của việc tuyển người chính là ấn tượng đầu tiên. Hầu hết nửa số người tôi đều có ấn tượng khá tốt. Sau đó là đến gia thế, những người nào trong gia đình có học thức một chút mà sau chiến tranh trở nên sa sút, những người gia đình mang tội chính trị mà bị điều vào cung như chính gia đình tôi, tôi luôn có cảm thông với họ. Đương nhiên năm đầu tiên thì tôi chưa hề đưa ra bất kì ý định nào cả. Tôi trốn trong lớp bọc cao thượng, luôn giúp đỡ tất cả mọi người lúc có thể, khi thì ít đồng cho đứa trẻ bị ốm ở nhà được đưa đến tận tay người chồng, khi thì ít gạo nấu cháo cho người mẹ già còm cõi, mà không hề thiên vị ai, không hề yêu cầu điều gì ngược lại cả.
Một ngày tôi được thông báo, Hoàng Thượng đã mời một vị Lễ nghi học sĩ họ Nguyễn, tên Lộ vào cung để dạy chúng tôi lễ nghĩa. Tôi và các vị phi tử của vua đều phải một tuần ba ngày đến nghe bà giảng việc lễ nghi. Lại nghe thêm từ các cô hầu tám chuyện, vị Lễ nghi học sĩ này xuất thân là con gái một vị thầy thuốc, được giáo dục từ nhỏ, nhưng vì hoàn cảnh sau khi cha mất, phải đi bán chiếu, sau được Nguyễn Trãi lấy làm thiếp. Mọi chiếu thư của Nguyễn đại nhân đều phải do bà đọc qua một lần, thật là tài nữ. Thì ra là bác dâu của tôi, tôi mỉm cười, vậy là đã có cách để liên lạc với bên ngoài rồi.
Ngày đầu tiên tôi đến lớp của bà, một câu “tam tòng tứ đức” được viết trên bản giấy to bên cạnh bàn ghế ngồi của bà, đối diện với mấy bộ bàn ghế nhỏ hơn của chúng tôi. Chúng tôi tốn thời gian chào hỏi nhau trước khi vào lớp, rồi ngồi vào chỗ theo chức vị của mình. Vì tôi được phong công chúa, trong theo chức vị trong hậu cung, tôi nhanh chóng phát hiện mình ngồi cùng phía với hai vị hoàng nữ, công chúa chị em gái và họ hàng của Hoàng Thượng. Họ vẫn còn chưa được gả cho ai, tính ra cũng hơn kém tôi chỉ một vài tuổi.
Phía bên kia là một dãy bàn cho các phi tử chính thức của Hoàng thượng, Lê Nguyên Phi đến chuẩn bị ngồi vào bàn đầu tiên. Đã chào hỏi những người tới trước, nhưng Nguyên Phi chức cao nhất hậu cung đến, mọi người bên đó đều cung kính chào. Tôi cùng hai vị công chúa kia cũng phải đồng thanh nói lời chào trước, nhưng cô ta cũng chỉ lạnh lẽo gật đầu. Gặp cô ta bao nhiêu lần đều thế, tôi không tỏ thái độ gì, nhưng hai vị công chúa kia sắc mặt không được tốt lắm. Các cô đều có vai vế chị trong gia đình của vua, tuy không hay xuất hiện, nhưng nay đến vợ của vua cũng chẳng cho ra gì, xem ra đã có mồi lửa nhen nhóm.
Bây giờ Lê Chiêu Nghi mới hớt hải đến. Cô ta nhìn trông có vẻ khá tội nghiệp, mắt nhìn thấy Nguyên Phi đến trước đã thoáng một chút sợ hãi. Nói cho cùng thì cô ta là người đến trễ nhất, lại là người chức vụ cao nhất cửu tần, ngồi ngay sau Nguyên Phi, xem ra có chút không khí khó chịu. Nhưng cô ta ngay lập tức lấy vẻ mặt tươi tỉnh ra, cười đáp lại với những lời chào của các nàng ngồi sau cũng như tôi. Đến bên cạnh Nguyên Phi vẫn ngồi yên, cô lập tức nghiêm mặt nói: “Kính chào Nguyên Phi, em đến rồi. Xin lỗi sáng nay em có chút chuyện nên đến chậm…” “Lễ nghi học sĩ còn chưa đến, cô chưa phải nói là đến chậm, sao không ngồi đi?”
Giọng nói của Nguyên Phi vẫn bình thường, chẳng có gì là giận dỗi cả. Lê Chiêu Nghi nén tiếng thở phào, lom com về chỗ, khiến cho các phi tử khác phải nén cười. Lê Chiêu Nghi là như thế, tính tình rất dễ thương, lại hiền từ, được rất nhiều người ngưỡng mộ. Phải nói có chuyện gì xảy ra, cách thể hiện của cô ta như nói lên rằng cô ta là người cuối cùng có khả năng bị nghi ngờ. Trái hẳn với Nguyên Phi, người ít nói, mặt lạnh, phát ngôn chỉ cần thiết, coi mọi người chẳng ra gì. Nói thật tôi có nhiều phần thiện cảm với Nguyên Phi hơn, cũng vì cái định nghĩa tính cách “cool” của những năm hiện đại. Bước vào trong cái cung điện này, mấy nàng dễ thương như Lê Chiêu Nghi lại là những người dễ dàng “back stabbing” miệng nam mô, bụng một bồ dao găm nhất.
Đang chìm trong suy nghĩ, Lễ Nghi Học Sĩ Nguyễn Thị Lộ bước vào. Chúng tôi đều cúi đầu chào thầy. Ngước lên, tôi trông thấy được bà, một gương mặt rất thanh tú, nhã nhặn, và đẹp. Cái đẹp của bà chính là sự quyến rũ của những phụ nữ tuổi ba mươi, đoan trang và có một bầu không khí tự tin lạ lẫm vây quanh. Đối với chúng tôi, ngay lập tức ấn tượng đầu tiên là sự ngưỡng mộ, một thần tượng được xuất hiện, chỉ hy vọng sau này có thể trở thành nữ sĩ như bà ta. Bà ngồi xuống, bắt đầu xướng giọng, giảng bài. Giọng nói trầm bổng, nhẹ nhàng như lời các bà mẹ dạy dỗ con. Khiến cho những qui tắc khinh thường phụ nữ, những lề thói trói buộc phụ nữ đều trở nên bảo vệ phụ nữ một cách nhẹ nhàng như vậy, chỉ có thể là bà nói.
Trầm ngâm ngồi, tôi chăm chú quan sát bà, tiếng nói bên tai như thoảng qua. Tôi gần như ngồi cuối lớp sau hai vị công chúa kia, chắc người ngồi trên như bà không thể quá để ý. Nghe đồn Hàn Lâm Học Sĩ Nguyễn Trãi cũng rất hào hoa, có đến năm bà vợ, bà thì lại không con, thì ra bất kể vẻ bề ngoài, bà cũng chỉ là một người chia sẻ chồng mình với người khác. Ít ra thì tình hình của bà chắc cũng không thể nào phức tạp được như ở trong cung, chỉ có một đống đàn bà con gái, đến nỗi mẹ chồng con dâu cũng cần phải đề phòng lẫn nhau chứ chẳng ra mặt ganh ghét cho bõ tức. Ít ra thì bà còn có thể đi bộ ra chợ, kiếm con cá miếng thịt tự tay làm đồ cho chồng ăn, nhìn thấy ông ta hàng ngày chứ chẳng phải lấp ló hỏi thăm, chờ đợi mỏi mòn mới thấy được mặt chồng mình.
Mọi người nghe giảng gật gù, không hiểu sao lại mỉm cười đoan trang e thẹn. Ngay cả Nguyên Phi mặt lạnh cũng có chút đỏ hồng. Từ nãy đến giờ phiêu diêu xứ sở thần tiên, tôi lại bất thần quay về hiện tại. “Hoa Dung công chúa, ý kiến người thế nào?” Tiếng nói vang lên, tuy không to lớn, nhưng sao tôi lại có thể nghe được rõ ràng mồn một? Cứ như có cảm giác của một đứa học trò không học bài bị cô kêu lên bảng, tôi mất mấy giây định thần mới bắt đầu hỏi: “Ý kiến về gì ạ?”
Câu nói khiến cả lớp quay lại nhìn tôi kì lạ, nhưng cô giáo vẫn niềm nở: “Ý kiến về công dung ngôn hạnh, công chúa thấy cái gì quan trọng nhất trong đó?” Tôi nhìn lại cô ta, nói theo kiểu rất chính trị: “Trong bốn đức tính cần có của người phụ nữ, cái nào cũng có tầm quan trọng của nó, nhưng hợp lại, một con người cũng cần cả bốn đức như vậy mới có thể trưởng thành được.” “Vậy theo công chúa, bất kể nết nào cũng có tầm quan trọng như nhau?” “Đúng vậy!” “Vậy công chúa hay cho tôi và cả lớp biết thêm chi tiết, như ví dụ chẳng hạn?” “Lễ nghi học sĩ muốn ví dụ?” “Đúng thế!”
Tôi như muốn nhếch mép, chắc bà này lại thấy mình vô ý nên mới có ý hỏi dồn để mình giấu đầu hở đuôi đây. Đúng là người chín trực, công tư nghiêm minh, không tha cả cho cháu họ! Tôi như muốn nhếch mép cười đểu cái, nhưng đang trong lúc suy nghĩ bình luận về vấn đề làm người sao cho tốt, kể ra thì mất hình tượng quá đi thôi. Nuốt nước miếng, tôi nói: “Thứ nhất trong tứ đức là công. Công là biết cách làm việc trong ngoài, cái này thì bất cứ con người có trách nhiệm nào cũng cần phải thực hiện. Việc nhà biếng nhác thì người chịu hậu quả chính là mình, sông trong môi trường không sạch sẽ, vừa không thoải mái, vừa dễ nhiễm các mầm mống bệnh tật, nếu nhẹ thì mình làm mình chịu, nhưng nếu nặng có thể ảnh hưởng đến người khác trong nhà. Việc ngoài thì cũng cần siêng năng chăm chỉ trong công việc, vì nếu không, nếu việc đổ bể, cuộc sống khó khăn, con người không thể ngồi chơi chờ đến ngày lên trời được. Với lại, tôi nghĩ có việc gì làm sẽ khiến người ta yêu đời hơn, có mục đích sống thiết thực và có chí tiến thủ cùng lao động sáng tạo hơn.”
Cả lớp sững người nhìn tôi chằm chằm, tôi mới chợt mình suy nghĩ, chết thật, lại không hòa mình với thời đại mà nói năng lung tung rồi. Mấy năm trời tôi phải giấu mình sau một lớp vỏ con gái nhà gia giáo thời xưa, đến suy nghĩ cũng phải suy nghĩ theo người xưa chứ nếu không đã luôn cười như man dại với cái cách người khác xử sự rồi. Nay tự nhiên có người khơi trúng mào, đương nhiên cái vụ vừa suy nghĩ vừa nói thế này rất nguy hiểm rồi. “Công chúa, người có một lối suy nghĩ rất độc đáo. Vậy xin người cho ý kiến về dung trong tứ đức như thế nào?”
“Xin lỗi Lễ nghi học sĩ và mọi người, nhưng tôi thiết nghĩ ‘Dung’ trong dung mạo có một định nghĩa rất tương đối. Một con người có dung mạo đẹp hay không tùy theo hai thứ: bản thân họ và định nghĩa đẹp của xã hội họ đang sống trong đó. Xã hội định nghĩa vẻ đẹp theo cái nhìn của số đông, và cái nhìn này thay đổi theo thời gian, dù cho có chậm chạp hay nhanh chóng đi nữa, nó chắc chắn sẽ thay đổi, thường thì theo chiều hướng tốt đẹp hơn. Có thế xã hội mới phát triển được. Còn con người là chủ thể của dung mạo, chính họ phải biết được vẻ đẹp của mình để ăn mặc, trang điểm cho thích hợp với xã hội, tránh lôi thôi luộm thuộm gây phản cảm cho người xung quanh, cũng là không coi thường bản thân họ và người khác. Một con người dù xấu xí như thế nào đi nữa, tôi nghĩ nếu họ yêu đời, biết cách ăn mặc sạch sẽ, tôn trọng người khác, cũng có thể trở thành một người có ‘dung’ trong mắt người khác.”
“Được, công chúa, vậy người nói xem, ngôn thì quan trọng như thế nào?” Cuộc nói chuyện trong lớp giờ như đang là cuộc đối thoại giữa hai chúng tôi. “Ngôn là lời nói, mà lời nói có thể đáng giá ngàn vàng, cũng có thể không mất tiến mua, chủ yếu là việc lựa lời mà nói thôi. Lời nói thể hiện giá trị của bản thân, còn là một trong những cách thông dụng nhất biểu lộ ý nghĩ va mục đích của con người, đương nhiên nó là một phần rất quan trọng trong cuộc sống và con người. Còn về ‘hạnh’ thì…”
“Xin người tiếp tục.” “Tôi nghĩ hạnh kiểm, chính là cách sống của con người. Bao gồm cả phẩm chất, đạo đức, lối sống, nó giường như là cốt lõi của con người. Phải nói nó có thể là phần quan trọng nhất. Con người có thể bị tàn tật không kham nổi công, bị biến dạng không có được dung, bị câm điếc không thổ lộ được ngôn, nhưng luôn có hạnh nêu lên cho mọi người thấy họ sống một cuộc sống chính đáng của họ. Chỉ là, cái hạnh này không thể biểu hiện hết ngay lần đầu gặp mặt một cách rõ rệt, nên tuy là thứ đáng quý nhất, nhưng các ‘đức’ khác cũng có tầm quan trọng nhất định lúc đầu…”
“Công chúa, hôm nay thần mới nghe được những suy nghĩ thâm sâu như vậy từ một con người tuổi trẻ tài cao như người. Thật đáng khâm phục.” “Không dám, chỉ là những lời nói từ suy nghĩ ngây thơ, tôi đây mới là người ngưỡng mộ tài cao của Nguyễn Lễ Nghi Học Sĩ.” Sau đó là chuyển hướng đến người khác, tôi thở phào, nhưng lại nhìn lấy ánh mắt kì lạ từ Lê Nguyên Phi. Tự nhủ: “Nói năng thật lung tung, chỉ muốn khẳng định mình, thế này chỉ có nước bị nghi ngờ sớm, mình vẫn còn quá trẻ con.” Rồi lại chìm trong ý nghĩ làm sao có thể thay đổi ánh mắt nghi ngờ này của mấy vị phi tử này một cách tự nhiên nhất, tôi ngồi cho tới tận cuối giờ học, lơ đãng.
Chương 18
“Lễ nghi học sĩ nói gì về thần cơ?” Tôi hỏi Hoàng thượng thêm một lần nữa, ngạc nhiên hết sức khi cậu ta nửa cười nửa nghiêm nghị thuật lại: “Tâu hoàng thượng, thần thấy Hoa Dung công chúa, tuy không thật sự để ý trong lớp học cho lắm, nhưng cũng là một vị có cách nhìn riêng của mình, phải nói là khác người, cần bổi dưỡng thêm… Vậy đã được chưa?” Cậu ta không nhịn được nữa, phá ra cười.
Tôi thừ người, cái gì mà cần bổi dưỡng thêm? Cứ như thế này tôi đến bị tẫy não mất. Tôi méo cả miệng, không biết nói gì thêm. Cười cho đã rồi, cậu ta nhìn tôi: “Xem ra nàng thật không để ý đến lớp học này cho lắm thì phải?” Tôi nói: “Hoàng thượng, sao người lại nghĩ ra chuyện cho vợ của Hàn Lâm học sĩ đến làm Lễ nghi học sĩ giảng dạy cho bọn thần?” Nhún vai, hắn nói: “Lễ nghi học sĩ vốn chuyên dạy dỗ người trong cung, để mấy ông đại thần hay dạy thì có mà ngủ mất, còn phải rèm cửa mất công, nên trẫm nghĩ để một người phụ nữ xuất sắc như Nguyễn phu nhân là chuyện vẹn cả đôi đường. Hơn nữa, bà ta rất đặc biệt… nàng không thấy sao?” Tôi nhìn cậu: “Thấy gì ạ? Rất đẹp? Rất quyến rũ, rất đáng ngưỡng mộ?”
“Một người phụ nữ có được sự tự tin như thế rất hiếm, trẫm đã nói chuyện qua, bà ấy là người đáng tin tưởng.” Tôi gật gù: “Ra thế! Hoàng thượng nhìn người thật sâu xa!” Cậu ta quay lại, thay đổi chủ đề: “Nàng cũng chẳng phải đang lập một đội người sao? Thế nào rồi?” Tôi đáp: “Vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu người, cho đến khi thần nghĩ ra được giải pháp thu thập thông tin an toàn cho tất cả mọi người, cần phải cẩn thận mới được.” “Nàng có quá đa nghi không đấy? Trẫm thấy những người ở chỗ nàng ai cũng rất tin tưởng nàng, ngưỡng mộ hết sức, ngay cả người hầu của trẫm cũng nghe tiếng nàng.” “Haiz, xem ra họ nói quá rồi. Hoàng thượng đừng tin quá làm gì.” Tôi xua tay.
“Nói thật đi! Đừng lảng nữa. Làm sao một người có trí tập trung cao độ, luôn luyện chữ khó như nàng mà có thể lơ đãng trong lớp như mấy vị khác nói chứ?”Lại quay vể chủ đề cũ rồi: “Mấy vị khác? Nói gì ạ?” Tôi hỏi. “Nàng đừng đánh trống lảng, cả Phạm Tài Nhân và Đỗ Hoa Dung đều nói thế.” “Họ nói với người lúc nao thế?” “Khi trẫm đi đến thăm Thái Phi có gặp họ ở đó.” “Không phải thần đã cho ví dụ xuất sắc sao?” “Nàng tưởng mình cho ví dụ như thế mà xong sao? Ý kiến của nàng, cái nào cái nấy nghe có vẻ chọi với ý trong lớp chan chát, bộ nàng không biết sao?”
“Không phải là thần không thích Lễ nghi học sĩ, chẳng qua là cái chủ đề…” Tôi nhỏ nhẹ, mắt nhìn xuống chân. “Chủ đề sao? Tam tòng tứ đức là chủ đề chán chường đến thế cơ à? Hay nàng đã được dạy rồi nên thấy chán?” Tôi lén nhìn cậu, rồi lại cụp mắt xuống ngay, suy nghĩ không biết có nên nói thật “Chuyện là, thần không mấy ủng hộ tam tòng, còn tứ đức thì thần thấy cả nam lẫn nữ đều nên có.” Hay là… “Sao thế? Không tiện nói à?” “Thần thấy đây chỉ là sở thích cá nhân, những lớp sau có thể an toàn học hành nếu chủ đề thần thích.” “Trẫm nghĩ, nàng vẫn là nên có lớp phụ đạo đi, ngay cả hai vị Thái phi đã nghe thấy điều này, xem ra từ nay về sau, trẫm sẽ ra lệnh cho Nguyễn Lễ nghi học sĩ ở lại dạy thêm cho nàng.” “Vâng ạ, tạ ơn hoàng thượng!” Tôi đành phải quỳ xuống chịu ơn mặc dù chẳng thích thú gì cái việc này.
Mấy ngày hôm sau đến lớp nghe giảng, rút kinh nghiệm, tôi đành phải tỏ ý nghe chăm chú ngay từ đầu. Hên mà bài giảng hôm nay về đạo hiếu, nên tôi cũng có cảm giác đỡ buồn chán cho cái số phận phụ nữ đi được một chút. Hết giờ, cả lớp chuẩn bị về, tôi cũng chuẩn bị đứng lến thì bị Nguyễn phu nhân gọi lại. Cả lớp ra về ai cũng nhìn tôi một cách kì lạ, tôi thì không biết nên biểu lộ tình cảm gì, nên cũng đành làm lơ các vẻ mặt khác nhau của họ. Tất cả đi hết rồi, tôi đành phải tiến lên bàn trên ngồi đối diện với Nguyễn Học Sĩ, nhưng không nhìn thẳng bà mà hướng mắt xuống bàn.
“Công chúa, có vẻ người còn cảm thấy ngại về chuyện phụ đạo này?” Tiếng nói của bà gần tai nghe thật lạ lùng. Tôi ngước lên, nhìn thấy người phụ nữ đẹp lộng lẫy này cận cảnh, lấy làm lạ là sao Nguyên Phi ngồi gần như thế mà vẫn có thể giữ được vẻ lạnh lùng của mình, trong khi máu nóng đang dẩn bốc lên mặt tôi. “Cũng có một chút, thưa Lễ Nghi Học Sĩ, chỉ là tôi có ít cảm giác như là một học sinh kém trong lớp thôi.” “Công chúa, người đừng nên hiểu lầm, chuyện này không thể gọi là giúp học sinh kém. Phu quân của thần cũng đã nói cho thần biết liên hệ của hai người, đây là thư của ngài cho công chúa.” Tiếng nói của bà ngày càng như thì thầm, tay bà giở sách ra đến một trang, lấy lá thư kẹp trong trang giấy ra kẹp vào sách trước mặt tôi.
Mắt tôi mở to nhìn bà, Nguyễn Học Sĩ cười, lại tiếp tục hỏi tôi như đang dạy học: “Người thấy sao nếu chúng ta trao đổi thêm một chút kiến thức về đạo hiếu?” “À, vâng…” Tôi trả lời ngập ngừng, vừa nói vừa nghĩ, ứng phó tương đối với các câu hỏi của bà. Sau nửa tiếng đồng hồ, tôi được thả ra khỏi lớp với cuốn sách cầm chặt trong tay, Nguyễn phu nhân cũng không quên cho tôi một chồng tựa đề các sách cần đọc thêm. Trời, bây giờ học hành như thế này mà cũng cần luyện học sinh giỏi sao? Đi về đến Thanh Quân Cung, tôi ngồi trong thư phòng, đuổi hết mọi người ra lấy cớ phải học bài, rồi mở lá thư của bác ra xem. Thư rằng:
“Cháu Lan,
Tuy rằng hàng ngày bác đây đều vào cung giảng dạy việc học cho hoàng thượng, nhưng liên hệ giữa chúng ta không thể nào lộ diện, nên khó có thể gửi tin được cho cháu. Nay vợ bác làm Lễ Nghi Học Sĩ, lại trực tiếp giảng dạy cho cháu, cháu lại là một người có tư tưởng khác lạ, nên mới có cớ gặp mặt riêng trao đổi với nhau.
Đã gần ba mùa không tin tức giữa bác cháu ta, nhưng dạo gần đây vẫn nghe tin thường xuyên từ bác dâu, bác biết tình hình của cháu vẫn tốt. Thân phận làm công chúa tuy khác lạ, nhưng với tư cách là con gái Dụ Vương, sắc phong công chúa cũng rất xứng đáng, bác mừng cho cháu. Cháu nhớ giữ gìn sức khỏe, tự bảo vệ mình và giữ kín thân phận. Nhà bác vẫn bình thường, cháu cứ an tâm.
Bác Nguyễn.”
Tôi nhìn lá thư mỉm cười, thật sự là có cơ hội gửi thư ra ngoài cho nhà bác một cách an toàn rồi. Lấy giấy mực ra, tôi viết một lá thư ngắn có đại ý như sau:
“Thưa bác,
Nhận được thư của bác, cháu rất vui mừng. Chuyện ở trong cung cháu cũng đã có nhiều quen biết, nhưng người bên cạnh thì rất lo lắng không biết ai đáng tin, ai đáng ngờ. Dạo gần đây cháu cũng đang quản chuyện của bên pha chế mỹ phẩm trong cung, nhưng sắp xong vụ thu hoạch năm nay nên sẽ rảnh rỗi vào mùa đông.
Bác đã điều tra ra được tin tức của dì và em gái cháu chưa ạ? Nếu đã lần ra, xin bác báo cho cháu biết một tiếng. Cháu cảm ơn hai người đã giúp đỡ rất nhiều.
Lan”
Gập lá thư lại cho vào phong thư, tôi kẹp vào quyển sách mấy hôm nữa sẽ học. Còn lá thư của bác thì dấu vào trong một quyển sách khác đặt sâu vào trong giá trước khi Đinh lão mang sách tôi yêu cầu từ thư viện về.